Thực trạng các yếu tố ảnh hưởng chung tới công tác giáo dục thể chất cho học sinh Trung học cơ sở tỉnh Bắc Ninh

Sử dụng phương pháp quan sát sư phạm và phỏng vấn để đánh giá thực trạng các yếu tố ảnh

hưởng chung tới công tác Giáo dục thể chất (GDTC) cho học sinh THCS tỉnh Bắc Ninh gồm: Thực

trạng nhận thức, hoạt động lãnh đạo chỉ đạo, cơ sở vật chất, đội ngũ giáo viên phục vụ GDTC. Kết

quả cho thấy: Các trường THCS tỉnh Bắc Ninh đã thực hiện tốt chương trình GDTC theo quy định,

công tác GDTC tại các trường THCS tỉnh Bắc Ninh đã được Chi ủy, Ban giám hiệu các trường

quan tâm hợp lý; Tuy nhiên, lực lượng giáo viên và cơ sở vật chất phục vụ công tác GDTC còn

thiếu cả về số lượng và chất lượng, vẫn còn có giáo viên và học sinh nhận thức chưa đúng về tầm

quan trọng của công tác GDTC và Thể thao trường học trong việc phát triển thể lực của học sinh.

Thực trạng các yếu tố ảnh hưởng chung tới công tác giáo dục thể chất cho học sinh Trung học cơ sở tỉnh Bắc Ninh trang 1

Trang 1

Thực trạng các yếu tố ảnh hưởng chung tới công tác giáo dục thể chất cho học sinh Trung học cơ sở tỉnh Bắc Ninh trang 2

Trang 2

Thực trạng các yếu tố ảnh hưởng chung tới công tác giáo dục thể chất cho học sinh Trung học cơ sở tỉnh Bắc Ninh trang 3

Trang 3

Thực trạng các yếu tố ảnh hưởng chung tới công tác giáo dục thể chất cho học sinh Trung học cơ sở tỉnh Bắc Ninh trang 4

Trang 4

Thực trạng các yếu tố ảnh hưởng chung tới công tác giáo dục thể chất cho học sinh Trung học cơ sở tỉnh Bắc Ninh trang 5

Trang 5

pdf 5 trang xuanhieu 6540
Bạn đang xem tài liệu "Thực trạng các yếu tố ảnh hưởng chung tới công tác giáo dục thể chất cho học sinh Trung học cơ sở tỉnh Bắc Ninh", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Thực trạng các yếu tố ảnh hưởng chung tới công tác giáo dục thể chất cho học sinh Trung học cơ sở tỉnh Bắc Ninh

