Tạp chí Nghiên cứu lập pháp - Số 01 (425) - Tháng 1/2021

1. Vai trò của Quốc hội trong việc quyết

định các vấn đề quan trọng của đất nước

tại kỳ họp Quốc hội

Cùng với chức năng lập pháp và chức

năng giám sát tối cao, Quốc hội Việt Nam

còn thực hiện chức năng quyết định các vấn

đề quan trọng của đất nước trong các lĩnh

vực kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh,

đối ngoại, tổ chức bộ máy và nhân sự cấp cao

của Nhà nước. Hiệu quả hoạt động của Quốc

hội được bảo đảm bởi hiệu quả của các hình

thức hoạt động của Quốc hội; trong số đó, kỳ

họp Quốc hội là hình thức hoạt động chủ yếu

và quan trọng nhất. Cả về hình thức tổ chức,

thành phần tham gia, nguyên tắc hoạt động

cũng như nội dung kỳ họp Quốc hội đều bảo

đảm tính đa dạng, toàn diện, thống nhất, dễ

tiếp cận và bảo đảm cao nhất sự giám sát của

nhân dân đối với hoạt động của Nhà nước.

Với tính chất quan trọng của việc thực hiện

chức năng quyết định các vấn đề quan trọng

của đất nước cũng như vị trí trung tâm của

kỳ họp Quốc hội, có thể nói rằng, việc nâng

cao chất lượng hoạt động quyết định các vấn

đề quan trọng của đất nước tại các kỳ họp

Quốc hội là đòi hỏi cấp thiết, có tính tất yếu

khách quan.

Các quy định về nội dung quyết định

các vấn đề quan trọng của đất nước tại kỳ

họp Quốc hội được quy định trước hết tại

Hiến pháp2, được cụ thể hóa tại Luật Tổ chức

Quốc hội3 và các luật điều chỉnh các lĩnh vực

cụ thể4. Theo quy định của pháp luật hiện

hành, những nhiệm vụ, quyền hạn thuộc

về nội hàm Quốc hội quyết định các vấn đề

quan trọng của đất nước gồm: (1) Quốc hội

quyết định các vấn đề quan trọng về kinh tế

- xã hội; (2) Quốc hội quyết định chính sách

cơ bản về đối ngoại, nhiệm vụ quốc phòng,

an ninh; (3) Quốc hội quyết định các vấn đề

về tổ chức, nhân sự cấp cao của Nhà nước và

về địa giới hành chính; (4) Quốc hội quyết

định đại xá; (5) Quốc hội quyết định trưng

cầu ý dân.

Tạp chí Nghiên cứu lập pháp - Số 01 (425) - Tháng 1/2021 trang 1

Trang 1

Tạp chí Nghiên cứu lập pháp - Số 01 (425) - Tháng 1/2021 trang 2

Trang 2

Tạp chí Nghiên cứu lập pháp - Số 01 (425) - Tháng 1/2021 trang 3

Trang 3

Tạp chí Nghiên cứu lập pháp - Số 01 (425) - Tháng 1/2021 trang 4

Trang 4

Tạp chí Nghiên cứu lập pháp - Số 01 (425) - Tháng 1/2021 trang 5

Trang 5

Tạp chí Nghiên cứu lập pháp - Số 01 (425) - Tháng 1/2021 trang 6

Trang 6

Tạp chí Nghiên cứu lập pháp - Số 01 (425) - Tháng 1/2021 trang 7

Trang 7

Tạp chí Nghiên cứu lập pháp - Số 01 (425) - Tháng 1/2021 trang 8

Trang 8

Tạp chí Nghiên cứu lập pháp - Số 01 (425) - Tháng 1/2021 trang 9

Trang 9

Tạp chí Nghiên cứu lập pháp - Số 01 (425) - Tháng 1/2021 trang 10

Trang 10

Tải về để xem bản đầy đủ

pdf 66 trang xuanhieu 7620
Bạn đang xem 10 trang mẫu của tài liệu "Tạp chí Nghiên cứu lập pháp - Số 01 (425) - Tháng 1/2021", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Tạp chí Nghiên cứu lập pháp - Số 01 (425) - Tháng 1/2021

