Thách thức và cơ hội cho kinh tế Việt Nam trong dịch Covid-19
Covid19 - một đại dịch bùng nổ ở một tỉnh miền Trung Trung Quốc vào tháng 12/2019 hiện nay đã
và đang lan rộng đến gần 200 quốc gia trên toàn thế giới. Sự phát triển và lan rộng của đại dịch
này đã ảnh hưởng nghiêm trọng đến tính mạng con người cũng như sự phát triển kinh tế trên toàn
thế giới, và Việt Nam cũng không phải là ngoại lệ. Sau khi ghi nhận ca nhiễm đầu tiên tại Việt Nam,
chính phủ đã tăng cường và có những biện pháp nhằm giúp nhân dân phòng chống dịch một
cách tốt nhất. Tuy nhiên dịch Covid 19 này đã đem đến một thay đổi không nhỏ cho nền kinh tế
Việt Nam. Bài báo này sẽ phân tích các thách thức và cơ hội cho kinh tế Việt Nam khi đang phải đối
mặt với dịch Covid19. Đồng thời sẽ nêu lên những giải pháp của chính phủ hỗ trợ cho người dân
cũng như nền kinh tế nước ta trong đại dịch này.
Trang 1
Trang 2
Trang 3
Trang 4
Trang 5
Trang 6
Tóm tắt nội dung tài liệu: Thách thức và cơ hội cho kinh tế Việt Nam trong dịch Covid-19
Ngày 11/3/2020, Tổ chức Y tế thế giới (WHO) chính thức tuyên bố sự bùng phát của dịch viêm đường hô hấp cấp (COVID-19) do chủng mới của vi rút Corona là ‚đại dịch toàn cầu‛.Đó là một đại dịch bệnh truyền nhiễm với tác nhân là virus SARS-COV-2, hiện đang ảnh hưởng và gây thiệt hại trên phạm vi toàn cầu. Dịch bệnh này bắt đầu xuất hiện từ tháng 12 năm 2019, với tâm dịch đầu tiên được ghi nhận là thành phố Vũ Hán, thuộc tỉnh Hồ Bắc, miền Trung Trung Quốc và hiện nay đã lan rộng ra hơn 200 quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới. Hiện nay trên thế giới đã ghi nhận hơn 1,7 triệu người mắc bệnh, 109.705 người tử vong. Kể từ khi nhen nhóm và bắt đầu bùng phát cho đến nay, Covid 19 dường như đã làm thay đổi thế giới hoàn toàn. Đại dịch này không chỉ ảnh hưởng trong lĩnh vực y tế mà còn bao trùm toàn bộ đời sống kinh tế, gần 34.900 doanh nghiệp rút lui khỏi thị trường, hàng triệu người rơi vào cảnh thất nghiệp hoặc nghỉ việc không lương. Và Việt Nam cũng khó tránh khỏi sự tác động của dịch bệnh này nó đã gây nên những hệ lụy to lớn tác động lên nhiều mặt của nền kinh tế Việt Nam. Tuy nhiên song song vào những hệ lụy đó chính là những cơ hội được nhìn thấy từ đại dịch trong nền kinh tế số. Vậy Covid 19 đã làm thay đổi nền kinh tế nước ta như thế nào? Đâu là những thách thức hay cơ hội cho nền kinh tế Việt Nam? 2049 2 NỘI DUNG 2.1 Cơ hội cho kinh tế Việt Nam Bên cạnh những thách thức Covid 19 cũng đã mở ra những cơ hội giao thương mới, những cách thích ứng với nền kinh tế hiện tại đối với Việt Nam. Bộ trưởng KHĐT Nguyễn Chí Dũng chia sẻ rằng trong ‚nguy‛ luôn có ‚cơ‛. Ông nhấn mạnh cơ hội của nền kinh tế Việt Nam lúc này là nhìn lại mình, biết điểm mạnh, điểm yếu, từ đó phát huy điểm mạnh, hạn chế điểm yếu trong tương lai. Dịch Covid 19 này được cho là thời điểm thích hợp để đẩy nhanh quá trình tái cơ cấu nền kinh tế một cách mạnh mẽ hơn, tránh phụ thuộc quá nhiều vào Trung Quốc từ nguyên liệu đầu vào, các dự án đầu tư đến thị trường hàng hoá đầu ra, mà thay vào đó là tìm kiếm những thị trường mới như là Singapore. Ở thời điểm dịch Covid 19 này một khởi sắc lại được thấy tại thị trường Singapore. Theo Bà Trần Thu