Thực trạng các yếu tố ảnh hưởng chung tới công tác giáo dục thể chất cho học sinh Trung học cơ sở tỉnh Bắc Ninh
trình độ phát triển thể lực theo chuẩn quy định
của Bộ Giáo dục và Đào tạo.
Có nhiều yếu tố chung cũng như đặc thù ảnh
hưởng tới công tác GDTC và thể thao trường
học quyết định sự phát triển thể lực của học sinh
THCS trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh. Chỉ khi đánh
giá chính xác các yếu tố ảnh hưởng mới cho
phép lựa chọn, xây dựng và tác động các giải
pháp phù hợp, có hiệu quả để nâng cao hiệu quả
công tác GDTC nhằm phát triển thể lực cho đối
tượng nghiên cứu. Trong thực tiễn, vấn đề đánh
giá thực trạng các yếu tố ảnh hưởng chung tới
công tác GDTC cho học sinh THCS tỉnh Bắc
Ninh lại chưa được quan tâm nghiên cứu, vì vậy,
đây là vấn đề khoa học đặt ra có tính cấp thiết,
có ý nghĩa thực tiễn cao.
PHÖÔNG PHAÙP NGHIEÂN CÖÙU
Quá trình nghiên cứu sử dụng các phương
pháp: Phương pháp phân tích và tổng hợp tài liệu;
Phương pháp quan sát sư phạm; Phương pháp
phỏng vấn; phương pháp toán học thống kê.
Nghiên cứu được tiến hành tại 12 trường
THCS trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh, gồm:
02 trường THCS trọng điểm (theo Quyết
13
- Sè 3/2021
định): Trường THCS Nguyễn Đăng Đạo, TP. Bắc
Ninh; Trường THCS Từ Sơn, Thị xã Từ Sơn.
04 trường THCS khu vực thành thị (theo địa
giới hành chính): Trường THCS Ninh Xá, TP.
Bắc Ninh; Trường THCS Đại Phúc, TP. Bắc
Ninh; Trường THCS Châu Khê, Thị xã Từ Sơn;
Trường THCS Đình Bảng, Thị xã Từ Sơn. 
06 trường THCS khu vực nông thôn (theo địa
giới hành chính): Trường THCS Vũ Kiệt, huyện
Thuận Thành; Trường THCS Phương Liễu, huyện
Quế Võ; Trường THCS Thị trấn Thứa, huyện
Lương Tài; Trường THCS Hoàn Sơn, huyện Tiên
Du; Trường THCS Đại Bái, huyện Gia Bình;
Trường THCS Thị trấn Chờ, Yên Phong.
Đối tượng phỏng vấn: 1398 học sinh, 28 giáo
viên thể dục, 38 giáo viên các môn học khác và
12 cán bộ quản lý thuộc 12 trường THCS đối
tượng khảo sát.
KEÁT QUAÛ NGHIEÂN CÖÙU VAØ BAØN LUAÄN
1. Xác định các yếu tố ảnh hưởng tới
công tác giáo dục thể chất cho học sinh
THCS tỉnh Bắc Ninh
Tiến hành xác định các yếu tố ảnh hưởng tới
công tác GDTC cho học sinh THCS tỉnh Bắc
Ninh thông qua tham khảo tài liệu, quan sát sư
phạm và phỏng vấn các giáo viên giảng dạy Thể
dục tại các trường THCS tỉnh Bắc Ninh, các
chuyên gia GDTC. Số phiếu phát ra là 38, thu
về là 35, trong đó có 26 giáo viên Thể dục có
thời gian giảng dạy từ 10 năm trở lên và 9
chuyên gia GDTC tại Trường Đại học TDTT
Bắc Ninh và các trường đại học có đào tạo
chuyên ngành GDTC. Kết quả đã lựa chọn được
13 yếu tố ảnh hưởng tới công tác GDTC quyết
định sự phát triển thể lực của học sinh THCS
tỉnh Bắc Ninh thuộc 3 nhóm, gồm:
Nhóm các yếu tố ảnh hưởng chung tới công
tác GDTC (4 yếu tố):
Nhận thức về vai trò, tác dụng của công tác
GDTC và Thể thao trường học
Hoạt động lãnh đạo, chỉ đạo của Ban giám
hiệu về công tác GDTC
Cơ sở vật chất phục vụ công tác GDTC và
Thể thao trường học
Đội ngũ giáo viên môn học Thể dục tại các
trường THCS
