Tạp chí Nghiên cứu Khoa học kiểm toán - Số 141 - 7/2019

1. Giá thành cung cấp và chính sách giá điện Khi ngành điện tăng giá bán điện vào tháng 3 năm 2019, đã có ý kiến nói rằng giá điện nước ta còn thấp hơn giá của nhiều quốc gia đang phát triển. Đây là số liệu thực tế. Ngay lập tức một số chuyên gia đưa ra ý kiến, tại sao chúng ta so sánh giá điện mà không so sánh trong tương quan với thu nhập? Có lẽ ý kiến đó không sai lắm với những mặt hàng thiết yếu thông thường như lương thực, thực phẩm, nhưng nó không đúng với sản phẩm như điện năng hay xăng dầu mà tính quốc tế từ lâu đã được thừa nhận. Tính quốc tế của ngành điện là những chuẩn mực, các chỉ tiêu chất lượng, hệ thống máy móc thiết bị, đường dây, trạm biến áp và các yếu tố đầu vào là than, là dầu mỏ, là khí đốt, thủy điện dẫn tới giá thành cung ứng điện không có sự sai khác nhiều giữa nước phát triển và nước đang phát triển nếu cơ cấu nguồn điện là như nhau. Với giá bán điện áp dụng cho hộ tiêu dùng cuối cùng, hầu hết các nước đều có sự kiểm soát của Nhà nước. Như ở Pháp, một nước có thị trường điện vận hành từ khá lâu thì 85% thị phần bán lẻ giá bán cũng được điều tiết bởi Nhà nước. Dù xây dựng dựa trên phương pháp nào: Giá điện theo giá trị sử dụng, giá điện theo chi phí bình quân hay giá điện theo chi phí biên thì nền tảng vẫn sẽ là chi phí cung ứng. Việc điều tiết của Nhà nước đối với giá điện nhằm đảm bảo lợi ích tổng thể của xã hội là lớn nhất mà nói đúng ra là để bảo vệ lợi ích của người tiêu dùng trước người bán điện vốn dĩ là độc quyền tự nhiên. Ở nước ta, chính sách giá điện đối với hộ tiêu dùng cuối cùng cũng do Nhà nước quy định. Ngành điện không đưa ra giá bán của mình, ngành điện bán điện theo biểu giá được Nhà nước quy định. Tóm lại, bài toán giá bán lẻ điện ở mỗi quốc gia chịu ảnh hưởng bởi ít 3 yếu tố chính: Giá thành sản xuất điện thường không khác nhau giữa các nước có cùng cơ cấu nguồn, thu nhập của người dân và đặc biệt là chính sách giá điện được quyết định bởi Nhà nước. Sự điều tiết của Nhà nước thường là mục tiêu: Kinh tế, chính trị, môi trường. nhưng đều hướng tới lợi ích tổng thể của xã hội là lớn nhất. Do vậy, giá điện ở các nước có sự khác biệt rất lớn do sự tác động của nhiều yếu tố và yếu tố nào giữ vai trò chi phối. Thật vậy, giá điện của các nước trên thế giới có khoảng dao động rất lớn, từ 2 cent/kWh của Ai Cập đến 33 cent/kWh của CHLB Đức hay mức cao nhất là Đan Mạch 34 cent/kWh và bình quân toàn thế giới là 14 cent/kWh1

Tạp chí Nghiên cứu Khoa học kiểm toán - Số 141 - 7/2019 trang 1

Trang 1

Tạp chí Nghiên cứu Khoa học kiểm toán - Số 141 - 7/2019 trang 2

Trang 2

Tạp chí Nghiên cứu Khoa học kiểm toán - Số 141 - 7/2019 trang 3

Trang 3

Tạp chí Nghiên cứu Khoa học kiểm toán - Số 141 - 7/2019 trang 4

Trang 4

Tạp chí Nghiên cứu Khoa học kiểm toán - Số 141 - 7/2019 trang 5

Trang 5

Tạp chí Nghiên cứu Khoa học kiểm toán - Số 141 - 7/2019 trang 6

Trang 6

Tạp chí Nghiên cứu Khoa học kiểm toán - Số 141 - 7/2019 trang 7

Trang 7

Tạp chí Nghiên cứu Khoa học kiểm toán - Số 141 - 7/2019 trang 8

Trang 8

Tạp chí Nghiên cứu Khoa học kiểm toán - Số 141 - 7/2019 trang 9

Trang 9

Tạp chí Nghiên cứu Khoa học kiểm toán - Số 141 - 7/2019 trang 10

Trang 10

Tải về để xem bản đầy đủ

pdf 79 trang xuanhieu 10020
Bạn đang xem 10 trang mẫu của tài liệu "Tạp chí Nghiên cứu Khoa học kiểm toán - Số 141 - 7/2019", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Tạp chí Nghiên cứu Khoa học kiểm toán - Số 141 - 7/2019