Tạp chí Nghiên cứu lập pháp - Số 01 (425) - Tháng 1/2021
g hay 
không? Vì hiện nay, theo quy định của 
Luật Tổ chức chính quyền địa phương và 
thực tế, HĐND không hạn chế việc tổ chức 
kỳ họp bất thường để giải quyết các vấn đề 
phát sinh giữa hai kỳ họp4. 
Thứ ba, việc kết hợp để thực hiện 
công tác khen thưởng tại kỳ họp HĐND 
như thông lệ các nhiệm kỳ trước có phù 
hợp với bản chất là phương thức hoạt động 
để thực hiện chức năng giám sát và quyết 
2. Khoản 1 Điều 78 Luật Tổ chức chính quyền địa phương. Nếu được xác định là kỳ họp thường lệ thì kỳ họp 
cuối nhiệm kỳ 2016 - 2021 là một nội dung của kế hoạch tổ chức kỳ họp được HĐND các cấp thông qua tại 
kỳ họp cuối năm 2020.
3. Tham khảo Điều 78 Luật Tổ chức chính quyền địa phương về kỳ họp HĐND. 
4. Theo thống kê, số kỳ họp HĐND bất thường ở cấp tỉnh trong năm 2019: Có 03 địa phương tổ chức 4 kỳ họp, 
8 địa phương tổ chức 3 kỳ họp, 21 địa phương tổ chức 02 kỳ họp (Báo cáo số 218BC - BCTĐB ngày 06/3/2020 
của Ban Công tác đại biểu về tình hình tổ chức và hoạt động của HĐND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung 
ương năm 2019 và phương hướng, nhiệm vụ năm 2020).
5. Khoản 3 Điều 68 Luật Tổ chức Quốc hội.
6. Khoản 1 Điều 3 quy định ngày khai mạc kỳ họp cuối nhiệm kỳ và kỳ họp bất thường của Quốc hội do 
UBTVQH quyết định.
định các vấn đề quan trọng của địa phương 
thuộc thẩm quyền của HĐND? 
Đối với Quốc hội, các văn bản pháp 
luật về tổ chức và hoạt động của Quốc 
hội đã quy định kỳ họp cuối nhiệm kỳ. Cụ 
thể, Luật Tổ chức Quốc hội năm 2014 quy 
định, Quốc hội xem xét báo cáo nhiệm kỳ 
của UBTVQH (khoản 5 Điều 44) hoặc Hội 
đồng Dân tộc, Ủy ban của Quốc hội gửi 
báo cáo tổng kết hoạt động nhiệm kỳ của 
mình đến đại biểu Quốc hội tại kỳ họp cuối 
của mỗi khóa Quốc hội5. Thời gian tổ chức 
kỳ họp và thẩm quyền đề nghị được quy 
định tại Nghị quyết số 102/2015/QH13 
ngày 24/11/2015 của UBTVQH ban hành 
Nội quy kỳ họp Quốc hội6.
Câu hỏi được đặt ra ở đây là: Quốc 
hội và HĐND có nét tương đồng vì đều là 
cơ quan dân cử, có cơ chế hoạt động tập 
thể, làm việc theo chế độ hội nghị nhưng 
vì sao pháp luật hiện hành chỉ điều chỉnh 
kỳ họp cuối nhiệm kỳ của Quốc hội mà 
không đề cập đến kỳ họp cuối nhiệm kỳ 
của HĐND. Vì sự thiếu đồng bộ giữa các 
luật tổ chức và luật giám sát, nên hiện 
nay, các địa phương gặp khó khăn trong 
việc xây dựng kế hoạch tổ chức kỳ họp 
cuối nhiệm kỳ 2016 - 2021. Áp dụng như 
thông lệ các nhiệm kỳ trước hay chờ văn 
bản hướng dẫn từ UBTVQH? Đó là vấn 
đề trước mắt để giải quyết hoạt động tổng 
CHÍNH QUYỀN ĐỊA PHƯƠNG
 61
kết nhiệm kỳ của HĐND 2016 - 2021. Về 
lâu dài, những nội dung trên cần được xem 
xét để bổ sung trong Luật Tổ chức chính 
quyền địa phương hoặc UBTVQH cần ban 
hành văn bản của hướng dẫn về tổ chức kỳ 
họp này của HĐND. 
2. Hội nghị toàn quốc về hoạt động của 
HĐND
Hiện nay, một vấn đề nữa đang đặt 
ra là hoạt động tổng kết nhiệm kỳ của 
HĐND theo đề nghị của UBTVQH. Trở 
lại lịch sử tổ chức Hội nghị toàn quốc về 
