Tăng cường năng lực của các cơ quan kiểm toán tối cao trong đấu tranh phòng chống tham nhũng

Cuộc chiến ph hệ hợp tác giữa các Cơ quan kiểm toán tối cao (SAI) và người dân để nâng cao trách nhiệm giải trình công dược đem ra thảo luận trong các hội thảo và hội nghị Chuyên đề của Liên hợp quốc/INTOSAI từ những năm 1970. Kể từ đó, tính cấp thiết của những vấn đề này chỉ òng chống tham nhũng và tìm kiếm các mẫu thực hành hiệu quả về mối quan có ngày càng tăng mà không hề giảm. Đây cũng là trọng tâm trao đổi trong các hội nghị Chuyên đề từ năm 2011 đến 2013 của Liên hợp quốc/INTOSAI. Các cuộc họp cấp cao về vấn đề này đều rút ra kết luận rằng, sẽ không có sự tin cậy trong việc quản lý các quỹ công mà không tăng cường tính minh bạch và trách nhiệm giải trình và trong việc buộc các SAI phải đóng vai trò quan trọng. Bài viết nhằm mục đích tăng cường nhận thức về vai trò của SAI trong ngăn ngừa và đấu tranh chống tham nhũng và xây dựng năng lực cho các bên liên quan vì mục tiêu chung. Với tầm quan trọng đó, tất cả các quốc gia thành viên Liên hợp quốc đều đồng ý đưa vấn đề này vào Chương trình nghị sự phát triển đến năm 2015. Chương trình nghị sự này với các nhóm mục tiêu phát triển bền vững (SDG) yêu cầu phải đảm bảo một môi trường an toàn tài chính để triển khai và đạt được các SDG

Tăng cường năng lực của các cơ quan kiểm toán tối cao trong đấu tranh phòng chống tham nhũng trang 1

Trang 1

Tăng cường năng lực của các cơ quan kiểm toán tối cao trong đấu tranh phòng chống tham nhũng trang 2

Trang 2

Tăng cường năng lực của các cơ quan kiểm toán tối cao trong đấu tranh phòng chống tham nhũng trang 3

Trang 3

Tăng cường năng lực của các cơ quan kiểm toán tối cao trong đấu tranh phòng chống tham nhũng trang 4

Trang 4

Tăng cường năng lực của các cơ quan kiểm toán tối cao trong đấu tranh phòng chống tham nhũng trang 5

Trang 5

Tăng cường năng lực của các cơ quan kiểm toán tối cao trong đấu tranh phòng chống tham nhũng trang 6

Trang 6

Tăng cường năng lực của các cơ quan kiểm toán tối cao trong đấu tranh phòng chống tham nhũng trang 7

Trang 7

Tăng cường năng lực của các cơ quan kiểm toán tối cao trong đấu tranh phòng chống tham nhũng trang 8

Trang 8

pdf 8 trang xuanhieu 10200
Bạn đang xem tài liệu "Tăng cường năng lực của các cơ quan kiểm toán tối cao trong đấu tranh phòng chống tham nhũng", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Tăng cường năng lực của các cơ quan kiểm toán tối cao trong đấu tranh phòng chống tham nhũng