Tạp chí Nghiên cứu Khoa học kiểm toán - Số 141 - 7/2019
 Mô – đun ngăn ngừa tham 
nhũng bao gồm việc phân chia nhiệm vụ, luân 
chuyển nhân sự và vị trí việc làm, hiệu quả giám 
sát, đưa ra quyết định đúng đắn, vai trò của kiểm 
soát nội bộ, phối hợp với các đơn vị khác, nguồn 
nhân lực và quy định của các cơ quan nhà nước.
ISSAI 5700 nhấn mạnh rằng các cơ quan nhà 
nước chịu trách nhiệm lớn trong việc phòng chống 
tham nhũng. Sự phối hợp liên ngành là điều kiện 
NGHIÊN CỨU KHOA HỌC KIỂM TOÁN 77Số 141 - tháng 7/2019
cần thiết để đấu tranh chống tham nhũng thành 
công. Tất cả các cấp chính quyền đều cần đảm bảo 
minh bạch chính trị, tài chính, luật pháp và trách 
nhiệm giải trình. Cụ thể, các SAI cần xây dựng 
chiến lược để đấu tranh chống tham nhũng và các 
dạng sai phạm khác như rửa tiền, gian lận... Một 
trong các thành tố quan trọng của chương trình 
này là củng cố năng lực cho các cơ quan nhà nước 
– hạt nhân của hệ thống liêm chính quốc gia. Các 
Cơ quan kiểm toán tối cao cần phân tích vấn đề 
tham nhũng – hiện tượng, nguyên nhân, lĩnh vực 
và cơ chế - trong suốt mỗi cuộc kiểm toán dựa 
trên tính liêm chính, minh bạch và trách nhiệm 
giải trình.
Tóm lại, các thành tố của phòng chống tham 
nhũng bao gồm 4 khía cạnh: tổ chức, đánh giá và 
phân tích rủi ro; phòng ngừa tham nhũng; giám sát 
và báo cáo. 
(1) Tổ chức
Một đơn vị độc lập được tổ chức tạm thời hay 
chính quy thực hiện triển khai các biện pháp phòng 
chống tham nhũng trong một cơ quan cụ thể.
(2) Đánh giá và phân tích rủi ro
Kết quả phân tích rủi ro được sử dụng để xác 
định các thay đổi trong cấu trúc, thủ tục hay phân 
công nhân sự nhằm hạn chế tham nhũng. 
(3) Phòng ngừa tham nhũng
Vấn đề phòng chống tham nhũng bao gồm: 
Phân chia trách nhiệm, bao gồm cả kiểm soát lẫn 
nhau; luân chuyển nhân sự và vị trí công việc; giám 
sát; ra quyết định; vai trò của kiểm soát nội bộ 
hiệu quả liên quan đến phòng chống tham nhũng; 
nguồn nhân lực, bao gồm cả công tác đào tạo; và 
quy tắc ứng xử.
Để đạt được mục tiêu kiểm soát và cấu trúc 
kiểm soát nội bộ hiệu quả, hướng dẫn kiểm soát 
nội bộ còn đưa ra các chuẩn mực chi tiết bao gồm: 
Phân định nhiệm vụ trong đó có kiểm soát kép để 
thực hiện trách nhiệm giải trình; luân chuyển nhân 
sự và vị trí việc làm và giám sát nhằm thiết lập môi 
trường ngăn ngừa gian lận, tham nhũng. Với quy 
định về nhiệm vụ và luân chuyển vị trí việc làm 
như một công cụ phòng ngừa tham nhũng, giám 
sát đóng vai trò quan trọng trong việc giảm thiểu 
nguy cơ tham nhũng.
Cùng với đó, mỗi cơ quan nhà nước và/hoặc 
Cơ quan kiểm toán tối cao cần có quy trình, thủ 
tục ban hành các quyết định nhằm đảm bảo trách 
nhiệm giải trình và tính minh bạch. Các quyết định 
được ban hành cần được hỗ trợ bởi thông tin xác 
đáng, toàn diện, chắc chắn, kịp thời và đáng tin cậy; 
minh bạch, phù hợp với thủ tục ra quyết định; ghi 
chép, lưu trữ tài liệu phù hợp và không xung đột 
lợi ích. Ngoài ra, với sự phối hợp với các cơ quan 
khác tham gia cuộc đấu tranh phòng chống tham 
