Thực trạng áp dụng kế toán giá trị hợp lý tại các Ngân hàng thương mại Việt Nam
Đặc trưng hoạt động ngân hàng là kinh doanh trong lĩnh vực tiền tệ và dịch
vụ ngân hàng với đối tượng chủ yếu là các công cụ tài chính mà giá trị của
chúng thường xuyên biến động theo giá thị trường. Do vậy, để đảm bảo an
toàn trong hoạt động cũng như cung cấp thông tin một cách minh bạch thì
các công cụ tài chính cần được công bố theo giá trị thực của nó. Kế toán
giá trị hợp lý (GTHL) sẽ giải quyết được yêu cầu này. Kế toán GTHL tại
các ngân hàng thương mại (NHTM) Việt Nam cũng đã bước đầu được thực
hiện, tuy nhiên so với chuẩn mực kế toán quốc tế thì vẫn còn nhiều hạn chế
cả về cơ sở pháp lý cũng như thực tế áp dụng. Thông qua khảo sát báo cáo
tài chính (BCTC) của 35 NHTM Việt Nam năm 2018, bài viết đánh giá thực
trạng áp dụng kế toán GTHL của các NHTM Việt Nam, chỉ ra những hạn
chế của vấn đề này, là cơ sở gợi mở cho những khuyến nghị áp dụng kế toán
GTHL tại các NHTM Việt Nam theo chuẩn mực quốc tế
Trang 1
Trang 2
Trang 3
Trang 4
Trang 5
Trang 6
Trang 7
Trang 8
Trang 9
Trang 10
Tóm tắt nội dung tài liệu: Thực trạng áp dụng kế toán giá trị hợp lý tại các Ngân hàng thương mại Việt Nam
uyên tắc giá gốc. Các giao dịch ngoại tệ: 100% BCTC các ngân hàng thuyết minh: Các khoản mục tài sản và nợ phải trả có gốc tiền tệ khác với VND được quy đổi sang VND theo tỷ giá áp dụng tại ngày kết thúc kỳ kế toán năm. Các khoản mục phi tiền tệ có gốc ngoại tệ phát sinh trong năm được quy đổi sang VND theo tỷ giá hối đoái tại ngày giao dịch. Các giao dịch thu nhập và chi phí bằng ngoại tệ được hạch toán bằng VND trên báo cáo kết quả kinh doanh theo tỷ giá giao ngay tại ngày giao dịch. Trình bày và thuyết minh thông tin về công cụ tài chính theo Thông tư 210/2009/TT- BTC: Mặc dù hiện tại chưa có CMKT Việt Nam về công cụ tài chính nhưng Bộ Tài chính đã ban hành Thông tư 210/2009/TT- BTC v/v “hướng dẫn áp dụng Chuẩn mực kế toán quốc tế về trình bày BCTC và thuyết minh thông tin đối với công cụ tài chính”. Khảo sát thuyết minh BCTC năm 2018 của 35 NHTM cho thấy có 3 nhóm ngân hàng: i) các ngân hàng không thuyết minh về công cụ tài chính theo Thông tư 210/2009/TT- BTC: có 5/35 NHTM được khảo sát; ii) các ngân hàng thuyết minh về phân loại, thời điểm ghi nhận và dừng ghi nhận công cụ tài chính: có 8/35 NHTM được khảo sát. Các ngân hàng này chỉ thuyết minh về các tài sản tài chính, nợ phải trả tài chính phát sinh trong hoạt động kinh doanh của ngân hàng và phân loại theo các nhóm theo chuẩn mực kế toán quốc tế; iii) các ngân hàng thuyết minh về phân loại, thời điểm ghi nhận và dừng ghi nhận công cụ tài chính; giá trị hợp lý của công cụ tài chính so với giá trị ghi sổ của công cụ tài chính: có 22/35 NHTM được khảo sát. Các ngân hàng này, bên Thực trạng áp dụng kế toán giá trị hợp lý tại các Ngân hàng thương mại Việt Nam 26 Tạp chí Khoa học & Đào tạo Ngân hàng- Số 218- Tháng 7. 