Thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc trước tác động của đại dịch Covid-19

Vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) là thành tố cơ bản trong nội hàm khái niệm “kinh tế

đối ngoại”, bởi vậy, dù xuất hiện muộn hơn các hoạt động kinh tế đối ngoại khác vài thập niên

nhưng FDI đã nhanh chóng thiết lập vị trí của mình trong quan hệ quốc tế, trở thành một xu thế

tất yếu của lịch sử, một nhu cầu không thể thiếu của tất cả các quốc gia trên thế giới và là nguồn

bổ sung quan trọng cho đầu tư phát triển, góp phần khai thác và nâng cao hiệu quả sử dụng các

nguồn lực trong nước nói chung, ở mỗi địa phương nói riêng, tạo thế và lực mới cho việc phát

triển nền kinh tế nhanh và bền vững. Bài viết này trình bày thực trạng nguồn vốn FDI, phân tích

tác động của đại dịch COVID-19 đến thu hút dòng vốn FDI trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc trong

thời gian qua. Từ đó, trình bày mục tiêu và giải pháp thu hút nguồn vốn FDI trong bối cảnh mới

nhằm nâng cao hiệu quả thu hút nguồn vốn FDI phục vụ quá trình phát triển kinh tế - xã hội của

tỉnh Vĩnh Phúc trước tác động của đại dịch COVID-19 và những năm tiếp theo.

Thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc trước tác động của đại dịch Covid-19 trang 1

Trang 1

Thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc trước tác động của đại dịch Covid-19 trang 2

Trang 2

Thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc trước tác động của đại dịch Covid-19 trang 3

Trang 3

Thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc trước tác động của đại dịch Covid-19 trang 4

Trang 4

Thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc trước tác động của đại dịch Covid-19 trang 5

Trang 5

Thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc trước tác động của đại dịch Covid-19 trang 6

Trang 6

Thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc trước tác động của đại dịch Covid-19 trang 7

Trang 7

Thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc trước tác động của đại dịch Covid-19 trang 8

Trang 8

Thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc trước tác động của đại dịch Covid-19 trang 9

Trang 9

Thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc trước tác động của đại dịch Covid-19 trang 10

Trang 10

Tải về để xem bản đầy đủ

pdf 12 trang xuanhieu 2520
Bạn đang xem 10 trang mẫu của tài liệu "Thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc trước tác động của đại dịch Covid-19", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc trước tác động của đại dịch Covid-19

Thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc trước tác động của đại dịch Covid-19
thường xuyên nắm bắt, cập nhật thông tin và kịp thời cho 
ý kiến, giải quyết vướng mắc khó khăn nhằm đẩy nhanh tiến độ thực hiện, trong đó tập trung vào 
công tác giải phóng mặt bằng, thi công công trình và giải ngân nguồn vốn đầu tư công.
Hình 1. Vốn đầu tư thực hiện trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc 
và tình hình thu chi ngân sách nhà nước năm 2020
 Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Vĩnh Phúc năm 2020
Trong bối cảnh dịch bệnh COVID-19 xảy ra với quy mô toàn cầu, song các hoạt động kinh 
tế đối ngoại, xúc tiến đầu tư tiếp tục được tỉnh quan tâm. UBND tỉnh đã ban hành Chương trình 
xúc tiến đầu tư năm 2020 và Kế hoạch thực hiện Nghị quyết số 02/NQ-CP ngày 01/01/2021 của 
Chính phủ và Chỉ thị số 11/CT-TTg ngày 04/3/2020 của Thủ tướng Chính phủ về các nhiệm vụ, 
giải pháp cấp bách tháo gỡ khó khăn cho sản xuất - kinh doanh, bảo đảm an sinh xã hội ứng phó 
với dịch COVID-19. Trong thời gian thực hiện giãn cách xã hội, các hoạt động xúc tiến đầu tư 
tiếp tục được thực hiện thông qua hình thức mạng xã hội, zalo, điện thoại hoặc bằng văn bản 
1 Cục Thống kê Vĩnh Phúc (2020), Báo cáo tình hình kinh tế - xã hội tỉnh Vĩnh Phúc tháng 8 và 8 tháng đầu năm 2020.
KỶ YẾU HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC GIA
358
đến các nhà đầu tư trong và ngoài nước. Do vậy, kết quả thu hút vốn đầu tư năm 2020 tuy giảm 
so với năm trước nhưng vẫn vượt kế hoạch đề ra, trong đó, vốn FDI đạt 666,16 triệu USD, bằng 
57,49% so với năm 2019 và vượt 21,12% so với kế hoạch (550 triệu USD) với 31 dự án cấp mới 
và 44 dự án tăng vốn; vốn DDI đạt 7.468,73 tỷ đồng, bằng 49,54% so với năm 2019, vượt 35,8% 
so với kế hoạch (5.500 tỷ đồng) với 44 dự án cấp mới và 10 dự án tăng vốn. Lũy kế đến hết năm 
2020 toàn tỉnh có 412 dự án FDI còn hiệu lực với tổng vốn đầu tư đăng ký là 6,1 tỷ USD và 803 
dự án DDI với tổng vốn đầu tư là hơn 98,3 nghìn tỷ đồng.
3. GIẢI PHÁP THU HÚT ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH 
VĨNH PHÚC TRONG BỐI CẢNH HIỆN NAY
Vĩnh Phúc là một trong những địa phương đầu tiên trong cả nước có ca bệnh nhiễm dịch 
COVID-19 và thực hiện giãn cách xã hội theo Chỉ thị số 16/CT-TTg ngày 31/3/2020 về thực 
hiện các biện pháp cấp bách phòng, chống dịch COVID-19 của Thủ tướng Chính phủ, đồng thời 
là một trong ba tỉnh đi đầu trong việc khống chế thành công sự lây lan, phát tán dịch COVID-19 
ra cộng cồng trên phạm vi cả nước. Thành công Vĩnh Phúc nói riêng và của Việt Nam nói chung 
trong kiểm soát và khống chế đại dịch COVID-19 cùng những chính sách tích cực nhằm khôi 
phục kinh tế đang thu hút sự chú ý của nhiều nhà đầu tư nước ngoài. Vượt qua những con số 
khiêm tốn thu hút đầu tư 8 tháng đầu năm 2020 do dịch COVID-19, với nhiều chương trình xúc 
tiến và môi trường đầu tư thông thoáng... đây chính là cơ hội vàng để Vĩnh Phúc đón làn sóng 
dịch chuyển dòng vốn đầu tư FDI đầu tư vào các KCN.
Trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc đã có sưự hiện diện của nhiều tập đoàn lớn như: Toyota, Honda, 
