Tạp chí Năng lượng sạch Việt Nam - Số 46 - Tháng 10+11+12/2020

Ông Nguyễn Đức Hiển, Phó trưởng ban Kinh tế Trung ương phát biểu khai mạc diễn đàn: “Đối với Việt Nam, đảm bảo an ninh năng lượng được xác định là mục tiêu xuyên suốt trong Chiến lược phát triển năng lượng quốc gia, Nghị quyết số 55 của Bộ Chính trị, là nền tảng đồng thời là tiền đề quan trọng để phát triển kinh tế xã hội, ưu tiên phát triển nhanh và bền vững đi trước một bước gắn với bảo vệ môi trường, sinh thái, đảm bảo quốc phòng an ninh, thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội”. Tuy nhiên, thực tiễn phát triển năng lượng quốc gia từ các giải pháp với chi phí nhỏ hơn 60 Euro/1 tấn CO2 tương đương. Đầu tư cho tiết kiệm năng lượng tạo cơ hội kinh doanh, đầu tư với nhu cầu vốn có thể lên tới 400 tỷ USD trên phạm vi toàn cầu. Tiết kiệm năng lượng góp phần giảm nhu cầu sử dụng các nguồn năng lượng sơ cấp và sẽ giảm phát thải các chất gây ô nhiễm môi trường sống cho người dân. Tiết kiệm năng lượng cũng sẽ làm giảm nhu cầu năng lượng của toàn xã hội, giảm áp lực đối với nguồn năng lượng quốc gia. Tiết kiệm năng lượng giảm sự phụ thuộc vào nguồn năng lượng nhập khẩu, nâng cao sự tự chủ của mỗi quốc gia. Tiết kiệm năng lượng không đem lại lợi ích kinh tế tức thời như các hoạt động đầu tư khác nhưng đem lại lợi ích kép về giảm phát thải khí nhà kính, tạo việc làm, giảm sự phụ thuộc vào các nguồn và nhập khẩu năng lượng, có thể đáp ứng 7 mục tiêu phát triển bền vững, phục vụ đảm bảo an ninh năng lượng và phát triển bền vững của mỗi quốc gia

Tạp chí Năng lượng sạch Việt Nam - Số 46 - Tháng 10+11+12/2020 trang 1

Trang 1

Tạp chí Năng lượng sạch Việt Nam - Số 46 - Tháng 10+11+12/2020 trang 2

Trang 2

Tạp chí Năng lượng sạch Việt Nam - Số 46 - Tháng 10+11+12/2020 trang 3

Trang 3

Tạp chí Năng lượng sạch Việt Nam - Số 46 - Tháng 10+11+12/2020 trang 4

Trang 4

Tạp chí Năng lượng sạch Việt Nam - Số 46 - Tháng 10+11+12/2020 trang 5

Trang 5

Tạp chí Năng lượng sạch Việt Nam - Số 46 - Tháng 10+11+12/2020 trang 6

Trang 6

Tạp chí Năng lượng sạch Việt Nam - Số 46 - Tháng 10+11+12/2020 trang 7

Trang 7

Tạp chí Năng lượng sạch Việt Nam - Số 46 - Tháng 10+11+12/2020 trang 8

Trang 8

Tạp chí Năng lượng sạch Việt Nam - Số 46 - Tháng 10+11+12/2020 trang 9

Trang 9

Tạp chí Năng lượng sạch Việt Nam - Số 46 - Tháng 10+11+12/2020 trang 10

Trang 10

Tải về để xem bản đầy đủ

pdf 26 trang xuanhieu 8080
Bạn đang xem 10 trang mẫu của tài liệu "Tạp chí Năng lượng sạch Việt Nam - Số 46 - Tháng 10+11+12/2020", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Tạp chí Năng lượng sạch Việt Nam - Số 46 - Tháng 10+11+12/2020

