Thông tin kế toán quản trị chi phí tại doanh nghiệp nhựa

Tóm tắt: Thông tin kế toán quản trị (KTQT) chi phí sẽ là công cụ đắc lực phục vụ công tác

quản trị chi phí tại doanh nghiệp (DN) nhằm giải quyết bài toán kiểm soát chi phí, giảm giá

thành sản phẩm. Hiện nay, ngành nhựa bên cạnh những thành công đạt được thì cũng đang

gặp phải không ít khó khăn trong quá trình sản xuất: nguyên vật liệu đầu vào phải nhập

ngoại, quy mô DN nhỏ, công tác KTQT chưa thực sự được chú trọng, thông tin kế toán chi

phí hầu hết là thông tin quá khứ. Để nâng cao vai trò cung cấp thông tin của KTQT chi phí

các DN nhựa cần triển khai đồng bộ các giải pháp từ khâu phân loại chi phí, lập dự toán đến

lập báo cáo quản trị chi phí.

Thông tin kế toán quản trị chi phí tại doanh nghiệp nhựa trang 1

Trang 1

Thông tin kế toán quản trị chi phí tại doanh nghiệp nhựa trang 2

Trang 2

Thông tin kế toán quản trị chi phí tại doanh nghiệp nhựa trang 3

Trang 3

Thông tin kế toán quản trị chi phí tại doanh nghiệp nhựa trang 4

Trang 4

Thông tin kế toán quản trị chi phí tại doanh nghiệp nhựa trang 5

Trang 5

pdf 5 trang xuanhieu 7640
Bạn đang xem tài liệu "Thông tin kế toán quản trị chi phí tại doanh nghiệp nhựa", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Thông tin kế toán quản trị chi phí tại doanh nghiệp nhựa

