Tầm quan trọng của quản lý thuế đối với tuân thủ nghĩa vụ thuế của doanh nghiệp thành phố Hồ Chí Minh

Mục tiêu của nghiên cứu là đánh giá ảnh hưởng của các yếu tố quản

lý thuế đến việc tuân thủ thuế của doanh nghiệp trên địa bàn TP.HCM.

Bằng phương pháp khảo sát, thống kê mô tả và phân tích yếu tố

khám phá, kết quả nghiên cứu cho thấy có 8 nhóm yếu tố thuộc quản

lý thuế và đặc điểm doanh nghiệp có ảnh hưởng ở các mức độ quan

trọng khác nhau đến tuân thủ thuế của doanh nghiệp, bao gồm: (1)

Chất lượng dịch vụ thuế, (2) Đặc điểm tâm lý của doanh nghiệp, (3)

Xử lý vi phạm pháp luật về thuế, (4) Đặc điểm hoạt động của doanh

nghiệp, (5) Thanh tra kiểm tra thuế, (6) Ứng dụng công nghệ trong

quản lý thuế, (7) Tuyên truyền hỗ trợ và (8) Quản lý thủ tục, tính thuế

và giải quyết khiếu nại.

Tầm quan trọng của quản lý thuế đối với tuân thủ nghĩa vụ thuế của doanh nghiệp thành phố Hồ Chí Minh trang 1

Trang 1

Tầm quan trọng của quản lý thuế đối với tuân thủ nghĩa vụ thuế của doanh nghiệp thành phố Hồ Chí Minh trang 2

Trang 2

Tầm quan trọng của quản lý thuế đối với tuân thủ nghĩa vụ thuế của doanh nghiệp thành phố Hồ Chí Minh trang 3

Trang 3

Tầm quan trọng của quản lý thuế đối với tuân thủ nghĩa vụ thuế của doanh nghiệp thành phố Hồ Chí Minh trang 4

Trang 4

Tầm quan trọng của quản lý thuế đối với tuân thủ nghĩa vụ thuế của doanh nghiệp thành phố Hồ Chí Minh trang 5

Trang 5

Tầm quan trọng của quản lý thuế đối với tuân thủ nghĩa vụ thuế của doanh nghiệp thành phố Hồ Chí Minh trang 6

Trang 6

pdf 6 trang xuanhieu 10980
Bạn đang xem tài liệu "Tầm quan trọng của quản lý thuế đối với tuân thủ nghĩa vụ thuế của doanh nghiệp thành phố Hồ Chí Minh", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Tầm quan trọng của quản lý thuế đối với tuân thủ nghĩa vụ thuế của doanh nghiệp thành phố Hồ Chí Minh

