Thế giới nhân vật trong sáng tạo nghệ thuật của V.Hugo từ góc nhìn phân tâm học

Bài viết tập trung nhận diện tính độc đáo trong nghệ thuật xây dựng kiểu nhân

vật lãng mạn đi trước thời đại trong sự nghiệp sáng tác của V.Hugo từ góc nhìn phân tâm

học, cho dù phân tâm học chỉ trở thành lý thuyết nghiên cứu và phân tích tác phẩm văn

chương ra đời sau khi V.Hugo đã đi vào cõi bất tử. Làm sáng tỏ kiểu nhân vật lãng mạn

trong các tác phẩm của V.Hugo dưới góc nhìn phân tâm học sẽ giúp hé mở phần nào sự

đặc sắc, độc đáo của thiên tài nghệ thuật này.

Thế giới nhân vật trong sáng tạo nghệ thuật của V.Hugo từ góc nhìn phân tâm học trang 1

Trang 1

Thế giới nhân vật trong sáng tạo nghệ thuật của V.Hugo từ góc nhìn phân tâm học trang 2

Trang 2

Thế giới nhân vật trong sáng tạo nghệ thuật của V.Hugo từ góc nhìn phân tâm học trang 3

Trang 3

Thế giới nhân vật trong sáng tạo nghệ thuật của V.Hugo từ góc nhìn phân tâm học trang 4

Trang 4

Thế giới nhân vật trong sáng tạo nghệ thuật của V.Hugo từ góc nhìn phân tâm học trang 5

Trang 5

Thế giới nhân vật trong sáng tạo nghệ thuật của V.Hugo từ góc nhìn phân tâm học trang 6

Trang 6

Thế giới nhân vật trong sáng tạo nghệ thuật của V.Hugo từ góc nhìn phân tâm học trang 7

Trang 7

Thế giới nhân vật trong sáng tạo nghệ thuật của V.Hugo từ góc nhìn phân tâm học trang 8

Trang 8

Thế giới nhân vật trong sáng tạo nghệ thuật của V.Hugo từ góc nhìn phân tâm học trang 9

Trang 9

Thế giới nhân vật trong sáng tạo nghệ thuật của V.Hugo từ góc nhìn phân tâm học trang 10

Trang 10

pdf 10 trang xuanhieu 1500
Bạn đang xem tài liệu "Thế giới nhân vật trong sáng tạo nghệ thuật của V.Hugo từ góc nhìn phân tâm học", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Thế giới nhân vật trong sáng tạo nghệ thuật của V.Hugo từ góc nhìn phân tâm học

