Thuận lợi hóa thương mại trong bối cảnh nền kinh tế số ở Asean và hàm ý chính sách cho Việt Nam

Nền kinh tế số ASEAN được dự kiến sẽ tăng mạnh 6,4 lần, trong thời kỳ

2015-2025 và là động lực tăng trưởng kinh tế của nền kinh tế vùng. Do đó, các biện pháp

thuận lợi hóa thương mại thế hệ mới nhanh chóng trở nên quan trọng không chỉ duy trì năng

lực cạnh tranh trong thương mại mà còn giải quyết các thách thức về quản lý thương mại và

logistic cùng với sự gia tăng của thương mại điện tử xuyên biên giới. Tuy nhiên, mức độ thực

hiện các biện pháp trên là không đồng đều tại các quốc gia thành viên ASEAN. Do đó, lợi ích

tiềm tàng đến từ thực thi các biện pháp thuận lợi hóa thương mại thế hệ mới sẽ là rất lớn, đặc

biệt khi các quốc gia cùng hợp tác và phát triển một cơ sở pháp lý và kỹ thuật thống nhất giúp

cho việc trao đổi xuyên suốt dữ liệu và chứng từ liên quan tới các quy định và giao dịch

thương mại dọc chuỗi cung toàn cầu.

Thuận lợi hóa thương mại trong bối cảnh nền kinh tế số ở Asean và hàm ý chính sách cho Việt Nam trang 1

Trang 1

Thuận lợi hóa thương mại trong bối cảnh nền kinh tế số ở Asean và hàm ý chính sách cho Việt Nam trang 2

Trang 2

Thuận lợi hóa thương mại trong bối cảnh nền kinh tế số ở Asean và hàm ý chính sách cho Việt Nam trang 3

Trang 3

Thuận lợi hóa thương mại trong bối cảnh nền kinh tế số ở Asean và hàm ý chính sách cho Việt Nam trang 4

Trang 4

Thuận lợi hóa thương mại trong bối cảnh nền kinh tế số ở Asean và hàm ý chính sách cho Việt Nam trang 5

Trang 5

Thuận lợi hóa thương mại trong bối cảnh nền kinh tế số ở Asean và hàm ý chính sách cho Việt Nam trang 6

Trang 6

Thuận lợi hóa thương mại trong bối cảnh nền kinh tế số ở Asean và hàm ý chính sách cho Việt Nam trang 7

Trang 7

Thuận lợi hóa thương mại trong bối cảnh nền kinh tế số ở Asean và hàm ý chính sách cho Việt Nam trang 8

Trang 8

Thuận lợi hóa thương mại trong bối cảnh nền kinh tế số ở Asean và hàm ý chính sách cho Việt Nam trang 9

Trang 9

Thuận lợi hóa thương mại trong bối cảnh nền kinh tế số ở Asean và hàm ý chính sách cho Việt Nam trang 10

Trang 10

Tải về để xem bản đầy đủ

pdf 13 trang xuanhieu 3340
Bạn đang xem 10 trang mẫu của tài liệu "Thuận lợi hóa thương mại trong bối cảnh nền kinh tế số ở Asean và hàm ý chính sách cho Việt Nam", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Thuận lợi hóa thương mại trong bối cảnh nền kinh tế số ở Asean và hàm ý chính sách cho Việt Nam

