Tạo môi trường học tiếng Anh chuyên ngành ngoài giờ học thông qua sử dụng mạng xã hội và một số công cụ công nghệ thông tin hỗ trợ

Bài viết này nhằm đề xuất việc sử dụng mạng xã hội và một số công cụ công

nghệ thông tin hỗ trợ việc giảng dạy Tiếng Anh chuyên ngành (TACN) và nhằm tăng

cường tính tự học của sinh viên ngoài giờ học trên lớp.

Tạo môi trường học tiếng Anh chuyên ngành ngoài giờ học thông qua sử dụng mạng xã hội và một số công cụ công nghệ thông tin hỗ trợ trang 1

Trang 1

Tạo môi trường học tiếng Anh chuyên ngành ngoài giờ học thông qua sử dụng mạng xã hội và một số công cụ công nghệ thông tin hỗ trợ trang 2

Trang 2

Tạo môi trường học tiếng Anh chuyên ngành ngoài giờ học thông qua sử dụng mạng xã hội và một số công cụ công nghệ thông tin hỗ trợ trang 3

Trang 3

Tạo môi trường học tiếng Anh chuyên ngành ngoài giờ học thông qua sử dụng mạng xã hội và một số công cụ công nghệ thông tin hỗ trợ trang 4

Trang 4

Tạo môi trường học tiếng Anh chuyên ngành ngoài giờ học thông qua sử dụng mạng xã hội và một số công cụ công nghệ thông tin hỗ trợ trang 5

Trang 5

Tạo môi trường học tiếng Anh chuyên ngành ngoài giờ học thông qua sử dụng mạng xã hội và một số công cụ công nghệ thông tin hỗ trợ trang 6

Trang 6

Tạo môi trường học tiếng Anh chuyên ngành ngoài giờ học thông qua sử dụng mạng xã hội và một số công cụ công nghệ thông tin hỗ trợ trang 7

Trang 7

Tạo môi trường học tiếng Anh chuyên ngành ngoài giờ học thông qua sử dụng mạng xã hội và một số công cụ công nghệ thông tin hỗ trợ trang 8

Trang 8

pdf 8 trang xuanhieu 03/01/2022 1880
Bạn đang xem tài liệu "Tạo môi trường học tiếng Anh chuyên ngành ngoài giờ học thông qua sử dụng mạng xã hội và một số công cụ công nghệ thông tin hỗ trợ", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Tạo môi trường học tiếng Anh chuyên ngành ngoài giờ học thông qua sử dụng mạng xã hội và một số công cụ công nghệ thông tin hỗ trợ

