Nhu cầu tiếng Anh chuyên ngành của sinh viên khoa kỹ thuật giao thông và đề xuất phương pháp giảng dạy hiệu quả

Trong giao tiếp, Giáo dục, ứng dụng khoa học kỹ thuật Tiếng Anh là phương tiện

mở toang cánh cổng tri thức, và là bước đầu tiên trong tiến trình hội nhập. Từ đó việc

nâng cao chất lượng giảng dạy và học tập tiếng Anh cơ bản và chuyên ngành cho các

đối tượng không chuyên ngữ tại các trường Đại học trên phạm vi cả nước, đã trở thành

một mối quan tâm lớn.

Tham luận này phản ánh những quan niệm khác nhau về dạy và học tiếng Anh

chuyên ngành. Phân tích nhu cầu của Sinh viên và nhu cầu bức thiết của xã hội đối với

tiếng Anh chuyên ngành nói chung và tiếng Anh Hàng hải nói riêng. Tham luận cũng

tập trung phân tích, đánh giá thực trạng dạy và học tiếng Anh chuyên ngành tại khoa

Kỹ thuật Giao thông trường Đại học Nha trang đồng thời nêu ra những thách thức về

chương trình, giáo trình, phương pháp giảng dạy (PPGD), người dạy, người học

Trên cơ sở đó, Tham luận đưa ra một số đề xuất mang tính chất gợi mở đứng ở góc độ

của một Giảng viên chuyên ngành nhằm nâng cao năng lực tự học tiếng Anh chuyên

ngành nói chung và tiếng Anh Hàng Hải nói riêng cho Sinh viên khoa Kỹ thuật Giao

thông trường Đại học Nha trang.

Nhu cầu tiếng Anh chuyên ngành của sinh viên khoa kỹ thuật giao thông và đề xuất phương pháp giảng dạy hiệu quả trang 1

Trang 1

Nhu cầu tiếng Anh chuyên ngành của sinh viên khoa kỹ thuật giao thông và đề xuất phương pháp giảng dạy hiệu quả trang 2

Trang 2

Nhu cầu tiếng Anh chuyên ngành của sinh viên khoa kỹ thuật giao thông và đề xuất phương pháp giảng dạy hiệu quả trang 3

Trang 3

Nhu cầu tiếng Anh chuyên ngành của sinh viên khoa kỹ thuật giao thông và đề xuất phương pháp giảng dạy hiệu quả trang 4

Trang 4

Nhu cầu tiếng Anh chuyên ngành của sinh viên khoa kỹ thuật giao thông và đề xuất phương pháp giảng dạy hiệu quả trang 5

Trang 5

Nhu cầu tiếng Anh chuyên ngành của sinh viên khoa kỹ thuật giao thông và đề xuất phương pháp giảng dạy hiệu quả trang 6

Trang 6

Nhu cầu tiếng Anh chuyên ngành của sinh viên khoa kỹ thuật giao thông và đề xuất phương pháp giảng dạy hiệu quả trang 7

Trang 7

pdf 7 trang xuanhieu 03/01/2022 1100
Bạn đang xem tài liệu "Nhu cầu tiếng Anh chuyên ngành của sinh viên khoa kỹ thuật giao thông và đề xuất phương pháp giảng dạy hiệu quả", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Nhu cầu tiếng Anh chuyên ngành của sinh viên khoa kỹ thuật giao thông và đề xuất phương pháp giảng dạy hiệu quả