Nhóm các yếu tố ảnh hưởng tới công tác
GDTC nội khóa (6 yếu tố):
Chương trình GDTC nội khóa
Hình thức tổ chức giờ học GDTC nội khóa
Phương pháp dạy học GDTC nội khóa
Phương tiện dạy học trong các giờ học
GDTC nội khóa
Mật độ chung, mật độ VĐ và cường độ vận
động trong giờ học nội khóa
Mức độ yêu thích và tính tích cực học tập
môn học GDTC nội khóa
Nhóm các yếu tố ảnh hưởng tới phong trào
thể thao ngoại khóa (3 yếu tố):
Nội dung hoạt động thể thao ngoại khóa
Hình thức hoạt động thể thao ngoại khóa
Động cơ, nhu cầu tập luyện thể thao ngoại
khóa của học sinh
2. Thực trạng các yếu tố ảnh hưởng
chung tới công tác GDTC tại các trường
THCS tỉnh Bắc Ninh
2.1. Thực trạng nhận thức về vai trò, tác dụng
của công tác GDTC và Thể thao trường học
Tiến hành khảo sát nhận thức của cán bộ,
giáo viên, HS các trường THCS tỉnh Bắc Ninh
về vai trò và tác dụng của công tác GDTC và
Thể thao trường học trong việc phát triển thể lực
cho học sinh thông qua phỏng vấn 1398 học
sinh, 28 giáo viên Thể dục, 38 giáo viên các
môn học khác và 12 cán bộ quản lý thuộc 12
trường THCS đối tượng khảo sát, đồng thời so
sánh về sự khác biệt kết quả trả lời phỏng vấn
giữa các đối tượng. Phỏng vấn được tiến hành
bằng phiếu hỏi. Kết quả phỏng vấn được trình
bày tại bảng 1.
Qua bảng 1. cho thấy: 
Nhận thức về vai trò, tác dụng của GDTC và
Thể thao trường học của các đối tượng khác
nhau là khác nhau. Khi so sánh kết quả phỏng
vấn nhận thức về tầm quan trọng và vai trò của
GDTC và Thể thao trường học của các nhóm
đối tượng bằng c2 cho thấy có sự khác biệt có ý
nghĩa thống kê (P<0.05). 
Đối tượng giáo viên Thể dục tại các trường
THCS và cán bộ quản lý nhận thức đúng nhất
về vai trò và tác dụng của GDTC và Thể thao
trường học trong nhà trường các cấp. 100% các
giáo viên Thể dục đánh giá môn học GDTC rất
quan trọng và nhận thức đúng tác dụng tích cực
của công tác GDTC và thể thao trường học với
học sinh. 100% số cán bộ quản lý nhận thức
BµI B¸O KHOA HäC
14
Bảng 1. Kết quả khảo sát nhận thức về vai trò và tác dụng 
của công tác GDTC và Thể thao trường học (n=1476)
Nội dung
Cán bộ
quản lý
(n=12)
Giáo viên
Thể dục
(n=28)
Giáo viên
các môn
khác (n=38)
Học sinh
(n=1398) So sánh
mi % mi % mi % mi % c2 P
Nhận thức về tầm quan trọng của tập luyện TDTT
Rất quan trọng 10 83.33 28 100 6 15.79 368 26.32
67.67 <0.05Quan trọng 2 16.67 0 0 26 68.42 807 57.73
Không quan trọng 0 0 0 0 6 15.79 223 15.95
Tác dụng của công tác GDTC và Thể taho trường học
Phát triển thể lực 11 91.67 28 100 23 60.53 536 38.34
15.44 <0.05
Phát triển và hoàn thiện hình thể 10 83.33 28 100 22 57.89 580 41.49
Giáo dục ý chí, đạo đức 10 83.33 28 100 19 50 596 42.63
Giải trí, thư giãn 11 91.67 26 92.86 26 68.42 544 38.91
Tạo hưng phấn, giúp tiếp thu
các môn học tốt hơn 10 83.33 25 89.29 25 65.79 564 40.34
Sử dụng quỹ thời gian hợp lý,
phòng tránh tệ nạn xã hội 11 91.67 26 92.86 21 55.26 572 40.92
Tốn kém thời gian 2 16.67 0 0 6 15.79 128 9.16
Tốn kém tiền bạc 2 16.67 0 0 8 21.05 140 10.01
Không có tác dụng phát triển