Tạo môi trường học tiếng Anh chuyên ngành ngoài giờ học thông qua sử dụng mạng xã hội và một số công cụ công nghệ thông tin hỗ trợ
49 
TẠO MÔI TRƯỜNG HỌC TIẾNG ANH CHUYÊN NGÀNH NGOÀI GIỜ 
HỌC THÔNG QUA SỬ DỤNG MẠNG XÃ HỘI VÀ MỘT SỐ CÔNG CỤ 
CÔNG NGHỆ THÔNG TIN HỖ TRỢ 
GV: Lê Cao Hoàng Hà Khoa: Ngoaị ngữ 
Tóm tắt: 
Bài viết này nhằm đề xuất việc sử dụng mạng xã hội và một số công cụ công 
nghệ thông tin hỗ trợ việc giảng dạy Tiếng Anh chuyên ngành (TACN) và nhằm tăng 
cường tính tự học của sinh viên ngoài giờ học trên lớp. 
Từ khóa: tiếng Anh chuyên ngành (English for Special Purposes - ESP), mạng 
xã hội (social networking site – SNS), Facebook. 
I. GIỚI THIỆU 
Việc dạy và học theo học chế tín chỉ đã được áp dụng tại Trường Đại Học Nha 
Trang trong nhiều năm nay. So với việc dạy và học theo học phần thì việc học theo tín 
chỉ có số lượng kiến thức nhiều mà thời gian trên lớp bị giảm bớt. Sinh viên (SV) gặp 
giáo viên (GV) chỉ với 2 hoặc 4 tiết mỗi tuần. Đó là thực tế chung và với các môn 
tiếng Anh cũng vậy. Thời gian vô cùng ít ỏi sẽ không đủ để SV thực hành tiếng Anh 
và GV cũng không đủ thời gian để hỗ trợ SV tại lớp. Trong khi đó việc học ngoại ngữ 
đòi hỏi phải được thực hành thường xuyên, liên tục. Làm thế nào để SV vẫn có thể học 
tiếng Anh và làm các bài tập bên ngoài lớp học nhưng GV vẫn có thể kiểm soát quá 
trình đó? Nhu cầu này càng cấp thiết đối với các môn học Tiếng Anh chuyên ngành 
khi SV cần có vốn tiếng Anh cần thiết để làm việc trong chuyên ngành của mình khi ra 
trường, đáp ứng nhu cầu xã hội trong bối cảnh hội nhập quốc tế. 
Ngày nay sự phát triển của CNTT và mạng Internet cho phép GV và các nhà 
quản lý giáo dục áp dụng công nghệ vào thiết kế bài giảng, làm cho việc dạy và học 
ngày càng trở nên thú vị, lôi cuốn sinh viên. Công nghệ thông tin và Internet giúp cho 
giúp GV dạy được nhiều hơn và thông tin truyền đến SV nhanh hơn (A.Ghani, 2015). 
Hơn nữa, Internet sẽ giúp việc học không bị gián đoạn khi hết giờ trên lớp. Điều này 
hoàn toàn phù hợp cho việc dạy và học ngoại ngữ vốn cần được luyện tập thường 
xuyên. 
Trong khuôn khổ bài viết này, tác giả đưa ra giải pháp ứng dụng mạng xã hội 
và công cụ hỗ trợ đã được áp dụng cho việc học ngoại ngữ và đề xuất áp dụng cho 
môn Tiếng Anh chuyên ngành tại trường Đại học Nha Trang. 
II. CƠ SỞ KHOA HỌC Mạng xã hội ban đầu được thiết kế để giao tiếp xã hội và trao đổi thông tin giờ đã trở thành một trong những công cụ hiệu quả trong việc hỗ trợ và thúc đẩy sinh viên học tập tốt hơn. Theo Dane (2014) nhiều giảng viên ở các trường đại học trên thế giới đã sử dụng các trang mạng xã hội vào lớp học của mình. Mạng xã hội không chỉ giúp giáo viên truyền đạt kiến thức mà còn có nhiều tính năng kiểm soát quá trình sinh viên 
50 
lĩnh hội kiến thức, quản lý lớp học, đánh giá và nhận xét quá trình học (Dalsgard, 2006). 
Trong đó Facebook là mạng xã hội lớn nhất và phổ biến nhất với trung bình 
1,39 tỉ lượt người dùng hàng tháng (Facebook, 2015). Facebook không chỉ cho phép 
người dùng đăng tải ảnh, video, chia sẻ thông tin, giao tiếp với mọi người thông qua 
tin nhắn hoặc gọi điện, video mà còn cho phép người dùng tạo các nhóm (mở hoặc 
kín), các sự kiện và các trang với các mục đích cá nhân và thương mại khác. 