Nhu cầu tiếng Anh chuyên ngành của sinh viên khoa kỹ thuật giao thông và đề xuất phương pháp giảng dạy hiệu quả
chuyên ngành bằng tiếng Anh. Có nhiều quan niệm khác nhau (thậm chí là tranh 
luận gay gắt) về GE và ESP ranh giới giữa chúng và PPGD. Xin trích ra đây một số 
quan niệm: 
- ESP là một bộ phận của GE mục tiêu chính của nó là truyền tải, phân tích ngôn 
ngữ chuyên ngành (Discourse analysis) để người học sử dụng trong môi trường làm 
việc chuyên môn sau nầy.[5] 
- ESP là các khoá học tiếng Anh dựa trên cơ sở điều tra mục đích của người học và 
các nhu cầu giao tiếp nảy sinh từ những mục đích đó. Trong đó nhu cầu giao tiếp của 
người học chi phối toàn bộ chương trình giảng dạy và tài liệu giảng dạy. Hay nói cách 
khác ESP là một cách thức tiếp cận đối với việc dạy tiếng Anh trong đó mọi quyết 
định về nội dung và PPGD đều dựa vào lí do tại sao học viên lại đi học ESP.[2] 
- ESP tập trung vào loại ngôn ngữ phù hợp với những hoạt động chuyên môn về 
mặt ngữ pháp, từ vựng, ngữ vựng, kĩ năng học tập, diễn ngôn và thể loại. Do những 
đặc điểm cố hữu đó mà việc giảng dạy ESP thường đảo ngược trật tự giảng dạy theo 
hướng giao tiếp thông thường theo các trào lưu mà thường để người học tự khám phá 
ngôn ngữ dùng trong chuyên ngành của mình.[4][5] 
 Từ các quan niệm trên đã nảy sinh hai quan điểm trái ngược nhau về người dạy 
ESP: 
+ Người dạy ESP không cần biết và không cần dạy kiến thức chuyên ngành mà nên 
đặt mục tiêu phát triển khả năng sử dụng ngôn ngữ để người học có thể áp dụng cho 
chuyên ngành của họ. Nếu người dạy biết nhiều về kiến thức chuyên ngành sẽ sa vào 
giảng dạy nội dung mà quên đi việc chính là truyền tải ngôn ngữ. [4][5] 
+ Một số chuyên ngành có nhiều khái niệm, thuật ngữ, từ viết tắt đặc thù, có rất 
nhiều khẩu lệnh, sơ đồ, bảng biểu mang tính khoa học và chính xác cao. Do đó người 
dạy ESP cũng phải có kiến thức nhất định về chuyên ngành đó. Thậm chí có quan 
điểm cho rằng người dạy ESP cũng là chuyên gia về lĩnh vực đó nếu như họ không 
muốn trở thành “kẻ ngốc” trên bục giảng. [4][5] 
Tuy tranh luận gay gắt như vậy, nhưng đa phần đều thống nhất rằng ESP phải phục 
vụ mục đích, nhu cầu hết sức rõ ràng, cụ thể của người học. Giảng dạy ESP là truyền 
tải, phân tích ngôn ngữ là chính, nhưng phải là ngôn ngữ chuyên sâu, khác với GE là 
phục vụ những yêu cầu chung, yêu cầu căn bản của bất kì người học ngoại ngữ nào. 
Đa phần cũng đều thống nhất rằng ESP thường chỉ dành cho học viên trưởng thành ở 
bậc Đại học, Cao đẳng chuyên nghiệp hay đã đi làm ở một cơ quan chuyên nghiệp nào 
đó. Những học viên này đã phải có những hiểu biết, tri thức cơ bản của tiếng Anh. Nói 
84 
cách khác, học viên phải học qua chương trình GE và đạt được một cấp độ nào đó 
trước khi bắt đầu chương trình ESP. 
1.2. Nhu cầu của SV và xã hội đối với ESP - Thực trạng dạy và học ESP tại 
khoa KTGT ĐHNT 
“Đọc kỹ hướng dẫn trước khi sử dụng” là luôn đúng. Trong kỹ thuật Giao thông các 
hồ sơ tàu, lý lịch máy móc thiết bị, các tài liệu khoa học kỹ thuật cũng như các hướng 
