Tạp chí Nghiên cứu Khoa học kiểm toán - Số 143 - 9/2019

1. Phát triển kinh tế - Xã hội và phát sinh chất thải ở Việt Nam 1.1. Phát triển kinh tế - xã hội Giai đoạn 2011 - 2017, nền kinh tế Việt Nam đã cho thấy những phục hồi rõ nét. Mặc dù tiếp tục thu được nhiều thành quả lớn trong những năm qua nhưng nền kinh tế tiếp tục đối mặt với những thách thức lớn, đặc biệt trong cải thiện chất lượng tăng trưởng. Tăng trưởng kinh tế ở nước ta còn dựa nhiều vào đầu tư, khai thác tài nguyên và gia công nhờ vào nhân công giá rẻ, chưa chú trọng và đầu tư thích đáng cho nông nghiệp, nông thôn, chưa quan tâm đúng mức đến các động lực như khoa học - công nghệ, nhu cầu của thị trường trong nước. Tính chung cả năm 2017, chỉ số sản xuất toàn ngành công nghiệp tăng 7,85% so với năm 2016, cao hơn mức tăng 7,06% của năm 2016 (trừ ngành khai thác dầu khí giảm sút mạnh). Các ngành công nghiệp, ngành chế biến, chế tạo vẫn có tăng trưởng khá, đạt 14,5%; ngành sản xuất và phân phối điện tăng 9,4%. Một số sản phẩm công nghiệp tăng cao so với năm trước: Thép cán tăng 26,8%; sắt, thép thô tăng 20,5%; xi măng tăng 14,4%. Năm 2018, tốc độ tăng trưởng GDP đạt 7,08%, cao nhất trong 10 năm và đưa Việt Nam vào nhóm các nền kinh tế tăng trưởng nhanh nhất thế giới. Trong bối cảnh xung đột thương mại trên thế giới đã trở thành một trong những quan ngại lớn nhất đối với nền kinh tế thế giới, đối với tiến trình toàn cầu hóa, tự do hóa thương mại và đầu tư thì nền kinh tế Việt Nam đã đạt được một số thành tựu: 2018 Việt Nam xuất siêu hàng hóa trên 7 tỉ USD, tức gấp hơn 3 lần kỷ lục đã xác lập từ năm 2017; năm 2018 nông nghiệp tăng trưởng 3,76% - cao nhất của ngành trong 7 năm với tổng kim ngạch xuất khẩu đạt hơn 40 tỉ USD. Ngoài ra, chất lượng tăng trưởng của nền kinh tế của năm 2018 cũng đã có sự cải thiện rõ rệt thể hiện qua tốc độ tăng năng suất lao động và hệ số ICOR giảm dần, lạm phát được giữ dưới 4%, dự trữ ngoại hối đạt gần 60 tỉ USD. Tuy nhiên, nhìn chung tỷ trọng giá trị sản phẩm công nghệ cao trong GDP của nước ta còn thấp. Thêm vào đó, chất lượng nguồn lao động chưa đáp ứng yêu cầu phát triển. Việc chú trọng đầu tư vào một số lĩnh vực như bất động sản, chứng khoán. đã gặp nhiều rủi ro, làm cho kinh tế phát triển không bền vững, càng thêm lệ thuộc nhiều vào vốn đầu tư. Đây là những khó khăn và trở ngại khi thực hiện đổi mới mô hình tăng trưởng kinh tế

Tạp chí Nghiên cứu Khoa học kiểm toán - Số 143 - 9/2019 trang 1

Trang 1

Tạp chí Nghiên cứu Khoa học kiểm toán - Số 143 - 9/2019 trang 2

Trang 2

Tạp chí Nghiên cứu Khoa học kiểm toán - Số 143 - 9/2019 trang 3

Trang 3

Tạp chí Nghiên cứu Khoa học kiểm toán - Số 143 - 9/2019 trang 4

Trang 4

Tạp chí Nghiên cứu Khoa học kiểm toán - Số 143 - 9/2019 trang 5

Trang 5

Tạp chí Nghiên cứu Khoa học kiểm toán - Số 143 - 9/2019 trang 6

Trang 6

Tạp chí Nghiên cứu Khoa học kiểm toán - Số 143 - 9/2019 trang 7

Trang 7

Tạp chí Nghiên cứu Khoa học kiểm toán - Số 143 - 9/2019 trang 8

Trang 8

Tạp chí Nghiên cứu Khoa học kiểm toán - Số 143 - 9/2019 trang 9

Trang 9

Tạp chí Nghiên cứu Khoa học kiểm toán - Số 143 - 9/2019 trang 10

Trang 10

Tải về để xem bản đầy đủ

pdf 91 trang xuanhieu 8980
Bạn đang xem 10 trang mẫu của tài liệu "Tạp chí Nghiên cứu Khoa học kiểm toán - Số 143 - 9/2019", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Tạp chí Nghiên cứu Khoa học kiểm toán - Số 143 - 9/2019