hoạt động của HĐND do UBTVQH thực 
hiện cho thấy:
- Ngày 14/7/1993, UBTVQH thông 
qua Nghị quyết ban hành Quy chế hoạt 
động của UBTVQH, trong đó quy định 
về hoạt động tổng kết của HĐND. Cụ 
thể, UBTVQH có nhiệm vụ, quyền hạn: 
“Hàng năm, tổ chức và chủ trì Hội nghị 
toàn quốc về HĐND để tổng kết hoạt 
động của HĐND các cấp trong năm và 
bàn phương hướng nhiệm vụ năm tới” 
(khoản 3, Điều 26). 
- Nghị quyết số 26/2004/NQ - QH11 
ngày 15/6/2004 ban hành Quy chế hoạt 
động của UBTVQH thay thế Quy chế năm 
1993 đã sửa đổi theo hướng có sự phối hợp 
giữa Chính phủ và UBTVQH trong việc tổ 
chức hội nghị về hoạt động của HĐND7. 
- Nghị quyết số 1075/2015/
UBTVQH13 ngày 11/12/2015 ban hành 
Quy chế làm việc của UBTVQH thay thế 
Nghị quyết số 26/2004/NQ - QH11 không 
còn quy định về việc UBTVQH phối hợp 
7. Khoản 5 Điều 30 Nghị quyết 26/2004/QH11 quy định: UBTVQH phối hợp với Chính phủ tổ chức hội nghị 
về hoạt động của HĐND.
8. Luật Tổ chức Quốc hội, Luật Tổ chức Chính phủ, Luật Tổ chức chính quyền địa phương, Luật Hoạt động 
giám sát của Quốc hội và HĐND, Nghị quyết số 1075/2015/UBTVQH13 về Quy chế làm việc của UBTVQH, 
Nghị định số 138/2016/NĐ - CP ngày 01/10/2016 của Chính phủ ban hành Quy chế làm việc của Chính phủ.
với Chính phủ tổ chức Hội nghị toàn quốc 
HĐND. 
Các văn bản pháp luật hiện hành 
về tổ chức và hoạt động của Quốc hội, 
UBTVQH, Chính phủ cũng không đề cập 
đến vấn đề này8. 
Như vậy, từ thời điểm thực hiện Quy 
chế hoạt động của UBTVQH năm 1993 
đến nhiệm kỳ HĐND các cấp 2016 - 2021, 
hoạt động tổ chức Hội nghị toàn quốc về 
hoạt động của HĐND được tiếp cận là 
một trong những nhiệm vụ, quyền hạn của 
UBTVQH, Chính phủ đối với chính quyền 
địa phương. Thực hiện nhiệm vụ đó, từ 
năm 1993 đến năm 2016 (trước thời điểm 
kết thúc nhiệm kỳ 2011 - 2016), UBTVQH 
đã phối hợp với Chính phủ tổ chức 6 Hội 
nghị toàn quốc (có kết hợp đánh giá hoạt 
động của UBND nên được gọi là Hội nghị 
toàn quốc về hoạt động của HĐND và 
UBND) vào các năm 1993, 1998, 2003, 
2006, 2010, 2016. Ngoại trừ nhiệm kỳ 
2004 - 2011 được kéo dài 7 năm nên có 02 
Hội nghị, các nhiệm kỳ khác tổ chức 01 
hội nghị/nhiệm kỳ.
Thời điểm tổ chức Hội nghị toàn quốc 
về hoạt động của HĐND thường là giữa 
nhiệm kỳ để đánh giá kết quả hoạt động 
từ đầu đến giữa nhiệm kỳ và đề ra phương 
hướng, giải pháp trong thời gian còn lại của 
nhiệm kỳ. Tuy nhiên, hai Hội nghị toàn quốc 
gần nhất được tổ chức vào tháng 10/2010 và 
tháng 02/2016, tức là thời điểm gần kết thúc 
nhiệm kỳ. Do vậy, ý nghĩa của hai Hội nghị 
đó được gắn với công tác tổng kết nhiệm kỳ. 
Ví dụ, Hội nghị toàn quốc tổ chức vào tháng 
CHÍNH QUYỀN ĐỊA PHƯƠNG
62 
2 năm 2016 để đánh giá tình hình tổ chức 
và hoạt động của chính quyền địa phương 
nhiệm kỳ 2011 - 2016 và phổ biến, quán triệt 
triển khai thực hiện các văn bản pháp luật 
liên quan đến HĐND và UBND như Luật Tổ 
chức chính quyền địa phương, Luật Bầu cử 
đại biểu Quốc hội và đại biểu HĐND, Luật 
Hoạt động giám sát của Quốc hội và HĐND 
