Tầm quan trọng của kiểm toán nội bộ trong doanh nghiệp

Tóm tắt

Hiện nay, với sự cạnh tranh khốc liệt trên thị trường toàn cầu, áp lực suy thoái và những

khó khăn nhiều chiều từ nền kinh tế, các DN (DN) ngày càng quan tâm nhiều hơn đến hệ

thống Kiểm toán nội bộ (KTNB) nhằm giúp tổ chức hạn chế những sự cố, mất mát, thiệt

hại và tăng hiệu quả hoạt động của tổ chức. Bài viết này sẽ trình bày những nội dung liên

quan đến KTNB, nhằm giúp nhà quản lý thấy được tầm quan trọng khi vận dụng kiểm

toán nội vào trong quản lý và điều hành DN.

Tầm quan trọng của kiểm toán nội bộ trong doanh nghiệp trang 1

Trang 1

Tầm quan trọng của kiểm toán nội bộ trong doanh nghiệp trang 2

Trang 2

Tầm quan trọng của kiểm toán nội bộ trong doanh nghiệp trang 3

Trang 3

Tầm quan trọng của kiểm toán nội bộ trong doanh nghiệp trang 4

Trang 4

Tầm quan trọng của kiểm toán nội bộ trong doanh nghiệp trang 5

Trang 5

Tầm quan trọng của kiểm toán nội bộ trong doanh nghiệp trang 6

Trang 6

pdf 6 trang xuanhieu 18520
Bạn đang xem tài liệu "Tầm quan trọng của kiểm toán nội bộ trong doanh nghiệp", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Tầm quan trọng của kiểm toán nội bộ trong doanh nghiệp