Tạp chí Nghiên cứu Khoa học kiểm toán - Số 143 - 9/2019
n nhà nước, 2017). 
Kết quả kiểm toán chưa đáp ứng được kỳ vọng mà 
Quốc hội và nhân dân đặt ra đối với Kiểm toán nhà 
nước (Mai Vinh, 2018).
Qua kết quả kiểm toán chương trình nông 
thôn mới có thể rút ra những thách thức chủ yếu 
mà Kiểm toán nhà nước Việt Nam đang gặp phải 
như sau:
- Kiểm toán chương trình nông thôn mới có 
quy mô lớn, thực hiện theo mô hình lồng ghép với 
các cuộc kiểm toán khác hoặc tự các đơn vị trong 
ngành thực hiện riêng lẻ, rời rạc, dẫn đến thiếu 
thống nhất trong chỉ đạo thực hiện kiểm toán. Do 
vậy, các ý kiến nhận xét, đánh giá, cũng như hướng 
xử lý tài chính của từng đoàn, từng khu vực chưa 
có sự thống nhất.
- Quá nhiều mục tiêu, trong khi số lượng và 
chất lượng đội ngũ kiểm toán viên hiện còn chưa 
tương xứng, dẫn đến phân tán nguồn lực, báo cáo 
kiểm toán dàn trải, thiếu trọng tâm. 
- Trọng tâm kiểm toán mới chỉ tập trung phát 
hiện các sai sót về tài chính mà chưa đi sâu đến 
đánh giá quá trình thực hiện, đánh giá cơ chế 
quản lý nhà nước đối với việc triển khai, thực hiện 
Chương trình nông thôn mới.
- Nội dung đánh giá về tính kinh tế, hiệu quả 
và hiệu lực của Chương trình nông thôn mới chưa 
nhiều, còn chung chung và thiếu cơ sở thuyết phục. 
- Chương trình nông thôn mới là một chương 
trình lớn với nguồn vốn đa dạng, nhiều loại dự án 
được thực hiện trong Chương trình, đòi hỏi tính 
chuyên môn kỹ thuật cao, trong khi Kiểm toán nhà 
nước còn thiếu những kiểm toán viên được đào tạo 
trong các lĩnh vực chuyên sâu này, gây khó khăn 
trong việc xây dựng tiêu chí đánh giá khi thực hiện 
kiểm toán.
- Cơ sở dữ liệu, thông tin phục vụ cuộc kiểm 
toán Chương trình nông thôn mới còn chưa đầy 
đủ, nhất là hệ thống thông tin về đơn vị được kiểm 
toán. Trong khi chương trình có phạm vi rộng, liên 
quan đến nhiều bộ, ngành nên kiểm toán viên gặp 
khó khăn trong việc xác định trọng yếu cũng như 
lựa chọn phương pháp kiểm toán.
Thông qua những ví dụ điển hình trong nghiên 
cứu kiểm toán hiệu quả, cùng các bước thực hiện 
kiểm toán hiệu quả của Kiểm toán nhà nước Nhật 
Bản, đã phần nào hàm ý giải quyết những thách 
thức trên của kiểm toán chương trình nông thôn 
mới của Việt Nam. Từ luận điểm này, có thể đặt ra 
câu hỏi tại sao chúng ta không học hỏi kinh nghiệm 
từ Nhật Bản để bước đầu thiết lập một quy trình 
kiểm toán chương trình, dự án cho Kiểm toán nhà 
nước Việt Nam? Câu hỏi này không dễ trả lời, bởi 
một trong những nguyên nhân căn bản là hệ thống 
thể chế quản lý của mỗi nước khác nhau, do đó 
ảnh hưởng tới việc tổ chức thực hiện kiểm toán. 
Thêm vào đó, cơ sở dữ liệu chung của Việt Nam 
còn hạn chế, thiếu nhất quán giữa các ban ngành, 
thiếu minh bạch và chất lượng thông tin chưa đảm 
bảo, sẽ ảnh hưởng tới kết quả kiểm toán.
Mặc dù, việc kiểm toán hiệu quả chương trình, 
dự án ở Việt Nam không phải là điều đơn giản, 
nhưng với vị thế pháp lý ngày càng được nâng 
cao, chất lượng kiểm toán viên ngày càng được 
chú trọng. Kiểm toán nhà nước Việt Nam có thể 