Tăng cường năng lực của các cơ quan kiểm toán tối cao trong đấu tranh phòng chống tham nhũng
rợ công dân kết nối với chính quyền;
- Khuyến khích và hỗ trợ các hoạt động bất đồng 
quan điểm chính đáng, hợp pháp trong Chính phủ 
và bảo vệ quyền khiếu nại, tố cáo của công chức;
- Kiểm tra, tái kiểm tra trách nhiệm của lãnh 
đạo và các cá nhân khác trong việc bảo đảm văn 
hóa đạo đức;
- Thúc đẩy các nguyên tắc hiến pháp về tính 
bình đẳng, công bằng và đúng quy định trong bảo 
vệ quyền công dân.
Một số vấn đề sau đây, phục vụ cho việc phát 
hiện tham nhũng trong lĩnh vực tài chính, đưa ra 
một số ý kiến quan trọng liên quan đến cả các cơ 
quan công và tư: Bắt buộc các ngân hàng và tổ chức 
tài chính, bất kể chủ sở hữu, phải áp đụng dầy đủ 
các chuẩn mực kế toán kiểm toán quốc tế; đề ra các 
chuẩn mực đạo đức trong lĩnh vực kế toán kiểm 
toán thông qua đào tạo và phát triển các hiệp hội kế 
toán kiểm toán độc lập; yêu cầu tất cả các tổ chức 
tài chính nhà nước phải được kiểm toán định kỳ 
bởi đơn vị kiểm toán từ bên ngoài; tăng cường năng 
lực thể chế trong việc kiểm tra giám sát các tổ chức 
tài chính; phát triển năng lực quản trị thuế và kiểm 
toán tài chính hiệu quả để ngăn ngừa tình trạng 
trốn thuế và gian lận tài chính; khuyến khích cộng 
đồng xã hội và giới truyền thông đóng vai trò tích 
cực trong việc đảm bảo trách nhiệm toàn dân đấu 
tranh ngăn ngừa tham nhũng, gian lận tài chính và 
quản lý tài chính thiếu trách nhiệm; bảo vệ được 
những người tố cáo tham nhũng thông qua luật 
pháp; đào tạo các nhà quản lý và nhân viên thuộc 
các tổ chức tài chính nghiệp vụ phát hiện rửa tiền.
Quan trọng nhất trong cuộc đấu tranh này là có 
một bộ máy công chức trung thực và trách nhiệm. 
Việc tuyển dụng công chức cần phải thực hiện 
thông qua sàng lọc trước tuyển dụng một cách kỹ 
lưỡng, chỉ dựa vào năng lực và tính liêm chính của 
ứng viên. Việc luân chuyển công chức cũng là công 
cụ quan trọng trong đấu tranh chống tham nhũng. 
Ngoài ra, gian lận có thể được ngăn chặn bởi bộ 
quy tắc đạo đức công vụ rõ ràng và tất cả công chức 
cần được bồi dưỡng thường xuyên về các vấn đề 
đạo đức và nhận diện gian lận.
Nâng cao trách nhiệm giải trình công không thể 
hoàn thiện mà không có sự tham gia tích cực chủ 
động của người dân. Rõ ràng rằng người dân cần 
tham gia vào các vấn đề quản trị liên quan đến phúc 
lợi xã hội. Sự tham gia của người dân tạo điều kiện 
cho việc giám sát toàn dân trong suốt quá trình 
thiết kế và triển khai các chương trình công cộng 
và trong việc giám sát dịch vụ cũng như kết quả về 
sau. Cùng với đó, trao đổi thông tin một cách hệ 
thống về các mối quan tâm chung về trách nhiệm 
giải trình trong lĩnh vực công giữa người dân – và 
xã hội dân sự và các tổ chức thuộc khu vực tư – và 
các SAI giúp đảm bảo rằng tất cả các lĩnh vực nhà 
nước đều được tổ chức một cách trách nhiệm. Sự 
phối hợp hiệu quả giữa SAI và người dân có thể 
bao gồm kiểm toán xã hội và kiểm toán công dân. 
giúp bảo đảm tính minh bạch, trách nhiệm giải 
