Thu hút FDI cho phát triển kinh tế tỉnh Thái Nguyên trong bối cảnh mới

Trên cơ sở khái quát về phát triển kinh tế tỉnh Thái Nguyên, FDI tỉnh Thái Nguyên trong thời gian qua,

bài viết này tập trung phân tích những ảnh hưởng của bối cảnh trong nước và quốc tế đến xu hướng thu

hút FDI cho phát triển kinh tế tỉnh Thái Nguyên. Bài viết dự báo xu hướng cùng với những hàm ý về chính

sách nhằm thu hút FDI cho phát triển kinh tế tỉnh Thái Nguyên trong bối cảnh mới.

Thu hút FDI cho phát triển kinh tế tỉnh Thái Nguyên trong bối cảnh mới trang 1

Trang 1

Thu hút FDI cho phát triển kinh tế tỉnh Thái Nguyên trong bối cảnh mới trang 2

Trang 2

Thu hút FDI cho phát triển kinh tế tỉnh Thái Nguyên trong bối cảnh mới trang 3

Trang 3

Thu hút FDI cho phát triển kinh tế tỉnh Thái Nguyên trong bối cảnh mới trang 4

Trang 4

Thu hút FDI cho phát triển kinh tế tỉnh Thái Nguyên trong bối cảnh mới trang 5

Trang 5

Thu hút FDI cho phát triển kinh tế tỉnh Thái Nguyên trong bối cảnh mới trang 6

Trang 6

Thu hút FDI cho phát triển kinh tế tỉnh Thái Nguyên trong bối cảnh mới trang 7

Trang 7

Thu hút FDI cho phát triển kinh tế tỉnh Thái Nguyên trong bối cảnh mới trang 8

Trang 8

Thu hút FDI cho phát triển kinh tế tỉnh Thái Nguyên trong bối cảnh mới trang 9

Trang 9

Thu hút FDI cho phát triển kinh tế tỉnh Thái Nguyên trong bối cảnh mới trang 10

Trang 10

pdf 10 trang xuanhieu 2680
Bạn đang xem tài liệu "Thu hút FDI cho phát triển kinh tế tỉnh Thái Nguyên trong bối cảnh mới", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Thu hút FDI cho phát triển kinh tế tỉnh Thái Nguyên trong bối cảnh mới