áp dụng thử nghiệm kiểm toán hiệu quả chương 
trình, dự án của Kiểm toán nhà nước Nhật Bản khi 
kiểm toán Chương trình nông thôn mới giai đoạn 
2016-2020, từ đó đúc rút kinh nghiệm cho các cuộc 
kiểm toán chương trình, dự án khác. Để đạt được 
điều này, Kiểm toán nhà nước Việt Nam cần chú ý 
một số vấn đề sau:
Một là, xác định phạm vi, nội dung kiểm toán 
phù hợp với khả năng thực hiện, tập trung vào 
những vấn đề lớn mang tính quyết định đến hiệu 
quả của chương trình, tránh dàn trải, làm phân tán 
nguồn lực, giảm chất lượng, hiệu quả kiểm toán;
Hai là, cần bố trí thời gian và nhân sự hợp lý 
để kiểm toán viên có thể đi sâu đánh giá tình hình 
thực hiện, đánh giá tình hình sử dụng đầu ra của 
chương trình, dự án, đánh giá kết quả và đánh giá 
khả năng thích ứng của chương trình nông thôn 
mới trong sự phát triển của kinh tế-xã hội;
Ba là, Kiểm toán nhà nước cần sử dụng phương 
pháp chuyên gia thuộc các chuyên ngành có liên 
quan đến các dự án trong chương trình nông thôn 
mới để trao đổi, chia sẻ kinh nghiệm trong đánh 
KINH NGHIEÄM NÖÔÙC NGOAØI
NGHIÊN CỨU KHOA HỌC KIỂM TOÁN90 Số 143 - tháng 9/2019
giá các dự án cụ thể cũng như đánh giá chung về 
chương trình. Trong trường hợp cần thiết, có thể 
ký hợp đồng chuyên gia đối với những phần hành 
công việc mang tính kỹ thuật cao như xây dựng các 
tiêu chí đánh giá; 
Bốn là, để minh bạch hóa quá trình kiểm toán, 
đồng thời giúp kiểm toán viên có thêm thông tin 
tham khảo, Kiểm toán nhà nước cần làm nghiêm 
vấn đề cập nhật nhật ký điện tử, báo cáo tiến độ 
của các đoàn kiểm toán, yêu cầu các tổ kiểm toán 
rà soát lại những công việc của tổ, quy trách nhiệm 
đến từng cá nhân khi nội dung kiểm toán bị bỏ sót;
Năm là, coi trọng cộng tác tổ chức đánh giá, rút 
kinh nhiệm sau mỗi đợt kiểm toán để rà soát, đánh 
giá kỹ những mặt còn hạn chế để rút kinh nghiệm 
trước khi tiến hành kiểm toán các đợt tiếp theo.
4. kết luận
Nghiên cứu này đã xem xét lại kinh nghiệm 
thực hiện kiểm toán hiệu quả các chương trình, 
dự án của Kiểm toán nhà nước Nhật Bản. Thông 
qua các trường hợp điển hình, nghiên cứu đã phân 
tích cụ thể các bước trong quá trình thực hiện 
kiểm toán hiệu quả của Nhật Bản, từ đó chỉ ra sự 
cần thiết trong việc học hỏi kinh nghiệm của Nhật 
Bản cho Việt Nam. Kinh nghiệm này đặc biệt có 
ý nghĩa và hữu ích cho Kiểm toán nhà nước Việt 
Nam khi thực hiện kiểm toán Chương trình nông 
thôn mới - một trong hai chương trình mục tiêu 
quốc gia của Việt Nam, để có những thông tin 
hữu ích tư vấn cho Quốc hội và Chính phủ trong 
việc triển khai các pha tiếp theo của chương trình. 
Thêm vào đó, kinh nghiệm này có thể giúp các nhà 
làm chính sách của Việt Nam trong việc sửa đồi và 
cải thiện chính sách đối với các chương trình, dự 
án quốc gia. 
Các kết quả đã được trình bày và phân tích, 
nhưng vẫn cần được kiểm chứng trong tương lai. 
Việc vận dụng kiểm toán hiệu quả của Kiểm toán 
nhà nước Nhật Bản đối với kiểm toán Chương 
trình nông thôn mới ở Việt Nam hoàn toàn không 