trình và quản trị tốt trong Chính phủ. Tất cả những 
KINH NGHIEÄM NÖÔÙC NGOAØI
NGHIÊN CỨU KHOA HỌC KIỂM TOÁN76 Số 141 - tháng 7/2019
điều này giúp cho người dân thận trọng trong các 
dịch vụ công.
Bài học lớn có thể rút ra từ kinh nghiệm của 
các nước chủ động trong cuộc chiến chống tham 
nhũng, mà trong báo cáo quốc gia của họ có nhắc 
đến vấn đề này như Italy, Liên bang Nga, Hà Lan, 
Ba Lan và Brazil đưa ra nhiều vấn đề khá thú vị. 
Điểm chung của các báo cáo này là vai trò quan 
trọng của ngoại kiểm, được thực hiện bởi các SAI 
chính là then chốt của cuộc chiến chống gian lận, 
tham nhũng và rửa tiền trong lĩnh vực công. Các 
phát hiện khác như kiểm toán viên cần duy trì thái 
độ hoài nghi nghề nghiệp trong quá trình kiểm 
toán, bởi phát hiện gian lận khó hơn rất nhiều so 
với phát hiện sai sót. Cùng với đó, cuộc kiểm toán 
nên được tiến hành ngẫu nhiên, không thể đoán 
định bởi việc gian lận có thể được ngụy trang dưới 
các hình thức tinh vi hơn nếu như đối tượng kiểm 
toán biết được thời điểm tiến hành kiểm toán. 
Nhưng quan trọng là tính trung thực trong việc 
hạn chế tham nhũng và đảm bảo tính liêm chính. 
Có thể nói rằng, một Chính phủ trung thực là một 
Chính phủ không có tham nhũng và là nơi mà công 
chức làm việc vì lợi ích của người dân chứ không 
phải vì lợi ích cá nhân. 
2. Một số bộ công cụ được các cơ quan kiểm 
toán tối cao sử dụng trong phòng chống tham 
nhũng
2.1. ISSAI 5700 hướng dẫn kiểm toán chống 
tham nhũng trong các cơ quan nhà nước
Hướng dẫn kiểm toán phòng chống tham 
nhũng giải thích các thành tố ngăn ngừa và đấu 
tranh chống tham nhũng trong các cơ quan nhà 
nước. Hướng dẫn này mô tả cách thức thiết lập cấu 
trúc chống tham nhũng, cách đánh giá rủi ro và 
phân tích rủi ro, mô – đun ngăn ngừa tham nhũng 
và quá trình giám sát. Mô – đun ngăn ngừa tham 
nhũng bao gồm việc phân chia nhiệm vụ, luân 
chuyển nhân sự và vị trí việc làm, hiệu quả giám 
sát, đưa ra quyết định đúng đắn, vai trò của kiểm 
soát nội bộ, phối hợp với các đơn vị khác, nguồn 
nhân lực và quy định của các cơ quan nhà nước.
ISSAI 5700 nhấn mạnh rằng các cơ quan nhà 
nước chịu trách nhiệm lớn trong việc phòng chống 
tham nhũng. Sự phối hợp liên ngành là điều kiện 
NGHIÊN CỨU KHOA HỌC KIỂM TOÁN 77Số 141 - tháng 7/2019
cần thiết để đấu tranh chống tham nhũng thành 
công. Tất cả các cấp chính quyền đều cần đảm bảo 
minh bạch chính trị, tài chính, luật pháp và trách 
nhiệm giải trình. Cụ thể, các SAI cần xây dựng 
chiến lược để đấu tranh chống tham nhũng và các 
dạng sai phạm khác như rửa tiền, gian lận... Một 
trong các thành tố quan trọng của chương trình 
này là củng cố năng lực cho các cơ quan nhà nước 
– hạt nhân của hệ thống liêm chính quốc gia. Các 
Cơ quan kiểm toán tối cao cần phân tích vấn đề 
tham nhũng – hiện tượng, nguyên nhân, lĩnh vực 
và cơ chế - trong suốt mỗi cuộc kiểm toán dựa 
trên tính liêm chính, minh bạch và trách nhiệm 
giải trình.
Tóm lại, các thành tố của phòng chống tham 