Thế giới nhân vật trong sáng tạo nghệ thuật của V.Hugo từ góc nhìn phân tâm học
ột xứ sở đầy 
sữa và mật ong, nơi đó phần thưởng cho các chiến binh là các vũ nữ xinh đẹp đủ kiểu, là 
món ngon đủ màu, là vẻ đẹp mê hồn tuyệt xứ Kiểu giải tỏa này làm dịu đi nỗi đau về 
ngày tận thế, về ngày phán xử cuối cùng, về địa ngục nơi đầy quỷ dữ, nơi thanh toán nợ 
máu nợ đời cho dù sang thế kỉ XX thì “địa ngục chính là người khác” như J.P.Sartre nói, là 
hình thức ru ngủ kiểu thôi miên ám thị, cho phép con người siêu thoát trong chốc lát hoặc 
bằng các huyễn tưởng hư ảo, hoặc bằng sự tự hài lòng thỏa mãn. 
2.2. Nghiên cứu thế giới nhân vật của V.Hugo dưới góc nhìn Phân tâm học 
Việc vận dụng lý thuyết này để nghiên cứu các hiện tượng văn chương nổi tiếng từ lâu 
đã có được nhiều thành tựu, kể cả việc nghiên cứu V.Hugo. Năm 1972, nhà nghiên cứu 
Charles Baudouin công bố cuốn Phân tâm học về Victor Hugo (Psychanalyse de Victor 
Hugo). Đây là một chuyên khảo công phu với độ dài 272 trang (kể cả bìa phụ), được 
chia làm 10 chương [4]. Chương một: Caïn – mô-tip huynh đệ tương tàn, nồi da nấu thịt 
(Caïn –le motif des frères ennemis); chương hai: Bố và mẹ - mặc cảm Oedipe (Le père et la 
mère – le complex d’Oedipe), chương ba: Torquemada – mặc cảm về sự thiến hoạn và diệt 
10 TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦ ĐÔ HÀ NỘI 
bỏ (Torquemada – les complex de mutilation et de destruction); chương bốn: Thiên tài và 
sự đày ải – sự trốn chạy khỏi người cha và mặc cảm ẩn mình (Le Génie et l’exil – La fuite 
devant le Père et le complex de retraite); chương năm: Lưới nhện – định mệnh. Bà Mẹ 
khủng khiếp hay sự tiền định. Tính chất cô đảo và tính tự mê (Arachné – Anankè. La Mère 
terible ou la Fatalité. Insularité et narcisme), chương sáu: Sự ra đời của người anh hùng. 
Mặc cảm về sự ra đời (La naissance du héros. Le complex de la naissance), chương bảy: 
Chúa trời, ý thức và trừng phạt (Dieu, conscience et châtiment), chương chín: Các phản 
đề. Sự phân cực các xung đột và tính lưỡng trị (Les antithèses. La polarisation des conflit 
et l’ambivalence), chương mười: Kết cục của Satan. Sự chuộc tội (La fin de Satan. La 
rédemption). 
Công trình của Charles Baudouin đã đề cập trên diện rộng một số vấn đề liên quan tới 
các sáng tác thơ và kịch của V.Hugo, tuy nhiên, ông chưa chỉ rõ những đặc chủng về kiểu 
nhân vật mà văn hào này đã tạo ra chí ít là trên bình diện tiểu thuyết. Nói như vậy, bởi lẽ 
chỉ nhìn lại bản mục lục của chuyên luận, ta cũng dễ thấy những kiểu mô-tip hay loại hình 
nhân vật chung, khá phổ biến, được nhiều nhà nghiên cứu trong và ngoài lĩnh vực phân 
tâm học quan tâm, chẳng hạn mô-tip Caïn, Oedipe hay Satan Chúng tôi muốn đưa ra 
thêm một vài kiểu loại nhân vật đặc trưng rút ra từ một số tiểu thuyết của nhà văn này, góp 
phần bổ sung kho dữ liệu khi nghiên cứu V.Hugo từ góc nhìn Phân tâm học. 
Nguyên tắc sáng tạo nhân vật trong thế giới nghệ thuật của V.Hugo là nguyên tắc lãng 
mạn. Xét về phương diện tính cách: nhân vật đó phải có tính cách phi thường và được đặt 