Tầm quan trọng của quản lý thuế đối với tuân thủ nghĩa vụ thuế của doanh nghiệp thành phố Hồ Chí Minh
uản
lý thuế của Luật Quản lý thuế Việt
Nam và kế thừa các nghiên cứu
trước đây ((1) Tuyên truyền hỗ trợ,
(2) Quản lý đăng ký, xác định và
thu thuế, (3) Thanh tra kiểm tra
thuế, (4) Xử lý vi phạm pháp luật
về thuế, (5) Giải quyết khiếu nại tố
cáo về thuế, (6) Chất lượng dịch vụ
thuế, (7) Ứng dụng công nghệ
trong quản lý thuế) và đối ứng với
các yếu tố thuộc quản lý thuế, các
yếu tố đặc trưng thuộc về DN dựa
trên các nghiên cứu trước đây cũng
được đưa vào mô hình nghiên cứu
((8) Đặc điểm hoạt động của DN,
(9) Đặc điểm tâm lý của DN). Mô
hình nghiên cứu được phác họa
trong Hình 1, trang 33.
Về kích thước mẫu nghiên cứu,
tác giả Hair và cộng sự (2006) cho
rằng, nếu nghiên cứu sử dụng
phương pháp phân tích nhân tố
khám phá (EFA) thì kích thước
Tạp chí Kế toán & Kiểm toán số tháng 9/2019 33
Nghiên cứu trao đổi
mẫu được xác định dựa vào một
trong hai cách sau: (i) mức tối
thiểu (Min = 50) và (ii) số lượng
biến đưa vào phân tích trong mô
hình (tỷ lệ mẫu so với một biến
phân tích k là 5/1 hoặc 10/1). Nếu
kích thước mẫu (N) nhỏ hơn mức
tối thiểu thì sẽ chọn mức tối thiểu. 
Trong nghiên cứu này, tác giả
dự kiến có 4 biến quan sát để đo
lường hành vi tuân thủ thuế của
DN và 38 biến quan sát dùng để đo
lường 9 yếu tố tác động đến hành
vi tuân thủ thuế của DN. Như vậy,
theo cách xác định kích thước mẫu
dựa trên số lượng biến đưa vào
phân tích trong mô hình của tác giả
Hair và cộng sự (2006), kích thước
mẫu nghiên cứu tối thiểu (tỷ lệ 5/1)
là: N = (04 + 38) x 5 = 210. Để
nghiên cứu đảm bảo hiệu quả tốt
hơn, kích thước mẫu tính theo tỷ lệ
so với biến phân tích 10/1 là: N =
(04 + 38) x 10 = 420. 
Do vậy, tác giả phải thực hiện
khảo sát với kích thước mẫu trong
khoảng 210 (DN) < N < 420 (DN)
để đảm bảo hiệu của nghiên cứu.
Nhằm đảm bảo độ tin cậy của các
thang đo nghiên cứu và thời gian,
điều kiện thực tế, tác giả thực hiện
khảo sát 350 DN trên địa bàn
TP.HCM. Tác giả gửi 350 phiếu
khảo sát (trực tiếp và qua email)
từ tháng 6/2018 đến tháng
12/2018; trong đó, số phiếu hợp lệ
thu về là 261 phiếu (đạt tỷ lệ
87%). Đối tượng khảo sát là các
DN có trụ sở chính đặt tại
TP.HCM.
Tác giả sử dụng phương pháp
thống kê, mô tả để phân tích tầm
quan trọng của các yếu tố quản lý
thuế ảnh hưởng đến tuân thủ thuế
của DN. Dữ liệu được thu thập
thông qua các bảng câu hỏi và
được phân tích bằng các số liệu
trung bình, độ lệch chuẩn, và
thống kê mô tả để diễn giải và sắp
xếp lại nếu cần thiết. Ngoài ra, tác
giả nhóm các yếu tố bằng phân
tích yếu tố khám phá EFA.
4. Kết quả nghiên cứu
4.1 Thang đo 
Tác giả sử dụng thang đo Lik-
ert nhằm đo lường tầm quan trọng
của các yếu tố ảnh hưởng mức độ
tuân thủ thuế của DN trên địa bàn
TP.HCM. Thang đo Likert (Likert,
1932) là loại thang đo, trong đó có
một chuỗi các phát biểu liên quan
đến thái độ trong các câu hỏi được
Hình 1. Mô hình nghiên cứu dự kiến
Bảng 1. Mức ý nghĩa của thang đo khoảng cách