dẫn sử dụng thường được viết bằng tiếng Anh, đó là chưa nói đến những thành tựu 
mới nhất trong lĩnh vực khoa học công nghệ. 
Rất nhiều GV cho rằng ESP cực kỳ quan trọng, nếu không biết sẽ không có chìa 
khóa để mở các kiến thức mới, đặc biệt trong lĩnh vực khoa học công nghệ. Không đọc 
được tài liệu tiếng Anh thì sinh viên cũng rất khó làm đề án, luận văn chuyên sâu.Việc 
đào tạo ESP cho sinh viên chưa hợp lý dẫn đến sinh viên ra trường rất yếu kỹ năng 
này, ảnh hưởng đến sự phát triển nghề nghiệp theo thời gian trình độ của nhiều kỹ sư 
trong lĩnh vực kỹ thuật công nghệ thường tụt hậu nhanh. 
Nhiều nhà tuyển dụng cho biết nhiều kỹ sư rất yếu ESP lẫn GE và những người này 
thường rất chậm tiến bộ trong công việc, thiếu tự tin và không làm việc nổi với chuyên 
môn của mình đó là chưa nói đến làm việc với chuyên gia nước ngoài khi hội nhập. 
Đây là nỗi lo của nhiều doanh nghiệp khi tuyển dụng sinh viên tốt nghiệp từ các 
trường ĐH hiện nay. 
Trước đây, khi dạy học theo niên chế nhà trường đã xây dựng chương trình tiếng 
Nga, tiếng Anh cơ bản kết hợp với chuyên ngành cho từng ngành riêng để sinh viên có 
thể tiếp cận ngay từ đầu, tuy nhiên, khi chuyển sang tín chỉ, sinh viên bắt buộc phải 
học chương trình GE chung theo tín chỉ, sau đó mới chuyển sang ESP 
Hiện nay khoa Kỹ thuật Giao thông trường Đại học Nha trang đào tạo ba chuyên 
ngành: Kỹ thuật Tàu thủy, Công nghệ kỹ thuật Ô tô, Khoa học Hàng hải. Trong đó học 
phần tiếng Anh chuyên ngành chỉ có trong chương trình đào tạo (CTĐT) ngành Khoa 
học Hàng hải với tên gọi tiếng Anh Hàng hải (ME) có thời lượng 3TC do GV chuyên 
ngành giảng dạy. Điều này cũng dễ hiểu vì tiếng Anh Hàng hải thực sự là nhu cầu bức 
bách của xã hội và của cả người học trong giai đoạn hiện nay. 
Ngày nay vận tải biển đã trở thành một ngành công nghiệp mang tính quốc tế rất 
cao (90% lượng giao thương toàn cầu được thực hiện bằng hàng hải). Sự thiếu hụt về 
nhân lực ở các nước phát triển buộc các công ty lớn phải chuyển sang sử dụng thuyền 
viên ở các nước thứ ba. Từ đó đã làm cho môi trường làm việc trên tàu nói riêng và 
ngành hàng hải nói chung trở nên đa văn hóa và đa ngôn ngữ hơn bao giờ hết. Vì vậy 
cần phải có một ngôn ngữ giao tiếp thống nhất và đó chỉ có thể là tiếng Anh. Kết quả 
của các cuộc điều tra tai nạn không khi này thì khi khác đều dính líu đến sự yếu kém 
trong giao tiếp hoặc hiểu sai vấn đề giữa các thuyền viên với nhau cũng như là yếu 
kém trong giao tiếp giữa tàu với tàu và giữa tàu với các đơn vị ở Cảng, bờ. 
85 
Nhận thức được tầm quan trọng đó, Công ước quốc tế về các tiêu chuẩn huấn luyện 
cấp chứng chỉ và trực ca cho thuyền viên (The International Convention on Standard 
of Training, Certification and Watchkeeping for seafarers – STCW 78/95) đã được 
sữa đổi bổ sung năm 2010 tại Manila và đã bắt đầu có hiệu lực từ tháng một năm 2012. 
STCW 78/95/2010 đã nhấn mạnh đến các yêu cầu về khả năng giao tiếp, nhận thức 
văn hóa và trình độ nghề nhiệp của các thuyền viên. Sự ra đời của nó đã mang đến 