Thông tin kế toán quản trị chi phí tại doanh nghiệp nhựa
trị chi phí. 
Ngành nhựa Việt Nam trong những năm gần đây đã có sự phát triển nhanh chóng, 
thực sự là ngành có nhiều tiềm năng, với tốc độ tăng trưởng 15-18%/năm, chỉ đứng sau ngành 
dệt may và viễn thông, tổng giá trị xuất khẩu đạt trên 3 tỷ USD, tăng 17,6% so với năm 2016, 
cả nước hiện nay có gần 4000 DN và sử dụng đến 200.000 lao động (theo Báo cáo Hiệp hội 
Nhựa, 2017). Tuy nhiên, có đến hơn 80% DN nhựa là DN nhỏ và vừa với trình độ hạn chế, 
khoảng 85% thiết bị máy móc phải nhập ngoại, đặc biệt nguồn cung nguyên vật liệu nhựa 
trong nước không đáp ứng được, ngành nhựa phải nhập khẩu hơn 80%, việc phụ thuộc vào 
nguyên liệu nhựa nhập khẩu không chỉ khiến cho các DN bị ứ đọng vốn vì phải tích trữ 
nguyên liệu mà còn tiềm ẩn rủi ro về tỷ giá, và giá dầu thế giới, mỗi khi tỷ giá VNĐ/USD 
tăng sẽ khiến chi phí nguyên liệu đầu vào của các DN nhựa tăng theo. Bên cạnh đó, chi phí 
nguyên vật liệu lại chiếm khoảng 70-80% giá thành sản phẩm, dẫn đến giá bán của các DN 
trong nước rất khó cạnh tranh với các quốc gia có sản phẩm xuất khẩu tương tự (Kiên Dương, 
2018). Trước những khó khăn trên, thì việc nâng cao vai trò cung cấp thông tin của KTQT chi 
phí là một trong những công cụ hữu ích giúp các DN nhựa có các quyết định phù hợp trong 
quản trị chi phí và nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của mình. 
Qua khảo sát thực tế tại một số DN nhựa và đặc biệt phỏng vấn chuyên sâu tại công ty 
cổ phần Nhựa Hà Nội, kết quả cho thấy hệ thống thông tin kế toán chi phí tại các DN nhựa 
hầu hết là thông tin quá khứ. Kế toán chi phí chưa phục vụ cho việc phân tích các mặt hoạt 
động của DN để sử dụng hiệu quả các nguồn lực, xây dựng các phương án sản xuất, lựa chọn 
các quyết định tối ưu trong kinh doanh. Với cách phân loại chi phí như hiện nay thì chưa thực 
sự giúp cho việc quản trị chi phí trong DN. Phân loại chi phí theo mục đích, công dụng chỉ 
phục vụ cho việc tính giá thành, lập báo cáo sản xuất theo các yếu tố, báo cáo kết quả hoạt 
động kinh doanh phục vụ cho mục đích kế toán tài chính. Bên cạnh đó, việc xác định các 
nguồn phát sinh chi phí phù hợp với từng loại chi phí cũng cần được chú ý bởi công tác này là 
cơ sở cho việc xây dựng định mức và lập dự toán chi phí hợp lý, đồng thời giúp xác định chi 
phí cho từng đối tượng chịu phí. Như đối với chi phí bán hàng và chi phí quản lý DN, một số 
khoản mục mang tính chất biến đổi như chi chí tiếp khách, chi phí điện thoại, chi phí văn 
n trÞ - Kinh nghiÖm quèc tÕ vµ thùc tr¹ng ë ViÖt Nam 
 90 
phòng phẩm... hiện thường được DN nhựa trích theo hình thức khoán chi phí trong khi những 
chi phí này có nguồn phát sinh chi phí khác nhau. Lập định mức mới chỉ được thực hiện cho 
chi phí nguyên vật liệu trực tiếp và là định mức về kỹ thuật. Việc phòng ngừa biến động giá 
nguyên vật liệu đầu vào (làm cơ sở cho việc xác định đơn giá) cũng chưa được thực hiện. Bên 
cạnh đó, việc lập kế hoạch mua nguyên liệu hạt nhựa đầu vào chủ yếu căn cứ nhu cầu sản 
xuất trung bình trong 3 tháng. Chi phí nhân công trực tiếp thường chưa xây dựng dự toán chi 
tiết do đó lao động trong những khoảng thời gian dư thừa bị buộc nghỉ chờ việc mà không có 
sự chuẩn bị thông báo trước cho công nhân, việc thừa bao nhiêu và thừa nhân công trong thời 
gian nào cũng không được tổng hợp theo dõi. Đối với chi phí sản xuất chung, chi phí bán 
hàng và chi phí quản lý DN với một số khoản mục có xác định định mức nhưng thực chất lại 
là khoán chi phí cho các bộ phận, các chi phí này không được dự toán mà ước tính dựa trên 
kinh nghiệm quản lý của trưởng các bộ phận trong khi các chi phí này khi phát sinh lại do bị 
ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố. Chi phí sản xuất chung ngày càng chiếm tỷ trọng lớn trong tổng 
