Thực trạng các yếu tố ảnh hưởng tới sự phát triển bền vững môn võ cổ truyền tỉnh Bình Định
Bằng các phương pháp nghiên cứu khoa học thường quy, bài viết đã đánh giá
được thực trạng các yếu tố ảnh hưởng tới sự phát triển bền vững môn Võ cổ truyền tỉnh Bình
Định thông qua các mặt: Trình độ nhân sự Trung tâm Võ thuật cổ truyền tỉnh Bình Định,
nguồn nhân lực về VĐV Võ cổ truyền, cơ sở vật chất dành cho Võ cổ truyền Bình Định, kinh
phí sử dụng cho môn Võ cổ truyền tỉnh Bình Định, thực trạng các Câu lạc bộ, nhu cầu tập
luyện của người dân và hoạt động của các lò võ ở tỉnh Bình Định. Kết quả nghiên cứu đã cho
thấy sự quan tâm của Lãnh đạo tỉnh Bình Định, song công tác bồi dưỡng nâng cao trình độ
chuyên môn cho huấn luyện viên chưa được chú trọng, chưa quan tâm tới những nhân tố có
ảnh hưởng và trực tiếp tác động đến thành tích của VĐV (cơ sở vật chất, trang thiết bị dụng
cụ,.), hoạt động tại các lò võ, CLB võ thuật còn mang tính tự phát, không ổn định.
Trang 1
Trang 2
Trang 3
Trang 4
Trang 5
Trang 6
Tóm tắt nội dung tài liệu: Thực trạng các yếu tố ảnh hưởng tới sự phát triển bền vững môn võ cổ truyền tỉnh Bình Định
66 THỰC TRẠNG CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG TỚI SỰ PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG MÔN VÕ CỔ TRUYỀN TỈNH BÌNH ĐỊNH PGS.TS Nguyễn Ngọc Sơn1, ThS. Trương Hồng Long1, ThS. Trần Duy Linh2 1Trường Đại học Quy Nhơn 2Trung tâm Võ cổ truyền Bình Định ĐẶT VẤN ĐỀ Công tác bảo tồn Võ cổ truyền Bình Định trong những năm qua được tỉnh Bình Định đặc biệt quan tâm và đã đạt được một số kết quả nhất định. Bên cạnh những nguyên nhân tích cực như: Lãnh đạo tỉnh đã có sự quan tâm lớn đến hoạt động võ thuật, các doanh nghiệp trong và ngoài tỉnh đã có sự đầu tư về nhân tài vật lực cho võ thuật, Sở Văn hóa và Thể thao đã có sự đầu tư đúng hướng khi đã chọn võ thuật là môn mũi nhọn... thì trình độ nhân sự ở Trung tâm Võ thuật cổ truyền tỉnh Bình Định vẫn còn hạn chế; hoạt động giảng dạy, huấn luyện Võ cổ truyền Bình Định tại các lò võ, câu lạc bộ võ thuật trong tỉnh còn mang tính tự phát, không ổn định và chất lượng phong trào luyện tập Võ cổ truyền trong nhân dân chưa cao. Đánh giá thực trạng các yếu tố ảnh hưởng tới sự phát triển Võ cổ truyền Bình Định là căn cứ đầu tiên và quan trọng nhất để đề xuất và ứng dụng các giải pháp để phát triển bền vững môn Võ cổ truyền tỉnh Bình Định. Quá trình nghiên cứu, chúng tôi đã sử dụng các phương pháp: Phương pháp phân tích và tổng hợp tài liệu, phương pháp phỏng vấn, phương pháp điều tra xã hội học và phương pháp toán học thống kê. Tóm tắt: Bằng các phương pháp nghiên cứu khoa học thường quy, bài viết đã đánh giá được thực trạng các yếu tố ảnh hưởng tới sự phát triển bền vững môn Võ cổ truyền tỉnh Bình Định thông qua các mặt: Trình độ nhân sự Trung tâm Võ thuật cổ truyền tỉnh Bình Định, nguồn nhân lực về VĐV Võ cổ truyền, cơ sở vật chất dành cho Võ cổ truyền Bình Định, kinh phí sử dụng cho môn Võ cổ truyền tỉnh Bình