 Hình 1: Số liệu người dùng các trang mạng xã hội theo trung bình tháng 1/2015 
Do sự phổ biến của Facebook mà đã có rất nhiều nghiên cứu tính hiệu quả của 
Facebook trong việc dạy và học ngôn ngữ. Melor và cộng sự (2012) lập nhóm trên 
Facebook để dạy sinh viên viết tiếng Anh. Nghiên cứu chỉ ra rằng sinh viên học thêm 
nhiều từ mới thông qua đọc ý kiến nhận xét, thảo luận để lấy ý tưởng viết bài, nhận ra 
các lỗi sai từ đó họ có thể viết bài luận dễ dàng hơn. Kho & Chuah (2012) đã tiến hành 
một nghiên cứu khác trên Facebook. Nghiên cứu chỉ ra rằng nếu giáo viên kết hợp việc 
dạy và học với các trang mạng xã hội như Facebook thì các bài giảng sẽ trở nên sôi nổi 
và tính tương tác cao hơn. So với các phương pháp giảng dạy truyền thống, sinh viên 
trở nên năng động hơn trong việc trao đổi thông tin thông qua Facebook và học nhiều 
từ vựng hơn nhờ đọc nhận xét của bạn bè. Mislaiha (2015) nghiên cứu hiệu quả của 
các hoạt động đọc, viết và thảo luận trên Facebook. Nghiên cứu cho thấy tất cả sinh 
viên đều đồng ý rằng Facebook giúp họ học tiếng Anh tốt hơn và là công cụ dạy – học 
được lựa chọn để sinh viên học cùng nhau ngoài giờ lên lớp. 
Còn thái độ của sinh viên như thế nào khi áp dụng Facebook vào việc học? 
Theo Piriyasilpa (2010) và LaRue, 2012 , Facebook là công cụ đắc lực giúp sinh viên 
51 
có thái độ tích cực và có động lực học tập để rèn luyện các kỹ năng ngôn ngữ. 
Facebook cũng hiệu quả trong thúc đẩy sự tương tác giữa giáo viên và sinh viên 
(Cheung và Vogel, 2011). Và rõ ràng nhận thấy sinh viên tham gia vào các hoạt động 
học nhiều hơn và đọc thêm nhiều tài liệu. 
Vậy tại sao các trang mạng xã hội lại cần thiết cho môn TACN? Dogoriti và 
Pange (2014), Bremner (2010) và Evans (2012) đã kết luận một số những lợi ích 
chung của việc sử dụng công nghệ trong TACN như: có thể sử dụng các tài liệu thực 
(authentic materials) và ngữ cảnh thực (authentic contexts) trong giảng dạy. Butler-
Pascoe (2009) cho rằng các trang web mạng xã hội trong một lớp học TACN sẽ giúp 
người học tương tác và giao tiếp với nhau, học tập cộng tác (collaborative learning), 
tập trung vào các khía cạnh văn hóa, xã hội của ngôn ngữ, sinh viên đóng vai trò trung 
tâm và tăng cường động lực học tập và tính tự học cho sinh viên. 
Với những kết quả nghiên cứu như trên, việc áp dụng mạng xã hội Facebook 
vào việc giảng dạy TACN là một giải pháp có thể thực hiện được trong bối cảnh giảng 
dạy theo hệ thống tín chỉ tại trường ĐH Nha Trang 
III. ỨNG DỤNG MẠNG XÃ HỘI VÀ CÔNG CỤ CNTT HỖ TRỢ TRONG 
GIẢNG DẠY TACN 
1. Mục tiêu giảng dạy Tiếng Anh chuyên ngành 
 - Nhằm trang bị vốn từ vựng tiếng Anh chuyên ngành và ngữ pháp cần thiết để 
phục vụ cho một số chuyên ngành. 
 - Thực hành các kỹ năng giao tiếp tiếng Anh theo tình huống chuyên ngành trong 
đó kỹ năng đọc là kỹ năng quan trọng. Vì vậy sinh viên cần đọc nhiều tài liệu chuyên 
ngành để rèn luyện kỹ năng đọc. 
2. Các hoạt động giảng dạy TACN có thể được áp dụng 
 - Gv lập nhóm TACN và mời sinh viên tham gia vào nhóm. Nhóm có thể mở hoặc 
kín, nhưng đa phần là nhóm kín để GV dễ quản lý lớp học. Chỉ những SV trong nhóm 
mới có thể đọc nội dung đăng tải trong nhóm và đăng bài. 
 - GV đưa bài giảng, tài liệu học tập lên nhóm. Có rất nhiều dạng bài tập được sử 