Thu hút FDI cho phát triển kinh tế tỉnh Thái Nguyên trong bối cảnh mới
iển như: Ngành công nghiệp hỗ trợ, công 
nghiệp công nghệ cao... 
Hai là, các chính sách ưu đãi thu hút FDI của 
tỉnh còn chưa đủ mạnh, chưa có điểm đột phá như 
chính sách xúc tiến thu hút FDI. Hình thức vận 
động FDI còn đơn lẻ, thụ động, hiệu quả chưa cao, 
chủ yếu các chương trình xúc tiến đầu tư đều theo 
chương trình tổ chức của Bộ Kế hoạch và Đầu tư. 
Mặc dù địa phương cũng đã chủ động xúc tiến thu 
hút FDI nhưng chưa đa dạng các quốc gia vận 
động, chủ yếu trong những năm qua tập trung vào 
Nhật Bản và Hàn Quốc. 
Ba là, việc xây dựng chiến lược, quy hoạch, 
mặc dù đã có quy hoạch tổng thể về phát triển kinh 
tế - xã hội từng năm, từng giai đoạn nhưng vẫn 
chưa đủ thông tin chi tiết về các dự án FDI để cung 
cấp cho nhà đầu tư. Thông tin về dự án FDI chỉ 
dừng lại ở tên dự án, tổng vốn đầu tư, địa bàn, lĩnh 
vực, chưa có quy mô, thông số kỹ thuật cụ thể. 
 Bốn là, chính sách thu hút FDI phải hướng tới 
nâng cao chất lượng và hiệu quả trên cơ sở bảo đảm 
lợi ích quốc gia, hiệu quả kinh tế - xã hội của tỉnh, 
thực hiện tái cơ cấu nền kinh tế chuyển từ phát triển 
theo “chiều rộng” sang “chiều sâu”, chuyển từ số 
lượng sang chất lượng của mỗi dự án FDI. Các 
chính sách ưu đãi FDI của địa phương cần chọn lọc, 
Chuyên mục: Quản trị - Quản lý - TẠP CHÍ KINH TẾ & QUẢN TRỊ KINH DOANH SỐ 16 (2021) 
72 
không thể ưu đãi mọi dự án đều như nhau; nhà đầu 
tư nào cũng đều được ưu đãi như nhau như về đất 
đai, thuế,... Chính sách thu hút FDI của tỉnh Thái 
Nguyên chưa bảo đảm hấp dẫn nhà đầu tư tiềm 
năng vào ngành, nghề lĩnh vực công nghệ cao, thân 
thiện với môi trường; đồng thời chưa tạo được rào 
cản kỹ thuật đối với những dự án FDI công nghệ 
thấp, gây ô nhiễm môi trường. 
Năm là, bên cạnh những chính sách hỗ trợ, 
thu hút FDI, tỉnh Thái Nguyên còn quá chú trọng 
vào thu hút và kêu gọi các dự án FDI mới, chưa 
dành sự quan tâm thích đáng cho quản lý, giám 
sát, hỗ trợ doanh nghiệp FDI sau cấp phép đầu tư 
(mới dừng lại ở khâu cấp phép, chưa chú trọng đến 
khâu sau cấp phép), dẫn đến hiệu quả của một số 
dự án FDI chưa cao; việc hỗ trợ, tháo gỡ khó khăn 
cho doanh nghiệp FDI sau cấp phép còn nhiều khó 
khăn, các đơn vị làm tư vấn, hỗ trợ nhà đầu tư 
nước ngoài chưa đủ mạnh. 
Sáu là, các chính sách cải thiện môi trường 
FDI của tỉnh Thái Nguyên đã có, nhưng chưa đủ 
mạnh tác động đến kết quả thu hút FDI cũng như 
tình hình phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh; có sự 
mất cân đối về cơ cấu vốn FDI theo địa bàn; đã 
xảy ra tình trạng xả thải ra môi trường mà không 
qua xử lý của các doanh nghiệp FDI; khu vực FDI 
nộp ngân sách chưa tương xứng với quy mô vốn 
đầu tư, suất đầu tư cũng như diện tích đất sử dụng; 
một số dự án FDI có hiệu quả đầu tư thấp, chưa 
tạo ra giá trị gia tăng cao; Theo đánh giá của 
VCCI, PCI của tỉnh Thái Nguyên những năm qua 
đã có những thăng hạng vượt bậc, nhưng chất 
lượng của từng chỉ số thành phần còn bất cập, có 