chi phí nên việc xác định chính xác các khoản mục chi phí cấu thành sẽ có tác động mạnh mẽ 
đến hiệu quả trong công tác quản lý như đưa ra quyết định và xác định giá thành sản phẩm 
sản xuất... Bộ máy kế toán của đơn vị thường mới chỉ đáp ứng về kế toán tài chính phục vụ 
cho cơ quan quản lý Nhà nước, còn đối với bộ máy KTQT còn mờ nhạt, các nội dung KTQT 
chi phí chưa được thực hiện một cách triệt để, nhân viên kế toán còn thiếu kỹ năng cung cấp 
thông tin KTQT chi phí do vậy chưa đáp ứng được yêu cầu quản lý. Mặc dù, đa số các DN 
nhựa bước đầu đã xây dựng các báo cáo KTQT chi phí. Tuy nhiên, báo cáo từ một số nguồn 
thông tin chưa đầy đủ, chưa được lập một cách có hệ thống, chưa đồng bộ. Vì vậy, ảnh hưởng 
không nhỏ đến dòng thông tin mà KTQT chi phí cung cấp. Thông tin KTQT chi phí thích hợp 
sẽ là công cụ đắc lực phục vụ công tác quản trị chi phí tại DN, nhằm giải quyết bài toán kiểm 
soát chi phí, giảm giá thành sản phẩm. Từ đó, đủ cơ sở để đưa ra mức giá mang tính cạnh 
tranh cao. Vậy để nâng cao vai trò cung cấp thông tin của KTQT tại DN nhựa cần triển khai 
đồng bộ các giải pháp sau: 
Thứ nhất: Phân loại chi phí theo mối quan hệ giữa chi phí với mức độ hoạt động 
 Phân loại chi phí là công việc đầu tiên, đặt nền móng cho sự vận hành của hệ thống 
KTQT tại các DN nói chung và DN nhựa nói riêng. Khi phân loại chi phí nên theo mối quan 
hệ giữa chi phí với mức độ hoạt động của chi phí. Chi phí nên được phân chia thành: biến phí, 
định phí và chi phí hỗn hợp dựa trên nhiều nguồn phát sinh chi phí: 
 - Chi phí nguyên vật liệu chính (hạt nhựa), nguyên vật liệu phụ và tiền lương công 
nhân trực tiếp sản xuất là chi phí biến đổi theo số lượng sản phẩm sản xuất thuộc nhóm biến 
phí. 
 - Đối với lương công nhân gián tiếp sản xuất, có bộ phận được trả lương theo tỷ lệ giá 
trị sản phẩm sản xuất sẽ mang tính biến đổi sẽ thuộc nhóm biến phí. 
 - Chi phí bảo dưỡng máy móc được coi là chi phí cố định trong trường hợp lịch bảo 
dưỡng và chi phí bảo dưỡng không có nhiều thay đổi trong các kỳ thuộc nhóm định phí. 
 - Chi phí năng lượng điện ở bộ phận sản xuất mang tính chất hỗn hợp vì nó bao gồm 
điện thắp sáng, điều hòa, quạt (định phí) và điện chạy máy (chi phí biến đổi phụ thuộc vào số 
giờ của máy chạy). 
n trÞ - Kinh nghiÖm quèc tÕ vµ thùc tr¹ng ë ViÖt Nam 
 91 
- Chi phí điện thoại dùng cho quản lý hành chính được xếp là chi phí hỗn hợp, bao 
gồm chi phí thuê bao cố định hàng tháng và chi phí phát sinh theo số lượng cuộc gọi thực tế. 
Thứ hai: Xây dựng định mức chi phí dựa vào các hợp đồng tương lai 
Do đặc điểm của DN Nhựa có sử dụng rất nhiều mã hạt nhựa nguyên vật liệu mà mỗi 
loại thường được cung cấp bởi các nhà cung ứng khác nhau, đơn giá của các nguyên liệu này 
luôn biến động liên tục và phụ thuộc rất nhiều vào sự biến động giá cả hạt nhựa thị trường thế 
giới, vì vậy cần xác định trước đơn giá dự kiến cho nguyên vật liệu đầu vào dùng cho sản xuất 
sẽ giúp hạn chế rủi ro chi phí nguyên vật liệu đầu vào. Hiện nay, các DN nhựa chỉ đến thời 
điểm đặt nguyên liệu mới nhận được báo giá từ các nhà cung cấp rồi mới so sánh ra quyết 
định ngay tức khắc sẽ dẫn đến bị động không tránh khỏi rủi ro về giá. Để hạn chế việc biến 
động chi phí nguyên vật liệu đầu vào có thể thực hiện mua nguyên vật liệu theo các hợp đồng 
tương lai, là hợp đồng được tiêu chuẩn hóa, được giao dịch trên sàn giao dịch, theo đó người 
mua hợp đồng có nghĩa vụ mua hàng vào một ngày trong tương lai với mức giá đã xác định 
trước. Bên mua có nghĩa vụ thanh toán tiền theo như thỏa thuận trong hợp đồng và có quyền 
nhận hàng vào một thời điểm trong tương lai. Để đảm bảo cho các hợp đồng trong tương lai 
được thực hiện, sàn giao dịch quy định biện pháp đảm bảo đối với cả bên mua và bên bán 