nhũng bao gồm 4 khía cạnh: tổ chức, đánh giá và 
phân tích rủi ro; phòng ngừa tham nhũng; giám sát 
và báo cáo. 
(1) Tổ chức
Một đơn vị độc lập được tổ chức tạm thời hay 
chính quy thực hiện triển khai các biện pháp phòng 
chống tham nhũng trong một cơ quan cụ thể.
(2) Đánh giá và phân tích rủi ro
Kết quả phân tích rủi ro được sử dụng để xác 
định các thay đổi trong cấu trúc, thủ tục hay phân 
công nhân sự nhằm hạn chế tham nhũng. 
(3) Phòng ngừa tham nhũng
Vấn đề phòng chống tham nhũng bao gồm: 
Phân chia trách nhiệm, bao gồm cả kiểm soát lẫn 
nhau; luân chuyển nhân sự và vị trí công việc; giám 
sát; ra quyết định; vai trò của kiểm soát nội bộ 
hiệu quả liên quan đến phòng chống tham nhũng; 
nguồn nhân lực, bao gồm cả công tác đào tạo; và 
quy tắc ứng xử.
Để đạt được mục tiêu kiểm soát và cấu trúc 
kiểm soát nội bộ hiệu quả, hướng dẫn kiểm soát 
nội bộ còn đưa ra các chuẩn mực chi tiết bao gồm: 
Phân định nhiệm vụ trong đó có kiểm soát kép để 
thực hiện trách nhiệm giải trình; luân chuyển nhân 
sự và vị trí việc làm và giám sát nhằm thiết lập môi 
trường ngăn ngừa gian lận, tham nhũng. Với quy 
định về nhiệm vụ và luân chuyển vị trí việc làm 
như một công cụ phòng ngừa tham nhũng, giám 
sát đóng vai trò quan trọng trong việc giảm thiểu 
nguy cơ tham nhũng.
Cùng với đó, mỗi cơ quan nhà nước và/hoặc 
Cơ quan kiểm toán tối cao cần có quy trình, thủ 
tục ban hành các quyết định nhằm đảm bảo trách 
nhiệm giải trình và tính minh bạch. Các quyết định 
được ban hành cần được hỗ trợ bởi thông tin xác 
đáng, toàn diện, chắc chắn, kịp thời và đáng tin cậy; 
minh bạch, phù hợp với thủ tục ra quyết định; ghi 
chép, lưu trữ tài liệu phù hợp và không xung đột 
lợi ích. Ngoài ra, với sự phối hợp với các cơ quan 
khác tham gia cuộc đấu tranh phòng chống tham 
nhũng, vai trò của kiểm soát nội bộ liên quan đến 
phòng chống tham nhũng là không thể phủ nhận. 
Các mẫu thực hành quản lý tốt yêu cầu thành lập 
bộ phận kiểm soát và kiểm tra nội bộ nhằm phát 
hiện gian lận và tham nhũng.
Cuối cùng, về công tác nhân sự, mỗi cơ quan 
nhà nước và/hoặc SAI cần xây dựng chiến lược 
phòng chống tham nhũng trong đơn vị mình; 
thành lập đơn vị chịu trách nhiệm triển khai chiến 
lược; tổ chức đào tạo nhằm tăng cường nhận thức 
về sự nguy hại của tham nhũng; nâng cao nhận 
thức cho người lao động bằng việc thực hiện bộ 
công cụ tự đánh giá tính liêm chính của INTOSAI 
(IntoSAINT); và đánh giá, xem xét chiến lược và 
quá trình triển khai. Từ đó mỗi cơ quan và SAI 
cần có một bộ quy tắc ứng xử; phổ biến bộ quy tắc 
này, như một phần của công cụ phòng chống tham 
nhũng; tìm ra cách thức phù hợp để giám sát việc 
triển khai quy tắc trong đơn vị và định kỳ rà soát, 
xem xét lại bộ quy tắc.
(4) Giám sát và báo cáo
Cuối cùng, giám sát và báo cáo là quy trình liên 
tục trong mỗi cơ quan. Giám sát, kiểm toán, đánh 
giá và báo cáo được xem là các phần việc ưu tiên 
KINH NGHIEÄM NÖÔÙC NGOAØI
NGHIÊN CỨU KHOA HỌC KIỂM TOÁN78 Số 141 - tháng 7/2019
trong cuộc chiến chống tham nhũng để đảm bảo 