2020 cạnh thuyết minh về các tài sản tài chính, nợ phải trả tài chính phát sinh trong hoạt động kinh doanh của ngân hàng và phân loại theo các nhóm theo CMKT quốc tế, còn thuyết minh về việc ghi nhận và dừng ghi nhận công cụ tài chính cũng như GTHL của công cụ tài chính ở thời điểm báo cáo so với giá trị ghi sổ. Chứng khoán kinh doanh: 100% thuyết minh BCTC của các ngân hàng được khảo sát thuyết minh về nguyên tắc ghi nhận chứng khoán kinh doanh và giá trị công bố trên BCTC như sau: Chứng khoán kinh doanh được ghi nhận ban đầu theo giá gốc, sau đó được ghi nhận theo giá trị thấp hơn giữa giá trị trên sổ sách và giá thị trường. Chứng khoán đầu tư: 100% thuyết minh BCTC của các ngân hàng được khảo sát thuyết minh về nguyên tắc ghi nhận chứng khoán đầu tư và giá trị công bố trên BCTC theo hướng dẫn của NHNN. Góp vốn đầu tư dài hạn: 100% BCTC của các ngân hàng thuyết minh về các khoản đầu tư dài hạn như sau: - Ghi nhận ban đầu: theo giá gốc. - Ghi nhận tiếp theo: sau ghi nhận ban đầu, các khoản góp vốn, đầu tư dài hạn được ghi nhận theo giá gốc trừ dự phòng giảm giá. Trên BCTC hợp nhất, các khoản đầu tư vào công ty liên kết, liên doanh được phản ánh theo phương pháp vốn chủ sở hữu. Tài sản cố định: 100% BCTC của các ngân hàng được khảo sát ghi nhận các khoản mục tài sản này tuân thủ theo các CMKT hiện hành, việc sử dụng giá trị hợp lý nếu có chỉ nhằm mục đích ghi nhận ban đầu thay giá gốc. Thuê tài sản: 100% các ngân hàng có thuê tài chính tài sản cố định (TSCĐ) đều thuyết minh việc ghi nhận ban đầu TSCĐ thuê tài chính theo đúng CMKT Việt Nam VAS 06 “Thuê tài sản”. Bất động sản đầu tư: Có 65% các ngân hàng có khoản mục bất động sản đầu tư thuyết minh “Bất động sản đầu tư được ghi nhận theo nguyên giá trừ đi hao mòn lũy kế”. Có 35% các NH có khoản mục bất động sản đầu tư thuyết minh theo 2 loại bất động sản đầu tư: (i) Bất động sản đầu tư cho thuê; (ii) Bất động sản đầu tư nắm giữ chờ tăng giá. Thứ ba, các ngân hàng đã và đang lập BCTC theo IFRS, đó chủ yếu là các ngân hàng thuộc nhóm 10 ngân hàng được NHNN lựa chọn thực hiện thí điểm Basel 2 như: VCB, BIDV, Vietinbank, Sacombank, VIB, MB, Techcombank, VP Bank, Maritimebank, ACB Kết quả khảo sát cho thấy việc áp dụng kế toán GTHL và lập BCTC theo IFRS của các ngân hàng chia làm 2 nhóm: nhóm thứ nhất, các ngân hàng lập BCTC theo IFRS trên cơ sở chuyển đổi từ báo cáo tài chính theo CMKT Việt Nam đã được kiểm toán và có sự hỗ trợ chuyển đổi thủ công của công ty kiểm toán; nhóm thứ hai là áp dụng kế toán GTHL trong ghi nhận ban đầu và lập BCTC theo IFRS. 3. Đánh giá chung về áp dụng kế toán giá trị hợp lý tại các ngân hàng thương mại Việt Nam Với những nội dung khảo sát về thực trạng áp dụng kế toán GTHL tại các NHTM Việt Nam như trên, có thể đánh giá khái quát lại trên hai mặt những kết quả đạt được và những hạn chế như sau: 3.1. Những kết quả đạt được TRỊNH HỒNG HẠNH 27Số 218- Tháng 7. 2020- Tạp chí Khoa học & Đào tạo Ngân hàng Thứ nhất, cơ sở pháp lý chung về kế toán GTHL: Ngay từ khi bắt đầu soạn thảo bộ CMKT Việt Nam, cơ quan soạn thảo đã tham khảo bộ CMKT quốc tế, theo đó GTHL đã được nghiên cứu vận dụng có chọn lọc phù hợp với các điều kiện của nền kinh tế, chính trị và xã hội. Bộ Tài chính đã nhanh chóng nghiên cứu ban hành bộ tiêu chuẩn thẩm định giá, đặc biệt là đưa ra hướng dẫn chi tiết thực hiện 5 phương pháp định giá. Bên cạnh các CMKT, thông tư hướng dẫn chung