chỉ số thành phần thấp hơn so với địa phương 
khác, có những chỉ số giảm điểm. PCI của tỉnh 
trong những năm trước luôn duy trì trong top cao 
của cả nước. Tuy nhiên, đến năm 2020, PCI của 
Thái Nguyên giảm xuống. 
Bẩy là, cùng với tác động từ thực thi cam kết 
của các Hiệp định thương mại tự do thế hệ mới 
(FTAs) tới nền Kinh tế Việt Nam nói chung và 
tỉnh Thái Nguyên nói riêng; bối cảnh tác động rõ 
nét nhất tới kinh tế tỉnh Thái Nguyên, đó là đại 
dịch Covid-19. Do vậy, mặc dù tiến trình kiểm 
soát dịch bệnh tại Việt Nam được đánh giá là 
thành công nhất thế giới cho đến thời điểm hiện 
tại, nhưng ảnh hưởng từ đại dịch Covid-19 đối với 
nền kinh tế tỉnh Thái Nguyên là rất rõ ràng bởi độ 
mở của nền kinh tế và sự phụ thuộc vào xuất khẩu 
của khu vực FDI. Trong khi FDI và xuất khẩu của 
tỉnh Thái Nguyên phụ thuộc lớn vào Samsung. 
Là địa điểm sản xuất điện thoại thông minh 
chính của Samsung trên toàn cầu, Samsung Thái 
Nguyên gặp phải nhiều khó khăn nghiêm trọng. 
Sự suy giảm về khối lượng sản xuất, kim ngạch 
xuất khẩu, và lợi nhuận tất yếu dẫn tới giảm các 
khoản thuế Samsung đóng góp cho Thái Nguyên 
nói riêng cũng như Việt Nam nói chung. Số liệu 
thống kê cho thấy, số thu ngân sách từ Samsung 
trong 5 tháng năm 2020 chỉ đạt 5.107 tỷ đồng 
(tương đương 32,8% số thu ngân sách năm 2019), 
trong đó, với tỉnh Thái Nguyên, số thu ngân sách 
từ Samsung 5 tháng năm 2020 đạt 1.896 tỷ đồng 
(chiếm 33,8%). Tương tự như vậy, các nhà cung 
ứng trong mạng lưới sản xuất của Samsung cũng 
chịu tác động liên đới, và các khoản thuế của họ 
cũng bị suy giảm một cách tương ứng. Điều này 
một lần nữa cho thấy rủi ro nghiêm trọng khi hoạt 
động công nghiệp của tỉnh Thái Nguyên hầu như 
chỉ phụ thuộc vào một mình Samsung và mạng 
lưới sản xuất của công ty này. 
Việc suy giảm sản xuất của Samsung không 
chỉ gây nên tác động tiêu cực về thu thuế, mà còn 
tiềm ẩn một số rủi ro khác. Một là, vấn đề việc 
làm của người lao động. Mặc dù cho đến thời 
điểm này, chưa xảy ra tình trạng sa thải lao động, 
nhưng nếu khó khăn tiếp tục kéo dài trong cả năm 
2020 thì việc Samsung cắt giảm lao động để tiết 
giảm chi phí là điều khó tránh khỏi. Hai là, chính 
sách tiết giảm chi phí của Samsung chắc chắn sẽ 
tạo ra áp lực giảm chi phí trong các khâu cung 
ứng thượng nguồn. Điều này một mặt làm suy 
giảm lợi nhuận – vốn đã khá mỏng – của các nhà 
cung ứng hiện tại, mặt khác làm khả năng các 
doanh nghiệp Việt Nam có thể gia nhập chuỗi 
cung ứng toàn cầu của Samsung càng trở nên khó 
khăn. Ba là, quan trọng nhất, chính sách tiết giảm 
chi phí một lần nữa làm mạnh thêm động cơ của 
Samsung tìm kiếm các địa điểm sản xuất mới ở cả 
trong và ngoài Việt Nam để tận dụng các ưu đãi 
và khuyến khích tài khóa cao hơn. Mặc dù việc di 
chuyển nhà máy khỏi tỉnh Thái Nguyên sẽ không 
xảy ra ngay lập tức, nhưng một khi ưu đãi giảm 
bớt theo thời gian, nếu điều này là chắc chắn thì 
nguy cơ Samsung rời sang địa phương khác là 
nguy cơ hoàn toàn hiện thực. 