những đòi hỏi mới về giao tiếp hàng hải (Maritime communication) và làm cho đề tài 
"Maritime English" không chỉ còn là giới hạn là một môn học thuần túy nữa mà đã trở 
thành một lĩnh vực nghiên cứu mới đầy thách thức. 
Thông tư 11/2012/TT - BGTVT là cụ thể hóa STCW-78/95/2010 Quy định về tiêu 
chuẩn chuyên môn, chứng chỉ chuyên môn của thuyền viên và định biên an toàn tối 
thiểu của tàu biển Việt Nam. Trong thông tư đã ghi rõ “Điều kiện cấp Giấy chứng 
nhận khả năng chuyên môn của sỹ quan nói chung có tổng công suất máy chính từ 750 
KW trở lên (500 GT trở lên) phải có Tiếng Anh hàng hải trình độ 2 hoặc trình độ 
Tiếng Anh tương đương chứng chỉ B trở lên” 
Trong CTĐT ngành Khoa học Hàng hải với tuyên bố Chuẩn đầu ra đáp ứng được 
các yêu cầu về chuẩn kiến thức, kỹ năng và năng lực của thủy thủ và sĩ quan vận hành 
theo quy định của Bộ luật STCW-78/95/2010 thì việc đào tạo tiếng Anh Hàng hải 
đúng quy chuẩn là giải pháp hàng đầu trong việc thực hiện đáp ứng Chuẩn đầu ra. 
2. NỘI DUNG 
2.1 Các đặc điểm cơ bản của tiếng Anh Hàng hải 
ME ngoài những đặc điểm cố hữu của ESP như trên đã đề cập như: Đáp ứng những 
mục đích cụ thể của người học, nhu cầu của xã hội; truyền tải, phân tích ngôn ngữ 
chuyên ngành để người học sử dụng trong môi trường làm việc chuyên môn; phải có 
một nền tảng GE và kiến thức chuyên ngành trước khi bắt đầu chương trình ESP Thì 
ME còn có những đặc điểm đặc trưng sau: 
- Yêu cầu rất cao về tính khoa học, chính xác và thống nhất của những thuật ngữ, 
khẩu lệnh. 
- ME là còn quá rộng vì ngành Hàng hải theo các chức danh chuyên môn trên tàu 
còn có thể phân thành: Sỹ quan Boong, Máy, Điện-Vô tuyến điện HH và sỹ quan Hàng 
hóa. Điều đó có nghĩa là vẫn chưa cụ thể hơn nữa lúc ra trường họ làm gì và chuyên 
môn chính là gì. Chính vì vậy mà cho đến nay nó vẫn chưa có giáo trình bài bản như 
Giáo trình tiếng Anh Du lịch, Kinh tế thương mại 
Đặc điểm này sẽ chi phối PPGD ME mà theo nguyên tắc chung: Đối với những 
ngành có thể xác định được rõ công việc cụ thể mà sinh viên tốt nghiệp có thể đảm 
nhận thì tiếng Anh nghề nghiệp (English for Occupational Purposes - EOP) cần được 
coi là chủ đạo. Và khi chưa xác định được rõ công việc cụ thể thường phải quy về một 
86 
loại tiếng Anh gần như tiếng Anh học thuật (English for Academic Purposes - EAP), ở 
đó chỉ chú trọng vào việc nâng cao kĩ năng đọc hiểu và mở rộng vốn thuật ngữ cho 
sinh viên để họ có thể đọc hiểu được tài liệu chuyên ngành. 
Tóm lại xuất phát từ nhu cầu ESP của SV khoa KTGT, các đặc điểm cơ bản của 
ESP, thực trạng và một số quan điểm cá nhân như: 
- Việc học GE cũng như ESP luôn đòi hỏi tính liên tục và cần phải có môi trường 
học tập, giao tiếp. 
- Thời lượng 3TC đối với học phần tiếng Anh Hàng hải (ME) là quá ít (thậm chí các 
chuyên ngành khác của khoa KTGT còn không có học phần ESP). 
- Mối quan hệ tác động qua lại giữa Kiến thức chuyên ngành và Tiếng Anh chuyên 
ngành 
- Đối với ngành KHHH thì khó mà có được một giảng viên am hiểu cả bốn lĩnh vực 