Bảng 2. Tầm quan trọng của các yếu tố (9 yếu tố)
Nguồn: Tổng hợp và tính toán của tác giả
Nguồn: Tổng hợp và xây dựng của tác giả
Tạp chí Kế toán & Kiểm toán số tháng 9/201934
Nghiên cứu trao đổi
nêu ra và người trả lời sẽ chọn một
trong các trả lời đó. Điểm số càng
cao thì các biến càng trở thành tiêu
chí đánh giá càng quan trọng. 
Năm thang điểm được sử dụng
để đo tầm quan trọng của các yếu
tố theo cách mà điểm số trung
bình có thể được tính toán để xác
định tầm quan trọng của các yếu
tố đối với tuân thủ thuế của DN.
Với thang điểm 5, khoảng cách đo
mỗi biến được tính như sau: (5 -
1)/5 = 0.8 (bảng 1, trang 34).
4.2 Thống kê mô tả
Dữ liệu thu thập qua các bảng
câu hỏi được xử lý bởi phần mềm
Excel và SPSS để thống kê mô tả
những đánh giá của DN về các yếu
tố quản lý thuế và đặc điểm DN
ảnh hưởng đến tuân
thủ thuế. Tất cả các
biến được nhóm lại
và được sử dụng để
xác định tầm quan
trọng của các yếu tố
này đối với tuân thủ
thuế của DN trên địa
bàn TP.HCM. Trong
bảng 2, trang 34, giá
trị trung bình, độ
lệch chuẩn và mức
độ quan trọng của
từng yếu tố được
xác định.
Trong số 9 nhóm
yếu tố, chất lượng
dịch vụ thuế được
xếp hạng cao nhất
(khá quan trọng) với
số điểm trung bình
là 3,6475 và độ lệch
chuẩn là 0,46761.
Xếp thứ 2 là đặc
điểm tâm lý của DN,
với số điểm trung
bình là 3,6178 và độ
lệch chuẩn là
0,56224. Xếp thứ 3
là xử lý vi phạm
pháp luật về thuế,
với số điểm trung
bình là 3,5894 và độ
lệch chuẩn là 0,41870. Xếp thứ 4
là yếu tố đặc điểm hoạt động của
DN, với số điểm trung bình là
3,5088 và độ lệch chuẩn là
0,52926. Các nhóm yếu tố trên
đều đạt mức “Khá quan trọng”
trong đánh giá của các DN về ảnh
hưởng đối với tuân thủ thuế của
chính các DN.
Trong bốn nhóm yếu tố này, có
hai nhóm yếu tố thuộc về quản lý
thuế, nổi bật nhất và quan trọng
nhất là chất lượng dịch vụ thuế.
Điểm này cho thấy hành vi tuân
thủ thuế của DN chịu ảnh hưởng
khá lớn từ chất lượng dịch vụ công
của cơ quan thuế. Nhóm yếu tố
thuộc về đặc điểm DN (đặc điểm
tâm lý và đặc điểm hoạt động)
cũng đạt mức độ khá quan trọng
như hai nhóm yếu tố trên. Do đó,
các đặc điểm DN cần được quan
tâm trong những giải pháp nhằm
tăng cường mức độ tuân thủ thuế
của DN. 
Nhóm yếu tố đạt mức độ quan
trọng bao gồm: thanh tra, kiểm tra
thuế; ứng dụng công nghệ trong
quản lý thuế; giải quyết khiếu nại
tố cáo về thuế; tuyên truyền hỗ trợ
và cuối cùng là quản lý đăng ký,
xác định và thu thuế.
4.3 Phân tích yếu tố khám phá 
Phân tích yếu tố khám phá
EFA, dùng để rút gọn một tập hợp
k biến quan sát thành một tập F
(với F < k) các yếu tố có ý nghĩa
hơn. Để mô hình EFA đảm bảo độ
tin cậy, tác giả thực hiện các kiểm
Bảng 3. Kết quả phân tích EFA
Nguồn: Tổng hợp và tính toán của tác giả
Tạp chí Kế toán & Kiểm toán số tháng 9/2019 35
Nghiên cứu trao đổi
định chính sau:
(1) Kiểm định tính thích hợp
của EFA
Sử dụng thước đo KMO
(Kaiser – Meyer – Olkin Meas-
ures) để đánh giá sự thích hợp của
mô hình EFA đối với ứng dụng
vào dữ liệu thực tế nghiên cứu.