Định, thực trạng các Câu lạc bộ, nhu cầu tập luyện của người dân và hoạt động của các lò võ ở tỉnh Bình Định. Kết quả nghiên cứu đã cho thấy sự quan tâm của Lãnh đạo tỉnh Bình Định, song công tác bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn cho huấn luyện viên chưa được chú trọng, chưa quan tâm tới những nhân tố có ảnh hưởng và trực tiếp tác động đến thành tích của VĐV (cơ sở vật chất, trang thiết bị dụng cụ,...), hoạt động tại các lò võ, CLB võ thuật còn mang tính tự phát, không ổn định. Từ khóa: yếu tố ảnh hưởng, phát triển, bền vững, võ cổ truyền tỉnh Bình Định. Abstract: By using regular scientific research methods, the study has assessed the actuality of factors affecting the sustainable development of Binh Dinh traditional martial arts, including: staff capabilities of Binh Dinh traditional martial arts center, human resources of martial arts athletes, facilities used for Binh Dinh traditional martial arts, costs for Binh Dinh traditional martial arts, actualities of clubs, local people’s training demands and activities of martial arts schools in Binh Dinh province. The research results have shown the interest of Binh Dinh provincial leaders, but the training to enhance professional skills for coaches has not been focused; factors directly affecting athletes’ achievements such as facilities, equipment, tools and so on have not been funded; activities at martial arts schools and clubs are still spontaneous and unstable. Keywords: factors affecting, development, sustainable, Binh Dinh traditional martial arts. 67 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 1. Thực trạng trình độ nhân sự ở Trung tâm Võ thuật cổ truyền Bình Định Thực trạng về trình độ nhân sự Trung tâm Võ thuật cổ truyền tỉnh Bình Định được thể hiện ở Bảng 1. Qua thống kê Bảng 1 về số lượng và trình độ đội ngũ cán bộ cho thấy: Trình độ cán bộ tại trung tâm đang hoạt động có trình độ đại học là 84,60%, trình độ cao đẳng - trung cấp chiếm 7,70%; trình độ sơ cấp chiếm tỷ lệ thấp, chiếm tỷ lệ 7,70% và ở trình độ trên đại học không có. Kết quả cho thấy với trình độ đội ngũ nhân sự ở Trung tâm Võ thuật cổ truyền tỉnh Bình Định hiện nay đa số có trình độ đại học. Tuy nhiên vẫn còn một số cán bộ có trình độ thấp cần bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn để đáp ứng yêu cầu hiện nay. Bảng 1. Tổng hợp số lượng cán bộ và trình độ chuyên môn TDTT Trung tâm Võ thuật cổ truyền tỉnh Bình Định CB- CNV Giới tính Trình độ Lứa tuổi Nam Nữ Trên Đại học Đại học Cao đẳng, Trung cấp Sơ cấp 20-30 31-40 41-50 Trên 50 n 13 09 04 0 11 01 01 04 04 05 0 Tỷ lệ % 100 69,23 30,77 0,00 84,60 7,70 7,70 30,76 30,76 38,48 0,00 Nguồn: Trung tâm Võ thuật cổ truyền tỉnh Bình Định năm 2016. Về cơ cấu theo độ tuổi: Nhìn chung đội ngũ cán bộ của Trung tâm Võ thuật cổ truyền tỉnh Bình Định có cơ cấu trẻ. Lực lượng cán bộ tập trung chủ yếu ở lứa tuổi từ 20 đến 40 tuổi và chiếm tỷ lệ 61,56%. Điều này cho thấy cán bộ Trung tâm Võ thuật