Tầm quan trọng của kiểm toán nội bộ trong doanh nghiệp
nts related to internal audit to 
help managers see the importance of applying internal audit into the management and 
operation of enterprises. 
Key words: Internal audit; business, management; Ba Ria - Vung Tau University (BVU). 
1. Khái niệm 
Theo định nghĩa của The IIA (Viện KTNB Hoa Kỳ): “KTNB là một chức năng độc 
lập, khách quan nhằm đảm bảo và tư vấn các hoạt động đã được thiết kế nhằm gia tăng giá 
trị và cải thiện các hoạt động trong một tổ chức. KTNB giúp một tổ chức thực hiện được các 
mục tiêu thông qua việc mang lại phương pháp tiếp cận có hệ thống và quy tắc nhằm đánh 
giá và nâng cao hiệu quả của các quy trình quản trị rủi ro, kiểm soát và quản trị.” 
Hình 1: Khái niệm KTNB 
 (Nguồn: Viện KTNB Hoa Kỳ) 
n trÞ - Kinh nghiÖm quèc tÕ vµ thùc tr¹ng ë ViÖt Nam 
 126 
Đầu tiên, KTNB là một chức năng độc lập, chúng ta có thể hiểu KTNB tách riêng biệt 
với các bộ phận, đối tượng, nội dung chúng ta kiểm toán. Khách quan tức là, KTNB khi thực 
hiện kiểm toán thì không có định kiến này, không có xung đột lợi ích này, hay tóm lại là cái gì 
đấy làm ảnh hưởng chệch hướng đến nhận định. Đây là 2 tiêu trí cơ bản và tiên quyết, nếu 
không có 2 yếu tố này sẽ phá vỡ toàn bộ tư tưởng, định hướng của KTNB. 
Thứ hai là, KTNB cung cấp dịch vụ đảm bảo và tư vấn. Đảm bảo ở đây có nghĩa là 
việc kiểm soát xem hệ thống chạy có theo quy trình không? Các quy trình được thiết kế có 
phù hợp với hoạt động của hệ thống và có ngăn chặn được các rủi ro hay không? 
Dịch vụ tư vấn trong KTNB khởi đầu bằng việc cung cấp các đảm bảo cho Hội đồng 
quản trị cũng như ban lãnh đạo cấp cao việc hoạt động đã đảm bảo theo đúng quy trình đã 
được thiết kế và quy trình cũng hạn chế tối đa rủi ro có thể xảy ra. Tuy nhiên, sau đó mọi 
ngưới thấy rằng, hoạt động của KTNB sẽ rộng hơn và tạo giá trị hơn nếu có cả tư vấn miễn là 
không ảnh hưởng đến tính độc lập của KTNB. 
Để đảm bảo tính độc lập, bộ phận KTNB chỉ cần báo cáo các vấn đề phát sinh với 
nhóm lãnh đạo cao nhất (Hội đồng quản trị) thay cho việc báo cáo với trưởng phòng kiểm 
soát hay CEO. Bộ phận KTNB chỉ báo cáo với CEO về lịch làm việc, hoặc các hoạt động liên 
quan đến nhân sự để đảm bảo tối đa yếu tố độc lập. 
Ngoài ra, KTNB cũng phải đánh giá được tính hiệu quả và hiệu lực của quy trình quản 
trị rủi ro, kiểm soát và quản trị DN và sau đó đưa ra các khuyến nghị tối ưu quy trình. 
KTNB sẽ giúp DN thực hiện các mục tiêu của mình thông qua các phương pháp tiếp 
cận một cách có hệ thống và có nguyên tắc để đánh giá và nâng cao sự hiệu quả của quản trị 
rủi ro, hệ thống kiểm soát và các quá trình quản trị. 
2. KTNB trên thế giới và Việt Nam 
Trên thế giới, KTNB đã có mặt từ rất lâu trong hoạt động kinh doanh của DN. Tại các 
nước phương Tây, sau các cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu, các nhà quản lý kinh tế trên thế 
giới đã đánh giá lại các mô hình và thấy được vai trò của quản trị rủi ro cũng như vai trò của 
KTNB đã trở nên ngày càng quan trọng. Các công ty đã chủ động hơn trong việc xác định rủi 
ro, nhất là những rủi ro trọng yếu có thể tác động xấu đến hệ thống kinh doanh của họ. Đồng 
thời, họ cũng xây dựng những phương pháp, chương trình, cách thức tiếp cận kiểm toán có 
hiệu quả hơn. Tại Mỹ, đất nước có thị trường chứng khoán rất phát triển thì KTNB là bộ phận 
bắt buộc phải có và Luật Sarbenes – Oxley, ra đời năm 2002, cũng quy định rõ tất cả các công 
ty niêm yết trên thị trường chứng khoán phải báo cáo về hiệu quả của hệ thống KSNB công 
ty. 
3. Vai trò của KTNB 
Trong một môi trường kinh doanh ngày càng kết nối và phức tạp, KTNB đang trở 
thành một trong những phương tiện quan trọng nhất để thiết lập và phân phối giá trị. Mặc dù, 
nó có thể không phải là chức năng của công ty quyến rũ nhất, mà không có nó, nhiều tổ chức 
sẽ phạm sai lầm với nhiều nghĩa vụ pháp lý và tuân thủ của họ. Thật vậy, KTNB đóng một vai 
n trÞ - Kinh nghiÖm quèc tÕ vµ thùc tr¹ng ë ViÖt Nam 
 127 
trò không thể thiếu, trong việc giúp các công ty thiết lập và duy trì nền văn hóa vững chắc 
tuân thủ lên và xuống cấu trúc DN. 
Với sự tập trung ngày càng tăng về việc đạt được sự tuân thủ quy định mà các công ty, 
đặc biệt là những người trong lĩnh vực dịch vụ tài chính, phải đối mặt ngày hôm nay, tầm 
quan trọng của KTNB không thể được phóng đại. Quy trình có thể và sẽ hoạt động như một 
bệ phóng để cải thiện và cải thiện quản trị, quản lý rủi ro và kiểm soát quản lý của tổ chức. 
Việc không thực hiện KTNB hiệu quả có thể khiến DN phải đối mặt với một số rủi ro và các 
biện pháp trừng phạt tiềm năng. 