Thuận lợi hóa thương mại trong bối cảnh nền kinh tế số ở Asean và hàm ý chính sách cho Việt Nam
 OECD, bao phủ toàn diện thủ tục hải quan và các quy định về thủ 
1025 
tục thương mại khác tại biên giới được quy định trong TFA. Bộ chỉ số gồm 133 biến, chia 
thành 11 khía cạnh chính sách: Tính sẵn có của thông tin (A); Sự tham gia của cộng đồng 
thương mại (B); Quy định trước (C); thủ tục kháng cự (D); Phí và lệ phí (E); Chứng từ (F); 
Thủ tục (H); Sự hợp tác của các cơ quan biên giới trong quốc gia (I); Hợp tác giữa các cơ 
quan biên giới ngoài quốc gia (J); quản trị và công bằng (K). TFI là công cụ hữu ích nhằm 
giám sát và cho điểm mức độ thực thi của một quốc gia đối với các biện pháp thuận lợi hóa 
thương mại chung, với thang điểm từ 0 (thực thi kém nhất) và 2 (thực thi tốt nhất). Mức độ 
thực thi 11 mục cụ thể của TFA của các quốc gia thành viên ASEAN được biểu diễn cụ thể 
trong đồ thị 1 và 2. 
Nguồn: https://www.oecd.org/trade/topics/trade-facilitation/ 
Đồ thị 1: So sánh mức độ thực thi thuận lợi hóa thương mại 
của các quốc gia thành viên ASEAN phân theo nhóm biện pháp năm 2017 
Nguồn: https://www.oecd.org/trade/topics/trade-facilitation/ 
Đồ thị 2: So sánh mức độ thực thi thuận lợi hóa thương mại 
của các quốc gia thành viên ASEAN năm 2017 
1026 
Nhóm K (quản trị và công bằng) và nhóm E (Phí và lệ phí) là nhóm biện pháp thuận 
lợi hóa thương mại được thực thi tốt nhất ở khu vực ASEAN với tổng số điểm thực thi của 10 
quốc gia lần lượt là 16,95/20 và 16,62/20. Trái lại, các nhóm biện pháp phối hợp giữa các cơ 
quan biên giới, với các cơ quan nước ngoài (J) và trong nước (I) và thủ tục – tự động hóa (G) 
là điểm yếu nhất của các quốc gia thành viên ASEAN khi điểm thực thi lần lượt là 8,05; 9,26 
và 10,59. Điểm thực hiện của ba nhóm này tai mỗi quốc gia thành viên ASEAN không đồng 
đều và có sự phân hóa rõ ràng. Tại nhóm J và I, Singapore (SGP), Brunei (BRN) là hai quốc 
gia thực thi phối hợp giữa các cơ quan hải quan tốt nhất tại khu vực. Tại nhóm G, Singapore, 
Thái Lan (THA), Brunei, và Việt Nam (VNM) là bốn quốc gia có điểm số thực hiện vượt trội 
so với nhóm các quốc gia còn lại, đạt lần lượt là 2; 1,72; 1,61; và 1,38. Các còn lại của nhóm 
CLMV là Lào (LAO), Myanmar (MMR), Campuchia (KHM) có chỉ số thực hiện tự động hóa 
thủ tục rất thấp, lần lượt là 0,25; 0,4; và 0,6. Thực tế này cho thấy cơ sở hạ tầng thông tin và 
truyền thông ở các quốc gia ASEAN phát triển không đồng đều. Một số quốc gia đã có cơ sở 
hạ tầng thông tin truyền thông khá tốt, tuy nhiên, một số quốc gia khác trình độ phát triển còn 
rất hạn chế. Do đó, trong ngắn hạn, việc triển khai các biện pháp thuận lợi hóa thương mại thế 
hệ mới trong khuôn khổ WTO TFA dựa trên nền tảng công nghệ thông tin và truyền thông sẽ 
gặp nhiều thách thức. 
Phân tích cụ thể hơn về thực trạng thực thi các biện pháp thuận lợi hóa thương mại thế 
hệ mới, tác giả tiếp tục sử dụng kết quả từ nguồn số liệu thứ hai, Khảo sát Toàn cầu về Thực 
thi Thuận lợi hóa thương mại và Thương mại phi giấy tờ do Ủy ban Vùng Liên hiệp quốc 
(UNRCs) phối hợp với các đối tác toàn cầu và khu vực tiến hành. Phạm vi nội dung của cuộc 
khảo sát bao gồm 38 biện pháp thuận lợi hóa thương mại và thương mại phi giấy tờ, chia 
thành bốn nhóm: các biện pháp thuận lợi hóa thương mại chung (WTO TFA), các biện pháp 
thương mại phi giấy tờ, các biện pháp thương mại phi giấy tờ xuyên biên giới, các biện pháp 
thuận lợi hóa thương mại quá cảnh. Trong phạm vi của bài viết, tác giả tập trung vào thực 
trạng thực thi của một số các biện pháp thuận lợi hóa thương mại thế hệ mới thuộc hai nhóm 
biện pháp thuận lợi hóa thương mại phi giấy tờ và các biện pháp thương mại phi giấy tờ 
xuyên biên giới (do sự phân hóa về thực trạng thực thi của các quốc gia thành viên ASEAN 
và hạn chế về số liệu, nên tác giả chỉ lựa chọn một số biện pháp trọng tâm trong khuôn khổ 
ASEAN và có đầy đủ số liệu) và một số biện pháp thuận lợi hóa thương mại thuộc nhóm 
chung như: Hội đồng thuận lợi hóa thương mại (TLHTM) quốc gia (tiền đề quan trọng trong 
việc thực thi thuận lợi hóa thương mại) và Xuất bản các quy định liên quan tới XNK trên 
internet (là bước đầu của việc ứng dụng ICT, minh bạch hóa thủ tục XNK, và tiến tới thực thi 
các biện pháp thuận lợi hóa thương mại thế hệ mới khác) của 9 quốc gia ASEAN: Cambodia, 
Lào, Myanmar, Việt Nam trong bảng 3 và nhóm nước ASEAN5: Singapore, Indonesia, 
Malaysia, Philippines và Thái Lan trong bảng 4. Thực trạng thực thi được chia thành 4 cấp 
độ: Thực thi toàn diện (FI); Thực thi một phần (PI); Đang có kế hoạch thực thi (PS); Chưa 
thực thi (NI). 
1027 
Bảng 3: Thực trạng thực thi các biện pháp thuận lợi hóa thương mại phi giấy tờ 
của nhóm nước CLMV năm 2019 
 Cambodia Lào Myanmar Việt Nam 
Hội đồng TLHTM quốc gia PI FI FI PI 
Xuất bản các quy định liên quan tới XNK trên 
internet FI FI PI PI 
Tham vấn các bên liên quan về các bản thảo quy 
định mới FI PI PI FI 
xuất bản/thông báo trước về các quy định mới 
trước khi thực thi PI PI PI FI 
Hệ thống hải quan điện tử/tự động FI PI PI FI 
hệ thống hải quan một cửa PI PS PI PI 
Luật và quy định về giao dịch điện tử NI PI PI PI 
Cơ quan chứng nhận được công nhận NI PS PI PI 
Khung pháp lý quốc gia và sắp xếp thể chế sẵn 
có để đảm bảo cho các cơ quan biên giới hợp tác 
với các quốc gia khác FI FI PI PI 
Thỏa thuận về thời gian thông quan với các quốc 
gia láng giềng tại biên giới PI PI PS PI 
Thỏa thuận về thủ tục thông quan với các nước 
láng giềng tại các cửa khẩu biên giới PI PI PS PI 
SMEs tiếp cận một cửa PI NI PS NI 
SMEs trong hội đồng thuận lợi hóa thương mại 
quốc gia PI NI PS NI 
Nguồn: UN Global Survey on Digital and Sustainable Trade Facilitation 2019 
Đối với nhóm các biện pháp liên quan tới WTO TFA, các quốc gia thành viên 
ASEAN đã thực thi khá tốt. 67,7% các quốc gia thành viên ASEAN đã thành lập hội động 
thuận lợi hóa thương mại quốc gia. 33,3% các quốc gia còn lại đều đã thực thi một phần. 
Trong trường hợp của Việt Nam, nước này chưa có Ủy ban TLHTM quốc gia, tuy nhiên, một 