Như vậy, để phát triển bền vững trong dài 
hạn, chiến lược của tỉnh Thái Nguyên phải là một 
mặt tận dụng cơ hội do Samsung mang lại để phát 
triển nội lực, mặt khác phải tìm cách đa dạng hóa 
hoạt động sản xuất công nghiệp cũng như thu hút 
thêm các nhà FDI mới. 
Bênh cạnh những cơ hội to lớn về thu hút 
FDI, tỉnh Thái Nguyên cũng cần lưu ý là nếu 
không có chính sách và cơ chế khuyến khích đúng 
đắn thì Tỉnh sẽ lại chỉ thu hút được các dự án FDI 
gia công, công nghệ cũ, và điều này chỉ làm trầm 
Chuyên mục: Quản trị - Quản lý - TẠP CHÍ KINH TẾ & QUẢN TRỊ KINH DOANH SỐ 16 (2021) 
73 
trọng thêm cơ cấu hiện tại, và do vậy cản trở nỗ 
lực tái cơ cấu của Tỉnh. 
3.3. Giải pháp tăng cường thu hút FDI vào tỉnh 
Thái Nguyên trong bối cảnh mới 
Một là, để thu hút được các dự án FDI có chất 
lượng thì tỉnh Thái Nguyên phải chuẩn bị những 
điều kiện cơ bản như cơ sở hạ tầng, nguồn nhân 
lực có chất lượng, và môi trường kinh doanh thuận 
lợi. Trong thời gian qua, những điều kiện này tuy 
đã được cải thiện song vẫn còn nhiều hạn chế. 
Trong giai đoạn sắp tới, đặc biệt là giai đoạn 2021 
- 2025, tỉnh Thái Nguyên nên tập trung cao nhất 
cho đầu tư cơ sở hạ tầng, vừa giúp khởi động lại 
và kích thích nền kinh tế, vừa giúp tạo thêm công 
ăn việc làm, đồng thời lại nâng cao năng lực cạnh 
tranh cho Tỉnh. 
Hai là, xây dựng danh mục các dự án kêu gọi 
FDI giai đoạn 2020 - 2030, dự báo phương án FDI 
theo ngành, theo lĩnh vực, theo đối tác, theo nguồn 
vốn đầu tư,... Trong đó, tập trung vào công nghiệp 
hỗ trợ trong chuỗi cung ứng của Samsung và các 
lĩnh vực: Xây dựng kết cấu hạ tầng thiết yếu (ưu 
tiên cho các khu công nghiệp), các dự án sản xuất 
công nghiệp chế biến có lợi thế về cung cấp 
nguyên liệu, công nghiệp giải quyết được nhiều 
lao động tại chỗ; các dự án nông nghiệp, công 
nghệ cao; các dự án sản xuất hàng xuất khẩu, dự 
án đầu tư vào các địa bàn còn tiềm năng; các dự 
án xử lý nước thải, chất thải; các dự án về năng 
lượng, hạ tầng các khu công nghiệp tập trung,  
Ba là, tăng cường quản lý FDI, đảm bảo 
theo đúng những văn bản qui định của Nhà nước 
và những qui định của tỉnh về thu hút FDI. Đa 
dạng hóa các hình thức tạo vốn FDI, đa dạng hóa 
các hình thức đầu tư. Huy động vốn FDI bằng 
phương thức kết hợp giữa tỉnh với các nhà FDI, 
hợp tác đối tác công - tư (PPP). 
Bốn là, cải thiện môi trường pháp lý, chính 
sách đầu tư hấp dẫn thu hút các nguồn lực từ bên 
ngoài. Tiếp tục cải thiện môi trường pháp lý đầu 
tư, kinh doanh, cải tiến thủ tục hành chính và nâng 
cao năng lực thi hành công vụ của cán bộ, công 
chức để duy trì kết quả cải thiện Chỉ số năng lực 
cạnh tranh của Thái Nguyên (PCI) liên tục nằm 
trong số tốp 20 tỉnh cao nhất. 
Năm là, làm tốt quản lý dự án FDI sau khi đã 
cấp giấy phép đầu tư. Hỗ trợ việc triển khai thực 
hiện các dự án sau khi cấp giấy phép đầu tư như 
giải phóng mặt bằng, tổ chức thi công xây dựng, 
hỗ trợ công trình ngoài hàng rào, các thủ tục nhập 
khẩu máy móc thiết bị, cung ứng lao động, tạo 