thể lực 1 8.33 0 0 9 23.68 112 8.01
Gây mệt mỏi, ảnh hưởng xấu
tới việc học tập 1 8.33 0 0 7 18.42 132 9.44
GDTC và thể thao trường học là rất quan trọng
và quan trọng, trong đó tỷ lệ đánh giá ở mức rất
quan trọng chiếm 83.33%. Đây là một lợi thế
trong quá trình nâng cao chất lượng, hiệu quả
GDTC trong các trường THCS trên địa bàn tỉnh
Bắc Ninh.
Ở nhóm đối tượng học sinh và giáo viên các
môn học khác vẫn còn một tỷ lệ không nhỏ (gần
16%) nhận thức chưa đúng về vai trò, tầm quan
trọng của công tác này, coi đó là môn học không
quan trọng, gây tốn kém thời gian, tốn kém tiền
bạc, không có tác dụng phát triển thể lực và gây
mệt mỏi, ảnh hưởng xấu tới việc học tập. Đây là
nhóm đối tượng sẽ làm hạn chế sự phát triển
phong trào tập luyện TDTT trong trường học.
Chính vì vậy, cần có các giải pháp tác động nhằm
nâng cao nhận thức của nhóm đối tượng này về
vị trí, vai trò của GDTC và Thể thao trường học
trong các trường THCS tỉnh Bắc Ninh.
2.2. Thực trạng hoạt động lãnh đạo, chỉ đạo
của Ban giám hiệu các trường về công tác
GDTC và Thể thao trường học
Đánh giá thực trạng hoạt động lãnh đạo, chỉ
đạo của Ban Giám hiệu các trường về công tác
GDTC và Thể thao trường học trong các trường
THCS tỉnh Bắc Ninh thông qua khảo sát 78 cán
bộ giáo viên, trong đó có 28 giáo viên Thể dục,
38 giáo viên các môn học khác và 12 cán bộ
quản lý (Ban giám hiệu) thuộc 12 trường THCS
đối tượng khảo sát. Phỏng vấn được tiến hành
bằng phiếu hỏi. Kết quả chi tiết được trình bày
tại bảng 2.
15
- Sè 3/2021
Bảng 2. Thực trạng hoạt động lãnh đạo, chỉ đạo của Ban Giám hiệu
các trường THCS tỉnh Bắc Ninh về công tác GDTC và thể thao trường học
Nội dung
Cán bộ quản lý
(n=12)
Giáo viên Thể
dục (n=28)
Giáo viên các
môn khác (n=38) So sánh
mi % mi % mi % c2 P
Rất quan tâm 10 83.33 16 57.14 20 52.63
1.499 >0.05Quan tâm 2 16.67 12 42.86 17 44.74
Không quan tâm 0 0 0 0 1 2.63
Qua bảng 2 cho thấy: 
Câu trả lời của các cán bộ quản lý, giáo viên
Thể dục và giáo viên các môn học khác đều
tương đối đồng nhất, không có sự khác biệt về
sự quan tâm của Ban Giám hiệu các trường tới
hoạt động GDTC nội khóa và thể thao ngoại
khóa. 100% số cán bộ quản lý, giáo viên TDTT
và tới 97.37% số giáo viên các môn học khác
đều đánh giá hoạt động động lãnh đạo, chỉ đạo
của Ban Giám hiệu các trường ở mức rất quan
tâm và quan tâm. 
Có thể khẳng định, đây là một ưu điểm trong
việc phát triển các hoạt động GDTC nội khóa
và Thể thao ngoại khóa nhằm nâng cao thể lực
cho học sinh các trường THCS tỉnh Bắc Ninh.
2.3. Thực trạng cơ sở vật chất phục vụ công
tác giáo dục thể chất và thể thao trường học
Tiến hành khảo sát thực trạng cơ sở vật chất
phục vụ công tác GDTC và thể thao trường học
thông qua quan sát sư phạm và phỏng vấn trực
tiếp các giáo viên Thể dục, cũng như phân tích
các tài liệu có liên quan đã cho thấy:
Với các loại sân tập, nhà tập có khán đài, hầu
hết các trường THCS tỉnh Bắc Ninh thuộc đối
tượng khảo sát đều không có các loại sân tập này. 
Với các loại sân tập, nhà tập không có khán