trách nhiệm giải trình. 
2.2. SAINT - công cụ tự đánh giá tính liêm 
chính trong cơ quan nhà nước
SAINT – viết tắt của Self-Assessment INTegrity 
– là bộ công cụ được Tòa Kiểm toán Hà Lan phối 
hợp với Bộ Nội vụ và Cơ quan phòng chống tham 
nhũng thành phố Amsterdam phát triển. Bộ công 
cụ này giúp cho các cơ quan thuộc khu vực công có 
thể đánh giá các sơ hở gây nguy cơ vi phạm cũng 
như ảnh hưởng khả năng phục hồi sau vi phạm. 
SAINT đồng thời kiến nghị cách thức cải thiện 
công tác quán lý. SAI đóng vai trò quan trọng trong 
việc nâng cao tính liêm chính trong khu vực công 
thông qua việc đóng góp cho trách nhiệm giải trình 
và tính minh bạch. SAINT giúp cho các SAI đánh 
giá rủi ro liêm chính và khả năng phục hồi của hệ 
thống quản lý liêm chính.
Chính sách liên quan đến liêm chính đòi hỏi sự 
kết hợp giữa ngăn chặn và phòng ngừa. Một đơn vị 
phải áp dụng các biện pháp xử lý trong trường hợp 
nhân viên có hành vi không đúng đắn (ngăn chặn) 
và phải loại bỏ các cám dỗ khiến nhân viên vi phạm 
tính liêm chính (phòng ngừa). Ưu tiên hàng đầu 
chính là phòng ngừa. Bộ công cụ này không được 
phát triển để phát hiện các hành vi vi phạm hay để 
xử phạt người vi phạm mà được dùng để xác định 
các điểm yếu và rủi ro ảnh hưởng đến tính liêm 
chính. Tất cả các vấn đề này được tập hợp trong hội 
thảo về SAINT, giúp tăng cường nhận thức về tính 
liêm chính. Cùng với đó, hội thảo này cũng hướng 
dẫn cách thức tối thiểu hóa rủi ro. Cuối cùng, sản 
phẩm của hội thảo SAINT chính là bản kế hoạch 
hành động/báo cáo quản lý cụ thể. 
SAINT sử dụng khung kiểm soát liêm chính 
dựa trên nghiên cứu tài liệu và các chuẩn mực quốc 
tế được các tổ chức quốc tế như Liên hợp quốc hay 
Ngân hàng Thế giới ban hành. Hệ thống được chia 
thành 14 hạng mục, chia làm 3 mục lớn (kiểm soát 
chung, kiểm soát cứng và kiểm soát mềm). Trong 
Hệ thống quản lý kiểm soát liêm chính, các biện 
pháp kiểm soát cứng liên quan đến các quy định, 
thủ tục, hệ thống kỹ thuật bao gồm trách nhiệm, 
quy định pháp lý, hệ thống kế toán, kiểm soát nội 
bộ và an ninh. Biện pháp kiểm soát mềm được thiết 
kế nhằm tác động đến các hành vi và môi trường 
làm việc bao gồm các giá trị và chuẩn mực, văn hóa 
của đơn vị, thái độ của ban quản lý và nhận thức 
NGHIÊN CỨU KHOA HỌC KIỂM TOÁN 79Số 141 - tháng 7/2019
TÀI LIỆU THAM KHẢO
A UN-INTOSAI Joint Project: Collection 
of Important Literature on Strengthening 
Capacities of Supreme Audit Institutions 
on the Fight against Corruption, ấn phẩm 
chung của UDESA – Liên hợp quốc và 
INTOSAI, in tại Seoul, Hàn Quốc.
về liêm chính. Ngoài ra, các nội dung trong phần 
kiểm soát chung được mở rộng hơn hoặc có sự pha 
trộn giữa kiểm soát cứng và mềm bao gồm khung 
chính sách, phân tích rủi ro/nhạy cảm, tuyển dụng, 
ứng phó với các hành vi vi phạm, trách nhiệm giải 
trình, kiểm toán và giám sát. 
2.3. Khung kiểm soát gian lận: mẫu thực 
hành tốt
Đây là công cụ do Cơ quan Kiểm toán tối cao Ả 
rập Xê út ban hành. Theo đó, gian lận chính là sự 