Khi trị số KMO thõa mãn điều
kiện: 0,5 < KMO < 1, phân tích
yếu tố khám phá là thích hợp cho
dữ liệu thực tế. 
Kết quả cho thấy, hệ số KMO
là 0,760> 0,5, thỏa mãn điều kiện
0,5 < KMO < 1, thì phân tích yếu
tố khám phá là thích hợp cho dữ
liệu nghiên cứu thực tế. 
(2) Kiểm định tương quan của
các biến quan sát trong thước đo
đại diện
Kiểm định Bartlett (Bartlett’s
test of sphericity) dùng để xem xét
các biến quan sát trong yếu tố có
tương quan với nhau hay không.
Điều kiện cần để áp dụng phân
tích yếu tố là các biến quan sát
phản ánh những khía cạnh khác
nhau của cùng một yếu tố phải có
mối tương quan với nhau. Điểm
này liên quan đến giá trị hội tụ
trong phân tích EFA. Do đó, nếu
kiểm định cho thấy không có ý
nghĩa thống kê thì không nên áp
dụng phân tích yếu tố cho các biến
đang xem xét. Khi mức ý nghĩa
(Significance, Sig.) của kiểm định
Bartlett nhỏ hơn 0,05, các biến
quan sát có tương quan tuyến tính
với yếu tố đại diện. 
Kết quả kiểm định Bartlett có
ý nghĩa thống kê (Sig Bartlett’s
Test là 0,00< 0,05), chứng tỏ các
biến quan sát có tương quan với
yếu tố đại diện.
(3) Kiểm định mức độ giải
thích của các biến quan sát đối với
yếu tố
Phương sai trích được dùng để
đánh giá mức độ giải thích của các
biến quan sát đổi với yếu tố. Trị số
phương sai trích nhất thiết phải
lớn hơn 50%. 
Kết quả tính toán cho thấy trị
số phương sai trích là 59,635%
(thõa điều kiện > 50%) cho thấy
mô hình EFA là phù hợp. Trị số
này thể hiện 59,635% thay đổi của
các yếu tố được giải thích bởi các
biến quan sát. 
(4) Kết quả của mô hình EFA
Trị số Eigenvalue là một tiêu
chí sử dụng phổ biến để xác định
số lượng yếu tố trong phân tích
EFA (với điều kiện là trị số Eigen-
value > 1). Kết quả nghiên cứu cho
thấy có 8 yếu tố đáp ứng được điều
kiện trên. Đồng thời, các biến quan
sát đều có hệ số tải yếu tố lớn hơn
0,55. Kết quả phân tích EFA được
thể hiện trong bảng 3, trang 35. 
Kết quả trong Bảng 3 cho thấy,
có 8 yếu tố đại diện tác động đến
tuân thủ thuế của DN trên địa bàn
TP.HCM với các biến đặc trưng
của yếu tố được sắp xếp lại khác
với mô hình lý thuyết ban đầu
(gồm 9 yếu tố). Nhóm yếu tố giải
quyết khiếu nại, tố cáo về thuế đã
được sắp xếp lại kết hợp với nhóm
yếu tố quản lý đăng ký, xác định
và thu thuế. Cụ thể như sau:
Yếu tố 1 bao gồm các biến:
KNTC18, QLT8, QLT7,
KNTC19, QLT6, KNTC20,
QLT5. Biến KNTC18, KNTC19,
KNTC20 lúc đầu thuộc yếu tố
KNTC; QLT5, QLT6, QLT7,
QLT8 thuộc yếu tố QLT. Qua
EFA, các biến này được xếp chung
với nhau. Đặt tên cho yếu tố này
là “Quản lý thủ tục, tính thuế và
giải quyết khiếu nại”(QLT).
Yếu tố 2 bao gồm các biến:
DDHD31, DDHD32, DDHD34,
DDHD33, và DDHD30, đều là
thành phần của DDHD. Đặt tên
cho yếu tố này là “đặc điểm hoạt
động của DN” (DDHD). 
Yếu tố 3 bao gồm các biến:
CNTT27, CNTT26, CNTT28 và
CNTT29, đều là thành phần của
CNTT. Đặt tên cho yếu tố này là
“ứng dụng công nghệ trong quản
lý thuế” (CNTT). 
Yếu tố 4 bao gồm các biến:
TTKT11, TTKT9, TTKT12, và
