Thực hiện quyền an sinh xã hội về nhập học, bảo lưu và miễn giảm học phí cho người dân thông qua hoạt động công tác xã hội chuyên nghiệp
Trên cơ sở coi đầu tư cho giáo dục là trọng tâm của sự phát triển, Đảng và Nhà nước đã huy động các chủ thể xã hội, trong đó có nhân viên công tác xã hội (CTXH) tham gia trợ giúp người dân thực hiện quyền an sinh xã hội (ASXH) về giáo dục. Quan điểm, chủ trương và hành động chỉ đạo của Đảng và Nhà nước phù hợp với nguyện vọng của người dân khi có tới 40% nhu cầu được nhân viên CTXH can thiệp trợ giúp. Sự tham gia của nhân viên CTXH có ý nghĩa tích cực trong kết nối người dân với chính sách và đưa chính sách vào cuộc sống, bởi có tới 80% số người dân được can thiệp trợ giúp đã thụ hưởng quyền ASXH về nhập học, bảo lưu và miễn giảm học phí
Trang 1
Trang 2
Trang 3
Trang 4
Trang 5
Trang 6
Bạn đang xem tài liệu "Thực hiện quyền an sinh xã hội về nhập học, bảo lưu và miễn giảm học phí cho người dân thông qua hoạt động công tác xã hội chuyên nghiệp", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên
Tóm tắt nội dung tài liệu: Thực hiện quyền an sinh xã hội về nhập học, bảo lưu và miễn giảm học phí cho người dân thông qua hoạt động công tác xã hội chuyên nghiệp
úng tuyến (theo hộ khẩu) và một số trường hợp không đúng tuyến (không theo hộ khẩu) nếu họ di chuyển đến vùng cư trú mới mà không có khả năng theo học ở vùng cư trú trước đây. Những trường hợp gặp khó khăn được hỗ trợ bảo lưu kết quả học tập, hoặc miễn giảm học phí. Thực tế cho thấy, sự phổ cập của các loại hình giáo dục, sự quan tâm đầu tư của các hộ gia đình trong giai đoạn gần đây đã phát huy tác dụng tích cực trong việc đảm bảo quyền ASXH về nhập học, bảo lưu và miễn giảm học phí. Nhưng tỷ lệ người dân có nhu cầu được hỗ trợ thực hiện các quyền này thông qua hoạt động CTXH chuyên nghiệp còn lớn, chiếm tới 38,1% với quyền đi học kể cả khi trái tuyến, 32,5% với quyền bảo lưu kết quả học tập và 33,7% với quyền miễn giảm học phí (biểu 1). Điều này cho thấy vai trò ngày càng quan trọng của nhân viên CTXH dù rằng năng lực của họ chưa thể thỏa mãn nhu cầu thiết yếu về giáo dục của người dân trong giai đoạn hiện nay. Biểu 1. Nhu cầu thực hiện quyền ASXH về nhập học, bảo lưu và miễn giảm học phí của người dân thông qua hoạt động CTXH chuyên nghiệp. Nguồn: kết quả khảo sát của đề tài, 2019. Tuy nhiên, nhu cầu cần đến sự hỗ trợ thực hiện quyền của người dân thông qua hoạt động CTXH chuyên nghiệp còn có sự khác biệt lớn giữa các địa phương. Với đặc thù là 2 tỉnh có trình độ phát triển kinh tế thấp hơn so với mặt bằng chung, đời sống của người dân còn gặp nhiều khó khăn nên Hòa Bình (65,7, 69,3 và 89,7%) và Đắc Lắk (46,7, 49,3 và 46,3%) là những nơi mà người dân có nhu cầu được can thiệp trợ giúp lớn nhất, qua đó giảm thiểu chi phí sinh hoạt của hộ gia đình, đồng thời bảo đảm cho con/cháu được tiếp cận và thực hiện quyền đi học. Trong khi đó, TP Hồ Chí Minh là địa bàn có trình độ phát triển kinh tế vào bậc nhất của Việt Nam nên người dân nơi này có nhu cầu được trợ giúp là thấp nhất (18, 13,7 và 21%). Tại Hà Nội, người dân có nhu cầu được hỗ trợ thực hiện quyền đi học kể cả khi trái tuyến (52,7%) cao hơn so với nhu cầu được hỗ trợ bảo lưu kết quả học tập (23,0%) và hỗ trợ thực hiện quyền miễn giảm học phí (12,3%) mà nguyên nhân có thể bắt nguồn từ việc đầu tư chọn trường/chọn lớp cho con. Điều này tạo ra thách thức lớn đối với việc phát triển và phân bổ nhân viên CTXH theo địa bàn. Thực trạng thực hiện quyền ASXH về nhập học, bảo lưu và miễn giảm học phí của người dân thông qua hoạt động CTXH chuyên nghiệp: kết quả khảo sát cho thấy sự tham gia tích cực của nhân viên CTXH vào hỗ trợ người dân thực hiện quyền đi học, bảo lưu và miễn giảm học phí (biểu 2). Trong đó tập trung cao nhất vào hoạt động hỗ trợ người dân thực hiện quyền miễn giảm học phí (65,0%), kế tiếp là quyền đi học, kể cả khi trái tuyến (42,3%) và cuối cùng là quyền bảo lưu kết quả học tập vì lý do bất khả kháng (38,7%). Biểu 2. Hỗ trợ thực hiện quyền ASXH về nhập học, bảo lưu và miễn giảm học phí cho người dân thông qua hoạt động CTXH chuyên nghiệp. Nguồn: kết quả khảo sát của đề tài, 2019. So sánh sự can thiệp trợ giúp người dân thực hiện quyền đi học, bảo lưu và miễn giảm học phí cho thấy sự khác biệt không đáng kể giữa hoạt động của nhân viên CTXH chuyên nghiệp so với hoạt động của nhân viên CTXH bán chuyên nghiệp và không chuyên. Nhân viên CTXH chuyên nghiệp có thể can thiệp nhiều hơn vào hoạt động đảm bảo thực hiện quyền đi học, kể cả khi trái tuyến (47,8%), nhưng can thiệp thấp hơn vào hoạt động đảm bảo thực hiện quyền bảo lưu kết quả học tập vì lý do bất khả kháng (34,8%). Nhìn chung, sự can thiệp của nhân viên CTXH chuyên nghiệp có vai trò tích cực trong việc trợ giúp người dân thực hiện quyền ASXH về giáo dục, nhưng vai trò đó chưa thực sự nổi bật so với vai trò của nhân viên CTXH bán chuyên nghiệp và không chuyên. Theo lý giải của nhân viên CTXH chuyên nghiệp, nhờ được đào tạo bài bản nên họ không gặp nhiều hạn chế trong việc hỗ trợ người dân thực hiện quyền ASXH về giáo dục, song trong bối cảnh thực tiễn hiện nay là nhân viên CTXH chuyên nghiệp thường làm việc dưới quyền của những người không chuyên/bán chuyên nghiệp, họ chịu sự chi phối từ các quyết định chỉ đạo của cấp trên. Do vậy, nhiều trường hợp không thể phát huy vai trò tích cực của bản 2163(4) 4.2021 Khoa học Xã hội và Nhân văn thân. Thực tiễn này được minh chứng qua trích đoạn phỏng vấn sâu sau đây: “thuận lợi là tôi được đào tạo đúng chuyên ngành CTXH nên biết cách hỗ trợ họ [người dân], nhưng hạn chế là tôi không được phát huy hết kiến thức đã học. Nhiều người chưa từng được đào tạo bài bản, dài hạn về CTXH, nhưng họ là cấp trên, họ chỉ đạo sao thì cấp dưới làm theo vậy, không thể khác được. Nếu làm khác thì sẽ bị phê bình, kể cả là có làm tốt hơn thì cũng không được ủng hộ” (trích đoạn phỏng vấn sâu nhân viên CTXH chuyên nghiệp ở Quảng Ninh). Kết quả thực hiện quyền ASXH về nhập học, bảo lưu và miễn giảm học phí của người dân thông qua hoạt động CTXH chuyên nghiệp: kết quả khảo sát cho thấy, số người dân nhận được sự trợ giúp từ phía nhân viên CTXH được thụ hưởng các quyền ASXH về giáo dục chiếm tỷ lệ lớn, lên tới 80% với quyền đi học, kể cả khi trái tuyến; 78,4% với quyền bảo lưu kết quả học tập vì lý do bất khả kháng (ốm đau, biến cố bất ngờ...) và 86,5% với quyền miễn giảm học phí (bảng 2). Điều