cổ truyền Bình Định có thời gian công tác còn lâu dài, dễ cập nhật và nâng cao trình độ để đáp ứng với sự phát triển TDTT trong giai đoạn mới. 2. Thực trạng nguồn nhân lực võ cổ truyền tỉnh Bình Định 2.1. Thực trạng nguồn nhân lực về Vận động viên (VĐV) Võ cổ truyền ở tỉnh Bình Định Bài viết tiến hành điều tra nguồn nhân lực về VĐV Võ cổ truyền Bình Định, kết quả cụ thể được trình bày ở Bảng 2. Bảng 2. Thực trạng nguồn nhân lực đào tạo VĐV Võ cổ truyền ở tỉnh Bình Định TT Đơn vị Số lượng VĐV VĐV phong trào Năng khiếu tập trung Trẻ Tuyển VĐV Cấp cao KTQT KT QG Cấp 1 1 Quy Nhơn Nam 646 0 0 0 Nữ 190 0 0 0 2 Tuy Phước Nam 530 0 0 0 Nữ 271 0 0 0 3 Tây Sơn Nam 625 0 0 0 Nữ 310 0 0 0 4 An Nhơn Nam 583 0 0 0 Nữ 435 0 0 0 68 5 Phù Cát Nam 250 0 0 0 Nữ 130 0 0 0 6 Phù Mỹ Nam 170 0 0 0 Nữ 140 0 0 0 7 Hoài Nhơn Nam 350 0 0 0 Nữ 230 0 0 0 8 Hoài Ân Nam 45 0 0 0 Nữ 25 0 0 0 9 Vĩnh Thạnh Nam 100 0 0 0 Nữ 40 0 0 0 10 Vân Canh Nam 60 0 0 0 Nữ 30 0 0 0 11 An Lão Nam 15 0 0 0 Nữ 5 0 0 0 12 Trung tâm Võ thuật cổ truyền Nam 190 14 12 24 22 11 Nữ 130 10 8 16 2 9 6 TỔNG CỘNG 5.500 24 20 40 2 31 17 TỶ LỆ 98,50% 0,43% 0,36% 0,71% 4% 62% 34% TỔNG VĐV CÁC TUYẾN 5.584 50 Nguồn: Trung tâm Võ thuật cổ truyền tỉnh Bình Định năm 2016. Kết quả Bảng 2 cho thấy: Số lượng VĐV tập trung theo 4 tuyến là phong trào, năng khiếu tập trung, trẻ, tuyển. Tổng số VĐV của 4 tuyến là 5.584 VĐV. Về tuyến phong trào có 5.500 VĐV chiếm tỷ lệ 98,50%, tuyến năng khiếu tập trung có 24 VĐV chiếm tỷ lệ 0,43%, Số VĐV đội tuyển trẻ có 20 VĐV 0,36 %; VĐV đội tuyển có 40 VĐV chiếm tỷ lệ 0,71%. Về số lượng VĐV cấp cao có 50 VĐV, trong đó VĐV kiện tướng quốc tế là 02 VĐV chiếm tỷ lệ 4%, số VĐV kiện tướng quốc gia là 31 VĐV chiếm tỷ lệ 62%, Số VĐV cấp I là 17 VĐV chiếm tỷ lệ 34%. 2.2. Thực trạng nguồn nhân lực về Võ sư, HLV Võ cổ truyền Bình Định Thông qua kết quả thu thập điều tra số lượng HLV tập trung đào tạo được phân bổ với tổng số Võ sư, HLV của 4 tuyến là 109 HLV được phân bổ theo từng tuyến huấn luyện trong tỉnh. Kết quả cụ thể được trình bày ở Bảng 3. Bảng 3. Nguồn nhân lực về Võ sư, HLV ở tỉnh Bình Định năm 2016 TT Tuyến huấn luyện VĐV Võ sư, Huấn luyện viên Các tuyến HLV cấp cao - chuyên gia Số lượng Tỷ lệ Số lượng Tỷ lệ 1 Phong trào 97 88,99% 2 Năng khiếu tập trung 4 3,67% 3 Trẻ 4 3,67% 4 Tuyển 4 3,67% TỔNG 109 100% 69 Kết quả Bảng 3 cho thấy: Số lượng HLV tập trung đào tạo được phân bổ với tổng số Võ sư, HLV của 4 tuyến là 109 HLV trong đó: Võ sư và HLV phong trào có 97 chiếm tỷ lệ 88,99%, HLV năng khiếu tập trung có 4 HLV tập trung tại trường Năng khiếu Thể thao tỉnh chiếm tỷ lệ 3,67%, số HLV đội tuyển trẻ có 4 HLV chiếm tỷ lệ 3,67% và HLV đội tuyển có 4 HLV chiếm tỷ lệ 3,67%, tập trung huấn luyện tại Trung tâm Võ thuật cổ truyền Bình Định. Cho thấy tỷ lệ phân bố nguồn nhân lực về Võ sư, HLV là phù hợp với quy trình tuyển chọn, đào tạo tài năng thể thao. 3. Thực trạng các điều kiện đảm bảo (cơ sở vật chất, kinh phí...) để phát triển Võ cổ truyền ở tỉnh Bình Định 3.1. Cơ sở vật chất, sân bãi tập luyện Võ cổ truyền của tỉnh Bình Định Qua kết điều tra thu thập số liệu về cơ sở vật chất dành cho Võ cổ truyền Bình Định toàn tỉnh cho thấy: tổng diện tích đất dành cho hoạt động là 15.750m2. Tổng số lượng các công trình TDTT (Sân, nhà và các phòng tập) là 64 công trình. Diện tích đất dành cho Võ cổ truyền Bình Định và các công trình phục vụ tập luyện Võ cổ truyền được phân bổ đồng đều trên địa bàn mỗi huyện, thị xã, thành phố. Tuy nhiên, quy mô về cơ sở vật chất, không gian công cộng để đáp ứng nhu cầu người tập vẫn còn thiếu cần có kế hoạch bổ sung. Kết quả được trình bày ở Bảng 4. Bảng 4. Kết quả khảo sát thực trạng cơ sở vật chất, dụng cụ sân bãi phục vụ tập luyện Võ cổ truyền Bình Định Chi tiết điều tra Nội dung Số lượng (cái) Diện tích (m 2) Đ.v quản lý Nhà nước Nhân dân TP. Quy Nhơn 7 1.400 1.400 Huyện Tuy Phước 12 3.200 1.800 1400 Huyện Tây Sơn 11 3.300 1.600 1.700 Thị xã An Nhơn 8 2.000 800 1.200 Huyện Phù Cát 6 1.500 900 600 Huyện Phù Mỹ 5 1.100 300 800 Huyện Hoài Nhơn 5 900 300 600 Huyện Hoài Ân 3 700 400 300 Huyện Vĩnh Thạnh 2 500 200 300 Huyện Vân Canh 1 300 300 Huyện An Lão 1 400 400 Trung tâm VTCT 3 450 450 Tổng 64 15.750 8.150 7.600 Nguồn: Trung tâm Võ thuật cổ truyền Bình Định năm 2016. 3.2. Kinh phí sử dụng cho môn Võ cổ truyền tỉnh Bình Định (tính đến năm 2016) Trong những năm qua, ngân sách cấp cho hoạt động phát triển Võ cổ truyền Bình Định của tỉnh tăng theo từng năm. Tỷ lệ ngân sách được cấp so với các tỉnh, thành ngành trong và ngoài khu vực đạt ở mức trung bình khá. Năm 2013 được cấp là 3,7 tỷ chiếm tỷ lệ 18,5%/tổng chi ngân sách; năm 2014 là 4,7 tỷ chiếm tỷ lệ 70 22,3%/ tổng chi ngân sách; năm 2015 là 5,5 tỷ chiếm tỷ lệ 25%/ tổng chi ngân sách hoạt động TDTT của tỉnh; năm 2016 là 6,1 tỷ chiếm tỷ lệ 26,5%/ tổng chi ngân sách hoạt động TDTT của tỉnh. Tỷ lệ chi ngân sách cho Trung tâm Võ thuật cổ truyền Bình Định tương đối lớn nhưng so với nhu cầu thì còn rất ít, chưa đáp ứng trước sự phát triển nhanh của phong trào cơ sở, nhu cầu đầu tư xây dựng công trình thể thao 3 cấp của tỉnh, nhu cầu đào tạo huấn luyện thể thao thành tích cao của tỉnh. 4. Sự phát triển của các CLB, các lò võ và số người thường xuyên tham gia tập luyện môn Võ cổ truyền Bình Định trên địa bàn tỉnh Bình Định Trong những năm qua, phong trào tập luyện Võ cổ truyền Bình Định ở các CLB, các lò võ được phát triển qua bảng số liệu thu thập tại Trung tâm Võ thuật cổ truyền tỉnh Bình Định sau đây chúng ta sẽ thấy rõ điều đó. Bảng 5. Phát triển các CLB và số người thường xuyên tham gia tập luyện Võ cổ truyền Bình Định ở tỉnh Bình Định từ năm 2011 đến năm 2016 Năm Số câu lạc bộ được thành lập (CLB) Số lượng người thường xuyên tham gia tập luyện (người) x 2011 24 3.000 125 2012 28 3.800 136 2013 32 4.100 128 2014 36 4.200 117 2015 40 4.500 112 2016 50 5.500 110 Nguồn: Trung tâm Võ thuật cổ truyền Bình Định năm 2016. Từ số liệu cụ thể ở Bảng 5 đã cho chúng