Sumitomo (Nhật Bản); Piaggio (Ý); De Heus (Hà Lan); Deawoo; Patron Vina, Heasung Vina, 
Cammsys (Hàn Quốc); Prime Group (Thái Lan); Weldex (Hoa Kỳ) Bên cạnh nhà đầu tư nước 
ngoài, Vĩnh Phúc cũng nhận được sự quan tâm lớn của nhiều doanh nghiệp tên tuổi trong nước 
như: FLC, VinGroup, SunGroup, Công ty Hồng Hạc Đại Lải, Sông Hồng Thủ đô, Thép Việt 
Đức,... Tất cả những nhà đầu tư này đều có sự tăng trưởng mạnh mẽ tại Vĩnh Phúc. Tuy nhiên, 
trước tác động của đại dịch COVID-19, tất cả các nhà đầu tư đều bị sụt giảm doanh thu. Để tháo 
gỡ khó khăn, tạo thuận lợi cho doanh nghiệp khi đến với địa phương, thời gian qua, lãnh đạo tỉnh 
Vĩnh Phúc đã liên tục tổ chức các buổi đối thoại với doanh nghiệp trên địa bàn. Cụ thể, vào đầu 
tháng 3/2020, lãnh đạo UBND tỉnh Vĩnh Phúc cùng các sở, ngành, hiệp hội doanh nghiệp tại địa 
phương đã có buổi đối thoại với doanh nghiệp, nhà đầu tư trong KCN Thăng Long Vĩnh Phúc. 
Trong buổi đối thoại, nhiều giải pháp tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp trong lĩnh vực xuất 
nhập khẩu nguyên liệu, vật tư, trang thiết bị máy móc đã được đề cập. Đồng thời, lãnh đạo địa 
phương cũng cam kết, tỉnh đã có công văn gửi Chính phủ, đề xuất hỗ trợ các khoản vay lãi suất 
thấp, giãn, hoãn, miễn giảm thuế cho một số doanh nghiệp và sẽ triển khai ngay khi nhận được 
công văn đồng ý của Chính phủ. Ngày 20/6/2020, tỉnh Vĩnh Phúc tổ chức Hội nghị bàn các giải 
pháp thúc đẩy kinh tế - xã hội năm 2020. Đây là cuộc họp chưa có tiền lệ, được coi như một “hội 
nghị Diên Hồng” của tỉnh từ khi tái lập đến nay bởi Hội nghị đã triệu tập toàn bộ lãnh đạo các 
sở, ban, ngành, địa phương, người đứng đầu các tổ chức đoàn thể, chính trị xã hội tham dự, thảo 
luận và đề xuất các giải pháp cấp bách thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội năm 2020.
Trước khi dịch COVID-19 bùng phát, do tác động của chiến tranh thương mại Mỹ - Trung, 
xu hướng dịch chuyển đầu tư ra khỏi Trung Quốc đã bắt đầu xuất hiện. Nhiều đoàn công tác của 
KINH TẾ VIỆT NAM NĂM 2020 VÀ TRIỂN VỌNG NĂM 2021 
Ứng phó và vượt qua đại dịch COVID-19, hướng tới phục hồi và phát triển
359
doanh nghiệp nước ngoài đã đến tìm hiểu cơ hội đầu tư tại nhiều tỉnh, thành trong cả nước, trong 
đó có Vĩnh Phúc. Sau khi dịch COVID-19 cơ bản được khống chế và đẩy lùi, làn sóng tìm kiếm 
cơ hội đầu tư từ nước ngoài vào Việt Nam càng trở nên đặc biệt sôi động, từ các “ông lớn” như: 
Apple, Google, Amazon, đến những công ty có thương hiệu mạnh trên toàn cầu đều bày tỏ ý 
định đặt “đại bản doanh” sản xuất ở Việt Nam. Đón bắt cơ hội không thể tốt hơn này, cùng với 
các địa phương như: Bắc Ninh, Hải Dương Quảng Ninh, Bình Dương..., Vĩnh Phúc đã nhanh 
chóng “trải thảm đỏ” mời gọi các nhà đầu tư trên khắp thế giới đến nghiên cứu thị trường, xúc 
tiến đầu tư. Để hoàn thành mục tiêu “thu hút đầu tư 3 tháng cuối năm 2020, khoảng 10 - 12 dự 
án FDI, vốn đăng ký đạt 120 - 150 triệu USD; thu hút mới khoảng 3 dự án DDI với tổng vốn đầu 
tư khoảng 100 - 300 tỷ đồng”, tỉnh Vĩnh Phúc đã chú trọng các hoạt động xúc tiến đầu tư tại chỗ 