nhũng, vai trò của kiểm soát nội bộ liên quan đến 
phòng chống tham nhũng là không thể phủ nhận. 
Các mẫu thực hành quản lý tốt yêu cầu thành lập 
bộ phận kiểm soát và kiểm tra nội bộ nhằm phát 
hiện gian lận và tham nhũng.
Cuối cùng, về công tác nhân sự, mỗi cơ quan 
nhà nước và/hoặc SAI cần xây dựng chiến lược 
phòng chống tham nhũng trong đơn vị mình; 
thành lập đơn vị chịu trách nhiệm triển khai chiến 
lược; tổ chức đào tạo nhằm tăng cường nhận thức 
về sự nguy hại của tham nhũng; nâng cao nhận 
thức cho người lao động bằng việc thực hiện bộ 
công cụ tự đánh giá tính liêm chính của INTOSAI 
(IntoSAINT); và đánh giá, xem xét chiến lược và 
quá trình triển khai. Từ đó mỗi cơ quan và SAI 
cần có một bộ quy tắc ứng xử; phổ biến bộ quy tắc 
này, như một phần của công cụ phòng chống tham 
nhũng; tìm ra cách thức phù hợp để giám sát việc 
triển khai quy tắc trong đơn vị và định kỳ rà soát, 
xem xét lại bộ quy tắc.
(4) Giám sát và báo cáo
Cuối cùng, giám sát và báo cáo là quy trình liên 
tục trong mỗi cơ quan. Giám sát, kiểm toán, đánh 
giá và báo cáo được xem là các phần việc ưu tiên 
KINH NGHIEÄM NÖÔÙC NGOAØI
NGHIÊN CỨU KHOA HỌC KIỂM TOÁN78 Số 141 - tháng 7/2019
trong cuộc chiến chống tham nhũng để đảm bảo 
trách nhiệm giải trình. 
2.2. SAINT - công cụ tự đánh giá tính liêm 
chính trong cơ quan nhà nước
SAINT – viết tắt của Self-Assessment INTegrity 
– là bộ công cụ được Tòa Kiểm toán Hà Lan phối 
hợp với Bộ Nội vụ và Cơ quan phòng chống tham 
nhũng thành phố Amsterdam phát triển. Bộ công 
cụ này giúp cho các cơ quan thuộc khu vực công có 
thể đánh giá các sơ hở gây nguy cơ vi phạm cũng 
như ảnh hưởng khả năng phục hồi sau vi phạm. 
SAINT đồng thời kiến nghị cách thức cải thiện 
công tác quán lý. SAI đóng vai trò quan trọng trong 
việc nâng cao tính liêm chính trong khu vực công 
thông qua việc đóng góp cho trách nhiệm giải trình 
và tính minh bạch. SAINT giúp cho các SAI đánh 
giá rủi ro liêm chính và khả năng phục hồi của hệ 
thống quản lý liêm chính.
Chính sách liên quan đến liêm chính đòi hỏi sự 
kết hợp giữa ngăn chặn và phòng ngừa. Một đơn vị 
phải áp dụng các biện pháp xử lý trong trường hợp 
nhân viên có hành vi không đúng đắn (ngăn chặn) 
và phải loại bỏ các cám dỗ khiến nhân viên vi phạm 
tính liêm chính (phòng ngừa). Ưu tiên hàng đầu 
chính là phòng ngừa. Bộ công cụ này không được 
phát triển để phát hiện các hành vi vi phạm hay để 
xử phạt người vi phạm mà được dùng để xác định 
các điểm yếu và rủi ro ảnh hưởng đến tính liêm 
chính. Tất cả các vấn đề này được tập hợp trong hội 
thảo về SAINT, giúp tăng cường nhận thức về tính 
liêm chính. Cùng với đó, hội thảo này cũng hướng 
dẫn cách thức tối thiểu hóa rủi ro. Cuối cùng, sản 
phẩm của hội thảo SAINT chính là bản kế hoạch 
hành động/báo cáo quản lý cụ thể. 
SAINT sử dụng khung kiểm soát liêm chính 
dựa trên nghiên cứu tài liệu và các chuẩn mực quốc 
tế được các tổ chức quốc tế như Liên hợp quốc hay 
Ngân hàng Thế giới ban hành. Hệ thống được chia 