Boong, Máy, Điện và xếp dỡ hàng hóa. 
- Việc nâng cao chất lượng đào tạo tiếng Anh chuyên ngành cho SV không chuyên 
ngữ không chỉ là trách nhiệm của GV dạy GE cũng như ESP mà là trách nhiệm chung 
của mọi GV chuyên ngành theo học phần mà họ phụ trách. 
Đứng ở góc độ của một GV chuyên ngành với trình độ tiếng Anh còn hạn chế 
nhưng vẫn mong muốn được góp phần nâng cao chất lượng đào tạo ESP tôi đề xuất 
một hình thức tổ chức cho SV ngành KHHH nâng cao năng lực tự học ME và tạm gọi 
là “ Phương pháp giảng dạy lồng ghép”. 
Phương pháp giảng dạy nầy chủ yếu áp dụng cho các GV chuyên ngành. Lồng ghép 
(kết hợp) ở đây được hiểu là giảng dạy kiến thức chuyên ngành là chính nhưng có lồng 
ghép tiếng Anh học thuật và GV chuyên ngành đóng vai trò người tổ chức, hướng dẫn. 
Chủ yếu là cho SV nghe, nhìn giảng dạy chuyên ngành bằng tiếng Anh và hướng dẫn 
biên dịch. 
2.2 Phương pháp giảng dạy lồng ghép nhằm nâng cao năng lực tự học tiếng 
Anh Hàng hải 
Xếp dỡ, vận chuyển hàng hoá và đồ án môn học (ĐAMH) là một học phần đòi hỏi 
SV cần phải có một trình độ GE và ESP nhất định để tiếp thu các kiến thức chuyên 
môn của nó. 
Đứng trên quan điểm khai thác tận dụng những thứ sẵn có trên mạng, tạo một chút 
áp lực và hứng thú cho SV để SV tự khám phá ngôn ngữ dùng trong chuyên ngành của 
mình. PPGD lồng ghép nhằm nâng cao năng lực tự học ME áp dụng cho học phần Xếp 
dỡ, vận chuyển hàng hoá và ĐAMH như sau: 
- Bước 1 GV Chuẩn bị: 
+ Nếu có tư tưởng giảng dạy lồng ghép tiếng Anh chuyên ngành thì GV cần 
phải chuẩn bị ngay từ phần bài giảng và phụ lục bài giảng: Trong bài giảng chuyên 
87 
ngành cần lồng ghép các từ chuyên ngành, chữ viết tắt, biểu mẫu bằng tiếng Anh một 
cách tối đa. 
+ Chủ động chuẩn bị các tài liệu tham khảo (TLTK), bài tập, bài thực hành 
bằng tiếng Anh. Chuẩn bị các tiết giảng bằng tiếng Anh dưới dạng Video. Các dữ liệu 
này thông thường đều sẵn có trên mạng, vấn đề là GV phải tốn nhiều thời gian thậm 
chí là tiền bạc để sưu tập, chọn lọc và biên tập lại. 
 Khâu chuẩn bị là hết sức quan trọng nó quyết định phần lớn sự thành công khi 
áp dụng phương pháp này. 
- Bước 2 Phân công cho SV chuẩn bị: 
Nếu là một đoạn tài liệu tiếng Anh dưới dạng bài tập hoặc TLTK có liên quan đến 
học phần thì cho SV biên dịch. Nếu dưới dạng Video thì cho SV làm thuyết minh. Rõ 
ràng đây là một trong các PPGD chủ động tích cực mà GV đã chuẩn bị “kịch bản” có 
nội dung liên quan đến môn học. Việc giao công việc này cho SV được tiến hành đồng 
thời với việc giao đầu đề ĐAMH với TLTK với quan điểm càng sớm càng tốt. (Xem 
thêm file Excel đính kèm) 
- Bước 3 Hướng dẫn SV thực hiện: Bao gồm hai bước nhỏ: 
+ Hướng dẫn sơ bộ ban đầu: Hướng dẫn cho SV nghe, nhìn, phần mềm chèn 
Subviet và các yêu cầu trình bày bản Word. 
+ Hướng dẫn cho SV dịch thuật sau khi SV đã tiếp thu kiến thức chuyên ngành 
có liên quan. 
- Các bước tiếp theo: 
Theo tuần tự: GV dạy kiến thức chuyên ngành – SV được phân công đóng vai 
thuyết minh video tiết giảng bằng tiếng Anh, hoặc trình bày bài tập, bài dịch có liên 