Tạp chí Năng lượng sạch Việt Nam - Số 46 - Tháng 10+11+12/2020
 
hiện Chiến lược quốc gia nước 
sạch và vệ sinh môi trường 
nông thôn. Đến nay, chương 
trình đã triển khai hoạt động 
trong 16 năm với Chương trình 
Mục tiêu quốc gia nước sạch 
và vệ sinh môi trường nông 
thôn. Theo chương trình, mục 
tiêu đến năm 2020, phấn đấu 
100% dân cư nông thôn sử 
dụng nước sạch đạt chuẩn với 
số lượng ít nhất 60 lít/người/
ngày, 100% dân cư nông thôn 
sử dụng nhà vệ sinh hợp vệ 
sinh và thực hiện tốt vệ sinh 
cá nhân, giữ sạch vệ sinh môi 
trường làng xã, 100% cơ sở 
chăn nuôi có chuồng trại chăn 
nuôi hợp vệ sinh.
Kết quả đạt được của mục 
tiêu giai đoạn này là 88,5% 
dân nông thôn sử dụng nước 
hợp vệ sinh; 51% dân nông 
thôn sử dụng nước đạt chuẩn; 
75,2% dân số nông thôn có 
nhà vệ sinh hợp vệ sinh, mục 
tiêu về cơ sở chăn nuôi có 
chuồng trại chăn nuôi hợp vệ 
sinh cũng cơ bản đạt được.
Mặc dù đã đạt nhiều kết 
quả đáng ghi nhận, việc cấp 
nước sạch và vệ sinh nông 
thôn vẫn còn nhiều tồn tại. 
Đó là còn hơn 30 triệu người 
dân nông thôn chưa được sử 
dụng nước đạt chuẩn (từ năm 
2021 áp dụng Quy chuẩn cấp 
nước QC-01/2018/QCVN thì 
số lượng người dân chưa được 
cấp nước đạt quy chuẩn còn 
lớn hơn nhiều).
Tổng cục Thủy lợi đang 
đề xuất, kiến nghị về cơ chế 
chính sách, trình Chính phủ 
ban hành Nghị định Nước sạch 
nông thôn; trình Thủ tướng 
Chính phủ phê duyệt Chiến 
lược quốc gia về cấp nước 
sạch và vệ sinh môi trường 
nông thôn đến 2030, tầm nhìn 
2045, trong đó tập trung đảm 
bảo phần nguồn nước phục vụ 
cấp nước sinh hoạt và vệ sinh 
môi trường nông thôn, ưu tiên 
nguồn nước từ các hồ chứa 
thủy lợi, hệ thống thủy lợi 
đã và sẽ đầu tư mới trong kế 
hoạch trung hạn, đảm bảo số 
lượng và chất lượng; trình Thủ 
tướng Chính phủ tiếp tục triển 
khai chương trình tín dụng cho 
chương trình nước sạch và vệ 
sinh môi trường nông thôn 
theo hướng tăng mức hỗ trợ, 
mở rộng đối tượng cho vay.
Tiếp tục thực hiện các công 
trình nước sạch nông thôn theo 
Môi trường
42 43NĂNG LƯỢNG SẠCH VIỆT NAM KHƠI NGUỒN CUỘC SỐNG MỚI NĂNG LƯỢNG SẠCH VIỆT NAM KHƠI NGUỒN CUỘC SỐNG MỚI
Bốn giải pháp cấp bách 
bảo vệ nguồn nước sinh hoạt
Để bảo đảm chất 
lượng các nguồn nước 
cũng như kiểm soát 
được các hoạt động 
khai thác, sử dụng 
nước và hoạt động xả 
nước thải vào nguồn 
nước bảo đảm an 
toàn, Bộ Tài nguyên 
và Môi trường đề nghị 
UBND các tỉnh, thành 
phố chỉ đạo sở, ban 
ngành khẩn trương rà 
soát, thực hiện 4 giải 
pháp trọng tâm.
ĐỨC DŨNG
nước, sản xuất, xả nước thải đã 
nghiêm túc chấp hành quy định 
của pháp luật; đã được Bộ Tài 
nguyên và Môi trường và UBND 
các tỉnh, thành phố cấp giấy 
phép, giám sát việc chấp hành 
theo quy định.
Tuy nhiên, vẫn còn nhiều 
công trình hiện chưa được cấp 
giấy phép tài nguyên nước; trong 
đó các công trình hồ chứa, đập, 
cống, trạm bơm thủy lợi, nhất là 
các hồ chứa, hệ thống thủy lợi 
đa mục tiêu có phục vụ cấp nước 
cho sản suất, sinh hoạt.
Thực trạng các công trình 
hồ chứa, đập, trạm bơm thủy 
lợi... chưa được cấp phép trên, 
ngoài việc không tuân thủ pháp 
luật, không bảo đảm việc kiểm 
soát hoạt động khai thác, bảo 
vệ nguồn, chất lượng nước mà 
còn gây thất thu ngân sách Nhà 
nước do không tính, phê duyệt 
và thu được tiền cấp quyền khai 
thác tài nguyên nước.
Vì vậy, Bộ Tài nguyên và Môi 
trường đề nghị UBND các tỉnh, 
thành phố chỉ đạo, đôn đốc các tổ 
chức, cá nhân quản lý, vận hành 
các công trình khai thác, sử dụng 
tài nguyên nước chưa có giấy 
phép tài nguyên nước nghiêm túc 
chấp hành việc lập hồ sơ đề nghị 
cấp phép theo quy định.
Ngoài ra, để nâng cao hiệu 
quả trong công tác quản lý, 
bảo vệ nguồn nước các sông, 
suối, tầng chứa nước, đặc biệt 
là các nguồn nước có vai trò 
quan trọng trong việc cấp nước 
cho sinh hoạt và sản xuất của 
nhân dân; thực hiện các nhiệm 
vụ, giải pháp theo yêu cầu của 
Thủ tướng Chính phủ tại Chỉ thị 
số 34/CT-TTg ngày 28/8/2020, 
Bộ Tài nguyên và Môi trường 
đề nghị UBND các tỉnh, thành 
phố chỉ đạo sở, ban ngành khẩn 
trương rà soát, thực hiện 4 giải 
pháp trọng tâm.
Một là, tổ chức lập, công bố 
danh mục nguồn nước phải lập 
hành lang bảo vệ và thực hiện 
cắm mốc hành lang bảo vệ 
nguồn nước đối với sông, suối, 
kênh rạch, hồ tự nhiên, hồ nhân 
tạo ở các đô thị, khu dân cư tập 
trung và các nguồn nước khác. 
Đồng thời, chỉ đạo, đôn đốc các 
đơn vị quản lý, vận hành các 
hồ chứa thủy điện, thủy lợi trên 
T heo đánh giá của Bộ Tài nguyên và Môi trường, trong thời gian qua, kể từ khi 
Luật Tài nguyên nước được ban 
hành (từ năm 2012), nhiều tổ 
chức và cá nhân khai thác nước 
cho các mục đích phát điện, cấp 
kế hoạch đầu tư công trung hạn 
2021 - 2025, ưu tiên các tỉnh 
thường xuyên bị ảnh hưởng của 
hạn hán, thiếu nước, xâm nhập 
mặn, lũ lụt, ngập úng (6 tỉnh 
đồng bằng sông Cửu Long), 
vùng khan hiếm nước miền núi 
phía Bắc (Hà Giang, Cao Bằng, 
Điện Biên)
Theo đó, mới đây, Tổng cục 
Thủy lợi đã vừa phối hợp với 
Trung tâm quốc gia Nước sạch 
và Vệ sinh môi trường nông 
thôn tổ chức Hội thảo lấy ý 
kiến góp ý Dự thảo Chiến lược 
quốc gia về cấp nước và vệ 
sinh nông thôn đến năm 2030, 
tầm nhìn đến năm 2045. 
Dự thảo Chiến lược quốc gia 
về cấp nước và vệ sinh nông 
thôn đến năm 2030, tầm nhìn 
đến năm 2045 đặt ra mục tiêu: 
đến năm 2030, khoảng 90% 
dân cư nông thôn sử dụng 
nước sạch đạt chất lượng theo 
QCVN với số lượng tối thiểu 60 
lít ngày/người. Các công trình 
cấp nước tập trung thực hiện 
cấp nước an toàn. Về vệ sinh: 
90% hộ gia đình có nhà tiêu 
hợp vệ sinh, 100% trường học, 
trạm y tế xã, chợ nông thôn có 
nước sạch và nhà tiêu hợp vệ 
sinh được quản lý bền vững. 
Tầm nhìn của Chiến lược đến 
năm 2045: tất cả khu vực nông 
thôn Việt Nam được cấp nước 
sạch an toàn và bền vững, đảm 
bảo vệ sinh môi trường của các 
cộng đồng dân cư nông thôn.
Dự thảo được xây dựng dựa 
trên 4 quan điểm: phát triển 
bền vững; xã hội hóa và hợp 
tác công tư; chủ động quản lý 
rủi ro và ứng phó với thiên tai; 