đài, có 2 trường có sân vận động, chất lượng tốt,
2 trường có sân tập điền kinh, 1 trường có sân
bóng chuyền, 4 trường có nhà tập thể chất và 2
trường có các loại sân tập khác. Nếu tính tỷ lệ
trung bình các loại sân tập, nhà tập không có khán
đài trên tổng số trường được khảo sát thì tỷ lệ cao
nhất mới chỉ đạt 0.33 nhà tập/trường, nghĩa là cứ
3 trường khảo sát mới có 1 trường có nhà tập thể
chất không có khán đài. Các loại sân tập, nhà tập
khác còn chiếm tỷ lệ ít hơn. Các loại sân tập, nhà
tập đều được đánh giá chất lượng ở mức trung
bình trở lên, tuy nhiên, mức độ đáp ứng nhu cầu
sử dụng thì đều ở mức độ thấp.
Với dụng cụ tập luyện: Các loại dụng cụ tập
luyện tương đối đa dạng về chủng loại, nhưng
đều có số lượng rất ít, chất lượng chủ yếu ở mức
độ trung bình và mức độ đáp ứng nhu cầu rất
thấp nếu so sánh với số lượng học sinh tham gia
học tập môn học GDTC cả nội khóa và ngoại
khóa. Đây không chỉ là khó khăn trong công tác
GDTC cho học sinh THCS của tỉnh Bắc Ninh
mà là đặc điểm chung trong công tác GDTC tại
các trường học trên cả nước.
Tóm lại, cơ sở vật chất phục vụ công tác
GDTC trong các trường THCS tỉnh Bắc Ninh còn
thiếu cả về số lượng và chất lượng, chưa đáp ứng
được nhu cầu học tập GDTC nội khóa và ngoại
khóa của học sinh. Chính vì vậy, cần có những
giải pháp phù hợp trong sử dụng cơ sở vật chất,
cũng như nâng cao số lượng và chất lượng cơ sở
vật chất phục vụ GDTC và hoạt động thể thao
ngoại khóa cho đối tượng nghiên cứu.
2.4. Thực trạng đội ngũ giáo viên môn học
Thể dục tại các trường THCS tỉnh Bắc Ninh
Đánh giá thực trạng đội ngũ giáo viên môn
học Thể dục tại 12 trường THCS tỉnh Bắc Ninh
thông qua phân tích hồ sơ cán bộ và phỏng vấn
trực tiếp các giáo viên Thể dục tại các Trường.
Kết quả được trình bày tại bảng 3.
Qua bảng 3 cho thấy: 
Trong 12 trường khảo sát có tổng số 28 giáo
viên Thể dục (không tính giáo viên kiêm
nhiệm). Như vậy, trung bình mỗi trường có 2.33
giáo viên Thể dục. Trong 12 trường khảo sát có
tổng số 9758 học sinh, với tổng số 267 lớp. Như
vậy, trung bình mỗi giáo viên Thể dục phải
giảng dạy 9.54 lớp học với 349 học sinh. Đây là
con số tính riêng cho giờ học GDTC chính khóa,
chưa tính hoạt động Thể thao ngoại khóa. Trên
thực tế, do trường THCS Đình Bảng, THCS
Châu Khê và THCS Thị trấn Chờ có tới 4 giáo
viên Thể dục nên các trường còn lại, chủ yếu là
BµI B¸O KHOA HäC
16
Bảng 3. Thực trạng đội ngũ giáo viên Thể dục
tại các trường THCS tỉnh Bắc Ninh (n=12 trường)
Trường Tổngsố
Tỷ lệ /
giáo
viên
Giới tính Trình độ Thâm niêncông tác Sốlượng
(*)nữ nam Sau đại học Đại học Khác
>10
năm
<10
năm
Tổng số giáo viên 28 - 10 18 1 27 0 15 13 1
Tổng số học sinh 9758 348.5 - - - - - - - -
Tổng số lớp 267 9.54 - - - - - - - -
Tỷ lệ trung bình
giáo viên/trường 2.33 - - - - - - - - -
(*giáo viên được tham gia các lớp tập huấn, bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn,
cập nhật các kiến thức mới trong 3 năm tính tới thời điểm khảo sát)
1-2 giáo viên thể dục. Như vậy, có thể thấy số
lượng giáo viên Thể dục còn rất thiếu, dẫn tới