điều kiện cho các doanh nghiệp hoạt động và đem 
niềm tin cho các nhà đầu tư nước ngoài. 
Sáu là, tăng cường xúc tiến đầu tư; cần có 
quan điểm coi xúc tiến FDI là của mọi ngành, mọi 
cấp, cần được nhận thức và thực hiện có hiệu quả, 
hợp lý. Triển khai xúc tiến FDI đúng trọng tâm, 
bám sát nhu cầu thực tế của tỉnh. Chú trọng việc 
chuẩn bị mặt bằng và các kết cấu hạ tầng kỹ thuật 
khác cho các dự án FDI đang xúc tiến, giải quyết 
các vướng mắc, khó khăn, tạo thuận lợi cho hoạt 
động của các dự án FDI đã đầu tư vào tỉnh Lồng 
ghép chương trình xúc tiến FDI của tỉnh với 
chương trình xúc tiến đầu tư quốc gia. Chủ động 
xúc tiến đầu tư với nhiều hình thức khác nhau, 
trong đó chú trọng hình thức trực tiếp liên hệ, tiếp 
xúc với các đối tác, các doanh nghiệp, tập đoàn 
lớn trên thế giới để giới thiệu điều kiện, môi 
trường đầu tư của tỉnh. Kết hợp xúc tiến FDI với 
xúc tiến thương mại và du lịch tại các nước có 
tiềm năng về thương mại như: Trung Quốc, Nhật 
Bản, Hàn Quốc, các nước EU, Bắc Mỹ, ASEAN; 
các nước có tiềm năng về du lịch như Nhật Bản, 
Hàn Quốc, Trung Quốc, ASEAN, EU, Bắc Mỹ, 
Nga; kết hợp với các bộ, ngành Trung ương, các 
tỉnh lân cận như Bắc Giang, Vĩnh Phúc, Bắc Ninh, 
Hà Nội các đơn vị tư vấn chuyên nghiệp về xúc 
tiến FDI để tổ chức các hoạt động hội thảo xúc 
tiến đầu tư, quảng bá hình ảnh của tỉnh. Công khai, 
minh bạch thông tin FDI, quảng bá hình ảnh, 
marketing địa phương trên các trang thông tin điện 
tử của tỉnh. 
Bẩy là, khuyến khích đầu tư ứng dụng, đổi mới 
công nghệ - kỹ thuật phù hợp, hiệu quả vào sản xuất 
công nghiệp. Tập trung đầu tư đổi mới công nghệ 
trong các ngành công nghiệp mũi nhọn của tỉnh. 
Nâng cao chất lượng nguồn lao động. Phát huy lợi 
thế có nhiều cơ sở đào tạo trên địa bàn. Trước mắt, 
lập kế hoạch đào tạo khoảng 20 nghìn đến 25 nghìn 
công nhân kỹ thuật tập đoàn Samsung. 
Tám là, tạo được mối liên kết gắn bó về 
quyền lợi với người dân vùng nguyên liệu. Các 
nhà máy chế biến cần tổ chức bộ phận phụ trách 
về nguyên liệu để phát triển vùng nguyên liệu 
Hoàn thiện mạng lưới bán buôn và bán lẻ hàng hoá, 
dịch vụ, bao gồm: Các trung tâm thương mại đa 
chức năng hạng II, III; các siêu thị - trung tâm 
thương mại hạng II và hạng III tại các thị xã, thị 
trấn các huyện; mạng lưới chợ rộng khắp tại các thị 
trấn, thị tứ tạo thành các cụm thương mại - dịch vụ 
gắn với công nghiệp nhỏ. 
Chín là, cũng cần tính tới tốc độ và khả năng 
tỉnh Thái Nguyên tái cơ cấu kinh tế và đổi mới thể 
chế thu hút FDI có phù hợp với tốc độ mở cửa 
trong CPTPP và các FTA mà Việt Nam tham gia, 
để hiện thực hóa được lợi ích từ tăng trưởng về 
GRDP cũng như FDI ở tỉnh. 
Chuyên mục: Quản trị - Quản lý - TẠP CHÍ KINH TẾ & QUẢN TRỊ KINH DOANH SỐ 16 (2021) 
74 
4. Kết luận 
Trong bối cảnh mới của cuộc cách mạng 
công nghiệp 4.0, cùng với sự tham gia CPTPP, các 
FTA và những ảnh hưởng từ Covid – 19; đã tạo ra 
nhiều cơ hội và thách thức đối với phát triển kinh 
tế - xã hội tỉnh Thái Nguyên, trong đó rõ nét nhất 