trong hoàn cảnh phi thường. Hoàn cảnh phi thường sẽ qui định hành trạng phi thường của 
nhân vật. Ta có thể thấy kiểu nhân vật này qua các cặphình tượng cặp đôi tương phản rất 
đặc trưng là Jean Valjean – Javert; Jean Valjean – Marius, Jean Valjean – Thénardier, 
trong Những người khốn khổ, hay cặp Hernani – don Carlos trong Hernani, Ruy Blas – 
don Salluste trong Ruy Blas Xét về phương diện hình thể, đó là kiểu nhân vật có kích 
thước quá khổ, phi thường về sức khỏe lẫn quá đản hay dị hình dị dạng về hình thể, chẳng 
hạn cặp Quasimodo – Esméralda, Quasimodo – Frollo, Quasimodo – Phoebus de 
Châteaupers trong Nhà thờ Đức Bà Paris; Bug-Jargal hay Pierot - Habibrahtrong Bug – 
Jargal; Claude Gueux trong tác phẩm cùng tên; Gwynplaine, Ursus et Homo, Josiane, 
Barkilphedro trong Người cười; Gilliat trong Lao động biển cả Xét về phương diện 
hai con người trong một con người, là cuộc đấu tranh nội tâm dữ dội, tự mình vượt lên 
chính mình được thể hiện thành cuộc hành trình lương tâm đi từ ác đến thiện, đi từ bóng tối 
ra ánh sáng, là kiểu nhân vật vừa thiên thần vừa ác quỷ, vừa là tù khổ sai trốn trại vừa là vị 
thánh cứu người giúp đời như Jean Valjean, hay cặp Cimourdain - Gauvain trong Chín 
mươi ba 
TẠP CHÍ KHOA HỌC SỐ 21/2018 11 
Xét từ góc độ Phân tâm học, kiểu nhân vật lãng mạn trong sáng tạo nghệ thuật của 
V.Hugo là kiểu nhân vật chấn thương tinh thần trong sự mặc cảm bản ngã tự thân, sự mặc 
cảm của kiểu nhân vật người mang lốt quỷ hay quỷ mang lốt người. Đây là kiểu người hiện 
thân của một hình phạt mặc nhiên tội lỗi, mặc cảm đớn đau, kiểu nhân bất thành dạng, như 
một sự răn đe của Mẹ Tự nhiên, hay của Chúa Trời tùy theo cách hiểu. Đây cũng là cách 
thức tạo hình nhân vật bằng đối lập bên trong – bên ngoài, tạo ra sự chuyển hóa nội tâm, 
tạo ra con đường tự thức tỉnh. 
Kiểu nhân bất thành dạng này, về nguyên tắc có hai loại. Thứ nhất là loại sản phẩm tự 
nhiên của Hóa công để cảnh tỉnh hay trêu ngươi con người, như một sự mỉa mai của tạo 
hóa, nhưng là cái không thể thiếu được trong tính nghịch dị của tự nhiên. Tiêu biểu là 
Quasimodo, nhân vật dị hình dị dạng đặc biệt nhất, trong Nhà thờ Đức Bà Paris. Tác giả 
kiến tạo nhân vật này như sau: “ cả người hắn là một khối nhăn. Một cái đầu to tướng 
lởm chởm tóc đỏ quạch; giữa đôi vai là cái bướu kếch xù làm đằng trước ngực như nhô ra; 
một hệ thống đùi và chân vòng kiềng bẻ queo rất kỳ quái, chỉ có thể chạm nhau ở đầu gối, 
và nhìn thẳng đằng trước, trông như hai lưỡi hái kề nhau ở chỗ tay cầm; hai bàn chân to 
bè, hai bàn tay lớn khủng khiếp; và cùng với cả hình thù quái dị này, còn là một dáng đi 
đáng sợ, rất mạnh mẽ, nhanh nhẹn và quả cảm, một ngoại lệ kỳ lạ khác với luật lệ muôn 
thuở cho rằng sức mạnh cũng như vẻ đẹp là kết quả của hài hòa. Đó là đức giáo hoàng do 
bọn cuồng đãng vừa bầu lên” [5]. Cách tạo dựng này đã biến Quasimodo thành một kiểu 
rô-bốt điển hình, vừa đe dọa vừa bí ẩn khôn lường. Nhân vật này cũng là kiểu nhân vật lột 
xác hóa thân để thành một con người khác, trút bỏ xác phàm để trở nên thánh thiện. Cách 