đối với các dự án đã đầu tư hiệu quả tại các KCN trên địa bàn tỉnh, thúc đẩy dòng vốn tái đầu tư 
của các dự án đi vào hoạt động sản xuất - kinh doanh làm tăng quy mô và giá trị vốn đầu tư, thúc 
đẩy quá trình hội nhập kinh tế quốc tế, chuyển giao công nghệ, tạo đà cho phát triển kinh tế bền 
vững và cân bằng giữa dòng vốn FDI.
Để thực hiện mục tiêu trên, đòi hỏi Đảng bộ, chính quyền và nhân dân tỉnh Vĩnh Phúc phải 
tiếp tục huy động nguồn lực rất lớn đầu tư cho phát triển. Bên cạnh phát huy tối đa nguồn nội 
lực của tỉnh, cần kết hợp hài hòa, sử dụng nguồn vốn đầu tư trong và ngoài nước, nhất là nguồn 
vốn FDI. Nhằm tăng cường thu hút dòng vốn FDI có chất lượng và sử dụng hiệu quả nguồn vốn 
này, trước hết, phải tiếp tục hoàn thiện thể chế kinh tế, cải cách hành chính, tư pháp, cải thiện 
môi trường đầu tư kinh doanh theo chuẩn mực quốc tế, bảo đảm vận hành hiệu quả các loại thị 
trường; thúc đẩy nhanh quá trình thị trường hóa các yếu tố sản xuất, khắc phục hạn chế, bất cập 
về cơ sở hạ tầng, nguồn nhân lực, phát triển hệ thống doanh nghiệp trong tỉnh, coi trọng doanh 
nghiệp tư nhân. Năm 2020 là năm có ý vô cùng quan trọng trong việc thực hiện Chiến lược phát 
triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2011 - 2020 mà Chính phủ đã đề ra và cũng là năm cuối trong 
Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh giai đoạn 2016 - 2020, là năm bản lề, tạo nền tảng 
vững chắc cho việc thực hiện các mục tiêu trung và dài hạn trong Chiến lược phát triển kinh tế 
- xã hội giai đoạn 2021 - 2030 và những năm tiếp theo. Do vậy, để thu hút và sử dụng vốn FDI 
trên địa bàn tỉnh hiệu quả, thực chất, đi vào chiều sâu, đảm bảo phát triển bền vững trước tác 
động khó lường của dịch COVID-19 nói riêng và tác động quốc tế trong bối cảnh hiện nay nói 
chung, khuyến khích đổi mới, sáng tạo và gắn kết chặt chẽ giữa doanh nghiệp FDI với doanh 
nghiệp DDI, nâng cao vị trí của tỉnh Vĩnh Phúc, chiến lược trong thu hút nguồn vốn FDI của tỉnh 
Vĩnh Phúc cần:
(i) Định hướng lĩnh vực đầu tư, các dự án có hàm lượng khoa học công nghệ cao, thân thiện 
với môi trường, đóng góp lớn cho phát triển kinh tế - xã hội của địa phương, các dự án có khả 
năng tham gia chuỗi giá trị toàn cầu, các dự án trong các lĩnh vực: công nghiệp điện tử, viễn 
thông, công nghiệp cơ khí, vật liệu xây dựng, vật liệu mới, công nghiệp hỗ trợ của ngành lắp ráp 
ô tô, xe máy, điện tử, xây dựng phát triển hạ tầng KCN, dự án du lịch dịch vụ, trường đào tạo 
nghề tầm cỡ khu vực và quốc tế, kêu gọi, xúc tiến các hoạt động đầu tư vào các ngành dịch vụ 
như: tài chính, ngân hàng, bảo hiểm, logistics, cung cấp các dịch vụ chăm sóc sức khỏe, sản xuất 
thiết bị y tế, giáo dục và đào tạo và các dịch vụ hiện đại khác, sản xuất nông nghiệp công nghệ 
cao, nông nghiệp thông minh, phát triển kết cấu hạ tầng hiện đại, đặc biệt là các ngành nghề mới 
trên nền tảng công nghiệp 4.0. Đồng thời, đảm bảo hài hòa giữa tăng trưởng, xuất khẩu với đầu 
KỶ YẾU HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC GIA
360
tư phát triển sản phẩm, dịch vụ có giá trị cao; tiếp tục thu hút nguồn vốn FDI vào các ngành mà 