kết nối và chia sẻ. Điểm mới 
trong Dự thảo là kế hoạch hành 
động cho vùng thuận lợi và 
khó khăn. Đối với vùng thuận 
lợi sẽ xây dựng kế hoạch đầu 
tư và phát triển cấp nước theo 
hướng tập trung, đồng bộ, hiện 
đại, áp dụng công nghệ mới. 
Đối với vùng khó khăn sẽ xây 
dựng kế hoạch đầu tư và phát 
triển cấp nước theo hướng lựa 
chọn nguồn nước, mô hình, 
giải pháp công nghệ khai thác, 
sử dụng, vận hành và quản lý 
bền vững, phù hợp với điều 
kiện và xu thế phát triển của 
vùng trong đó thực hiện đồng 
bộ một số giải pháp về đầu 
tư, quản lý, hỗ trợ kinh phí từ 
nhà nước trong xây dựng công 
trình, bù giá nước.
Môi trường
SỐ THÁNG 10+11+12/2020
44 45NĂNG LƯỢNG SẠCH VIỆT NAM KHƠI NGUỒN CUỘC SỐNG MỚI NĂNG LƯỢNG SẠCH VIỆT NAM KHƠI NGUỒN CUỘC SỐNG MỚI
địa bàn khẩn trương hoàn thành 
việc cắm mốc hành lang bảo vệ 
hồ chứa theo quy định của Nghị 
định số 43/2015/NĐ-CP ngày 
06/5/2015 của Chính phủ quy 
định lập, quản lý hành lang bảo 
vệ nguồn nước.
Theo quy định tại Điều 14 
của Nghị định số 43/2015/NĐ-
CP, kinh phí cắm mốc hành lang 
(trừ hành lang bảo vệ hồ chứa 
do chủ hồ thực hiện) do ngân 
sách Nhà nước đảm bảo, bao 
gồm ngân sách địa phương, hỗ 
trợ từ ngân sách Trung ương và 
được bổ sung từ nguồn thu tiền 
cấp quyền khai thác tài nguyên 
nước theo quy định của pháp 
luật. Vì vậy, trường hợp ngân 
sách địa phương không bố trí đủ 
để thực hiện nội dung nêu trên, 
đề nghị UBND tỉnh, thành phố 
tính toán, rà soát, có văn bản đề 
nghị hỗ trợ từ ngân sách Trung 
ương gửi Bộ Tài nguyên và Môi 
trường để gửi Bộ Tài chính tổng 
SỐ THÁNG 10+11+12/2020
Môi trường
hợp vào dự toán ngân sách hàng 
năm theo quy định của pháp luật 
về ngân sách.
Hai là, lập, phê duyệt, thông 
báo vùng bảo hộ vệ sinh khu 
vực lấy nước sinh hoạt của công 
trình khai thác nước trên địa 
bàn tỉnh, thành phố theo quy 
định tại Thông tư số 24/2016/
TT-BTNMT ngày 09/9/2016 của 
Bộ Tài nguyên và Môi trường 
quy định việc xác định và công 
bố vùng bảo hộ vệ sinh khu vực 
lấy nước sinh hoạt. Đồng thời, 
kiểm soát chặt chẽ việc xả thải 
vào hệ thống sông, hồ, nguồn 
nước để bảo đảm cấp nước an 
toàn cho nhân dân, đặc biệt là 
các nguồn nước có sử dụng cho 
mục đích sinh hoạt, sản xuất 
nước sạch.
Ba là, ban hành danh mục 
nguồn nước nội tỉnh theo quy định 
của Luật tài nguyên nước và trên 
cơ sở Danh mục nguồn nước liên 
tỉnh và Danh mục nguồn nước liên 
quốc gia (nguồn nước mặt) được 
Bộ Tài nguyên và Môi trường ban 
hành tại Quyết định số 1757/QĐ-
BTNMT ngày 11/8/2020.
Bốn là, để nâng cao hiệu quả 
bảo đảm chất lượng các nguồn 
nước, nhất là các nguồn nước 
cấp cho sinh hoạt và sản xuất 
của nhân dân, một trong những 
biện pháp quan trọng đó là quản 
lý, kiểm soát được các hoạt động 
khai thác, sử dụng nước và hoạt 
động xả nước thải vào nguồn 
nước thông qua hoạt động cấp 
giấy phép tài nguyên nước.
46 47NĂNG LƯỢNG SẠCH VIỆT NAM KHƠI NGUỒN CUỘC SỐNG MỚI NĂNG LƯỢNG SẠCH VIỆT NAM KHƠI NGUỒN CUỘC SỐNG MỚI