miêu tả Habibrah trong Bug – Jargal cũng tương tự: “Tên lùn lai Habibrah (đấy là tên 
hắn) là một loại sinh vật mà sự cấu tạo về hình thể kỳ quái đến mức làm người ta tưởng là 
ma quỷ, nếu nhìn thấy mà không bật cười. Tên lùn gớm ghiếc ấy vừa béo lại vừa lùn, bụng 
lại phệ. Nhưng di chuyển thì nhanh nhẹn đến lạ lùng trên đôi cẳng chân lùng nhùng, ẽo ợt 
mà khi ngồi xuống hắn có thể cuộn lại dưới mông như một con nhện vậy. Cái đầu to tương 
nặng nề được cắm trên đôi vai, tóc tua tủa như những sợi len đỏ hoe và quăn tít, cặp kè đôi 
tai to tới mức bạn bè hắn thường nói là hắn dùng để lau nước mắt. Bộ mặt của hắn bao giờ 
cũng nhăn nhó và không mấy khi giữ nguyên trạng thái. Các đường nét thay đổi đến kỳ lạ 
làm cho sự xấu xí của hắn luôn đa dạng”. Loại nhân bất thành dạng thứ hai là sản phẩm 
của sự trả thù tàn bạo, mà nguyên nhân có thể là kế thừa tài sản, là sự thù hằn nhỏ nhen 
giữa các thành viên trong một gia đình, một dòng họ. Điển hình cho loại nhân vật được xây 
dựng này là Gwynplaine trong Người cười, với bộ mặt cười khủng khiếp do bọn cướp 
được thuê mượn rạch mặt tạo hình. Gwynplaineđau khổ nhận ra sự bất hạnh vĩnh cửu của 
mình: “Tôi cười, chính là tôi đang khóc”, một vết thương tinh thần in đậm trên khuôn mặt 
người dưới hình thức một cái cười bi thảm. Hay sự phân vân lưỡng lự không biết đánh giá 
12 TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦ ĐÔ HÀ NỘI 
nhân hình nhân dạng như thế nào về Gilliat trong Lao động biển cả: “Gilliat là như vậy. 
Con gái thấy anh ta xấu”, “anh ta không xấu. Có lẽ anh ta đẹp cũng nên. Nhìn bán diện 
anh ta có cái gì đó của một con người nguyên thủy dã man. Lúc thanh thản, trông anh 
giống như một pho tượng Dace trên cột Traian. Nhưng mặt anh rám nắng khiếm anh giống 
một người da đen. Người ta không thể dạn dày bão gió, đại dương và đêm tối mà không bị 
ảnh hưởng. Ba mươi mốt tuổi trông anh đã như bốn lăm. Anh mang cái mặt nạ đen tối của 
gió xa và biển cả”. 
Các nhân vật mang trong mình vết thương tinh thần hay vết thương thể xác, đều có 
hoặc được chuyển hóa thành kiểu nhân vật lưỡng hóa nhân cách. Ta gặp kiểu lưỡng phân 
tự giác trong màn đối thoại giữa Josiane vàGwynplaine: “Anh xấu kinh khủng, tôi đẹp tuyệt 
trần. Tôi ưng anh. Tôi yêu anh”, Josiane được miêu tả dưới hình thức một nhân vật 
lưỡng tính, vừa là Eve vừa là Satan với đôi mắt hai màu khác biệt: một con ngươi màu 
xanh lơ còn con ngươi kia màu đen nhánh, tạo ra một con người có một đôi mắt song lại là 
hai cái nhìn khác biệt, tạo thành “hai luồng mắt bất động của trời xanh và địa ngục”, 
“chứa đựng một cái gì vừa gian xảo vừa mang tính chất thần linh”. Sự xuất hiện của 
Josian tại quán Tarasque là “sự xuất hiện mang tính chất ma quái” của “một bóng ma hồng 
hào, tươi tắn, khỏe mạnh”, vừa “tỏa ra thứ hào quang cao quý của hồng ngọc”, vừa là Eve 
nhưng là “Eve của vực thẳm” bởi: “cắn ngập răng vào quả táo, không phải của thiên 
đường mà là của địa ngục, đó là điều ngày đêm cám dỗ tôi, tôi khát cái đó, tôi chính là 