này cho thấy CTXH có vai trò quan trọng thúc đẩy thực hiện quyền ASXH về giáo dục của người dân. Bảng 2. Kết quả hỗ trợ thực hiện quyền ASXH về nhập học, bảo lưu và miễn giảm học phí cho người dân thông qua hoạt động CTXH. Nhân viên CTXH chuyên nghiệp Nhân viên CTXH bán chuyên nghiệp Nhân viên không chuyên Tổng Về thụ hưởng quyền đi học, kể cả khi trái tuyến Có 92,5 92,6 60,5 80,0 Không 0,0 3,7 2,3 1,8 Đang đợi kết quả 7,5 3,7 37,2 18,2 N 40 27 43 110 Về thụ hưởng quyền bảo lưu kết quả học tập vì lý do bất khả kháng (ốm đau, biến cố bất ngờ...) Có 88,9 85,7 70,5 78,4 Không 0,0 3,6 3,3 2,6 Đang đợi kết quả 11,1 10,7 26,2 19,0 N 27 28 61 116 Về thụ hưởng quyền miễn giảm học phí Có 93,0 94,4 74,6 86,5 Không 0,0 1,9 1,5 1,1 Đang đợi kết quả 7,0 3,7 23,9 12,4 N 57 54 67 178 Nguồn: kết quả khảo sát của đề tài, 2019. So sánh tương quan giữa nhân viên CTXH chuyên nghiệp với nhân viên CTXH bán chuyên nghiệp và không chuyên cho thấy tồn tại sự khác biệt về mặt hiệu quả của các biện pháp trợ giúp người dân thực hiện quyền ASXH về giáo dục. Thực tế cho thấy, sự can thiệp của nhân viên CTXH chuyên nghiệp giúp cho người dân dễ dàng thụ hưởng quyền cao hơn so với sự trợ giúp của nhân viên không chuyên. Tỷ lệ người dân thụ hưởng quyền đi học, kể cả khi trái tuyến sau khi được nhân viên CTXH chuyên nghiệp hỗ trợ lên tới 92,5%, trong khi đó, tỷ lệ này ở phía nhân viên không chuyên mới đạt 60,5%. Tương tự, tỷ lệ thụ hưởng quyền bảo lưu kết quả học tập vì lý do bất khả kháng (ốm đau, biến cố bất ngờ...) đạt 88,9 so với 70,5%; hoặc tỷ lệ thụ hưởng quyền miễn giảm học phí là 93,0 so với 74,6%. Tuy nhiên, sự can thiệp trợ giúp của nhân viên CTXH bán chuyên nghiệp dường như còn đạt mức độ hiệu quả cao hơn so với nhân viên CTXH chuyên nghiệp, bởi người dân được hỗ trợ có tỷ lệ thụ hưởng các quyền này lên tới 92,6, 85,7 và 94,4% (bảng 2). Thực tế đó là do nhân viên CTXH bán chuyên nghiệp thường là những người làm việc lâu năm ở vị trí của người hỗ trợ chính sách cho người dân, nhờ vậy họ hiểu rõ về chính sách hơn so với nhân viên CTXH chuyên nghiệp, thường là những người vừa được tuyển dụng. Sự hiểu biết hơn về mặt chính sách, cộng thêm với những kiến thức/ kỹ năng CTXH được trang bị thông qua những khóa đào tạo/ tập huấn ngắn hạn, cùng với kinh nghiệm thực tiễn được tích lũy theo thời gian là những lợi thế giúp cho nhân viên CTXH bán chuyên nghiệp can thiệp hiệu quả hơn. “Tôi làm việc ở vị trí này lâu rồi, tôi luôn hiểu rõ đối tượng của mình là ai, chế độ mà họ được hưởng là gì. Chỉ cần nghe họ trình bày hoàn cảnh là tôi nắm được vấn đề ngay. Tìm hiểu thêm mà thấy họ được hưởng chế độ nào thì tôi làm chế độ đó cho họ. Những trường hợp mà không đủ điều kiện thì tôi tư vấn để họ không làm hồ sơ nữa. Tôi có hiểu biết chính sách, có kinh nghiệm làm việc, lại được học thêm về các kỹ năng CTXH nữa. Như vậy, những trường hợp mà tôi hỗ trợ thì đều thường được hưởng" (trích đoạn phỏng vấn sâu nhân viên CTXH bán chuyên nghiệp ở Đắc Lắc). Tỷ lệ người dân thừa nhận được thụ hưởng quyền nhập học, bảo lưu và miễn giảm học phí sau khi nhận được sự can thiệp trợ giúp của nhân viên CTXH cũng đạt mức ấn tượng. Theo đó, số người được thụ hưởng quyền