thành 14 hạng mục, chia làm 3 mục lớn (kiểm soát 
chung, kiểm soát cứng và kiểm soát mềm). Trong 
Hệ thống quản lý kiểm soát liêm chính, các biện 
pháp kiểm soát cứng liên quan đến các quy định, 
thủ tục, hệ thống kỹ thuật bao gồm trách nhiệm, 
quy định pháp lý, hệ thống kế toán, kiểm soát nội 
bộ và an ninh. Biện pháp kiểm soát mềm được thiết 
kế nhằm tác động đến các hành vi và môi trường 
làm việc bao gồm các giá trị và chuẩn mực, văn hóa 
của đơn vị, thái độ của ban quản lý và nhận thức 
NGHIÊN CỨU KHOA HỌC KIỂM TOÁN 79Số 141 - tháng 7/2019
TÀI LIỆU THAM KHẢO
A UN-INTOSAI Joint Project: Collection 
of Important Literature on Strengthening 
Capacities of Supreme Audit Institutions 
on the Fight against Corruption, ấn phẩm 
chung của UDESA – Liên hợp quốc và 
INTOSAI, in tại Seoul, Hàn Quốc.
về liêm chính. Ngoài ra, các nội dung trong phần 
kiểm soát chung được mở rộng hơn hoặc có sự pha 
trộn giữa kiểm soát cứng và mềm bao gồm khung 
chính sách, phân tích rủi ro/nhạy cảm, tuyển dụng, 
ứng phó với các hành vi vi phạm, trách nhiệm giải 
trình, kiểm toán và giám sát. 
2.3. Khung kiểm soát gian lận: mẫu thực 
hành tốt
Đây là công cụ do Cơ quan Kiểm toán tối cao Ả 
rập Xê út ban hành. Theo đó, gian lận chính là sự 
thất bại quản trị do thiếu vắng Khung kiểm soát gian 
lận. Bộ công cụ này có ba chức năng chính là ngăn 
ngừa gian lận, phát hiện và ứng phó với gian lận.
Ngăn ngừa gian lận
Gian lận có thể được ngăn ngừa bằng việc đẩy 
mạnh các hành vi đạo đức của lãnh đạo và tạo nên 
một môi trường mang tính đạo đức nhờ các quy 
tắc ứng xử, xung đột chính sách lợi ích, bồi dưỡng 
về đạo đức và nhận diện gian lận, sàng lọc trước 
tuyển dụng và phân công trách nhiệm. Cụ thể 
hơn, quy tắc ứng xử của một đơn vị là tài liệu quan 
trọng trong đó đề ra các chuẩn mực ứng xử rõ ràng 
dành cho người lao động và hỗ trợ ngăn ngừa tham 
nhũng hiệu quả. Thứ hai, các đơn vị cần có một 
chính sách rõ ràng về nhận diện và giải quyết các 
xung đột lợi ích. Thứ ba, tất cả người lao động phải 
được bồi dưỡng thường xuyên về đạo đức và nhận 
thức gian lận. Các khóa đào tạo này cần được thiết 
kế để củng cố hành vi đạo đức. Thứ tư, sàng lọc 
trước tuyển dụng giúp giảm nguy cơ người được 
tuyển dụng “có vấn đề” từ trước. Các nội dung cần 
sàng lọc bao gồm cá tính, lý lịch tư pháp, bằng cấp, 
công việc cũ. Cuối cùng, phòng chống gian lận yêu 
cầu xác định rõ ràng và phân công trách nhiệm và 
nghĩa vụ cụ thể cho tất cả nhân viên.
Quản lý rủi ro gian lận là phần quan trọng 
trong Khung kiểm soát gian lận. Kế hoạch kiểm 
soát gian lận nằm trong chương trình Quản lý rủi 
ro gian lận mô tả cách thức tiếp cận của tổ chức 
để kiểm soát gian lận. Kế hoạch này bao gồm các 
hành động được tiến hành nhằm giảm rủi ro gian 
lận được xác định thông qua quá trình đánh giá 
rủi ro gian lận. Chương trình đánh giá rủi ro gian 
lận là một quá trình được sử dụng để xác định rủi 
ro gian lận, phân tích rủi ro, đánh giá rủi ro và ứng 
phó với rủi ro. 