cho nhiệm kỳ 2016 - 2021.
Với mục đích tổng kết tình hình tổ chức 
và hoạt động của HĐND các cấp nhiệm kỳ 
2016 - 2021, đề ra phương hướng, nhiệm 
vụ và những giải pháp tiếp tục nâng cao 
chất lượng, hiệu quả hoạt động của HĐND, 
ngày 18/11/2020, UBTVQH đã ban hành 
Hướng dẫn số 624/HD - UBTVQH14. 
Theo đó, sau khi kết thúc kỳ họp cuối năm 
2020, Thường trực HĐND các tỉnh, thành 
phố trực thuộc trung ương căn cứ vào tình 
hình thực tế của địa phương quyết định việc 
tổng kết tổ chức và hoạt động của HĐND 
các cấp tại địa phương mình. Về hình thức 
tổng kết có thể thông qua báo cáo hoặc tổ 
chức hội nghị. Do ảnh hưởng khách quan 
vì dịch bệnh Covid-19, UBTVQH không 
phối hợp với Chính phủ tổ chức Hội nghị 
toàn quốc về hoạt động của HĐND nhiệm 
kỳ 2016 - 2021 như thường lệ. 
Với cách quy định tại Hướng dẫn số 
624, cùng với yêu cầu tổng kết vào thời 
điểm sắp kết thúc nhiệm kỳ 2016 - 2021 
nên có sự nhầm lẫn về việc liệu đây có 
phải là một văn bản của UBTVQH hướng 
dẫn chi tiết kỳ họp cuối nhiệm kỳ 2016 - 
2021 của HĐND mà các văn bản pháp luật 
đang bỏ ngỏ như đã nêu. Nếu vậy, hoạt 
động tổng kết theo Hướng dẫn số 624 có 
thể thay thế việc xem xét các báo cáo kiểm 
điểm tại kỳ họp cuối nhiệm kỳ được quy 
định tại Điều 59 Luật Hoạt động giám sát 
của Quốc hội và HĐND?
3. Nhận xét, kiến nghị
Trên cơ sở phân tích về kỳ họp cuối 
nhiệm kỳ của HĐND và Hội nghị toàn 
quốc về hoạt động của HĐND, chúng tôi 
có các kiến nghị sau đây:
Thứ nhất, đối với hoạt động tổng kết 
được thực hiện tại kỳ họp cuối nhiệm kỳ: 
Đây là hoạt động xuất phát từ nhu cầu 
tự thân của HĐND giống như các cơ quan, 
tổ chức khác để tổng kết hoạt động của các 
cơ quan của HĐND và các cơ quan chịu sự 
giám sát của HĐND (Thường trực HĐND, 
các Ban của HĐND, UBND, Viện kiểm sát 
Nhân dân, Tòa án Nhân dân) và được 
tiến hành theo trình tự thủ tục pháp lý diễn 
ra tại kỳ họp Hội đồng nhân dân. Vì vậy, 
cần xem xét sửa đổi Luật Tổ chức chính 
quyền địa phương năm 2015 theo hướng 
bổ sung quy định về kỳ họp cuối nhiệm kỳ 
để thống nhất với Điều 59 Luật Hoạt động 
giám sát của Quốc hội và HĐND. Trong 
đó cần xác định thời gian và tính chất của 
kỳ họp. 
Thứ hai, đối với Hội nghị toàn quốc 
về hoạt động của HĐND: 
UBTVQH cần xem xét tổ chức đánh 
giá hiệu quả của việc tổ chức các Hội nghị 
toàn quốc về hoạt động của HĐND từ năm 
1993 đến nay. Nếu đây là hoạt động cần 
thiết, UBTVQH cần ban hành nghị quyết 
bổ sung thẩm quyền tổ chức Hội nghị toàn 
quốc về hoạt động của HĐND như Nghị 
quyết số 26/2004/NQ - UBTVQH trước kia 
hoặc ban hành một văn bản hướng dẫn việc 
UBTVQH đánh giá hoạt động của HĐND. 
Trong đó, bên cạnh yêu cầu gửi báo cáo 
hàng năm thì UBTVQH có thể lựa chọn 
thời điểm để xem xét kết quả hoạt động của 
HĐND các cấp thông qua hình thức tổ chức 
Hội nghị hoặc thông qua báo cáo  
THÔNG TIN LẬP PHÁP
 63
1. Chuyên mục Nhà nước và pháp luật
Năm 2021 là năm tổng kết Nhiệm kỳ 
Quốc hội khóa XIV và chuyển giao Nhiệm 