tỉnh đang có lợi thế so với các địa phương khác, nhưng ưu tiên vào các khâu có giá trị gia tăng 
cao, gắn với quy trình sản xuất thông minh, tự động hóa.
(ii) Định hướng địa bàn đầu tư trong năm 2020 và những năm tiếp theo, tập trung thu hút các 
dự án FDI đầu tư vào các KCN, gắn phát triển công nghiệp với bảo vệ môi trường, xử lý triệt 
để tình trạng ô nhiễm môi trường tại các KCN, CCN; từng bước hình thành các trung tâm công 
nghiệp theo vùng, khuyến khích thu hút các dự án công nghiệp phụ trợ của ngành sản xuất, lắp 
ráp ô tô và phụ tùng xe máy. Bên cạnh đó, cần hoàn thiện cơ chế, chính sách nhằm tạo động lực 
mới trong thu hút và sử dụng nguồn vốn đầu tư vào các KCN, CCN trên địa bàn tỉnh. Tiếp tục 
thực hiện có hiệu quả cải cách thủ tục hành chính, nhất là các thủ tục hành chính về đầu tư. Thiết 
kế quy trình giải quyết các thủ tục hành chính về đầu tư một cách minh bạch, xây dựng cơ chế 
giám sát các hoạt động đầu tư chặt chẽ, đồng bộ và tạo sự thống nhất cao của tất cả các cấp lãnh 
đạo trong hệ thống chính trị của tỉnh. Đồng thời, vận dụng tối đa chính sách ưu đãi của Nhà nước 
để hỗ trợ phát triển doanh nghiệp, chủ động kết nối với các doanh nghiệp có thương hiệu, có uy 
tín, có tiềm lực tài chính trong và ngoài nước, vận dụng một cách linh hoạt các chính sách về thu 
hút đầu tư nước ngoài của Chính phủ, áp dụng tối đa các chính sách ưu đãi cho doanh nghiệp, tạo 
niềm tin để doanh nghiệp yên tâm sản xuất, kinh doanh.
(iii) Định hướng đối tác và thị trường, chú trọng thu hút nguồn vốn FDI từ các nước phát triển 
hàng đầu thế giới như: Nhật Bản, Trung Quốc, Hoa Kỳ, các tập đoàn đa quốc gia nắm giữ nguồn 
vốn lớn, công nghệ tiên tiến, trình độ quản trị hiện đại, các doanh nghiệp sản xuất sản phẩm công 
nghiệp hỗ trợ, các doanh nghiệp nhỏ và vừa của Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan, nhưng phải 
đảm bảo điều kiện nâng cấp công nghệ và gia nhập mạng sản xuất và chuỗi giá trị toàn cầu. Đồng 
thời, hướng đến và đẩy mạnh xúc tiến đầu tư với các đối tác tiềm năng đến từ châu Âu (Đức, Ý, 
Hoa Kỳ,...). Bên cạnh đó, cần chủ động theo dõi, nắm bắt, đánh giá xu hướng dịch chuyển dòng 
vốn FDI và công nghệ ở các nước phát triển, các tập đoàn kinh tế xuyên quốc gia để lựa chọn, 
thu hút các nhà đầu tư, các tập đoàn kinh tế phù hợp với điều kiện và định hướng phát triển của 
địa phương. Song song với đó, cần tận dụng tối đa những điều kiện thuận lợi từ các hiệp định 
thương mại tự do mang lại để thu hút dòng vốn FDI đầu tư vào tỉnh.
Ngoài ra, Đảng bộ, UBND tỉnh khuyến khích triển khai những chính sách như: bảo đảm đủ 
nguồn cung các mặt hàng thiết yếu; thúc đẩy mạnh doanh nghiệp phát triển và ứng dụng khoa 
học công nghệ trong thương mại điện tử, giao vận, chuyển phát, thanh toán điện tử trên môi 
trường số; đẩy mạnh giải ngân vốn đầu tư công để làm động lực cho tăng trưởng kinh tế; hệ thống 
ngân hàng thương mại trên địa bàn tỉnh cho vay hỗ trợ doanh nghiệp vượt khó khăn, bên cạnh 
việc khoanh nợ, giãn nợ, giảm lãi suất cho vay cũng như có chính sách để duy trì số lượng doanh 