Quỳnh, Tham tán Thương mại Việt Nam tại Singapore cho biết ‚Hai tháng đầu năm 2020, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu giữa Việt Nam và Singapore tăng 8,44% so với cùng kỳ năm ngoái đạt 3,8 tỷ đô la Singapore. Trong đó, xuất khẩu của Việt Nam sang Singapore tăng mạnh khi tăng trưởng khoảng 35,74% đạt 952,8 triệu SGD và nhập khẩu tăng nhẹ, khoảng 1,65% đạt 2,9 tỷ SGD‛. Điều này đã cho thấy được rằng Singapore hiện đang là một thị trường tiềm năng giúp Việt Nam mở rộng thị trường và giảm bớt phụ thuộc vào Trung Quốc. Không chỉ ở thị trường Singapore, Ấn Độ cũng đang là một thị trường mới được Việt Nam nhắm đến với ngành xuất khẩu cá tra ở đầu năm 2020 này, sau khi dịch bệnh bùng phát. Ở thị trường EU, Hiệp định EVFTA đã chính thức được Nghị viện Châu Âu phê chuẩn mở ra cơ hội mới cho Việt Nam bằng việc ưu đãi thuế và giảm việc cạnh tranh không lành mạnh bằng cách dựng lên các hàng rào phi thuế quan. Việc tái cơ cấu nền kinh tế và thực hiện kế hoạch ‚thoát Trung‛ sẽ làm cho kinh tế Việt Nam chúng ta giảm bớt sự phụ thuộc bởi hiện nay Trung Quốc được xem như là thị trường chính của Việt Nam ta. Trong tình hình dịch bệnh này các doanh nghiệp Việt Nam cũng có thể làm ra những mặt hàng thay thế hàng nhập khẩu từ Trung Quốc vốn bị cạnh tranh gay gắt về giá rẻ. Ngành du lịch cũng tạo được bộ mặt tích cực khi thực hiện chữa lành ca bệnh đầu tiên là người nước ngoài tại Việt Nam. Từ những cơ hội trên cho ta thấy được rằng tuy là dịch bệnh đã đem đến những thách thức rất lớn cho kinh tế Việt Nam nhưng trong ‚nguy‛ cũng có ‚cơ‛ và cần tận dụng những cơ hội đó để thay đổi nền kinh tế Việt Nam theo một hướng mới. 2.2 Thách thức cho nền kinh tế Việt Nam Sau khi dịch Covid 19 bùng phát và lan rộng đến Việt Nam, kinh tế Việt Nam đã bắt đầu biến động và mang một màu u ám bao trùm trên nhiều lĩnh vực. Từ lĩnh vực nông nghiệp, hàng không đến xuất nhập khẩu, hay các ngành bán lẻ, dịch vụ đều không thể tránh khỏi lao đao trước đại dịch này. Sản xuất đ nh trệ, xuất khẩu lao đao Sau khi đại dịch xảy ra một vấn đề nghiêm trọng mà các doanh nghiệp Việt Nam đang phải đối mặt chính là thiếu, khan hiếm nguyên, nhiên liệu. Được biết rằng các ngành công nghiệp chế biến, chế tạo của Việt Nam hiện nay đều phụ thuộc lớn vào nguyên liệu nhập khẩu từ các nước Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản để sản xuất. Tuy nhiên từ khi đại dịch bùng phát việc kiểm soát các cửa 2050 khẩu được thực hiện đã gây khó khăn cho việc nhập nguyên liệu từ các nước. Đại diện Cục Công nghiệp cho biết những ngành hàng chịu ảnh hưởng nhiều nhất gồm: Ngành điện - điện tử; da giày; sản xuất lắp ráp ô tô. Cụ thể là Cục Công nghiệp cho biết năm 2019 Việt Nam đã nhập khẩu 40 tỷ USD linh kiện điện tử từ các bước Trung Quốc (13,8 tỉ USD), Hàn Quốc (16,8 tỉ USD) và Nhật Bản (1,7 tỉ USD). Tuy nhiên số nguyên liệu này hiện tại chỉ còn đủ để sản xuất đến cuối tháng 3/2020. Nếu đại dịch vẫn tiếp tục diễn biến phức tạp, ngành công nghiệp điện tử sẽ thiệt hại đáng kể. Ngành dệt may cũng tương tự số nguyên liệu nhập ở năm 2019 là 2,47 tỉ USD bông các loại, 2,3 tỉ USD xơ, sợi, 12,69 tỉ USD vải các loại, và khoảng 5,61 tỉ USD nguyên phụ liệu dệt