thông qua cơ chế ký quỹ thực hiện hợp đồng. Với lợi thế về chi phí giao dịch, cơ chế thanh 
toán thuận tiện, tính thanh khoản cao, số lượng và chất lượng được đảm bảo tiêu chuẩn hóa, 
hợp đồng giao sau đang ngày càng được nhiều DN nhựa trên thế giới và một số DN nhựa tại 
Việt Nam lựa chọn như là một công cụ hữu hiệu để quản lý chi phí nguyên vật liệu đầu vào. 
Đối với định mức chi phí sản xuất chung, chi phí bán hàng và chi phí quản lý DN sẽ được 
tổng hợp và lập trên lịch sử chi phí phát sinh từ các kỳ trước và số dự kiến phát sinh trong kỳ 
này do các bộ phận trong DN và ban giám đốc tính toán. Dựa vào cơ sở phân loại chi phí 
thành chi phí biến đổi, chi phí cố định và chi phí hỗn hợp thì các chi phí này nên được lập 
theo từng nơi phát sinh chi phí như từng sản phẩm, nhóm sản phẩm, phân xưởng, nhà máy, 
đơn hàng, phòng ban trong DN. 
Thứ ba: Lập dự toán chi phí chi tiết theo từng quý 
 Dự toán chi phí nên dựa trên đơn hàng cần thiết sản xuất cung cấp và định mức kỹ 
thuật từng sản phẩm do phòng kỹ thuật công nghệ ban hành, định mức nguyên vật liệu tồn 
kho cuối kỳ do bộ phận kế toán vật tư cung cấp và định mức giá từng loại nguyên liệu được 
bộ phận xuất nhập khẩu và bộ phận mua hàng nội địa cung cấp. Cần lập dự toán chi tiết cho 
từng quý theo các chi tiêu số lượng sản phẩm sản xuất trong kỳ, tồn kho đầu kỳ, cuối kỳ. Do 
đặc thù trong sản xuất nhựa nhiều chủng loại sản phẩm, giá nguyên vật liệu đầu vào luôn biến 
động, nhưng chu kỳ sản xuất ngắn nên việc xây dựng dự toán chi phí theo từng quý sẽ dễ 
dàng trong việc lập dự toán và kiểm soát chi phí. 
Thứ tư: Xác định đối tượng chịu phí là các sản phẩm 
 Các DN Nhựa nên áp dụng phương pháp xác định chi phí theo hoạt động (ABC) để 
tính chi phí khuôn mẫu, chi phí khởi động dây chuyền cho những loại sản phẩm nào mà thực 
tế phải gánh chịu các loại chi phí này. Cụ thể, các chi phí khuôn mẫu, thiết kế, khảo sát, khởi 
động lại dây chuyền được tính là mức hoạt động theo loại sản phẩm, tức là liên quan đến từng 
loại sản phẩm mà không kể đến số lượng sản phẩm sản xuất (vì những sản phẩm thử nghiệm 
sau thiết kế chạy máy tỷ lệ lỗi rất lớn, những sản phẩm ổn định bước đầu thì lại không tính giá 
n trÞ - Kinh nghiÖm quèc tÕ vµ thùc tr¹ng ë ViÖt Nam 
 92 
ngay mà thường được gửi lại cho khách hàng dưới dạng hàng hóa phi mậu dịch không thanh 
toán). Các chi phí này có nguồn phát sinh là số lượng sản phẩm sản xuất. Sau khi xác định 
được chi phí khuôn mẫu, thiết kế, khảo sát, khởi động lại dây chuyền trực tiếp cho từng loại 
sản phẩm. Bộ phận kế toán nên tính giá thành cho từng loại sản phẩm theo công thức sau: 
Tính giá 
thành 
sản xuất 
loại sản 
phẩm 
= 
Giá trị 
loại sản 
phẩm 
dở dang 
đầu kỳ 
+ 
CP 
NVL 
TT 
+ 
CP 
NC
TT 
+
CP khuôn mẫu, 
thiết kế khảo 
sát khởi động 
dây truyền sản 
xuất loại sản 
phẩm 
+
CP SXC 
khác 
phân bổ 
cho từng 
loại sản 
phẩm 
+ 
Giá trị 
loại sản 
phẩm dở 
dang 
cuối kỳ 
Như vậy, việc áp dụng theo phương pháp xác định chi phí theo hoạt động (ABC) sẽ 
giúp DN nhựa xác định chính xác các chi phí cho từng đối tượng chịu phí phù hợp với đặc thù 
sản xuất sẽ đem lại hiệu quả cao trong quá trình sử dụng thông tin chi phí cho mục định quản 
trị. 
Thứ năm: Áp dụng phương pháp ước lượng sản phẩm tương đương để xác định giá trị sản 
phẩm dở dang 
 Các DN Nhựa thường xác định giá trị sản phẩm dở dang theo chi phí nguyên vật liệu 
trực tiếp tức mặc định giá trị sản phẩm dở dang chỉ bao gồm chi phí nguyên vật liệu. Thực tế 
đối với các sản phẩm nhựa phải trải qua nhiều công đoạn sản xuất, mỗi công đoạn đều có sản 
phẩm dở dang. Việc xác định giá trị sản phẩm dở dang theo định mức chi phí nguyên vật liệu 
chính như hiện nay tại các phân xưởng dẫn tới gía trị sản phẩm dở dang thiếu chính xác, dẫn 