của Bộ Tài chính trong lĩnh vực kế toán ngân hàng, với các đối tượng kế toán mà giá trị có thể biến động theo giá thị trường như chứng khoán kinh doanh, chứng khoán đầu tư sẵn sàng để bán, công cụ phái sinh thì NHNN đã có hướng dẫn về cách ghi nhận và công bố thông tin để phản ánh được giá trị gần sát với giá trị thực của chúng và phù hợp với điều kiện của thị trường Việt Nam. Thứ hai, về thực trạng áp dụng kế toán GTHL tại các NHTM Việt Nam: Hầu hết các NHTM Việt Nam tuân thủ theo đúng chuẩn mực chế độ kế toán Việt Nam quy định về kế toán GTHL, trình bày và công bố thông tin các đối tượng kế toán trên BCTC. Thứ ba, tự nguyện áp dụng kế toán GTHL theo chuẩn mực quốc tế: Đã có một số các NHTM tự nguyện áp dụng kế toán GTHL theo chuẩn mực quốc tế xuất phát từ chính nhu cầu tự thân của các ngân hàng. Mặc dù việc áp dụng kế toán GTHL theo chuẩn mực quốc tế của các ngân hàng ở các mức độ khác nhau, song đây là dấu hiệu tốt cho việc định hướng áp dụng bắt buộc kế toán GTHL theo chuẩn mực quốc tế tại các NHTM Việt Nam. 3.2. Những hạn chế Bên cạnh những kết quả đạt được, kế toán GTHL tại các NHTM Việt Nam còn có những hạn chế sau: Thứ nhất, về cơ sở pháp lý của kế toán GTHL: Trên cơ sở tổng hợp nghiên cứu và so sánh các chuẩn mực, chế độ kế toán hiện hành về GTHL mà các NHTM Việt Nam đang áp dụng với các chuẩn mực quốc tế, cho thấy cơ sở pháp lý của kế toán GTHL còn chưa hoàn thiện, chưa đồng bộ: i)Khái niệm về GTHL ở trong các văn bản cơ sở pháp lý là không thống nhất, bên cạnh đó cũng không giải thích các thuật ngữ trong khái niệm, gây khó hiểu cho người đọc; ii) Các quy định về kế toán GTHL trong hệ thống CMKT còn rất hạn chế và mới dừng lại ở việc sử dụng GTHL để ghi nhận ban đầu thay cho giá gốc; iii) Chưa có chuẩn mực nào qui định về đo lường GTHL ngoại trừ đoạn 24 của VAS 04 “TSCĐ vô hình” có đề cập đến phương pháp xác định GTHL của TSCĐ vô hình; iv) Việt Nam chưa có CMKT quy định về suy giảm giá trị của tài sản như CMKT quốc tế; v) Những công văn, chế độ kế toán của NHNN hướng dẫn cho một số đối tượng kế toán ngân hàng có sự biến động giá trị thường xuyên mặc dù đã tiếp cận với chuẩn mực quốc tế, song vẫn có sự khác biệt nhất định so với chuẩn mực quốc tế, dẫn đến có sự khác biệt về thông tin kế toán cung cấp đối với các đối tượng kế toán đó nếu áp dụng theo chế độ kế toán của Việt Nam và theo chuẩn mực quốc tế. Những hạn chế về cơ sở pháp lý này sẽ ảnh hưởng đến quá trình áp dụng kế toán GTHL tại các NHTM Việt Nam, tạo nên sự không thống nhất giữa các ngân hàng, khiến các yêu cầu về chất lượng của thông tin kế toán không được đảm bảo, từ đó ảnh hưởng đến Thực trạng áp dụng kế toán giá trị hợp lý tại các Ngân hàng thương mại Việt Nam 28 Tạp chí Khoa học & Đào tạo Ngân hàng- Số 218- Tháng 7. 