TTKT10, đều thuộc TTKT. Đặt
tên cho yếu tố này là “thanh tra
kiểm tra thuế” (TTKT).
Yếu tố 5 bao gồm các biến:
XLVP16, XLVP15, XLVP17,
XLVP13, và XLVP14, đều thuộc
XLVP. Đặt tên cho yếu tố này là
“xử lý vi phạm pháp luật về thuế”
(XLVP).
Yếu tố 6 bao gồm các biến:
DDTL35, DDTL38, DDTL36, và
DDTL37, đều thuộc DDTL. Đặt
tên cho yếu tố này là “đặc điểm
tâm lý của DN”(DDTL).
Yếu tố 7 bao gồm các biến:
CLDV22, CLDV23, CLDV25,
CLDV24, và CLDV21, đều
thuộc CLDV. Đặt tên cho yếu tố
Bảng 4. Tầm quan trọng của các yếu tố (8 yếu tố)
Nguồn: Tổng hợp và tính toán của tác giả
Tạp chí Kế toán & Kiểm toán số tháng 9/201936
Nghiên cứu trao đổi
này là “chất lượng dịch vụ
thuế” (CLDV).
Yếu tố 8 bao gồm các biến:
TTHT1, TTHT2 và TTHT4, đều
thuộc TTHT. Đặt tên cho yếu tố
này là “tuyên truyền hỗ
trợ”(TTHT). 
Như vậy, qua các kiểm định
của mô hình EFA, tác giả nhận
diện có 8 nhóm yếu tố thuộc quản
lý thuế và đặc điểm của DN có tác
động đến tuân thủ thuế của DN
trên địa bàn TP.HCM. 
Qua đó, tầm quan trọng của các
yếu tố đối với hành vi tuân thủ
thuế của DN được thống kê, đánh
giá lại trong Bảng 4, trang 36. 
Kết quả nghiên cứu cho thấy,
các yếu tố (1) chất lượng dịch vụ
thuế, (2) đặc điểm tâm lý của DN,
(3) xử lý vi phạm pháp luật về
thuế, (4) đặc điểm hoạt động của
DN có mức độ ưu tiên cao hơn so
với các yếu tố(5) thanh tra kiểm
tra thuế, (6) ứng dụng công nghệ
trong quản lý thuế, (7) tuyên
truyền hỗ trợ và (8) quản lý thủ
tục, tính thuế và giải quyết khiếu
nại. Cụ thể:
(1) Chất lượng dịch vụ thuế:
Chất lượng dịch vụ công của cơ
quan thuế được DN đánh giá
thông qua phương tiện hữu hình,
độ tin cậy, sự đáp ứng, năng lực
phục vụ và sự đồng cảm với DN. 
(2) Đặc điểm tâm lý của DN,
bao gồm kiến thức về thuế, nhận
thức sự công bằng trong quản lý
thuế, sự hài lòng về quản lý
thuế, và cả cơ hội né, tránh thuế
của DN.
(3) Xử lý vi phạm pháp luật
về thuế, bao gồm mức phạt và
các hình thức xử phạt khi DN vi
phạm hành chính, khai sai,
chậm nộp tiền thuế, trốn thuế,
gian lận thuế. 
(4) Đặc điểm hoạt động của
DN, bao gồm loại hình sở hữu,
quy mô hoạt động, hiệu quả hoạt
động kinh doanh, thời gian hoạt
động và cơ cấu tổ chức của DN. 
(5) Thanh tra kiểm tra thuế, yếu
tố này được đánh giá dựa trên thủ
tục, số lần kiểm tra, thanh tra, kết
quả kiểm tra, thanh tra và việc
kiểm tra, thanh tra này của cơ quan
thuế có ảnh hưởng đến hoạt động
kinh doanh của DN như thế nào. 
(6) Ứng dụng công nghệ trong
quản lý thuế, bao gồm thông tin
liên quan về thuế trên hệ thống
mạng của cơ quan thuế, việc ứng
dụng các phần mềm kê khai, tính
thuế, trình độ ứng dụng công nghệ
của công chức thuế, khả năng xử
lý các sự cố liên quan. 
(7) Tuyên truyền hỗ trợ bao
gồm việc cơ quan thuế tư vấn trực
tiếp và giải đáp bằng văn bản, cập
nhật quy định thuế mới cho DN. 
(8) Quản lý thủ tục, tính thuế
và giải quyết khiếu nại: bao gồm
việc cơ quan thuế quản lý trong
quá trình đăng ký thuế, tính thuế
và thu thuế, đồng thời giải quyết
những khiếu nại, tố cáo liên quan
về thuế. 