đến nhiều khó khăn trong kiểm soát chi phí. Xác định giá trị sản phẩm dở dang theo phương 
pháp ước tính sản lượng tương đương sẽ xác định chi phí nguyên vật liệu trực tiếp và chi phí 
chế biến (vật liệu phụ, nhiên liệu, nhân công, chi phí sản xuất chung) từ đó tính toán được đầy 
đủ chi phí nằm trong sản phẩm dở dang góp phần tính toán giá thành sản phẩm sát với thực tế 
sản xuất. 
Thứ sáu: Tăng cường công tác kiểm tra, kiểm soát 
 Tăng cường công tác kiểm tra, kiểm soát việc biến động giá và chất lượng của nguyên 
vật liệu. Các DN nhựa cần xem xét nguyên nhân của biến động như giá thị trường tại thời 
điểm mua nguyên vật liệu có tăng không, loại vật liệu mua trong kỳ có tốt hơn dẫn đến giá 
tăng hay do khâu quản lý giá mua nguyên vật liệu, quản lý quá trình xuất nguyên vật liệu còn 
lỏng lẻo gây thất thoát. Đối với chi phí nhân công trực tiếp cần xem xét nguyên nhân của biến 
động như chất lượng máy móc thiết bị, tay nghề của những công nhân, việc theo dõi và quản 
lý công nhân, việc tăng thời gian sản xuất để kịp thực hiện các đơn hàng gấp hay đơn giá tiền 
công nhân tăng trong kỳ cũng là yếu tố gây biến động tăng đối với chi phí nhân công trực 
tiếp. Việc phân tích biến động chi phí sản xuất chung biến đổi và chi phí sản xuất chung cố 
định theo từng yếu tố phát sinh chi phí và khi phân tích biến động chi phí cũng phải dựa trên 
cơ sở sự thay đổi các nguồn phát sinh chi phí khác nhau. Để đánh giá và kiểm soát được chi 
phí thì cần phải xác định được nếu cùng một số giờ máy hoạt động và số lần khởi động dây 
chuyền như nhau thì chi phí thực tế phát sinh thay đổi như thế nào so với định mức chi phí. 
Để có thể so sánh bộ phận tập hợp chi phí nên thực hiện các bước sau: 
n trÞ - Kinh nghiÖm quèc tÕ vµ thùc tr¹ng ë ViÖt Nam 
 93 
(1) Lập kế hoạch điều chỉnh, tức là lập lại dự toán chi phí cho mức độ hoạt động mới. 
(2) Sau khi lập lại dự toán chi phí cho mức độ hoạt động mới, tiến hành so sánh chi phí theo 
dự toán đã điều chỉnh với chi phí phát sinh thực tế. 
(3) Trên cơ sở so sánh số chi phí thực tế phát sinh với số dự toán đã điều chỉnh, nhà quản lý 
mới phân tích sự chênh lệch chi phí và đánh giá công tác kiểm soát chi phí tại phân xưởng sản 
xuất. 
Thứ 7: Lập báo cáo cung cấp thông tin cho nhà quản trị trong việc ra quyết định 
 Phân tích mối quan hệ chi phí – khối lượng – lợi nhận là công cụ hữu ích giúp cho nhà 
quản trị đưa ra các quyết định liên quan đến việc lựa chọn phương án với lợi nhuận tối ưu. 
Căn cứ vào các nguồn lực hiện có mà DN sẽ lựa chọn các phương án tối ưu chi phí để đạt 
mức lợi nhuận kỳ vọng. Tuy nhiên các báo cáo tài chính do kế toán tài chính lập phải đảm bảo 
tính thống nhất, tuân thủ quy định chuẩn mực, chủ yếu phản ánh các chỉ tiêu tổng quát bằng 
thước đo giá trị, trong khi các nhà quản trị cần các thông tin toàn diện và chi tiết, đặc biệt 
thông tin phải kịp thời, vì vậy KTQT nên cung cấp các báo cáo dạng mô hình toán học, đồ thị, 
biểu đồ, báo cáo cần được lập chi tiết cho từng phân xưởng sản xuất, từng sản phẩm, từng đơn 
hàng và từng loại chi phí 
Trong công tác KTQT chi phí, việc thực hiện đồng bộ các giải pháp sẽ góp phần nâng 
cao chất lượng thông tin cung cấp cho các nhà quản trị ra quyết định.‡ 
-------------------------------- 
Tài liệu tham khảo 
1. Báo cáo Hiệp hội Nhựa Việt Nam, 2017 
2. Kiên Dương, 2018, Ngành nhựa Việt Nam và bài toán phụ thuộc nguồn nguyên liệu 
https://vietnambiz.vn/nganh-nhua-viet-nam-va-bai-toan-phu-thuoc-nguon-nguyen-lieu-51660.html, truy cập 
23.4.2018 
3. Tạ Phúc Tâm, 2018, “KTQT chi phí tại công ty cổ phần Nhựa Hà Nội” Luận văn thạc sĩ, Nhà xuất bản Đại 
học Nông nghiệp Hà Nội 
-------------------------------- 

File đính kèm:

  • pdfthong_tin_ke_toan_quan_tri_chi_phi_tai_doanh_nghiep_nhua.pdf