thất bại quản trị do thiếu vắng Khung kiểm soát gian 
lận. Bộ công cụ này có ba chức năng chính là ngăn 
ngừa gian lận, phát hiện và ứng phó với gian lận.
Ngăn ngừa gian lận
Gian lận có thể được ngăn ngừa bằng việc đẩy 
mạnh các hành vi đạo đức của lãnh đạo và tạo nên 
một môi trường mang tính đạo đức nhờ các quy 
tắc ứng xử, xung đột chính sách lợi ích, bồi dưỡng 
về đạo đức và nhận diện gian lận, sàng lọc trước 
tuyển dụng và phân công trách nhiệm. Cụ thể 
hơn, quy tắc ứng xử của một đơn vị là tài liệu quan 
trọng trong đó đề ra các chuẩn mực ứng xử rõ ràng 
dành cho người lao động và hỗ trợ ngăn ngừa tham 
nhũng hiệu quả. Thứ hai, các đơn vị cần có một 
chính sách rõ ràng về nhận diện và giải quyết các 
xung đột lợi ích. Thứ ba, tất cả người lao động phải 
được bồi dưỡng thường xuyên về đạo đức và nhận 
thức gian lận. Các khóa đào tạo này cần được thiết 
kế để củng cố hành vi đạo đức. Thứ tư, sàng lọc 
trước tuyển dụng giúp giảm nguy cơ người được 
tuyển dụng “có vấn đề” từ trước. Các nội dung cần 
sàng lọc bao gồm cá tính, lý lịch tư pháp, bằng cấp, 
công việc cũ. Cuối cùng, phòng chống gian lận yêu 
cầu xác định rõ ràng và phân công trách nhiệm và 
nghĩa vụ cụ thể cho tất cả nhân viên.
Quản lý rủi ro gian lận là phần quan trọng 
trong Khung kiểm soát gian lận. Kế hoạch kiểm 
soát gian lận nằm trong chương trình Quản lý rủi 
ro gian lận mô tả cách thức tiếp cận của tổ chức 
để kiểm soát gian lận. Kế hoạch này bao gồm các 
hành động được tiến hành nhằm giảm rủi ro gian 
lận được xác định thông qua quá trình đánh giá 
rủi ro gian lận. Chương trình đánh giá rủi ro gian 
lận là một quá trình được sử dụng để xác định rủi 
ro gian lận, phân tích rủi ro, đánh giá rủi ro và ứng 
phó với rủi ro. 
Phát hiện gian lận
Bộ phận kiểm toán nội bộ mạnh, hoạt động 
hiệu quả đóng vai trò quan trọng trong phát hiện 
và ngăn ngừa gian lận. Nguồn lực kiểm toán nội bộ 
của một tổ chức cần được sử dụng để hỗ trợ ngăn 
ngừa và phát hiện tham nhũng thông qua các cuộc 
kiểm toán, được xem như một phần của chương 
trình kiểm toán nội bộ hàng năm. Kiểm toán nội 
bộ cần rà soát việc triển khai Kế hoạch kiểm soát 
gian lận của đơn vị. Bất kỳ thông tin nào thu thập 
được đều cần được xem là mật. Khi nhận được 
báo cáo về vấn đề nghi ngờ có gian lận, được nhập 
liệu vào một hệ thống/phần mềm quản lý gian lận. 
Theo cách này, kiểm toán nội bộ có thể đóng góp 
công sức cho việc ngăn ngừa và phát hiện tham 
nhũng hiệu quả.
Ứng phó với gian lận
Ứng phó với gian lận bao gồm các hành động 
thích hợp được thực hiện để đối phó với gian lận, 
bao gồm bảo đảm bằng chứng cho hành động tội 
phạm, thiết lập đường dây liên lạc với cảnh sát, 
xem xét các biện pháp kiểm soát nội bộ sau gian 
lận và lập báo cáo. Khi phát hiện gian lận, cần tiến 
hành đánh giá để đánh giá mức độ đầy đủ của công 
tác kiểm soát nội bộ trong đơn vị và xác định động 
thái tiếp theo.

File đính kèm:

  • pdftang_cuong_nang_luc_cua_cac_co_quan_kiem_toan_toi_cao_trong.pdf