Ủy ban chỉ đạo quốc gia về Cơ chế một cửa ASEAN, cơ chế một cửa quốc gia và tạo thuận 
lợi thương mại đã được thành lập vào năm 2016 theo Quyết định số 1899/QĐ-TTG ngày 04 
tháng 10 năm 2016. 
Một điều đáng ngạc nhiên là mức độ thực thi biện pháp Hải quan một cửa và Hải quan 
tự động tại nhóm nước CLMV không cao, chủ yếu ở mức độ thực thi một phần dù hai biện pháp 
này luôn được coi là trọng tâm trong thực thi thuận lợi hóa thương mại tại khối ASEAN, trong 
khi nhóm năm nước phát triển hơn đạt mức độ thực thi khá đồng đều và đều ở mức thực thi toàn 
diện. Tại Việt Nam, hệ thống Hải quan một cửa đã thực sự là bước đà quan trọng trong thực thi 
biện pháp thuận lợi hóa thương mại thế hệ mới khác. Hệ thống đã có tổng cộng 13 Bộ, ngành 
1028 
tham gia kết nối, triển khai 173 thủ tục hành chính, xử lý 1,97 triệu bộ hồ sơ và trên 28 nghìn 
doanh nghiệp tính đến ngày 15 tháng 3 năm 2019. Trong thời gian từ ngày 01 tháng 01 năm 
2018 đến ngày 15 tháng 3 năm 2019, tổng số C/O mẫu D do Việt Nam gửi đi là 121,198; tổng 
số C/O mẫu D Việt Nam nhận được từ các nước ASEAN là 69,26433. Tuy nhiên, thực thi hệ 
thống Hải quan một cửa của Việt Nam vẫn chưa thực sự ―sát với quy định tại các văn bản pháp 
luật, mức độ hài lòng của doanh nghiệp chưa cao, số lượng doanh nghiệp tham gia chưa nhiều, 
chưa đảm bảo tạo thuận lợi thương mại với chống gian lận thương mại‖34. 
Bảng 4: Thực trạng thực thi các biện pháp thuận lợi hóa thương mại phi giấy tờ 
của nhóm nước ASEAN5 năm 2019 
 Singapore Indonesia Malaysia Philippines Thailand 
Hội đồng TLHTM quốc gia PI FI FI FI FI 
Xuất bản các quy định liên quan tới XNK 
trên internet FI FI FI FI FI 
Tham vấn các bên liên quan về các bản 
thảo quy định mới FI PI FI FI FI 
xuất bản/thông báo trước về các quy định 
mới trước khi thực thi FI FI FI FI FI 
Hệ thống hải quan điện tử/tự động FI FI FI FI FI 
Hệ thống hải quan một cửa FI FI FI PI FI 
Luật và quy định về giao dịch điện tử FI PI FI PI PI 
Cơ quan chứng nhận được công nhận FI NI FI PI FI 
Khung pháp lý quốc gia và sắp xếp thể 
chế sẵn có để đảm bảo cho các cơ quan 
biên giới hợp tác với các quốc gia khác FI PI PI PI PI 
Thỏa thuận về thời gian thông quan với 
các quốc gia láng giềng tại biên giới FI FI FI NA FI 
Thỏa thuận về thủ tục thông quan với các 
nước láng giềng tại các cửa khẩu biên giới FI FI FI NA FI 
SMEs tiếp cận một cửa FI NI FI NI PI 
SMEs trong hội đồng thuận lợi hóa 
thương mại quốc gia FI NI FI NI NI 
Nguồn: UN Global Survey on Digital and Sustainable Trade Facilitation 2019 
Trong số các biện pháp thương mại phi giấy tờ xuyên biên giới, hai biện pháp, Luật và 
quy định cho giao dịch điện tử và cơ quan cấp chứng nhận được công nhận là những tiền đề 
hướng tới hiện thực hóa trao đổi và công nhận pháp lý của dữ liệu và chứng từ liên quan tới 
thương mại không chỉ giữa các bên liên quan trong phạm vi một quốc gia mà còn giữa các 
33 https://vnsw.gov.vn/profile/detailNews.aspx?id=178, truy cập lúc 10 a.m ngày 15 tháng 1 năm 2020 