Eve. Eve của vực thẳm. Có lẽ anh là một con quỷ mà không biết đấy”. Mụ vợ Thénardier 
cũng vậy: “Mụ Thénardier là một mụ đàn bà tóc hung, to béo, người thô lỗ, nom ra tướng 
của mụ vợ lính thất thế. Trông mụ, người ta tưởng là một người đàn ông làm duyên ăng-lê. 
Giả sử mụ đứng thẳng dậy chứ không ngồi xổm thì cái vóc dáng cao lớn, cái thân hình hộ 
pháp đang làm diễn viên cho rạp xiếc lưu động ấy đã làm cho khách phải giật mình, ngần 
ngại mà không dám tỏ ý định”. 
Cách miêu tả các nhân vật anh hùng lãng mạn của V.Hugo cũng tạo khắc tính chất 
lưỡng phân theo cách nhìn phân tâm học này, theo hình thức những anh hùng tuẫn nạn hay 
tử vì đạo. Chẳng hạn, nhân vật Eljolrade trong Những người khốn khổ: “Cũng như một số 
thanh niên của đầu thế kỷ này và cuối thế kỷ trước sớm nổi tiếng, chàng rất trẻ, tươi thắm 
như một thiếu nữ, tuy rằng cũng có nhưng giờ phút xanh xao tư lự. Đã trưởng thành rồi 
mà vẫn có vẻ trẻ con. Hai mươi hai tuổi của chàng tưởng chừng như mười bảy. Chàng 
nghiêm nghị, hình như chàng không biết ở trên trái đất này có một sinh vật gọi là phụ nữ. 
Chàng chỉ có một say mê: pháp quyền; một tư tưởng: lật đổ chướng ngại Chàng ít ngắm 
hoa hồng, chàng không biết mùa xuân, chàng không nghe chim hót Trong những giờ 
phút vui cười chàng cũng vẫn nghiêm nghị. Trước tất cả những gì không phải là chế độ 
cộng hòa, chàng cúi mặt nghiêm trang. Chàng là tình nhân lạnh như đá của thần Tự do”. 
TẠP CHÍ KHOA HỌC SỐ 21/2018 13 
“Chàng thanh niên mà chất người là ánh sáng và pha lê mà cũng là đá”. Hay nhân vật 
Gauvin trong Chín mươi ba trên đoạn đầu đài: “Anh giống như một ảo ảnh. Chưa bao giờ 
anh đẹp đến thế. Mái tóc đen của anh bay trước gió. Cổ anh trắng ngần như cổ một thiếu 
nữ, nhưng cái nhìn dũng cảm và uy nghi của anh lại làm ta nghĩ tới một thiên sứ. Anh 
đứng trên đoạn đầu đài, vẻ mơ màng. Nơi đó, cũng là một cái đỉnh. Gauvin đứng đấy, đẹp 
và thanh thản. Mặt trời bao quanh anh như trong một ánh hào quang”. 
Bên cạnh các nhân vật có tên có tuổi, có danh xưng, hiểu theo nghĩa là nhân vật cá thể 
(l’individu), V.Hugo còn tạo ra được kiểu hình nhân vật nhóm (le groupe), mà kiểu nhân 
vật này xét trên phương diện dị dạng dị hình thì cũng là một kiểu nhân vật biến hình rất đặc 
trưng. Kiểu nhân vật nhóm này được hình thành một cách tự nhiên, không có sự sắp xếp từ 
trước, được tác giả huy động vào tác phẩm khi cần và bản thân kiểu nhân vật nhóm này 
cũng có khả năng biến hóa đa hình đa dạng. Chẳng hạn, nhóm nhân vật quần tụ trong cung 
điện thần kỳ (Cour des miracles) trong Nhà thờ Đức Bà Paris cũng tạo thành một vương 
quốc riêng với nhà vua của họ là nhà thơ Gringoire và giáo hoàng cuồng đãng của họ chính 
là Quasimodo. Một loại nhân vật nhóm đặc biệt chính là cuộc khời nghĩa được miêu tả 
trong phần IV của Những người khốn khổ, dưới tiêu đề Bản bản tình ca phố Plumée và anh 
hùng ca phố Saint-Denis. V.Hugo đã nhận ra sức mạnh của quần chúng nhân dân, những 
người mà ông định danh bằng “đại dương bão táp” hay “quần chúng đại dương”, trong 