Phát hiện gian lận
Bộ phận kiểm toán nội bộ mạnh, hoạt động 
hiệu quả đóng vai trò quan trọng trong phát hiện 
và ngăn ngừa gian lận. Nguồn lực kiểm toán nội bộ 
của một tổ chức cần được sử dụng để hỗ trợ ngăn 
ngừa và phát hiện tham nhũng thông qua các cuộc 
kiểm toán, được xem như một phần của chương 
trình kiểm toán nội bộ hàng năm. Kiểm toán nội 
bộ cần rà soát việc triển khai Kế hoạch kiểm soát 
gian lận của đơn vị. Bất kỳ thông tin nào thu thập 
được đều cần được xem là mật. Khi nhận được 
báo cáo về vấn đề nghi ngờ có gian lận, được nhập 
liệu vào một hệ thống/phần mềm quản lý gian lận. 
Theo cách này, kiểm toán nội bộ có thể đóng góp 
công sức cho việc ngăn ngừa và phát hiện tham 
nhũng hiệu quả.
Ứng phó với gian lận
Ứng phó với gian lận bao gồm các hành động 
thích hợp được thực hiện để đối phó với gian lận, 
bao gồm bảo đảm bằng chứng cho hành động tội 
phạm, thiết lập đường dây liên lạc với cảnh sát, 
xem xét các biện pháp kiểm soát nội bộ sau gian 
lận và lập báo cáo. Khi phát hiện gian lận, cần tiến 
hành đánh giá để đánh giá mức độ đầy đủ của công 
tác kiểm soát nội bộ trong đơn vị và xác định động 
thái tiếp theo.
VAÊN BAÛN MÔÙI 
NGHIÊN CỨU KHOA HỌC KIỂM TOÁN80 Số 141 - tháng 7/2019
CoÂng vaên 4138/tChQ-txnK ngaøy 25 thaùng 6 naêm 2019
CuÛa toÅng CuïC haÛi Quan veà vieäC mieãn thueá nhaäp KhaÅu ñoái 
vÔùi nguyeÂn Lieäu, vaät tÖ nhaäp KhaÅu ñoái vÔùi saÛn phaÅm
xuaát KhaÅu theo Loaïi hình xuaát KhaÅu taïi Choã
CoÂng vaên 948/tCt-Cs ngaøy 20 thaùng 3 naêm 2019
CuÛa toÅng CuïC thueá veà vieäC ChuyeÅn LÔïi nhuaän
Ra nÖÔùC ngoaøi CuÛa nhaø thaàu nÖÔùC ngoaøi
Trước đó, tại trong công văn 5826/TCHQ-TXNK ngày 5 tháng 10 năm 2018, Tổng cục Hải quan đã hướng dẫn rằng, từ ngày 01 tháng 9 năm 
2016, trường hợp doanh nghiệp nhập khẩu nguyên 
liệu, vật tư để sản xuất hàng hóa xuất khẩu sau đó 
bán sản phẩm được sản xuất từ nguyên liệu, vật tư 
nhập khẩu theo loại hình xuất khẩu tại chỗ (hàng 
hoá bán cho thương nhân nước ngoài nhưng được 
thương nhân nước ngoài chỉ định giao hàng cho 
doanh nghiệp khác tại Việt Nam) thì không được 
miễn thuế nhập khẩu theo quy định.
Sau khi ban hành Công văn 5826, nhiều công ty 
bị ảnh hưởng bởi hướng dẫn này đã trình kiến nghị 
lên Thủ tướng/ Cơ quan Chính phủ.
Vào ngày 25 tháng 6 năm 2019, Tổng cục Hải 
quan ban hành CV 4138 thay thế hướng dẫn tại 
công văn 5826 như sau:
“Trường hợp doanh nghiệp nhập khẩu nguyên 
liệu, vật tư để gia công sản xuất hàng hóa xuất khẩu, 
sau đó xuất trả, bán sản phẩm được gia công, sản 
xuất từ nguyên liệu, vật tư nhập khẩu cho thương 
nhân nước ngoài nhưng được thương nhân nước 
ngoài chỉ định giao hàng cho doanh nghiệp khác 
tại Việt Nam (xuất khẩu sản phẩm theo loại hình 
xuất khẩu tại chỗ) được miễn thuế nhập khẩu đối 
với nguyên liệu, vật tư nhập khẩu để gia công, sản 
xuất hàng hóa đã xuất khẩu tại chỗ.”
Theo CV 948, nhà thầu nước ngoài áp dụng chế độ kế toán tại Việt Nam và thực hiện nộp thuế nhà thầu nước ngoài theo phương pháp khấu trừ 