đi học, kể cả khi trái tuyến lên tới 76,2%, quyền bảo lưu kết quả học tập vì lý do bất khả kháng lên tới 69,6% và quyền miễn giảm học phí lên tới 76,6% (bảng 3). Bảng 3. Kết quả hỗ trợ người dân thực hiện quyền nhập học, bảo lưu và miễn giảm học phí thông qua hoạt động CTXH chuyên nghiệp. Hà Nội Quảng Ninh Hòa Bình Đà Nẵng TP Hồ Chí Minh Bến Tre Đắk Lắk Tổng Về thụ hưởng quyền đi học, kể cả khi trái tuyến Có 75,0 76,7 81,9 100,0 77,8 85,5 52,9 76,2 Không 25,0 10,0 15,4 0,0 7,4 13,3 16,8 13 Đang đợi kết quả 0,0 13,3 2,7 0,0 14,8 1,2 30,3 10,8 N 8 60 149 46 27 83 119 492 Về thụ hưởng quyền bảo lưu kết quả học tập vì lý do bất khả kháng Có 69 54,5 87,8 84,4 75,0 92,6 42,6 69,6 Không 31 26,1 8,2 15,6 25,0 4,9 24,3 18,0 Đang đợi kết quả 0,0 19,3 4,1 0,0 0,0 2,5 33,1 12,4 N 58 88 147 45 28 81 148 595 Về thụ hưởng quyền miễn giảm học phí Có 80,0 47,8 96,1 84,8 87,2 92,3 48,5 76,6 Không 20,0 27,8 2,6 12,1 12,8 4,6 20,5 12,2 Đang đợi kết quả 0,0 24,4 1,3 3,0 0,0 3,1 31,1 11,2 N 20 90 229 33 47 65 132 616 Nguồn: kết quả khảo sát của đề tài, 2019. 2263(4) 4.2021 Khoa học Xã hội và Nhân văn Tỷ lệ người dân được thụ hưởng cao nhất là Đà Nẵng với quyền đi học, kể cả khi trái tuyến (100,0%), Bến Tre với quyền bảo lưu kết quả học tập vì lý do bất khả kháng (92,6%) và Hòa Bình với quyền miễn giảm học phí (96,1%). Địa bàn có tỷ lệ người dân được thụ hưởng các quyền tương ứng này ở mức thấp nhất thuộc về Đắk Lắk (52,9, 42,6 và 48,5%), nhưng kết quả đạt được này cũng phản ánh sự can thiệp khá hiệu quả của đội ngũ nhân viên CTXH trong việc trợ giúp người dân ở nơi đây thụ hưởng quyền ASXH về giáo dục (bảng 3). Sự khác biệt về kết quả can thiệp theo địa bàn nêu trên dường như bắt nguồn từ chính năng lực thực hiện hồ sơ của người dân. Theo kết quả phỏng vấn sâu nhân viên CTXH ở Đắk Lắk thì kết quả can thiệp đạt hiệu quả thấp là do nhiều trường hợp không có đủ giấy tờ cần thiết, hoặc do người dân chỉ tham gia nửa chừng rồi bỏ cuộc, hay mải đi làm kinh tế mà không quan tâm. Điều này được minh chứng qua trích đoạn phỏng vấn sâu sau đây: “Ở chỗ tôi thì nhận thức của người dân còn thấp. Họ cũng không quan tâm, không coi trọng chuyện đi học của con. Tôi có muốn đến giúp họ thì họ cũng coi như đấy là việc của tôi. Có trường hợp thì không giữ giấy tờ khai sinh. Bảo họ đi làm lại thì họ ngại. Có trường hợp thì nói họ còn phải đi làm kiếm tiền, không có thời gian. Có trường hợp cứ uống rượu vào là quên hết, bỏ hết, nói thế nào cũng không làm nữa. Như vậy thì làm sao mà tôi có thể giúp họ hết được. Họ bỏ cuộc thì tôi cũng đành thôi chứ biết làm sao”. Kết luận Kết quả nghiên cứu cho thấy, nhu cầu được can thiêp trợ giúp thực hiện quyền ASXH về nhập học, bảo lưu và miễn giảm học phí thông qua hoạt động CTXH là nhu cầu thiết thực (khoảng gần 40% người dân có nhu cầu này). Thực tế đó phản ánh sự quan tâm cao của xã hội dành cho giáo dục. Nhận thức xã hội đó phù hợp với quan điểm của Đảng và Nhà nước “coi đầu tư cho giáo dục là cửa khẩu đột phá phát triển nhanh nguồn nhân lực, nhất là nguồn nhân lực chất lượng cao đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội với hàm lượng tri thức ngày càng tăng”. Trên cơ sở coi đầu tư cho giáo dục