SỐ THÁNG 10+11+12/2020
VIETNAM CLEAN ENERGY ASSOCIATION
Chung tay vì 
nguồn nước sạch 
cho cộng đồng
Bên cạnh những nỗ lực bảo đảm nguồn nước sạch 
cho người dân từ phía cơ quan Nhà nước, nhiều 
đối tác nước ngoài, các doanh nghiệp cũng đang 
vào cuộc mạnh mẽ, chung tay góp phần giảm tỉ lệ 
người dân không được tiếp cận nước sạch.
MAI CHI
S ở hữu mạng lưới sông ngòi và hệ thống ao hồ dày đặc nhưng Việt Nam vẫn là một 
trong số các quốc gia rơi vào 
tình trạng thiếu nước. Theo 
Hiệp hội Tài nguyên nước quốc 
tế (IWRA), nguồn nước nội địa 
của Việt Nam ở mức trung bình 
kém, chỉ 3.840 m3/người/năm, 
thấp hơn đến 400 m3/người/
năm so với mức bình quân toàn 
cầu. Con số này được Bộ Tài 
nguyên và Môi trường dự báo 
chỉ còn một nửa vào năm 2025.
Không những thiếu về số 
lượng, một khảo sát gần đây 
của Bộ Y tế, Bộ Tài nguyên và 
Môi trường còn đưa ra những 
con số đáng báo động về chất 
lượng nguồn nước tại Việt 
Nam. Theo đó, mỗi năm cả 
nước có khoảng 9.000 người 
tử vong do nguồn nước và vệ 
sinh kém, gần 250.000 người 
nhập viện vì tiêu chảy cấp bởi 
nguồn nước sinh hoạt ô nhiễm 
và khoảng 200.000 người mắc 
bệnh ung thư mà một trong 
những nguyên nhân chính là 
do ô nhiễm nguồn nước.
Để cải thiện chất lượng 
nguồn nước, Việt Nam đã 
không ngừng kêu gọi sự hỗ trợ 
từ các tổ chức quốc tế từ nhiều 
năm trước. Đầu tiên phải kể 
đến chương trình Mục tiêu Phát 
triển toàn cầu (MDG) về cấp 
nước và vệ sinh do Ngân hàng 
Thế giới (World Bank), Quỹ Nhi 
đồng Liên Hợp Quốc (UNICEF), 
WHO phát động với sự tài trợ 
của những chính phủ và các tổ 
chức thế giới. Từ năm 2000, 
chương trình đã giúp Chính 
phủ Việt Nam phát triển chiến 
lược “Cung cấp nước sạch 
nông thôn và vệ sinh quốc gia 
đến năm 2020”.
Trong khi đó, mới đây, 
Ngân hàng Phát triển châu 
Á (ADB) và Công ty CP Nước 
- Môi trường Bình Dương 
(BIWASE) đã ký kết khoản vay 
trị giá 8 triệu USD để mở rộng 
Nhà máy nước Tân Hiệp ở tỉnh 
Bình Dương, một trong những 
tỉnh có tốc độ phát triển nhanh 
nhất ở Việt Nam. Việc mở rộng 
nhà máy bao gồm tăng năng 
lực sản xuất, lắp đặt thêm các 
trạm bơm nước thô và xây 
dựng các đường ống dẫn nước 
thô từ công trình thu nước trên 
sông Đồng Nai. 
Việc nâng cấp này sẽ giúp 
đáp ứng nhu cầu về nước đang 
gia tăng của khách hàng hộ 
gia đình và doanh nghiệp ở thị 
xã Bến Cát, thị xã Tân Uyên, 
thành phố mới Bình Dương và 
thành phố Thủ Dầu Một, tỉnh 
Bình Dương, nơi các khu công 
nghiệp đang cung cấp việc làm 
cho gần 1,3 triệu lao động địa 
phương và hơn 500.000 người 
nước ngoài. Gói tài trợ này 
cũng bao gồm khoản đồng tài 
trợ song song trị giá 8 triệu 
USD từ Cơ quan Hợp tác quốc 
tế Nhật Bản.
Kèm theo các khoản vay, 
một khoản hỗ trợ kỹ thuật trị 
giá 500.000 USD cũng sẽ được 
cung cấp bởi Quỹ Đối tác Tri thức 
và châu Á điện tử do Hàn Quốc 
thành lập năm 2006 để giúp các 
quốc gia thành viên đang phát 
triển của ADB đáp ứng mục 
tiêu phát triển của mình thông 
qua việc tạo lập, chia sẻ kinh 