(nộp thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ, nộp 
thuế TNDN trên cơ sở kê khai doanh thu, chi phí 
để xác định thu nhập chịu thuế TNDN), khi chuyển 
lợi nhuận thu được từ hoạt động kinh doanh tại 
Việt Nam ra nước ngoài phải thực hiện theo quy 
định tại Thông tư số 186/2010/TT -BTC. Cụ thể 
như sau:
▶ Nhà đầu tư nước ngoài được chuyển hàng 
năm số lợi nhuận được chia hoặc thu được từ các 
hoạt động đầu tư trực tiếp tại Việt Nam ra nước 
ngoài khi kết thúc năm tài chính hoặc kết thúc hoạt 
động đầu tư tại Việt Nam, sau khi doanh nghiệp 
mà nhà đầu tư nước ngoài tham gia đầu tư đã hoàn 
thành nghĩa vụ tài chính đối với Nhà nước.
▶ Nhà đầu tư nước ngoài trực tiếp hoặc uỷ quyền 
cho doanh nghiệp mà nhà đầu tư nước ngoài tham 
gia đầu tư thực hiện thông báo việc chuyển lợi nhuận 
ra nước ngoài ít nhất là 07 ngày làm việc trước khi 
thực hiện chuyển lợi nhuận ra nước ngoài.
Nhà thầu nước ngoài không thực hiện chế độ kế 
toán tại Việt Nam và thực hiện nộp thuế Nhà thầu 
nước ngoài theo phương pháp ấn định (nộp thuế 
GTGT theo phương pháp tính trực tiếp trên GTGT, 
nộp thuế TNDN theo tỷ lệ % tính trên doanh thu), 
hoặc theo phương pháp hỗn hợp (nộp thuế GTGT 
theo phương pháp khấu trừ, nộp thuế TNDN theo 
tỷ lệ % tính trên doanh thu) khi chuyển lợi nhuận 
thu được từ hoạt động kinh doanh tại Việt Nam ra 
nước ngoài thì không phải thực hiện theo quy định 
tại Thông tư số 186/2010/TT-BTC nêu trên.
CoÂng vaên 3511/Ct-ttht ngaøy 24 thaùng 5 naêm 2019
CuÛa CuïC thueá tænh ñoàng nai veà vieäC xaùC ñÒnh thueá tnCn 
ñoái vÔùi tieàn ñaët CoïC
Theo CV 3511, khoản tiền đặt cọc theo hợp 
đồng chuyển nhượng vốn góp mà bên bán nhận 
được do bên mua từ chối thực hiện hợp đồng 
không chịu thuế TNCN.
Bản tin do Ernst &Young Việt Nam cung cấp
PHỤ TRƯƠNG SỐ NÀY KHÔNG TÍNH VÀO GIÁ BÁN
PHIếU ĐẶT MUA
TẠP CHÍ NGHIÊN CỨU KHOA HỌC KIỂM TOáN
Đơn vị: ................................................................................
Địa chỉ: ................................................................................
Số điện thoại: .......................... Fax: ...................................
Mã số thuế: .........................................................................
Số tài khoản: .......................................................................
tại: .......................................................................................
Đặt mua TẠP CHÍ NGHIÊN CỨU KHOA HỌC KIỂM TOáN
Với số lượng: ............... cuốn/kỳ xuất bản
Số tiền: 9.500 đồng/cuốn x ...... = ........... ... /kỳ xuất bản
KÍNH GỬI:
TẠP CHÍ NGHIÊN CỨU kHOA HỌC kIỂM TOÁN
Địa chỉ: Số 111 Trần Duy Hưng - Cầu Giấy - Hà Nội
Tel: 024 6282 2213
Website: khoahockiemtoan.vn
Email: tcnckhkt@yahoo.com.vn /
khoahockiemtoansav@gmail.com 
Số tài khoản: 0451000375016 tại NH Ngoại Thương Hà Nội,
Chi nhánh Thành Công
... Ngày ... tháng ... năm 20........
 Thủ trưởng đơn vị

File đính kèm:

  • pdftap_chi_nghien_cuu_khoa_hoc_kiem_toan_so_141_72019.pdf