34 https://vnsw.gov.vn/profile/detailNews.aspx?id=178, truy cập lúc 10 a.m ngày 15 tháng 1 năm 2020 
1029 
bên liên quan dọc chuỗi cung ứng. Ở cấp độ khu vực, ngoại trừ Singapore, Malaysia và Thái 
Lan đã thực thi khá tốt hai biện pháp trên, các quốc gia còn lại vẫn ở giai đoạn thực thi một 
phần, thậm chí không thực thi hai biện pháp này. Tuy hơn 70% các quốc gia các quốc gia tại 
khu vực Đông Nam Á, Châu Á Thái Bình Dương tuy đã phát triển một phần khung pháp lý và 
quy định cần thiết để hỗ trợ các giao dịch điện tử, nhưng các khung này chưa sẵn sàng hỗ trợ 
sự nhận dạng pháp lý của dữ liệu và chứng từ điện tử nhận được từ các bên tại các quốc gia 
khác. Đây cũng là thực trạng của các cơ quan chứng nhận được được công nhận, dù đã được 
thiết lập bởi đa số các quốc gia thành viên ASEAN nhưng chưa hoàn thiện các bước đi cần 
thiết để ban hành các chứng chỉ xuất, nhập khẩu điện tử được công nhận trong phạm vi toàn 
khu vực cho các công ty xuất, nhập khẩu trong khu vực. Do thiếu khung thể chế là pháp lý để 
hỗ trợ thương mại phi giấy tờ xuyên biên giới, sự tham gia vào trao đổi dữ liệu điện tử xuyên 
biên giới liên quan tới thương mại cũng bị hạn chế rất nhiều, chỉ trong một phạm vi nhỏ các 
đối tác nhất định, và thường chỉ được thực thi một phần hoặc trong giai đoạn thử nghiệm. Đây 
cũng chính là lý do dẫn tới sự tham gia, sử dụng các biện pháp thuận lợi hóa thương mại thế 
hệ mới, đặc biệt là hệ thống Hải quan một cửa của SMEs rất thấp tại khu vực ASEAN. Chỉ 
duy nhất Singapore và Malaysia thực thi toàn diện cơ chế để các SMEs tiếp cận hiệu quả tới 
hệ thống Hải quan một cửa. Thái Lan và Cambodia đang đã thực thi một phần, Myanmar 
đang trong giai đoạn lập kế hoạch và bốn quốc gia thành viên còn lại là Lào, Việt Nam, 
Indonesia và Philippines chưa thực thi biện pháp này. 
Tóm lại, bài viết đã tập trung phân tích các biện pháp thuận lợi hóa thương mại dựa 
trên công nghệ thông tin và truyền thông tiên tiến, còn gọi là các biện pháp thuận lợi hóa 
thương mại phi giấy tờ hoặc các biện pháp thương mại thế hệ mới. Trong khi những thành tựu 
đạt được trong việc thực thi các biện pháp thương mại phi giấy tờ và thuận lợi hóa thương mại 
quốc gia rất đáng khích lệ thì việc thực thi các biện pháp thuận lợi hóa thương mại thế hệ mới 
xuyên biên giới vẫn ở mức thấp và phân hóa rõ rệt trong khối ASEAN. Các quốc gia phát 
triển hơn trong khối ASEAN tuy đã có hệ thống thuận lợi hóa thương mại phi giấy tờ nhưng 
không hoàn toàn tương tác với các quốc gia thành viên khác trong khu vực bởi vì các quốc gia 
kém phát triển hơn trong khu vực vẫn đang ở giai đoạn đầu phát triển hệ thống thuận lợi hóa 
thương mại thế hệ mới quy mô quốc gia. Do đó, lợi ích tiềm tàng đến từ thực thi các biện 
pháp thuận lợi hóa thương mại thế hệ mới sẽ là rất lớn, đặc biệt khi các quốc gia cùng hợp tác 
và phát triển một cơ sở pháp lý và kỹ thuật thống nhất giúp cho việc trao đổi xuyên xuốt dữ 
liệu và chứng từ liên quan tới các quy định và giao dịch thương mại dọc chuỗi cung toàn cầu 
TÀI LIỆU THAM KHẢO 