may da giày chỉ đủ để sản xuất đến cuối tháng 4/2020. Theo tính toán, nếu chậm nguyên liệu trong nửa tháng, riêng ngành dệt may sẽ thiệt hại từ 1,5 - 2 tỷ USD.. Chính vì tình trạng thiếu nguyên liệu này, hàng loạt các nhà máy phải ngưng sản xuất và hoạt động, công nhân cũng nghỉ hàng loạt gây nên những thiệt hại không nhỏ. Cũng chính bởi việc kiểm soát biên giới tại các nước, các mặt hàng xuất khẩu của nước ta cũng trở nên nao núng vì tồn đọng, không thể xuất khẩu. Hàng loạt các loại nông sản trái cây như thanh long, dưa hấu,.. và các loại thủy hải sản của Việt Nam không thể xuất khẩu sang các nước khác. Đầu ra bị cắt giảm điều đó cũng gây ảnh hưởng không kém đến nền kinh tế nước ta. Theo thống kê mới nhất của Tổng cục Hải quan, trong 2 tháng đầu năm 2020, sau khi đóng cửa biên giới với Trung Quốc và thắt chặt nhập khẩu với nhiều quốc gia bị nhiễm virus cao, tổng doanh thu từ thuế xuất nhập khẩu của nước ta ước tính là 2.17 tỉ USD, giảm gần 8% so với cùng kỳ năm 2019. Doanh thu các ngành dịch vụ, bán lẻ lao dốc Doanh thu của các ngành dịch vụ, bán lẻ cũng ảnh hưởng không kém khi liên tục lao dốc vì Covid 19. Do ảnh hưởng của dịch nên người dân hạn chế ra ngoài, tránh tập trung ở nơi đông người. Theo Bộ Kế hoạch và Đầu tư tổng doanh số bán lẻ hàng hóa và doanh thu từ dịch vụ tiêu dùng trong tháng 2 năm 2020 giảm 7.9% so với tháng trước. Thống kê từ các nhà hàng ăn uống tại Tp. Hồ Chí Minh doanh thu bán lẻ đang giảm sút nghiêm trọng vì dịch bệnh, số lượng khách cũng giảm đi 20-30% vào các ngày trong tuần và 50% vào cuối tuần. Tại các trung tâm mua sắm thương mại cũng tương tự, đ u hiu khách lượng khách cũng giảm 40-50% so với trước đây. Mặc dù doanh thu giảm, vắng khách, tuy nhiên các chủ cửa hàng, chủ trung tâm thương mại vẫn phải trả một khoản tiền lớn cho việc thuê mặt bằng hằng tháng, làm nhiều cửa hàng phải đóng cửa vì dịch. Theo bà Bùi Thị Ngọc Trinh - Giám đốc phát triển kinh doanh OFood, đơn vị sở hữu các chuỗi nhà hàng Gà nướng Ò Ó O, Bò Lế Rồ và Yo Chicken chia sẻ ‚Dịch Covid-19 gây khó khăn trên toàn hệ thống, đặc biệt với những nhà hàng trong khu vực trung tâm. Thực khách ngại ăn ngoài, hạn chế chi tiêu để tích lũy. Còn trong nội bộ, chúng tôi khó tuyển dụng nhân sự vì sinh viên chưa trở lại trường, nhân viên ngại làm việc nơi đông người, chưa kể nguồn cung hàng hóa bị hạn chế nên chi phí đầu vào tăng cao đáng kể‛. Điều đó đã cho ta thấy được những khó khăn của các nhà hàng, trung tâm thương mại lớn trước tình hình dịch ngày càng phức tạp này. Tuy nhiên dịch Covid 19 cũng đang làm thay đổi hình thức và mô hình kinh doanh của các doanh nghiệp. Trước những khó khăn các doanh nghiệp tăng cường kinh doanh qua trực tuyến, cung cấp nhiều chương trình khuyến mãi giúp duy trì hoạt động kinh doanh giảm tối thiểu các tổn thất về doanh thu. 2051 Hàng không, du lịch thiệt hại nặng nề Hàng không được đánh giá rằng là ngành gánh thiệt hại nặng nề nhất từ dịch Covid 19. Kể từ tháng 2/2020 sau khi thực hiện ngừng các chuyến bay đến Trung Quốc, Hồng Kông, Nhật Bản và cắt giảm các đường bay đến Châu Âu số lượng khác và các đường bay sụt giảm nghiêm trọng. Tính riêng trong tháng 3, các hãng hàng không Việt phục vụ 