dụng như bài tập điền từ, trả lời câu hỏi sau khi đọc các đoạn văn.. GV cũng có thể 
chia sẻ thông tin kiến thức về chuyên ngành bằng tiếng Anh, đăng nhiều đường dẫn 
đến các báo khác để SV có thể đọc thêm. 
52 
 Hình 2: Trang học TACN cho SV Đại Học Y dược Huế 
Hình 3: Trang học TACN Y Khoa tại một trường Đại học ở Thái Lan 
53 
 - Facebook cho phép GV đăng tải bài ở nhiều định dạng khác nhau: word, excel, 
power point, pdf, audio và video. Hoặc GV có thể lấy tài liệu từ các trang web có sẵn, 
sao chép đường dẫn và dán vào trang của nhóm. Video chuyên ngành có thể lấy từ 
nhiều nguồn khác nhau trên you tube, ted talkvà các trang web chuyên ngành khác. 
 - Đọc tài liệu chuyên ngành cần có bài tập đi kèm. Facebook có tính năng hỗ trợ 
soạn bài tập trắc nghiệm (quizzes on Facebook), tự chấm bài và tổng hợp kết quả. 
Hoặc có thể thể soạn bảng câu hỏi để lấy ý kiến SV đánh giá về môn học. Cách này rất 
nhanh, hiệu quả và không mất thời gian của GV và SV trên lớp. 
Hình 4: Cách soạn bài tập trắc nghiệm trên Facebook 
 - Nếu GV muốn các loại bài tập đa dạng hơn thì có thể soạn bài tập trên 
Google biểu mẫu (Google Form), dropbox và sao chép link dán vào trang của nhóm. 
54 
Hình 5: Một GV ở Thái Lan sử dụng Dropbox để đăng bài tập trên trang học TACN 
công nghệ thông tin. 
 Hình 6: Trang học TACN Điện điện tử của GV trường ĐH Công nghiệp Hà Nội 
 - Gv có thể khuyến khích SV đặt câu hỏi sau khi đã đọc các tài liệu chuyên ngành. 
Các câu hỏi hay, có đầu tư sẽ được GV đánh giá cao và cho điểm. Điều này sẽ khuyến 
khích SV đọc nhiều hơn để đạt điểm cao. GV cũng có thể yêu cầu SV dịch một số tài 
liệu chuyên ngành đã được đăng tải. 
 - Ngoài các hoạt động đọc, SV có thể luyện kỹ năng nghe thông qua xem các video, 
và luyện nói theo một số tình huống liên quan đến chuyên ngành. 
55 
IV. ƯU ĐIỂM VÀ NHƯỢC ĐIỂM CỦA VIỆC SỬ DỤNG MẠNG XÃ HỘI 
TRONG GIẢNG DẠY TACN: 
 1. Ưu điểm: 
 - Hầu hết SV có sẵn tài khoản Facebook và quen thuộc với cách sử dụng nên 
phương pháp này sẽ ít gặp các vấn đề về công nghệ so với áp dụng các trang mạng xã 
hội hay các trang web khác. GV không mất nhiều thời gian để hướng dẫn SV cách 
đăng nhập, nhận xét bạn bè, v.v. 
 - Lướt Facebook là thói quen mỗi ngày của nhiều SV vì vậy gắn hoạt động học vào 
thói quen hàng ngày của họ sẽ giúp người học học nhiều hơn, vừa học vừa chơi. Bài 
mới hay các nhận xét mới của SV trong nhóm sẽ được thông báo đến từng thành viên 
trong nhóm, SV sẽ không bỏ lỡ bất kỳ nội dung cập nhật nào. SV có thể đọc và làm 
ngay các bài tập hay nhanh chóng phản hồi các ý kiến. 
 - SV có thể truy cập trang của nhóm từ nhiều loại thiết bị khác nhau như điện thoại, 
Ipad, laptop, miễn là có kết nối Internet. 
 - SV có thể tiếp tục sử dụng, học trên trang sau khi khóa học đã kết thúc. Quá trình 
học tập không bị giới hạn và không bị gói gọn trong khuôn khổ lớp học. 
 2. Hạn chế: 
 - Bài tập online nên được kết hợp song song với các hoạt động trên lớp và GV phải 
kiểm soát quá trình này để tránh tình trạng SV gian lận, nhờ người làm bài hộ  
 - Lớp học không được kết nối Internet. Giáo viên gặp khó khăn trong việc liên hệ 
bài giảng trên lớp và bài trên mạng đã đăng 
 - Bài đăng theo thời gian, không theo chủ đề nên khó tìm bài cũ đã đăng. 