phần miêu tả sự vận động của nhóm nhân vật đám đông biến hình tiêu biểu này. Nhân vật 
nhóm còn được hình thành và vận động theo qui luật riêng mà ai đó muốn gia nhập thì 
cũng rất khó lòng, chẳng hạn gia nhập vào nhóm ABC, hay nhóm Patron-Minet. Nhân vật 
nhóm qua sự biến hình biến dạng của nó là một sáng tạo của thiên tài V.Hugo, mà nếu xem 
xét dưới góc độ phân tâm học thì ta sẽ thấy tính chất lưỡng diện, biến hình đa dạng của nó, 
để từ đây có thể hiểu hơn sức mạnh của tâm lý đám đông, của tính quật khởi tập thể cũng 
như tính hung bạo của những đám đông vô tổ chức, của tâm lý đám đông khi bị kích động 
theo những chiều hướng xấu, theo những ý đồ nhất định, vì con người sẽ trở nên vô thức, 
thụ động, không làm chủ được trong những hoàn cảnh tâm lý đám đông chi phối áp đảo. 
3. KẾT LUẬN 
Phân tâm học Freud là một lý thuyết góp phần quan trọng trong việc lý giải bản chất 
đích thực của con người, cho phép lý giải một số hiện tượng văn học nghệ thuật vốn đã và 
đang được tranh luận theo nhiều góc nhìn khác nhau, chẳng hạn trường hợp Hamlet trong 
vở kịch cùng tên của W.Shakespeare, trường hợp Anh em nhà Karamazov của 
F.Dostoievski, trường hợp Don Quijote của M.S.Cèrvantes Và việc làm sáng tỏ kiểu 
nhân vật lãng mạn trong các tác phẩm của V.Hugo theo cách nhìn phân tâm học cũng cho 
14 TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦ ĐÔ HÀ NỘI 
thấy nét đặc sắc của thiên tài nghệ thuật này. Cách tiếp cận này khả dĩ mở ra những khám 
phá mới về nghệ thuật lãng mạn nói chung và về nghệ thuật xây dựng nhân vật của 
V.Hugo nói riêng. 
TÀI LIỆU THAM KHẢO 
1. Xin xem các tác phẩm của S.Freud: từ tác phẩm đầu tiên Bình giải các giấc mơ 
(L’interprétation des Rêves – 1900, đến tác phẩm cuối cùng: Sự bất ổn trong nền văn minh (La 
Malaise dans la civilisation- 1930), để hiểu rõ hơn về quan niệm của ông về phân tâm học. 
2. Xin tham khảo thêm bài viết: Cấu trúc tự sự theo cách nhìn phân tâm học qua Kafka bên bờ 
biển của Haruki Murakami in trong Lê Nguyên Cẩn: Nghệ thuật tự sự trong tác phẩm của 
Honoré de Balzac. Nxb Giáo dục Việt Nam, Hà Nội, 2011, tr.104-164. 
3. Xin xem thêm bài Người đàn ông có nhiều ảnh hưởng đến văn chương thế kỷ XX: Sigmun 
Freud, của Nguyễn Hào Hải, đăng trên Tạp chí Văn học nước ngoài, số 5/2000, từ tr.191 đến 
tr.218. 
4. Charles Baudouin, Psychanalyse de Vicitor Hugo, Librairie Armand Colin, Paris, 1972. 
5. V.Hugo, Nhà thờ Đức Bà Paris, (Nhị Ca dịch), Nxb Văn học, Hà Nội 1980, tr.71. 
THE ART CREATION THROUGH V. HUGO’S WORKS FROM 
PSYCHOANALYTIC PERSPECTIVE 
Abstract: The article focuses on identifying the uniqueness of developing romantic 
characters through V. Hugo’s works from psychoanalytic perspective, although it was 
considered as researching theory and literary analysis after his death. Clarifying 
romantic characters of V. Hugo from psychoanalytic perspective will bring to readers his 
unique values. 
Keywords: Psychoanalysis, romanticism, romantic character, V.Hugo 

File đính kèm:

  • pdfthe_gioi_nhan_vat_trong_sang_tao_nghe_thuat_cua_v_hugo_tu_go.pdf