2,8 triệu lượt khách, giảm 38% so với cùng kỳ 2019. Trong đó, sản lượng khách nội địa đạt 2,4 triệu khách, giảm 25%. Doanh thu của ngành cũng đã bị sụt giảm tới 25.000 tỷ đồng (tương đương 16% kế hoạch năm 2020) . Trong đó, Vietnam Airlines dự kiến giảm 12.500 tỉ đồng và giảm lợi nhuận đến 5.880 tỷ đồng, lỗ 4.300 tỷ đồng, Jetstar Pacific doanh thu dự kiến giảm khoảng 732, 8 tỉ đồng. .Theo ông Dương Trí Thành, Tổng Giám đốc Vietnam Airlines chia sẻ ‚Dịch bùng phát tại Hàn Quốc, Italy khiến tình hình căng thẳng hơn, khách bỏ chỗ nhiều. Tích lũy của 4-5 năm vừa qua quay về con số 0‛. Không chỉ sụt giảm về doanh thu và lợi nhuận các hãng hàng không còn phải đàm phán với người lao động để họ chấp nhận nghỉ không lương trong một thời gian. Quả là quãng thời gian khó khăn đối với ngành hàng không nếu tình hình dịch cứ tiếp tục. Bên cạnh ngành hàng không ngành du lịch cũng ảnh hưởng và thiệt hại nặng nề. Lượng khách trong và ngoài nước giảm sút nghiêm trọng. Theo Tổng cục Thống kê (GSO), trong tháng 2 năm 2020, hơn 1.2 triệu lượt khách quốc tế đã đến Việt Nam, giảm 37.7% so với tháng 1 năm 2020 và giảm 21.8% so với cùng kỳ năm 2019. Doanh thu ngành du lịch Việt Nam ước tính sẽ thiệt hại trong ‚khoảng từ 6 - 7 tỉ USD‛ trong 2 quý đầu năm. Vì lượng khách du lịch giảm nên các doanh nghiệp lữ hành, các công ty đầu tư hệ thống hạ tầng du lịch (cơ sở lưu trú như các khu nghỉ dưỡng, khách sạn, hệ thống dịch vụ nhà hàng, khu vui chơi giải trí,...) cũng theo đó mà ảnh hưởng nghiêm trọng . Theo khảo sát của Ban Nghiên cứu Phát triển Kinh tế tư nhân Việt Nam (thuộc Hội đồng tư vấn cải cách thủ tục hành chính của Thủ tướng Chính phủ), nếu Covid-19 kéo dài 6 tháng, 74% doanh nghiệp du lịch sẽ phá sản. 2.3 Những giải pháp từ chính phủ Trước tình hình dịch bệnh ngày càng diễn biến phức tạp và chưa có dấu hiệu kết thúc, Đảng và Chính phủ Việt Nam đã đưa ra các giải pháp nhằm cải thiện tình hình trước mắt và đảm bảo phát triển nền kinh tế đất nước vượt qua giai đoạn khó khăn trong thời kì này, cụ thể như sau: – Các tổ chức tín dụng đáp ứng, hỗ trợ, kịp thời đầy đủ nhu cầu vốn phục vụ sản xuất kinh doanh, cải cách thủ tục hành chính, rút ngắn thời gian xét duyệt hồ sơ vay vốn tạo thuận lợi cho các doanh nghiệp về tài chính. – Ban hành chính sách về gia hạn, miễn giảm nộp thuế và tiền thuê đất cho đối tượng chịu ảnh hưởng bởi dịch Covid-19, bảo đảm an sinh xã hội ứng phó với dịch Covid-19. – Cắt giảm thủ tục hành chính, giảm chi phí logistics hàng hải, hàng không, đường bộ, đường thủy nội địa, đường sắt; điều chỉnh chính sách thuế thu nhập doanh nghiệp, hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa tập trung giải quyết khó khăn, duy trì hoạt động sản xuất kinh doanh; đồng thời không để doanh nghiệp lợi dụng chủ trương này vi phạm pháp luật. 2052 – Đẩy mạnh xuất khẩu, nâng cao hiệu quả xúc tiến thương mại, đa dạng hoá các thị trường xuất, nhập khẩu và tìm thị trường mới; tích cực khai thác cơ hội của các hiệp định thương mại tự do (FTA). – Tăng cường kiểm tra, xử lý nghiêm các trường hợp buôn lậu, gian lận thương mại, bảo đảm thông quan, kịp thời tháo gỡ các khó khăn, vướng mắc trong hoạt động xuất nhập khẩu hàng hóa; phối