đơn giản bởi điều kiện phát triển, thể chế kinh tế, 
chính trị, thêm vào đó là điều kiện kỹ thuật công 
nghệ khác nhau. Để vận dụng được kiểm toán hiệu 
quả của Nhật Bản, Kiểm toán nhà nước Việt Nam 
cần từng bước thiết lập hệ thống chỉ tiêu đánh giá 
đối với các chương trình, dự án; đồng thời tạo lập 
quy trình kiểm soát chất lượng kiểm toán toàn 
diện, minh bạch, hiệu quả.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Bắc Sơn (2018). Nên giảm bớt mục tiêu 
để đảm bảo tính chuyên sâu cho cuộc 
kiểm toán. Báo kiểm toán số 48. http://
baokiemtoannhanuoc.vn/chuyen-de/nen-
giam-bot-muc-tieu-de-dam-bao-tinh-
chuyen-sau-cho-cuoc-kiem-toan-139818). 
Truy cập ngày 28/6/2019;
2. Board of Audit of Japan (2018). Board of 
Audit. https://www.jbaudit.go.jp/english/
pdf/Board_of_Audit_2018.pdf. Truy cập 
ngày 10/6/2019;
3. Đinh Hiền (2018). Tổ chức đoàn kiểm 
toán chuyên đề: Mô hình nào sẽ hợp lý 
và hiệu quả? Báo kiểm toán số 48. http://
baokiemtoannhanuoc.vn/chuyen-de/
to-chuc-doan-kiem-toan-chuyen-de-mo-
hinh-nao-se-hop-ly-va-hieu-qua-139820. 
Truy cập ngày 28/6/2019;
4. Administrative Reform Council (1997). Final 
report of the Administrative Reform Council. 
https://japan.kantei.go.jp/971228finalreport.
html. Truy cập ngày 15/6/2018;
5. Kazuki H.&Shigeru Y. (2006). The Present 
Condition and the Problems of Effectiveness 
Auditing. Government Auditing Review 
VOLUME13 (MARCH 2006). 
jbaudit.go.jp/english_exchange/volume13/
e13d06.pdf. Truy cập ngày 9/7/2018; 
6. Kiểm toán nhà nước (2016). Đề cương kiểm 
toán chương trình mục tiêu quốc gia xây 
dựng nông thôn mới;
7. Kiểm toán nhà nước (2017). Báo cáo tổng 
hợp kết quả kiểm toán năm 2016;
8. Kiểm toán nhà nước (2018). Chủ tịch Uỷ ban 
Kiểm toán Nhật Bản: Cần nâng quan hệ hợp 
tác kiểm toán với Việt Nam. https://sav.gov.
vn/Pages/chi-tiet-tin.aspx?ItemID=36244&
l=TinTucSuKien. Truy cập ngày 28/6/2019;
9. Mai Vinh (2018). Thực trạng và giải pháp 
nâng cao chất lượng kiểm toán công tác 
quản lý tài nguyên khoáng sản. Kỷ yếu hội 
thảo khoa học: Kiểm toán việc quản lý, sử 
dụng đất đai, tài nguyên khoáng sản, môi 
trường và những vấn đề đặt ra;
10. OECD (2011). Good Practices in Supporting 
Supreme Audit Institutions. https://www.
eurosai.org/en/databases/products/Good-
Practices-In-Supporting-Supreme-Audit-
Institutions/. Truy cập ngày 12/6/2018.
VAÊN BAÛN MÔÙI 
NGHIÊN CỨU KHOA HỌC KIỂM TOÁN 91Số 143 - tháng 9/2019
COÂNG VAÊN 3007/TCT-CS NGAØY 1 THAÙNG 8 NAÊM 2019
CUÛA TOÅNG CUÏC THUEÁ HÖÔÙNG DAÃN THÔØI ÑIEÅM BAÉT BUOÄC 
AÙP DUÏNG HOÙA ÑÔN ÑIEÄN TÖÛ
COÂNG VAÊN 3002/TCT-DNL NGAØY 1 THAÙNG 8 NAÊM 2019
CUÛA TCT HÖÔÙNG DAÃN XAÙC ÑÒNH CHI PHÍ LAÕI VAY THEO
NGHÒ ÑÒNH 20/2017/NÑ-CP NGAØY 24 THAÙNG 2 NAÊM 2017
Các hướng dẫn hiện hành về thời điểm bắt buộc áp dụng hóa đơn điện tử như sau:▶ Điều 35, Nghị định 119/2018/
NĐ-CP ngày 12/9/2018:
“Điều 35. Hiệu lực thi hành
1. Nghị định này có hiệu lực thi hành từ ngày 01 
tháng 11 năm 2018.
2. Việc tổ chức thực hiện hóa đơn điện tử, hóa 
đơn điện tử có mã của cơ quan thuế theo quy định 