V. KẾT LUẬN-ĐỀ XUẤT Với việc áp dụng mạng xã hội vào việc giảng dạy TACN sẽ giúp cho bài giảng 
sinh động hơn, hào hứng hơn và gần với thực tế. Ngoài ra việc tiếp xúc với các thiết bị 
công nghệ giúp cho việc học TACN của SV hiệu quả hơn và đây cũng là xu hướng 
toàn cầu đang hướng đến. Để có thể đạt được kết quả như vậy tác giả có một số đề 
xuất như sau: 
 - Lớp học cần được kết nối Internet để GV có thể kết hợp giảng bài trên lớp và các 
bài tập đã giao trên mạng, cũng như kiểm tra, so sánh việc học của SV. 
 - Việc soạn tài liệu trên trang của nhóm mất nhiều thời gian, công sức. Cần có thời 
gian để tìm các nguồn tài liệu thực, hữu ích cho SV. Để làm được điều này cần có sự 
chung tay góp sức của nhiều GV, đặc biệt và giữa GV tiếng Anh và GV chuyên ngành. 
 - Nhà trường cần có chế độ thích đáng cho các GV biên soạn tài liệu giảng dạy qua 
các trang mạng để khuyến khích GV áp dụng công nghệ vào giảng dạy. 
TÀI LIỆU THAM KHẢO 
56 
A.Ghani, M. B., (2015) Using Facebook in Teaching and Learning English, The 
International Conference on Language, Literature, Culture and Education. 
Bremner, S. (2010). Collaborative writing: Bridging the gap between the textbook and 
the workplace. English for Specific Purposes 29, 121-132. 
Butler-Pascoe, M. E. (2009, June). English for Specific Purposes (ESP), Innovation, 
and Technology. English Education and ESP, 1-15. 
Cheung, R., & Vogel, D. (2011). Can Facebook Enhance the Communications 
between Teachers and Students, The International Journal of Learning, 17(11), 386-
397. 
Dane, J. (2014). More Professors using social media to teach. USA Today 
Dalsgaard, C. (2006). Social software: E-learning beyond learning management 
systems. European Journal of Open, Distance and E-Learning. 2006 Vol 2. 
Dogoriti,E. & Pange, J. (2014). Instructional design for a “social” classroom: Edmodo 
and Twiiter in the foreign lanaguge classroom. ICICTE 2014, 154-155. Evans (2012) 
Facebook, (2015): Statistics, Newsroom Facebook, 
info/ 
Kho, M. G., & Chuah, K.-M. (2012). Encouraging ESL Discourse Exchanges via 
Facebook : A Study on Engineering Students Centre for Language Studies. 
INNOCONF2012-PPR-18, 34, 44–48. 
LaRue, E. M. (2012). Using Facebook as course management software: A case study. 
Teaching and Learning in Nursing, 7 , 17-22. doi: 10.1016/j.teln.2011.07.004 
Melor Md. Yunus, Hadi Salehi, Choo Hui Sun, Jessica Yong Phei Yen & Lisa Kwan 
Su Li (2012). Using Facebook Groups in Teaching ESL Writing, Recent Researches in 
Chemistry, Biology, Environment and Culture, 75–80 
Piriyasilpa, Y. (2010). See You in Facebook: The Effects of Incorporating Online 
Social Networking in The Language Classroom. Journal of Global Management 
Research. 
Zafar, S.A.,(2015): The role of social networking websites in assisting blended 
learning class discussion and peer assessment in an ESP classroom, English for 
Specific Purposes World, ISSN 1682-3257, www.esp-world.info, Issue 44, Vol. 15, 
2014, p.4. 
Zafar, S.A.,(2016): Use of Social Network sites for teaching and managing knowledge 
in adult education, English for Specific Purposes World, ISSN 1682-3257, www.esp-
world.info, Issue 49, v.17, 2016 

File đính kèm:

  • pdftao_moi_truong_hoc_tieng_anh_chuyen_nganh_ngoai_gio_hoc_thon.pdf