1. AJC (2017). Global Value Chains in ASEAN, A Regional Perspective, Paper 1, 
September 2017, [ https://www.asean.or.jp/ja/wp-content/uploads/sites/2/2017/08/GVC-in-
ASEAN_paper-1_-A-Regional-Perspective.pdf] 
1030 
2. Bin, P. (2008). Trade Facilitation Provision in Regional Trade Agreements in Asia 
and the Pacific, No 108, Working Paper Series, United Nations Economic and Social 
Commission for Asia and the Pacific (ESCAP) 
3. Duval, Y. và cộng sự (2019). Next-generation Trade Facilitation for Asian 
Integration: Cross-border Paperless Trade, [https://journals.sagepub.com/doi/pdf/10.1177/ 
2631684618821473] 
4. Duval, Y., & Mengjing, K. (2017). Digital trade facilitation: Paperless trade in 
regional trade agreements, ADBI Working Paper Series, ADBI 
[https://www.adb.org/sites/default/files/publication/321851/adbi-wp747.pdf] 
5. ERIA, (2019). Study on MSMEs Participation in the Digital Economy in ASEAN, 
Nurturing ASEAN MSMEs to Embrace Digital Adoption [https://asean.org/storage/2012 
/05/ASEAN-MSME-Full-Report-Final.pdf] 
6. ESCAP, (2002). Trade Facilitation Handbook for the GMS 
[www.unESCAP.org/tid/publication/t&ipub2224.pdf] 
7. ESCAP, (2017). Trade Facilitation and Paperless Trade Implementation In Asia and 
the Pacific Regional Report 2017 [https://unnext.unESCAP.org/content/global-survey-trade-
facilitation-and-paperless-trade-implementation-2017] 
8. ESCAP, (2019). Framework Agreement on Facilitation of Cross-border Paperless 
Trade in Asia and the Pacific [https://www.unESCAP.org/sites/default/files/ 
UNESCAP%20Framework%20Agreement%20e-book.pdf] 
9. Ha, S.H. and Lim, S.W., (2014). The Progress of Paperless Trade in Asia and the 
Pacific: Enabling International Supply Chain Integration, ADB working paper series on 
regional economic integration, No.137 [] 
10. Layton, B., (2008). ‗Trade facilitation: a study in the context of the ASEAN 
economic community Blueprint‘, in H. Soesastro (ed.), Deepening Economic Integration—
The ASEAN Economic Community and Beyond—ERIA Research Project Report 2007‐1‐2, 
Chiba, IDE‐JETRO. 
11. Shepherd, B. (2016). Trade Facilitation and Global Value Chains: Opportunities 
for Sustainable Development, Issue Paper, ITCSD, [https://www.ictsd.org/sites/default/ 
files/research/trade_facilitation_and_global_value_chains_0.pdf] 
12. Shepherd, B. và Duval Y., (2015). ―Estimating the benefits of cross-border paperless 
trade in Asia and the Pacific‖, Chapter V in Reducing Trade Costs in Asia-Pacific Developing 
Countries, ESCAP Studies in Trade and Investment No. 84, United Nations, Bangkok 
13. UN, (2019). Digital and Sustainable trade facilitation: global report 2019, 
[https://unnext.unESCAP.org/content/un-global-survey-digital-and-sustainable-trade-
facilitation-2019] 
14. Wong, M. H., và Pellan, M. I., (2012). Trade Facilitation: The Way Forward for 
ASEAN and Its FTA Partners, ERIA Policy Brief, No. 2012-04, July 2012

File đính kèm:

  • pdfthuan_loi_hoa_thuong_mai_trong_boi_canh_nen_kinh_te_so_o_ase.pdf