là thu hút vốn FDI của tỉnh. Cơ hội lớn nhất là việc 
tiếp cận các thị trường mới, các nhà đầu tư mới ở 
châu Mỹ, Châu Âu, cùng những quốc gia có công 
nghệ hiện đại và thương hiệu cao; cũng như tận 
dụng mức cam kết mở cửa sâu hơn với các FTA 
hiện nay. Đặc biệt hơn, CPTPP và các FTA thế hệ 
mới có thể giúp tỉnh Thái Nguyên giảm phụ thuộc 
thương mại quốc tế (chủ yếu xuất khẩu) vào một 
số đối tác truyền thống mà sự phụ thuộc đó có thể 
kéo theo sự phụ thuộc về các lĩnh vực khác. Bối 
cảnh mới cũng sẽ tạo sức ép lớn tới đổi mới cơ 
chế, chính sách của tỉnh, tạo đà cho thu hút FDI, 
giảm dần sự phụ thuộc tuyệt đối vào Samsung. 
Tận dụng được những lợi thế và khắc phục những 
bất lợi bối cảnh mới, kinh tế tỉnh Thái Nguyên sẽ 
có tốc độ tăng trưởng cao và bền vững. Thực hiện 
một số giải pháp cơ bản ở trên sẽ là tiền đề cho thu 
hút FDI gắn với các ràng buộc và điều kiện mới, 
đưa tỉnh Thái Nguyên vượt khỏi những hệ lụy và 
tác động tiêu cực của FDI. 
TÀI LIỆU THAM KHẢO 
[1]. Bộ Kế hoạch và Đầu tư. (2020). Báo cáo tình hình thu hút và sử dụng vốn FDI giai đoạn 2010- 2020, 
Hà Nội. 
[2]. Chính phủ (2016). Nghị định số 131/2006/NĐ-CP. 
[3]. Nguyễn Tiến Long. (2012). Tác động của Đầu tư trực tiếp nước ngoài tới chuyển dịch cơ cấu kinh tế 
của tỉnh Thái Nguyên, Nhà xuất bản Lao động, Hà Nội. 
[4]. Vũ Chí Lộc. (2012). Giáo trình Đầu tư quốc tế, Nhà xuất bản Đại học quốc gia Hà Nội. 
[5]. Luật đầu tư. (2020). Số 61/2020/QH14, Quốc Hội khóa 14. 
[6]. Niên giám thống kê tỉnh Thái Nguyên. (2014, 2015, 2016, 2017, 2018, 2019). 
[7]. Đỗ Hoài Nam. (1996). Các nhân tố ảnh hưởng tới chuyển dịch cơ cấu kinh tế trong thời kì Công 
nghiệp hóa ở Việt Nam, Nhà xuất bản Hà Nội, Hà Nội. 
[8]. Nguyễn Thị Minh. (2009). Chuyển dịch cơ cấu và tăng trưởng kinh tế. Tạp chí Nghiên cứu Kinh tế, 
số 3/370, trang 23. 
[9]. Tổng cục Hải quan Việt Nam. (2019). Báo cáo tình hình xuất nhập khẩu. 
[10]. Tổng cục Thống kê. (2019). Báo cáo tình hình kinh tế - xã hội Việt Nam 2018. Hà Nội 
[11]. Tổng cục Thống kê. (2020). Niên giám thống kê 2019. Nhà xuất bản Thống kê. 
[12]. Trans Pacific Partnership pact to drive major gains for Vietnam in FDI, realty investment & exports, 
issued by DealstreetAsia, 20/10/2015. 
[13]. UBND tỉnh Thái Nguyên. (2020). Đề án “Nâng cao năng lực cạnh tranh tỉnh Thái Nguyên và vai 
trò của Samsung”. Thái Nguyên. 
[14]. Viện nghiên cứu kinh tế và chính sách. (2015). Tác động của TPP và AEC lên nền kinh tế Việt Nam. 
Hà Nội. 
Thông tin tác giả: 
1. Nguyễn Tiên Phong 
- Cơ quan công tác: Trường Đại học Kinh tế & QTKD 
2. Đàm Phương Lan 
- Cơ quan công tác: Trường Đại học Kinh tế & QTKD 
3. Trần Đình Chúc 
- Cơ quan công tác: Trường Đại học Kinh tế & QTKD 
4. Nguyễn Tiến Long 
- Cơ quan công tác: Trường Đại học Kinh tế & QTKD 
- Địa chỉ email: nguyentienlong@tueba.edu.vn 
Ngày nhận bài: 23/03/2021 
Ngày nhận bản sửa: 27/03/2021 
Ngày duyệt đăng: 30/03/2021 

File đính kèm:

  • pdfthu_hut_fdi_cho_phat_trien_kinh_te_tinh_thai_nguyen_trong_bo.pdf