của Nghị định này thực hiện xong đối với các doanh 
nghiệp, tổ chức kinh tế, tổ chức khác, hộ, cá nhân kinh 
doanh chậm nhất là ngày 01 tháng 11 năm 2020”
▶ Điều 151, Luật Quản lý thuế số 38/2019/QH14 
ngày 13/6/2019:
“Điều 151. Hiệu lực thi hành
1. Luật này có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 
7 năm 2020, trừ trường hợp quy định tại Khoản 2, 
Điều này.
2. Quy định về hóa đơn, chứng từ điện tử của 
Luật này có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 7 
năm 2022; khuyến khích cơ quan, tổ chức, cá nhân 
áp dụng quy định về hóa đơn, chứng từ điện tử của 
Luật này trước ngày 01 tháng 7 năm 2022...”
Theo đó, thời điểm bắt buộc áp dụng hóa đơn điện 
tử đang có sự khác biệt giữa các quy định (từ ngày 
1/11/2020 theo Nghị định 119, và từ ngày 1/7/2022 
theo Luật Quản lý thuế).
Ngày 1/8/2019, Tổng cục Thuế ban hành Công 
văn 3007 trả lời doanh nghiệp về vấn đề này. Tuy 
nhiên, trong công văn này, Tổng cục Thuế vẫn chưa 
trả lời cụ thể về thời điểm bắt buộc áp dụng hóa đơn 
điện tử. Tổng cục Thuế có đề cập rằng Bộ Tài chính 
sẽ trình Chính phủ để ban hành Nghị định quy định 
chi tiết và hướng dẫn thi hành Luật Quản lý thuế. 
Doanh nghiệp cần theo dõi và cập nhật tiến trình 
vấn đề này.
Mặc dù, quy định khống chế chi phí lãi vay tại Nghị định 20 (Tổng chi phí lãi vay phát sinh trong kỳ của người nộp thuế 
được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế thu nhập 
doanh nghiệp không vượt quá 20% của tổng lợi 
nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh cộng với chi 
phí lãi vay, chi phí khấu hao trong kỳ của người nộp 
thuế) được ban hành từ năm 2017, vẫn còn tồn tại 
nhiều khúc mắc khi thực hiện quy định này. 
Trong Công văn 3002, Tổng cục Thuế làm rõ một 
trong những khúc mắc này về việc xác định chi phí 
lãi vay được trừ theo Nghị định 20 trong năm tài 
chính 2017 như sau:
▶ Chỉ áp dụng đối với chi phí lãi vay phát sinh từ 
ngày 1/5/2017 trở đi, không phân biệt hợp đồng vay 
được ký kết trước hay sau ngày 1/5/2017;
VAÊN BAÛN MÔÙI 
NGHIÊN CỨU KHOA HỌC KIỂM TOÁN92 Số 143 - tháng 9/2019
COÂNG VAÊN 63385/CT-TTHT NGAØY 9 THAÙNG 8 NAÊM 2019 CUÛA CUÏC 
THUEÁ HAØ NOÄI VEÀ THUEÁ TNCN CHO QUAØ TAëNG KHUYEÁN MAÕI
Trường hợp Công ty tặng quà khuyến mãi (hiện vật/tiền mặt) cho khách hàng cá nhân mua căn hộ của công ty, mà quà tặng đó không thuộc các khoản quy định tại Khoản 10, Điều 2, Thông tư 111/2013/TT-BTC (chứng khoán, vốn góp, bất động sản, tài sản phải đăng ký quyền sở hữu/quyền sử dụng) thì không chịu thuế Thu nhập cá nhân.
COÂNG VAÊN 3179/CT-TTHT NGAØY 4 THAÙNG 4 NAÊM 2019 CUÛA CUÏC THUEÁ 
THAØNH PHOÁ HOÀ CHÍ MINH VEÀ NGHóA VUÏ KHAÁU TRÖØ VAØ QUYEÁT TOAÙN 
THUEÁ TNCN CHO NHAÂN VIEÂN TRONG GIAI ÑOAÏN THÖÛ VIEÄC
Trường hợp Công ty ký hợp đồng lao động (thời hạn trên 3 tháng) với nhân viên sau khi hoàn thành xong hợp đồng thử việc (thời hạn 
dưới 3 tháng), thì Công ty thực hiện khấu trừ và 
quyết toán thuế Thu nhập cá nhân như sau:
▶ Trong thời gian thử việc: Khấu trừ thuế Thu 