là trọng tâm của sự phát triển, Đảng và Nhà nước đã chỉ đạo quyết liệt đối với việc thực hiện phổ cập giáo dục, mở rộng cơ hội học tập cho người dân, đồng thời huy động sự tham gia của các chủ thể xã hội vào can thiệp trợ giúp người dân thực hiện quyền ASXH về giáo dục, trong đó có sự tham gia của nhân viên CTXH. Kết quả khảo sát cũng cho thấy, đội ngũ nhân viên CTXH đã tham gia tích cực vào trợ giúp người dân thực hiện quyền ASXH về nhập học, bảo lưu và miễn giảm học phí. Trong số những người được nhân viên CTXH can thiệp trợ giúp, có tới 80% được tiếp cận và thụ hưởng quyền được ghi nhận trong hệ thống ASXH về giáo dục. Thực tế này minh chứng vai trò quan trọng của nhân viên CTXH trong việc kết nối người dân với chính sách, đưa chính sách vào cuộc sống. Hiệu quả của các biện pháp can thiệp trợ giúp này là nhân tố tích cực thúc đẩy mở rộng vai trò của nhân viên CTXH theo hướng chuyên nghiệp, phổ cập rộng khắp trong các giai đoạn tiếp theo. Thực tế cũng cho thấy sự cần thiết của việc thiết kế, thực thi các chính sách khuyến khích, thúc đẩy phát triển hoạt động CTXH trong lĩnh vực giáo dục nhằm nâng cao cơ hội cho người dân thực hiện quyền đi học. LỜI CẢM ƠN Bài báo là kết quả khảo sát của đề tài cấp nhà nước “Thực hiện quyền ASXH của người dân thông qua hoạt động CTXH chuyên nghiệp ở Việt Nam hiện nay”, mã số KX.01.36/16- 20, thuộc chương trình KH&CN trọng điểm cấp nhà nước KX.01/16-20 “Nghiên cứu những vấn đề trọng yếu về khoa học xã hội và nhân văn phục vụ phát triển kinh tế - xã hội”. Các tác giả xin trân trọng cảm ơn. TÀI LIỆU THAM KHẢO [1] Đại hội đồng Liên hợp quốc (1966), Công ước quốc tế các quyền kinh tế, xã hội và văn hóa (được thông qua và để ngỏ cho các nước ký, phê chuẩn và gia nhập theo Nghị quyết số 2200A (XXI) ngày 16/12/1966; có hiệu lực từ ngày 03/01/1976, căn cứ theo Điều 27; Việt Nam gia nhập ngày 24/9/1982). [2] Liên hợp quốc (1989), Công ước Liên hợp quốc về quyền trẻ em. [3] Quốc hội Việt Nam (2016), Luật Trẻ em. [4] IFSW (2014), Global Definition of Social Work. International Federation of Social Workers, https://www.ifsw.org/what-is-social-work/ global-definition-of-social-work/, truy cập ngày 2/2/2020. [5] Nguyễn Hồi Loan, Nguyễn Thị Kim Hoa (đồng chủ biên) (2015), Giáo trình Công tác xã hội đại cương, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội. [6] Jo Moriarty, et al. (2011), “Making the transition: comparing research on newly qualified social workers with other professions”, British Journal of Social Work, 41(7), pp.1340-1356. [7] Kana Matsuo (2012), “Asian and pacific association for social work education (APASWE) social work research institute Asian center for welfare in society (ACWelS)”, Japan College of Social Work, Waseda University, Tokyo, Japan. [8] Saidou Ouedraogo (2017), Consultation nationale sur le rôle du travailleur social et les compétences clés pour un meilleur accompagnement des enfants et leur famille, Terre des hommes, Suisse. [9] Dhavaleshwar (2016), “The role of social worker in community development”, International Research Journal of Social Sciences, 5(10), pp.61-63.
File đính kèm:
- thuc_hien_quyen_an_sinh_xa_hoi_ve_nhap_hoc_bao_luu_va_mien_g.pdf