nghiệp trong nền kinh tế cũng như lượng vốn đăng ký kinh doanh. Đối với các doanh nghiệp ảnh 
hưởng nặng nề bởi dịch COVID-19, cần cơ cấu lại thời hạn trả nợ, chậm chuyển nợ thành nợ 
xấu; phát huy mạnh mẽ tính năng động, sáng tạo của khu vực kinh tế tư nhân; có các giải pháp 
tạo điều kiện thuận lợi cho phát triển, cải cách mạnh mẽ thủ tục hành chính thúc đẩy đầu tư đầu 
tư khu vực tư nhân; tăng cường triển khai dịch vụ công trực tuyến; thúc đẩy mạnh mẽ đầu tư 
nước ngoài, nỗ lực cải thiện môi trường kinh doanh; tận dụng cơ hội thu hút các luồng vốn đầu 
tư dịch chuyển vào địa phương.
KINH TẾ VIỆT NAM NĂM 2020 VÀ TRIỂN VỌNG NĂM 2021 
Ứng phó và vượt qua đại dịch COVID-19, hướng tới phục hồi và phát triển
361
4. KẾT LUẬN 
Trong điều kiện còn nhiều khó khăn do tác động của dịch COVID-19, cùng với đó là những 
yếu tố bất thường của thiên nhiên, Tỉnh ủy, HĐND, UBND tỉnh đã chỉ đạo các cấp, các ngành 
tập trung thực hiện “mục tiêu kép” vừa quyết liệt phòng chống dịch bệnh, vừa tập trung duy trì 
và phát triển kinh tế, bảo đảm đời sống Nhân dân. Nhờ sự nỗ lực của cả hệ thống chính trị, cộng 
đồng doanh nghiệp và Nhân dân, tình hình kinh tế - xã hội trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc năm 2020 
tuy có suy giảm so với cùng kỳ năm 2019, nhưng cơ bản hoàn thành mục tiêu, nhiệm vụ đề ra, 
đặc biệt là trong việc thu hút dòng vốn FDI tạo động lực phát triển kinh tế - xã hội, đảm bảo các 
vấn đề an sinh xã hội trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Ban Dự báo Kinh tế ngành và doanh nghiệp (2020), Dự báo triển vọng kinh tế thế giới những 
tháng cuối năm 2020. Truy cập ngày 25/02/2021 tại: 
aspx?newid=22128.
2. Cục Thống kê Vĩnh Phúc (2020), Báo cáo tình hình kinh tế - xã hội tỉnh Vĩnh Phúc tháng 8 
và 8 tháng đầu năm 2020.
3. Đảng bộ tỉnh Vĩnh Phúc (2020), Văn kiện Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh Vĩnh Phúc lần thứ 
XVII, nhiệm kỳ 2020 - 2025 (Lưu hành nội bộ).
4. Nguyễn Văn Trì (2018), Vĩnh Phúc thành công trong thu hút các dự án công nghiệp, cải thiện 
hạ tầng kinh tế - xã hội địa phương. Kỷ yếu Hội nghị: “30 năm thu hút đầu tư nước ngoài tại 
Việt Nam: Tầm nhìn và cơ hội mới trong kỷ nguyên mới”, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, tại: http://
www.trungtamwto.vn/download/16865/Kỷ yeu Hoi nghi 30 nam - Vietnamese.pdf. Cập nhật 
ngày 18/02/2021.
5. UBND tỉnh Vĩnh Phúc (2016), Nghị quyết của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về một số biện pháp 
cơ bản cải thiện môi trường đầu tư, nâng cao năng lực cạnh tranh tỉnh Vĩnh Phúc giai đoạn 
2016 - 2021.
6. UBND tỉnh Vĩnh Phúc (2016), Quyết định số 3189/QĐ-UBND ngày 11/10/2016 phê duyệt 
Đề án cải thiện môi trường đầu tư, nâng cao năng lực cạnh tranh tỉnh Vĩnh Phúc giai đoạn 
2016 - 2020.
7. WHO ghi nhận số ca nhiễm mới trên toàn cầu giảm 16% trong tuần qua: https://nhandan.
com.vn/tin-tuc-the-gioi/who-ghi-nhan-so-ca-nhiem-moi-tren-toan-cau-giam-16-trong-tuan-
qua-635657/, truy cập ngày 18/02/2021.

File đính kèm:

  • pdfthu_hut_von_dau_tu_truc_tiep_nuoc_ngoai_tren_dia_ban_tinh_vi.pdf