Như vậy, 8 nhóm yếu tố trên
cần được xem xét đánh giá để đưa
ra các kiến nghị, giải pháp cụ thể
để nâng cao mức độ tuân thủ thuế
của DN trên địa bàn TP.HCM;
trong đó, yếu tố chất lượng dịch
vụ thuế được đánh giá có tầm
quan trọng nhất trong các nhóm
yếu tố trên. 
Tài liệu tham khảo
Bùi Ngọc Toản (2017), “Các yếu tố
ảnh hưởng đến hành vi tuân thủ thuế thu
nhập của DN – nghiên cứu thực nghiệm
trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh”, Tạp
chí Khoa học Đại học Huế: Kinh tế và Phát
triển, T. 126, S. 5A (2017). 
Lèng Hoàng Minh (2017), “Nâng cao
tính tuân thủ thuế của người nộp thuế”,
Luận án tiến sĩ kinh tế, Học Viện Tài Chính,
Hà Nội.
Nguyễn Thị Lệ Thúy (2009), “Quản lý
thu thuế của nhà nước nhằm tăng cường
sự tuân thủ thuế của DN (nghiên cứu trên
địa bàn Hà Nội)”, Hà Nội: NXB Văn hóa
dân tộc.
Nguyễn Thị Thanh Hoài, Trương
Nguyễn Thương Huyền, Vương Thị Thu
Hiền, Nguyễn Đình Chiến, Lý Phương
Duyên, Nguyễn Thị Minh Hằng, Tôn Thu
Hiền (2011), “Giám sát tính tuân thủ thuế
ở Việt Nam”, Hà Nội: Học viện Tài chính.
Andreoni, J., Erard, B., & Feinstein, J.
(1998). “Tax Compliance”. Journal of
Economic Literature Vol. 36, pp.818-819.
Bird, R. M. (2004). Administrative Di-
mensions of Tax Reform,” Asia-Pacific Tax
Bulletin, 10(3), 134-50
Cowell, F. (2003). “Sticks and Car-
rots.” DARP Discussion Paper No. 68.
Gerger, Günes Çetin and et (2014),
“Determining the factors that affect tax-
payers perspective on tax administration:
research in Turkey”, International Journal
Of Economics And Finance Studies, Vol 6,
No 1, 2014 ISSN: 1309-8055. 
Hair, J. F., Black, W. C., Babin, B. J.,
Anderson, R. E., & Tatham, R. L. (2006).
“Multivariate data analysis” (Vol. 6).
Upper Saddle River, NJ: Pearson Prentice
Hall.
Murphy, Kristina (2004), “The Role of
Trust in Nurturing Compliance: A Study of
Accused Tax Avoiders”, Law and Human
Behavior, Vol. 28 (2), pp. 187-209.
Murphy, Kristina (2005), “Turning re-
sistance into compliance: Evidence from a
longitudinal study of tax scheme in-
vestors”, Working Paper No 77, Centre for
Tax System Integrity, The Australian Na-
tional University, Canberra.
Murphy, Kristina; Byng, Karen (2002),
Preliminary Findings From ‘The Aus-
tralian Tax System Survey Of Tax Scheme
Investors’, Working Paper 40, Centre for
Tax System Integrity, The Australian Na-
tional University, Canberra.
Nguyễn Tiến Thức (2013), “A Review
of Factors impacting Tax Compliance”,
Australian Journal of Basic and Applied
Sciences, 7(7): 476-479, 2013
Tran, Nam Binh (2015), “Tax Compli-
ance as a Red Tape to Businesses: Concep-
tual Issues and Empirical Evidence from
Australia”, Journal of Business & Eco-
nomic Policy Vol. 2, No. 4; December
2015. 
Vito Tanzi (1991), “Public Finance in
Developing Countries”, Aldershot, UK:
Edward Elgar, 1991.
Tạp chí Kế toán & Kiểm toán số tháng 9/2019 37
Nghiên cứu trao đổi

File đính kèm:

  • pdftam_quan_trong_cua_quan_ly_thue_doi_voi_tuan_thu_nghia_vu_th.pdf