kỳ Quốc hội khóa XV và là năm khởi đầu 
Kế hoạch 5 năm (2021 - 2026) và Chiến 
lược phát triển kinh tế - xã hội 10 năm 
(2021 - 2030). Năm 2021 còn là năm diễn 
ra Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII 
của Đảng và bắt tay vào thực hiện Nghị 
quyết Đại hội XIII của Đảng; bầu cử đại 
biểu Quốc hội khóa XV và đại biểu Hội 
đồng nhân dân các cấp nhiệm kỳ 2021-
2026; có rất nhiều nhiệm vụ đặt ra đối với 
Quốc hội nước ta. Vì vậy, trong năm 2021, 
bên cạnh các đề tài truyền thống, Tạp chí 
sẽ chú trọng đăng tải các bài viết về tổng 
kết nhiệm kỳ Quốc hội khóa XIV; đổi mới 
tổ chức và hoạt động của Quốc hội, các cơ 
quan của Quốc hội và đại biểu Quốc hội 
trong xây dựng Nhà nước pháp quyền Việt 
Nam xã hội chủ nghĩa của Nhân dân, do 
Nhân dân, vì Nhân dân. Trong đó, ưu tiên 
đặt các bài viết liên quan đến hoạt động 
của Quốc hội, các cơ quan của Quốc hội, 
các cơ quan của Ủy ban thường vụ Quốc 
hội và đại biểu Quốc hội.
Tạp chí cũng quan tâm đăng tải các 
bài viết về tổ chức và hoạt động của các cơ 
quan nhà nước thực hiện quyền hành pháp, 
quyền tư pháp. 
Tạp chí tiếp tục đăng tải các bài viết: 
bình luận về Hiến pháp năm 2013 nhằm giới 
thiệu, tuyên truyền những giá trị tiến bộ của 
Hiến pháp năm 2013 và chuẩn bị tổng kết 10 
năm thi hành Hiến pháp năm 2013; cụ thể 
hóa các Nghị quyết của Đảng về hoàn thiện 
tổ chức bộ máy nhà nước; bàn về các chức 
năng, nhiệm vụ của Quốc hội; về chủ quyền 
biển, đảo của Tổ quốc trong tình hình mới; về 
quyền con người, quyền và nghĩa vụ cơ bản 
của công dân; về thể chế kinh tế thị trường 
định hướng xã hội chủ nghĩa; về cải cách tư 
pháp, cải cách hành chính. Các bài viết góp 
phần phòng, chống vi phạm pháp luật, tham 
nhũng, lãng phí, bảo đảm quốc phòng, an 
ninh, trật tự, an toàn xã hội, đáp ứng yêu cầu 
phát triển bền vững của đất nước và phục vụ 
lợi ích của Nhân dân.
2. Chuyên mục Bàn về dự án luật
Trong năm 2021, Tạp chí sẽ chú trọng 
đăng tải các bài nghiên cứu, góp ý liên quan 
đến nội dung các dự án luật quan trọng 
được dự kiến trong Chương trình xây dựng 
luật, pháp lệnh năm 2021 của Quốc hội, 
Ủy ban thường vụ Quốc hội như: Luật sửa 
đổi, bổ sung một số điều của Luật Đất đai; 
Luật Giao thông đường bộ (sửa đổi); Luật 
Phòng, chống ma túy (sửa đổi); Luật sửa 
đổi, bổ sung một số điều của Luật Công 
đoàn; Luật Cảnh sát cơ động; Luật Điện 
ĐỊNH HƯỚNG CHỦ ĐỀ VIẾT BÀI ĐĂNG TẢI 
TRÊN TẠP CHÍ NGHIÊN CỨU LẬP PHÁP NĂM 2021
THÔNG TIN LẬP PHÁP
64 
ảnh (sửa đổi); Luật Kinh doanh bảo hiểm 
(sửa đổi); Luật Thanh tra (sửa đổi); Luật 
Thi đua, khen thưởng (sửa đổi); Luật sửa 
đổi, bổ sung một số điều của Luật Sở hữu 
trí tuệ; 
3. Chuyên mục Thực tiễn pháp luật
Cùng với việc đăng tải các bài viết liên 
quan đến việc triển khai thực hiện Hiến 
pháp, các luật, pháp lệnh trên thực tế, nêu 
và phân tích được những khó khăn, vướng 
mắc, hạn chế của các quy định của pháp luật 
trong quá trình thực hiện, đề xuất những 
giải pháp khắc phục, Tạp chí coi trọng các 
bài viết cung cấp thông tin về kinh nghiệm 