hợp, hỗ trợ các tỉnh biên giới để hoạt động thông quan hàng hoá được thuận lợi. – Xây dựng chính sách cụ thể tháo gỡ khó khăn cho ngành hàng không; rà soát, xử lý đúng pháp luật về giảm giá, phí, lệ phí, chi phí của ngành hàng không. – Đẩy mạnh triển khai các hoạt động xúc tiến quảng bá du lịch cấp quốc gia; phối hợp với các hiệp hội nghề nghiệp về du lịch xây dựng tăng cường truyền thông, quảng bá, tiếp thị, phát triển các sản phẩm mới để thu hút khách du lịch quốc tế. – Tăng cường truyền thông về du lịch an toàn, hình ảnh quốc gia thân thiện, có trách nhiệm gắn với các kết quả tích cực trong phòng chống dịch Covid-19 được các tổ chức quốc tế và cộng đồng quốc tế đánh giá cao. 3 KẾT LUẬN Như vậy chúng ta có thể thấy được rằng đại dịch Covid 19 xảy ra đã mang đến những thách thức cũng như những cơ hội cho nền kinh tế nước ta. Trước những thách thức và cơ hội đó người dân nước ta cần phải đối mặt và tìm ra những hướng đi tốt nhất cho nền kinh tế này. Cần phải nhận ra những thách thức và tìm những giải pháp giúp khắc phục đồng thời phát huy những cơ hội để có thể đối mặt tốt nhất đại dịch Covid 19 này. Qua đó chúng ta cũng không thể phủ nhận được vai trò của Chính phủ nhà nước trong việc hỗ trợ, tạo điều kiện và giúp đỡ cho các doanh nghiệp cùng nhau vượt qua những khó khăn hiện nay. TÀI LIỆU THAM KHẢO [1] Cổng thông tin điện tử chính phủ (2020). Tìm những cơ hội giao thương mới trong dịch Covid 19, Website: dich-COVID19/391799.vgp [Ngày truy cập: 09/04/2020] [2] Đ nh Sơn (2020). Doanh nghiệp thấm đòn Covid 19, Báo Thanh niên, Website: https://thanhnien.vn/tai-chinh-kinh-doanh/doanh-nghiep-tham-don-Covid-19-1201892.html [Ngày truy cập: 11/04/2020] [3] Đoàn Xuân Bộ (2020). Tìm cơ hội trong thách thức từ dịch Covid 19, Báo Quân đội nhân dân, Website: https://www.qdnd.vn/kinh-te/cac-van-de/tim-co-hoi-trong-thach-thuc-tu-dich- Covid-19-611257 [Ngày truy cập: 09/04/2020] [4] Lan Anh (2020). Chuỗi nhà hàng ‚gồng m nh‛ chống Covid-19, Báo Nhịp sống kinh doanh, Website: https://beta.bizlive.vn/kinh-doanh/chuoi-nha-hang-gong-minh-chong-Covid-19- 3537517.html [Ngày truy cập: 10/04/2020] 2053 [5] Lê Nguyễn (2020). Giải pháp hỗ trợ doanh nghiệp chịu ảnh hưởng của dịch COVID-19, Website: cua-dich-Covid-19-551673.html [Ngày truy cập: 10/04/2020] [6] Lê Viết Thọ (2020). Virus corona: Viễn cảnh nào cho kinh tế Việt Nam, Website: https://www.bbc.com/vietnamese/vietnam-51830549 [Ngày truy cập: 10/04/2020] [7] Thúy Hiền (2020). Dịch Covid 19: Khó khăn là dịp để doanh nghiệp tìm hướng đi mới, Báo VietnamPlus, Website: https://www.vietnamplus.vn/dich-Covid19-kho-khan-la-dip-de- doanh-nghiep-tim-huong-di-moi/633591.vnp [Ngày truy cập: 10/04/2020] [8] Trung tâm WTO và hội nhâp (2020). Kinh tế Việt Nam và thế giới dưới bóng ma Covid-19, Website: bong-ma-Covid-19 [Ngày truy cập: 09/04/2020] [9] Trương Thu Hiền (2020). Tác động của dịch Covid - 19 đối với nền kinh tế: Trong thách thức có cơ hội, Báo Công thương, Website: https://congthuong.vn/tac-dong-cua-dich-Covid-19-doi- voi-nen-kinh-te-trong-thach-thuc-co-co-hoi-132710.html [Ngày truy cập: 10/04/2020]
File đính kèm:
- thach_thuc_va_co_hoi_cho_kinh_te_viet_nam_trong_dich_covid_1.pdf