2020 quyết định của những người sử dụng thông tin kế toán ngân hàng cung cấp. Thứ hai, những hạn chế trong việc áp dụng kế toán giá trị hợp lý tại các NHTM Việt Nam theo chuẩn mực chế độ kế toán Việt Nam: i) BCTC của các ngân hàng được lập và trình bày theo chuẩn mực, chế độ kế toán Việt Nam có cả những cảnh báo đối với người đọc về hạn chế sử dụng các báo cáo này do những khác biệt đáng kể với các chuẩn mực và thông lệ chung được chấp nhận rộng rãi ở các nước và lãnh thổ khác ngoài Việt Nam. Các cảnh báo này có ảnh hưởng không tốt tới uy tín của hệ thống BCTC và độ tin cậy của cộng đồng đầu tư quốc tế đối với các thông tin tài chính của các NHTM Việt Nam; ii) Cũng như kết quả nghiên cứu thực trạng cơ sở pháp lý về kế toán GTHL ở Việt Nam, các NHTM Việt Nam chủ yếu vận dụng GTHL trong trường hợp ghi nhận ban đầu thay cho giá gốc; iii) Ở một số giao dịch còn có một số ngân hàng chưa áp dụng đúng CMKT quy định; iv) Việc trình bày và công bố thông tin về các công cụ tài chính còn chưa nhất quán giữa các ngân hàng với nhau. Những hạn chế này một phần chính là hệ quả của những hạn chế về cơ sở pháp lý của việc áp dụng kế toán GTHL tại các NHTM hiện nay. Thứ ba, áp dụng kế toán GTHL theo chuẩn mực quốc tế tại một số ngân hàng tự nguyện áp dụng vẫn còn hạn chế: i) Số lượng ngân hàng tự nguyện áp dụng kế toán GTHL theo chuẩn mực quốc tế còn thấp (20%); ii) Hầu hết các ngân hàng lập BCTC theo IFRS trên cơ sở chuyển đổi BCTC theo CMKT Việt Nam sang và có sự hỗ trợ chuyển đổi thủ công của công ty kiểm toán ; iii) Với những ngân hàng thực hiện chế độ kế toán GTHL và BCTC theo chuẩn mực quốc tế: mặc dù đã áp dụng việc xác định GTHL theo các kỹ thuật định giá tương ứng với 03 cấp độ của các yếu tố đầu vào như IFRS 13 quy định, tuy nhiên trong một số trường hợp không có đủ thông tin về các yếu tố đầu vào để sử dụng kỹ thuật định giá nhằm xác định GTHL của các khoản mục tài sản, nợ phải trả dẫn đến các NH đó phải công bố GTHL với giả định bằng xấp xỉ giá trị ghi sổ hoặc không công bố GTHL của một số khoản mục tài sản, nợ phải trả. Nguyên nhân của những tồn tại trên có thể xuất phát từ các yếu tố như: môi trường pháp lý, môi trường nghề nghiệp, môi trường kinh doanh, môi trường kinh tế, môi trường quốc tế và yếu tố văn hóa tâm lý. Trong đó, môi trường kinh tế và kinh doanh tạo ra các động cơ cho việc áp dụng kế toán GTHL, trong khi môi trường quốc tế lại tạo ra các áp lực cho việc áp dụng kế toán GTHL theo chuẩn mực quốc tế. Môi trường pháp lý và môi trường nghề nghiệp ảnh hưởng đến quá trình triển khai áp dụng kế toán GTHL theo chuẩn mực quốc tế. Cuối cùng, môi trường văn hóa tác động đến mức độ sẵn sàng chấp nhận các chuẩn mực quốc tế của lãnh đạo các tổ chức, là yếu tố có thể đẩy nhanh hoặc trì hoãn quá trình triển khai áp dụng kế toán GTHL theo chuẩn quốc tế tại các quốc gia. Tuy nhiên, mức độ ảnh hưởng của các yếu tố đó đến việc áp dụng kế toán GTHL tại các NHTM Việt Nam là nhiều hay ít thì cần có những khảo sát, đánh giá cụ thể ở những nghiên cứu tiếp theo. 4. Kết luận Với sự cần thiết của kế toán GTHL do những lợi ích của nó mang lại, cùng xu hướng hội nhập kế toán quốc tế, việc áp dụng kế toán GTHL theo chuẩn mực quốc tế tại các NHTM Việt Nam là một xu thế tất yếu. Theo đó, đánh giá thực trạng áp dụng TRỊNH HỒNG HẠNH 29Số 218- Tháng 7. 