quan đến kiến thức chuyên ngành mà GV đã diễn giảng. Các SV khác truy vấn, góp ý 
và cùng với GV hoàn chỉnh bản thuyết minh, bài tập hay bản dịch. Thông qua đó GV 
đánh giá tinh thần, thái độ và cho điểm quá trình. Dự kiến cuối kỳ GV có thể cho đề 
thi mở bằng tiếng Anh. (Xem thêm đề thi và đáp án) 
3. KẾT LUẬN 
Mỗi một PPGD đều nhấn mạnh lên một khía cạnh nào đó của quá trình học tập. Tôi 
và nhiều đồng nghiệp đều cho rằng, cho dù các phương pháp thể hiện hiệu quả như thế 
nào thì nó vẫn tồn tại một vài khía cạnh mà người học và người dạy chưa khai thác hết. 
Chính vì thế mà không có một PPGD nào được cho là lý tưởng. Mỗi một phương pháp 
đều có ưu điểm của nó do vậy người thầy nên xây dựng cho mình một phương pháp 
riêng phù hợp với mục tiêu, bản chất của vấn đề cần truyền tải, cần trao đổi. PPGD đó 
phải phù hợp với từng chuyên ngành, từng học phần và từng chủ đề. Cố gắng khai thác 
tối đa các nguồn lực, công cụ dạy-học sẵn có và cuối cùng là phù hợp với sở trường và 
sở thích của mình. 
88 
PPGD nhằm nâng cao năng lực tự học ME cho SV như đã trình bày trên cũng 
không ngoại lệ. Theo ý kiến chủ quan của Tôi thì PPGD trên hoàn toàn có thể áp dụng 
cho hai chuyên ngành Kỹ thuật Tàu thủy và Công nghệ kỹ thuật Ô tô. Nhất là trong 
bối cảnh trong CTĐT của hai chuyên ngành nầy không có học phần ESP và trình độ 
GE yếu và không đều của SV. 
Tóm lại cần phải thống nhất rằng vai trò chủ yếu của một GV giảng dạy ESP là 
giảng dạy kiến thức về ngôn ngữ thông qua kiến thức về chuyên ngành và phải phục 
vụ mục đích, nhu cầu cụ thể của SV. Để nâng cao chất lượng đào tạo tiếng Anh 
chuyên ngành cho SV không chuyên ngữ tôi đề xuất: 
- Điều tra phân tích nhu cầu người học, nhu cầu của nhà tuyển dụng 
- Phối hợp chặt chẽ giữa GV GE, GV ESP và GV chuyên ngành: 
+ Tổ chức cho các GV GE và ESP đọc phản biện các tài liệu biên dịch. 
+ Đề cương, bài giảng của học phần ESP phải được đọc phản biện, trao đổi và 
thống nhất. 
+ Tổ chức dự giờ và rút kinh nghiệm một cách nghiêm túc. 
+ Tổ chức sinh hoạt học thuật giữa GV GE, GV ESP và GV chuyên ngành. 
- Các GV chuyên ngành cần phải có trách nhiệm nâng cao chất lượng đào tạo tiếng 
Anh chuyên ngành cho SV khi giảng dạy các học phần chuyên ngành. (có sự tư vấn 
của GV GE) 
- Tạo động cơ học tập và tạo hứng thú hơn nữa cho SV về việc học tiếng Anh 
chuyên ngành. 
Tài liệu tham khảo 
[1] Đỗ Minh Cường 
Công ước STCW-78/95/2010 sửa đổi bổ sung và công tác đào tạo tiếng Anh Hàng 
hải 
[2] ThS Đỗ Thị Xuân Dung - Trường Đại học Ngoại ngữ, Đại học Huế 
Dạy và học tiếng Anh chuyên ngành theo nhu cầu xã hội 
[3] Nguyễn Quỳnh Yến, Trần Thanh Nhàn 
Khảo sát phương pháp đọc tài liệu tiếng Anh chuyên ngành của Sinh viên năm thứ hai 
ngành Điện tử viễn thông – Khoa Công nghệ thông tin - ĐHQGHN 
[4] TS Lâm quang Đông – ĐHNN - ĐHQGHN 
Tiếng Anh chuyên ngành – Một số nội dung giảng dạy. 
[5] https://www.academia.edu/7772353/ 

File đính kèm:

  • pdfnhu_cau_tieng_anh_chuyen_nganh_cua_sinh_vien_khoa_ky_thuat_g.pdf