thực tiễn trong hoạt động của Quốc hội, 
Chính quyền địa phương, các cơ quan của 
Quốc hội, Đoàn đại biểu Quốc hội và đại 
biểu Quốc hội. 
4. Chuyên mục Chính sách
Xuất phát từ các nhiệm vụ phát triển 
kinh tế - xã hội mà nghị quyết của Quốc 
hội đã đề ra, Tạp chí tập trung đăng tải các 
bài viết về các vấn đề liên quan đến chính 
sách trong hoạt động lập pháp, yêu cầu hội 
nhập quốc tế, phát triển kinh tế thị trường 
định hướng xã hội chủ nghĩa, chống tham 
nhũng, lãng phí và phòng, chống tội phạm; 
Chính sách gắn với phát triển bền vững, 
tăng trưởng với công bằng xã hội và chống 
lạm phát, đảm bảo việc làm, an sinh xã hội; 
Chiến lược phát triển bền vững kinh tế biển 
Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 
2045 theo Nghị quyết số 36-NQ/TW; coi 
trọng các bài viết đề xuất các giải pháp kiến 
nghị hoàn thiện các cơ chế, chính sách trong 
các lĩnh vực kinh tế - dân sự, lao động, văn 
hóa, giáo dục, khoa học công nghệ, y tế, xóa 
đói giảm nghèo, việc thực hiện tái cấu trúc 
nền kinh tế, doanh nghiệp nhà nước, khắc 
phục hậu quả của đại dịch Covid-19 gây ra.
5. Chuyên mục Kinh nghiệm quốc tế
Năm 2021, Tạp chí tiếp tục tập trung 
đăng tải các bài viết về các vấn đề pháp luật 
quốc tế liên quan đến những kinh nghiệm 
xây dựng hiến pháp, lập pháp và tổ chức 
bộ máy nhà nước của các nước để tham 
khảo, vận dụng vào tình hình thực tiễn Việt 
Nam; các thiết chế về bảo vệ quyền của tổ 
chức, cá nhân trong quá trình hội nhập quốc 
tế; các cơ chế quốc tế về phòng, chống tội 
phạm; những vấn đề liên quan đến bảo vệ 
chủ quyền quốc gia; các vấn đề về ASEAN 
và đặc biệt là các chủ đề thiết thực phục vụ 
các dự án luật trong Chương trình xây dựng 
luật, pháp lệnh năm 2021 của Quốc hội, Ủy 
ban thường vụ Quốc hội. 
6. Chuyên mục Chính quyền địa phương
Bên cạnh những chuyên mục truyền 
thống: Nhà nước và pháp luật, Bàn về dự án 
luật, Chính sách, Thực tiễn pháp luật, Kinh 
nghiệm quốc tế, nhân Kỷ niệm 20 năm 
ngày thành lập (14/12/2000 - 14/12/2020), 
Tạp chí mở Chuyên mục “Chính quyền 
địa phương”, đăng tải những bài viết 
phản ánh kinh nghiệm thực tiễn trong tổ 
chức và hoạt động của Hội đồng nhân dân 
(HĐND), các cơ quan của HĐND, đại biểu 
HĐND các cấp. Chuyên mục tập trung vào 
các nội dung: Nhóm các vấn đề liên quan 
trực tiếp đến tổ chức của chính quyền địa 
phương (cơ cấu tổ chức, điều kiện bảo 
đảm, mối quan hệ công tác, chế độ chính 
sách....); Nhóm các vấn đề về hoạt động 
của chính quyền địa phương được quy 
định trong các luật về tổ chức (trình tự thủ 
tục; chức năng, nhiệm vụ của từng chủ thể 
trong từng cấp chính quyền; việc phân cấp, 
phần quyền giữa các cấp chính quyền); 
Nhóm các vấn đề liên quan đến hoạt động 
của chính quyền địa phương được quy 
định tại các luật chuyên ngành 
TẠP CHÍ NGHIÊN CỨU LẬP PHÁP 35 NGÔ QUYỀN - HOÀN KIẾM - HÀ NỘI *Tel: 0243.2121204/0243.2121206 *Email: nclp@quochoi.vn *

File đính kèm:

  • pdftap_chi_nghien_cuu_lap_phap_so_01_425_thang_12021.pdf