nhập cá nhân theo mức 10%;
▶ Sau thời gian thử việc và ký hợp đồng chính 
thức: Khấu trừ thuế Thu nhập cá nhân theo biểu 
lũy tiến và không cần tính lại thuế Thu nhập cá 
nhân theo biểu lũy tiến cho thời gian thử việc;
▶ Khi quyết toán thuế cuối năm:
- Cá nhân thuộc trường hợp ủy quyền cho Công 
ty quyết toán thuế thay: Công ty kê khai lại thuế 
Thu nhập cá nhân theo biểu lũy tiến cho toàn bộ 
thu nhập đã trả trong năm;
- Cá nhân không thuộc trường hợp ủy quyền 
quyết toán thuế: Công ty tổng hợp phần thu nhập 
và thuế Thu nhập cá nhân đã khấu trừ theo thuế 
suất 10% và biểu lũy tiến tương ứng trên từng bảng 
kê của tờ khai quyết toán thuế Thu nhập cá nhân 
và xuất chứng từ khấu trừ thuế Thu nhập cá nhân 
theo quy định.
Bản tin do Ernst &Young Việt Nam cung cấp
▶ Trường hợp theo dõi riêng được kết quả kinh 
doanh từ 1/5/2017 đến hết năm tài chính thì các chỉ 
tiêu để tính “Tổng lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh 
doanh cộng chi phí lãi vay, chi phí khấu hao trong 
kỳ” được xác định theo số liệu phát sinh thực tế;
▶ Trường hợp không theo dõi riêng được kết 
quả kinh doanh từ ngày 1/5/2017 đến hết năm 
tài chính thì các chỉ tiêu để tính “Tổng lợi nhuận 
thuần từ hoạt động kinh doanh cộng chi phí lãi vay, 
chi phí khấu hao trong kỳ” được phân bổ tương 
ứng với số tháng còn lại của năm tài chính kể từ 
ngày 1/5/2017.
Ngoài ra, các kiến nghị khác liên quan đến quy 
định khống chế chi phí lãi vay theo Nghị định 20 
cũng đã được Tổng cục Thuế tổng hợp để tham 
mưu với Bộ Tài chính báo cáo Thủ tướng Chính 
phủ xem xét chỉ đạo. Đồng thời, Tổng cục Thuế 
cũng đang nghiên cứu các kiến nghị, đề xuất để 
trình Bộ Tài chính trình Chính phủ ban hành 
Nghị định thay thế Nghị định 20 cùng với các văn 
bản hướng dẫn thực hiện Luật Quản lý Thuế số 
38/2019/QH14.
PHỤ TRƯƠNG SỐ NÀY KHÔNG TÍNH VÀO GIÁ BÁN
PHIếU ĐẶT MUA
TẠP CHÍ NGHIÊN CỨU KHOA HọC KIỂM TOáN
Đơn vị: ................................................................................
Địa chỉ: ................................................................................
Số điện thoại: .......................... Fax: ...................................
Mã số thuế: .........................................................................
Số tài khoản: .......................................................................
tại: .......................................................................................
Đặt mua TẠP CHÍ NGHIÊN CỨU KHOA HọC KIỂM TOáN
Với số lượng: ............... cuốn/kỳ xuất bản
Số tiền: 9.500 đồng/cuốn x ...... = ........... ... /kỳ xuất bản
KÍNH GỬI:
TẠP CHÍ NGHIÊN CỨU kHOA HỌC kIỂM TOÁN
Địa chỉ: Số 111 Trần Duy Hưng - Cầu Giấy - Hà Nội
Tel: 024 6282 2213
Website: khoahockiemtoan.vn
Email: tcnckhkt@yahoo.com.vn /
khoahockiemtoansav@gmail.com 
Số tài khoản: 0451000375016 tại NH Ngoại Thương Hà Nội,
Chi nhánh Thành Công
... Ngày ... tháng ... năm 20........
 Thủ trưởng đơn vị

File đính kèm:

  • pdftap_chi_nghien_cuu_khoa_hoc_kiem_toan_so_143_92019.pdf