ta thấy: Tính đến năm 2016, tỉnh Bình Định có 50 câu lạc bộ được thành lập với số người thường xuyên tham gia tập luyện là 5.500 người. Trung bình có khoảng 110 người tham gia trong một CLB, với số lượng CLB và người tập ngày càng tăng lên như vậy thì cơ sở vật chất, nguồn nhân lực chưa đáp ứng được. Chính điều này sẽ có tác động không nhỏ tới sự phát triển phong trào Võ cổ truyền Bình Định trong quần chúng nhân dân cũng như nhu cầu về phát triển bền vững Võ cổ truyền Bình Định. KẾT LUẬN Phát triển bền vững môn Võ cổ truyền Bình Định chịu tác động của nhiều yếu tố cả chủ quan như nhận thức của lãnh đạo, tinh thần, thái độ của cán bộ chuyên môn và các yếu tố khách quan. Mỗi yếu tố đều có những vai trò, vị trí khác nhau trong việc tạo nên những thuận lợi, khắc phục khó khăn thúc đẩy sự phát triển bền vững môn Võ cổ truyền Bình Định. Qua đánh giá thực trạng hoạt động của môn Võ cổ truyền Bình Định về các mặt: Thực trạng nguồn nhân lực về VĐV, HLV, Võ sư; Cơ sở vật chất, sân bãi trang thiết bị tập luyện, kinh phí hoạt động Võ cổ truyền Bình Định; trình độ nhân lực Võ cổ truyền tỉnh Bình Định cho thấy hoạt động của môn Võ cổ truyền còn nhiều bất cập, các lò võ, CLB võ thuật hoạt động còn mang tính tự phát, không ổn định; cơ sở vật chất, kinh phí hoạt động còn thiếu, chưa khai thác tốt tiềm năng của Võ cổ truyền Bình Định trong hoạt động xúc tiến thương mại, đầu tư phát triển du lịch góp phần phát triển kinh tế - xã hội địa phương... Đây là những căn cứ quan trọng để lựa chọn các các giải pháp để phát triển bền vững môn Võ cổ truyền tỉnh Bình Định. 71 TÀI LIỆU THAM KHẢO [1]. Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch có Quyết định số 10/QĐ-BVHTTDL ngày 03/01/2014 về việc phê duyệt Đề án “Bảo tồn và phát triển Võ cổ truyền Việt Nam từ nay đến năm 2020”. [2]. Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh Bình Định lần thứ XIX nhiệm kỳ 2015-2020 về “Phát triển Võ thuật cổ truyền Bình Định thành môn thể thao trọng điểm”. [3]. Phạm Đình Phong (2012), Lịch sử Võ học Việt Nam, Nxb Văn hóa Thông tin, Thành phố Hồ Chí Minh. [4]. Quyết định số 2054/QĐ-TTg ngày 30/12/2011 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt “Quy hoạch tổng thể phát triển văn hóa, gia đình, thể dục, thể thao và du lịch vùng kinh tế trọng điểm Miền Trung đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030”. [5]. Quyết định số 2615/QĐ-UBND ngày 19/9/2013 của UBND tỉnh Bình Định về việc ban hành Kế hoạch hành động của UBND tỉnh thực hiện Chương trình hành động số 16-CTr/TU ngày 18/7/2013 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy Bình Định về việc thực hiện Nghị quyết số 08-NQ/TW ngày 01/12/2011 của Bộ Chính trị về “Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng, tạo bước phát triển mạnh mẽ về thể dục, thể thao đến năm 2020”. Bài nộp ngày 30/3/2021, phản biện ngày 18/5/2021, duyệt in ngày 25/5/2021
File đính kèm:
- thuc_trang_cac_yeu_to_anh_huong_toi_su_phat_trien_ben_vung_m.pdf