2020- Tạp chí Khoa học & Đào tạo Ngân hàng kế toán GTHL tại các NHTM Việt Nam là bước đầu tiên cần phải thực hiện. Bài viết đã khảo sát và đánh giá những kết quả đạt được, đặc biệt là những hạn chế của việc áp dụng kế toán GTHL tại các NHTM Việt Nam hiện nay. Việc xác định mức độ ảnh hưởng của các yếu tố được xem là nguyên nhân của những hạn chế đó sẽ là gợi mở cho các nghiên cứu tiếp theo nhằm khuyến nghị các giải pháp toàn diện cho việc áp dụng kế toán GTHL theo chuẩn mực quốc tế tại các NHTM Việt Nam trong thời gian tới ■ Tài liệu tham khảo 1. Bộ Tài chính (2008), 26 CMKT Việt Nam (2001-2006), Hà Nội: Nhà xuất bản Thống kê. 2. Báo cáo tài chính năm 2018 đã kiểm toán của các NHTM Việt Nam, Website của các NHTM Việt Nam. 3. Barlev, B., Haddad and J.R. (2007), Harmonization, comparability, and fair value accounting, Journal of Accounting, Auditing and Finance, Vol. 22, No.3. 4. Barth, M. E., & Clinch and G. (1998), Revalued Financial, Tangible, and Intangible Assets: Associations with Share Prices and Non-Market-Based Value Estimates, Journal of Accounting Research, Vol. 36. 5. Cairn, D., Dianne, M., Ross, T., Ann, T. (2011), IFRS fair value measurement and accounting policy choice in the United Kingdom and Australia, The British Accounting Review, No. 43. 6. Chea, A. C (2011), Fair Value Accounting: Its Impacts on Financial Reporting and How It Can Be Enhanced to Provide More Clarity and Reliability of Information for Users of Financial Statements, International Journal of Business and Social Science, Vol. 2 No. 20 7. Christensen & Nikolaev, V. (2009), Who uses fair value accounting for non-financial assets after IFRS adoption?, University of Chicago Booth School of Business, Working paper, No. 09-12. 8. Danbolt, J., & Rees, W. (2008), An Experiment in Fair Value Accounting: UK Investment Vehicles, European Accounting Review, Vol 17 (2). 9. Dietrich, D., Harris, M., & Muller, K. A. (2001), The reliability of investment property fair estimates, Journal of Accounting and Economics. Vol 30. 10. Dương Thị Thảo (2013), Một số giải pháp hoàn thiện các qui định về sử dụng giá trị hợp lý trong chế độ kế toán DN Việt Nam hiện nay, Luận án tiến sĩ kinh tế, Học viện Tài chính. 11. Hà Thị Ngọc Hà (2016), Cập nhật chuẩn mực kế toán Việt Nam phù hợp với thông lệ, chuẩn mực quốc tế với việc góp phần tăng cường chất lượng báo cáo tài chính được kiểm toán, truy cập ngày 15/7/2016, từ 12. IFRS 13- Fair Value Measurement; IFRS 9 Financial Instruments ; IAS 32 Financial Instruments: Presentation; IAS 39: Financial Instruments: Recognition and Measurement, https://www.iasplus.com/en/standards 13. Laux, C., Leuz, C. (2009), The crisis of fair-value accounting: Making sense of the recent debate, Accounting, Organizations and Society, No. 34. 14. Laux, C., Leuz, C. (2010), Did Fair – Value Accounting Contribute to the Financial Crisis?, Forthcoming in the Journal of Economic Perspectives, Chicago University, Chicago. 15. Phạm Đức Hiếu (2010), Kế toán theo giá trị hợp lý và khủng hoảng tài chính - các tranh luận và liên hệ thực tế ở Việt Nam, Tạp chí Phát triển Kinh tế, số tháng 9/2010. 16. Songlan, P., Cameron, G., Kathryn, B. (2014), Fair Value Accounting Reforms in China: Towards an Accounting Movement Theory, truy cập ngày 02/6/2014, từ
File đính kèm:
- thuc_trang_ap_dung_ke_toan_gia_tri_hop_ly_tai_cac_ngan_hang.pdf