giáo viên phải làm việc nhiều, ít có thời gian
chăm lo cho hoạt động thể thao ngoại khóa của
học sinh.
Về đặc điểm đội ngũ giáo viên Thể dục tại các
trường trong diện khảo sát: Có khoảng 30% là
nữ. Trong số 28 giáo viên, chỉ có 01 có trình độ
thạc sĩ, còn lại đều có trình độ đại học. Thâm niên
công tác của các giáo viên có tới gần 50% là từ
10 năm trở lên, đây là lực lượng giáo viên có kinh
nghiệm giảng dạy và có trình độ chuyên môn tốt.
Tuy nhiên, trong thời gian 3 năm tính tới thời
điểm tiến hành khảo sát, chỉ có 01 giáo viên Thể
dục được cử tham gia các lớp tập huấn, bồi dưỡng
nâng cao trình độ chuyên môn, cập nhật các kiến
thức mới. Đây là một trong số những vấn đề dẫn
tới hạn chế trong đổi mới phương pháp dạy học
cũng như cập nhật các kiến thức, phương pháp
mới trong dạy học Thể dục trong các trường
THCS tỉnh Bắc Ninh, và cần có các giải pháp phù
hợp để cải thiện vấn đề trên.
Như vậy, có thể thấy đội ngũ giáo viên dạy
học Thể dục tại các trường THCS trên địa bàn
tỉnh Bắc Ninh còn thiếu về số lượng và chưa
được thường xuyên tham gia học tập nâng cao
trình độ chuyên môn cũng như cập nhật các kiến
thức mới trong dạy học môn học này.
KEÁT LUAÄN
Xác định được 13 yếu tố ảnh hưởng tới công
tác GDTC quyết định sự phát triển thể lực của
học sinh THCS tỉnh Bắc Ninh thuộc 3 nhóm:
Nhóm các yếu tố ảnh hưởng chung tới công tác
GDTC và Thể thao trường học (4 yếu tố); Nhóm
các yếu tố ảnh hưởng tới công tác GDTC nội
khóa (6 yếu tố); Nhóm các yếu tố ảnh hưởng tới
phong trào thể thao ngoại khóa (3 yếu tố).
Thực trạng nhóm các yếu tố ảnh hưởng
chung tới công tác GDTC và Thể thao trường
học: Các trường THCS tỉnh Bắc Ninh đã thực
hiện tốt chương trình GDTC theo quy định,
công tác GDTC đã được Chi ủy, Ban giám hiệu
các trường quan tâm hợp lý; Tuy vậy, lực lượng
giáo viên và cơ sở vật chất phục vụ công tác
GDTC còn thiếu cả về số lượng và chất lượng;
Vẫn còn có giáo viên và học sinh nhận thức
chưa đúng về tầm quan trọng của công tác
GDTC tới sự phát triển thể lực của học sinh.
TAØI LIEÄU THAM KHAÛ0
1. Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa
Việt Nam (2018), Luật thể dục, thể thao, Quốc
hội 14, kỳ họp thứ X, số 26/2018/QH14 ngày
14/6/2018.
2. Thủ tướng chính phủ (2010), Quyết định
số 2198/QĐ-TTg ngày 3/12/2010 về việc phê
duyệt chiến lược phát triển thể dục, thể thao Việt
Nam đến năm 2020.
3. Thủ tướng chính phủ (2015), Nghị định số
11/2015/NĐ-CP ngày 31/01/2015 Quy định về
GDTC và hoạt động thể thao trong nhà trường.
4. Thủ tướng Chính phủ (2016), Quyết định số
1076/QĐ-TTg ngày 17/6/2016 phê duyệt Đề án
tổng thể phát triển GDTC và thể thao trường học
giai đoạn 2016-2020, định hướng đến năm 2025.
5. Nguyễn Toán, Phạm Danh Tốn (2006),
Lý luận và Phương pháp TDTT, Nxb TDTT,
Hà Nội.
(Bài nộp ngày 31/5/2021, phản biện ngày 14/6/2021, duyệt in ngày 29/6/2021
Chịu trách nhiệm chính: Nguyễn Văn Phúc; Email: nguyenvanphuchn@gmail.com)

File đính kèm:

  • pdfthuc_trang_cac_yeu_to_anh_huong_chung_toi_cong_tac_giao_duc.pdf