nghiệm, thông tin và tri thức. 
Các trụ nước sạch công cộng giúp người dân 
dễ dàng tiếp cận nguồn nước vệ sinh.
Môi trường
48 NĂNG LƯỢNG SẠCH VIỆT NAM KHƠI NGUỒN CUỘC SỐNG MỚI
SỐ THÁNG 10+11+12/2020
Ông Jackie B. Surtani, 
Trưởng ban Tài chính hạ tầng 
Đông Nam Á, Đông Á và Thái 
Bình Dương thuộc Vụ Nghiệp 
vụ Khu vực tư nhân của ADB 
nhận định: “Khoản tài trợ này 
sẽ mang lại nguồn cung cấp 
nước hiệu quả và bền vững ở 
tỉnh tăng trưởng nhanh như 
Bình Dương, thúc đẩy tăng 
trưởng trong tương lai và góp 
phần vào nền kinh tế tổng thể. 
Đây là một tín hiệu mạnh mẽ 
cho các nhà tài trợ quốc tế 
khác rằng việc tài trợ thương 
mại cho khu vực tư nhân trong 
lĩnh vực cấp nước của Việt Nam 
là khả thi và hấp dẫn. Chúng 
tôi cũng rất vui mừng được làm 
việc với Cơ quan Hợp tác quốc 
tế Nhật Bản trong giao dịch 
này để hỗ trợ sự phát triển của 
ngành nước Việt Nam”.
Chủ tịch HĐQT của BIWASE 
Nguyễn Văn Thiền chia sẻ: 
“Chúng tôi đánh giá cao mối 
quan hệ lâu dài với ADB, bắt 
đầu từ năm 2002 khi chúng tôi 
tham gia dự án cấp nước và vệ 
sinh các đô thị tỉnh lỵ giai đoạn 
ba. Chúng tôi rất cảm kích sự 
hỗ trợ tiếp tục của ADB khi 
cung cấp giải pháp toàn diện 
cho phép BIWASE chuyển đổi 
từ khoản tài trợ có bảo lãnh 
của chính phủ sang tài trợ khu 
vực tư nhân độc lập, để công ty 
tiếp tục con đường phát triển 
của mình. Chúng tôi mong đợi 
ADB tiếp tục tham gia tài trợ 
cho ngành nước Việt Nam và 
hy vọng sẽ được làm việc nhiều 
hơn nữa với ADB trong tương 
lai”.
Khoản hỗ trợ kỹ thuật sẽ 
giúp xây dựng năng lực về 
quản lý tài chính, kinh doanh 
và lập kế hoạch hoạt động 
thích ứng biến đổi khí hậu. 
Nó cũng sẽ tăng cường cơ sở 
pháp lý của khung hoạt động 
và kinh doanh giữa BIWASE và 
UBND tỉnh Bình Dương. ADB 
đã hỗ trợ ngành nước của Việt 
Nam từ năm 1993, thông qua 
7 khoản vay có bảo lãnh của 
chính phủ, bao gồm Chương 
trình Đầu tư ngành nước.
Một dự án đáng chú ý khác 
là dự án “Nước sạch cho thành 
phố Hà Nội” do Coca-Cola Việt 
Nam và DuPont tài trợ thông 
qua Trung tâm Sức khỏe gia 
đình và Phát triển cộng đồng 
(CFC Việt Nam). Trong khuôn 
khổ dựa án, các hệ lọc nước 
uống tại vòi có công suất 80 
lít/giờ, được đặt hàng thiết kế 
riêng cho Hà Nội. Chất lượng 
nước đầu ra đều bảo đảm đạt 
chỉ tiêu chuẩn chất lượng nước 
uống tại vòi QCVN 6 -1:2010/
BYT do Bộ Y tế quy định. Được 
biết, đơn vị tài trợ sẽ tiếp tục hỗ 
trợ công tác vận hành và bảo 
trì các hệ thống máy lọc nước 
cho đến quý I/2021, trước khi 
bàn giao cho ban quản lý.
Chung tay góp phần giảm tỉ lệ người dân không được tiếp cận nước sạch.
Môi trường CÔNG TY CỔ PHẦN KINH DOANH 
NƯỚC SẠCH HẢI DƯƠNG
HAI DUONG WATER JOINT STOCK COMPANY
HADUWACO
Trụ sở chính: Số 10, Đường Hồng Quang, P. Quang Trung, Tp. Hải Dương, Tỉnh Hải Dương
Điện thoại: (0220) 3840380 – 3859104; Fax: (0220) 3840393 – 3859010
Email: ctycnhd@vnn.vn; Website:  

File đính kèm:

  • pdftap_chi_nang_luong_sach_viet_nam_so_46_thang_1011122020.pdf