Vai trò chủ yếu của KTNB là cung cấp một quá trình tư vấn và đảm bảo khách quan, 
độc lập, giúp tăng thêm giá trị, cũng như cải thiện, hoạt động của một tổ chức. Để làm như 
vậy, phòng KTNB nên cung cấp cho đội ngũ quản lý của công ty thông tin quan trọng, cũng 
như các đánh giá, khuyến nghị và tư vấn về các hoạt động họ đã quan sát và bất kỳ vấn đề nào 
khác có thể phát sinh. 
Andrew Cox, giám đốc dịch vụ chất lượng cho Viện KTNB tại Úc cho rằng: “KTNB 
là nền tảng của quản trị DN tốt trong các công ty và có thể đóng một vai trò quan trọng trong 
việc cải thiện cả quản lý tài chính và phi tài chính. Mặc dù, tất cả các cơ chế bảo đảm đều 
quan trọng, việc phối hợp các hoạt động bảo đảm khác nhau sẽ cung cấp một môi trường đảm 
bảo toàn diện hơn, trong đó các tính năng KTNB nổi bật. KTNB có thể là hoạt động quan 
trọng để đảm bảo cho ban giám đốc, Ủy ban kiểm toán, CEO, giám đốc điều hành cấp cao và 
các bên liên quan về quản trị của một công ty. Khi các công ty tìm cách xây dựng lại niềm tin 
vào hoạt động của họ, một trong những vũ khí mạnh mẽ và quan trọng nhất trong kho vũ khí 
của họ là KTNB." 
4. Chức năng KTNB 
Các quan điểm trước đây cho rằng, KTNB chịu trách nhiệm trong việc kiểm toán báo 
cáo tài chính và tập trung vào công tác kiểm tra kế toán, thông tin tài chính của công ty. Tuy 
nhiên, quan điểm của KTNB hiện đại đã được mở rộng, không còn giới hạn ở công tác kiểm 
tra báo cáo tài chính mà thêm vào đó là công tác kiểm toán tính hiệu quả, tính tuân thủ của 
mọi hoạt động cũng như tư vấn cho nhà quản lý hoàn thiện hệ thống KSNB. 
Có thể thấy, KTNB đóng vai trò là người bảo vệ giá trị cho DN. KTNB là một quan 
sát viên độc lập, nhằm đảm bảo hoạt động của công ty tuân thủ các quy định pháp luật quốc 
gia, đạo đức kinh doanh và quy chế hoạt động của công ty. KTNB chịu trách nhiệm phát hiện 
ra những sai sót trong hoạt động kinh doanh của DN, giữ vai trò là người tư vấn và định 
hướng cho ban giám đốc và hội đồng quản trị về kiểm soát rủi ro. 
Chức năng tiếp theo của KTNB là giúp chủ DN cải tiến những điểm yếu từ hệ thống 
quản lý và quản trị DN. Bằng cách phân tích, kiểm tra, giám sát quy trình hoạt động của các 
phòng ban trong bộ máy kinh doanh, KTNB sẽ đưa ra những lời tư vấn giúp công ty hoạt 
động năng suất và hiệu quả hơn. Thực tế trên thế giới, các công ty có bộ phận KTNB hoạt 
động hiệu quả thì khả năng gian lận thấp và hiệu quả kinh doanh cao hơn. Cho nên có thể ví 
von rằng, KTNB được ví như ngọn hải đăng soi đường cho con thuyền DN đi đúng hướng 
giữa những cơn bão biển thị trường kinh doanh. 
n trÞ - Kinh nghiÖm quèc tÕ vµ thùc tr¹ng ë ViÖt Nam 
 128 
5. Quyền của KTNB 
 Được cung cấp quyền truy cập về hồ sơ, nhân sự, tài sản. 
 Được duy trì toàn bộ quyền truy cập. 
 Được bảo đảm các nguồn lực bên trong và bên ngoài nếu cần thiết. 
KTNB phải có quyền rất lớn trong việc tiếp cận, truy cập các vấn đề, đối tượng đang kiểm 
toán, các cá nhân quản lý không được hạn chế quyền này của kiểm toán viên mới đảm bảo 
hoạt động của KTNB đạt kết quả. 
Tuy nhiên, do quyền được truy cập không giới hạn nên cũng có nhiều rủi ro cho kiểm toán 
viên, khi được quyền truy cập không giới hạn thì cũng không nên quyền to quá mà tò mò 
không đúng chỗ, mình cần cung cấp gì thì chỉ lấy phần đó và cơ sở lựa chọn cần được đảm 
bảo khoa học, logic. Có nhiều trường hợp thông tin quan trọng bị lộ và kiểm toán viên cũng là 
một trong các đối tượng tình nghi tiết lộ thông tin. Vì thế hãy đảm bảo rằng, các tài liệu mình 
lấy là phù hợp và tránh rủi ro. 
6. Trách nhiệm của KTNB 
Lập và lưu trữ các giấy làm việc, các tài liệu liên quan đến cuộc kiểm toán, cũng chính 
là cách bảo vệ chính mình, chứng minh các công việc mình đã làm. 
Đảm bảo nhân sự KTNB có hiểu biết, kỹ năng, kinh nghiệm và các chứng chỉ nghề 
nghiệp theo yêu cầu thuộc đúng lĩnh vực kiểm toán. Vì thế, thường KTNB cũng hay lấy các 
nhân sự am hiểu về hoạt động của chính DN mình vào nhóm kiểm toán. 
Báo cáo kết quả KTNB đến lãnh đạo của đối tượng kiểm toán, hội đồng kiểm toán và 
hội đồng quản trị, 
Phối hợp với kiểm toán độc lập. 
Không thực hiện hoạt động quản lý. 
7. Tại sao cần có KTNB trong hoạt động kinh doanh của DN? 
Tầm quan trọng của việc KTNB, điều bắt buộc là các công ty và các nhóm kiểm toán 
theo dõi sự phát triển trong không gian pháp lý. Mặc dù, điều này có thể là một nhiệm vụ khó 
khăn, do các nghĩa vụ tuân thủ quy định phải đối mặt, bởi các công ty dịch vụ tài chính hiện 
nay, các tổ chức phải giữ cho mình ngang nhau với tất cả sự phát triển. Thật vậy, bản chất đa 
dạng của các quy định có nghĩa là các công ty phải hành động thường xuyên. “Đối với KTNB 
để thực hiện đánh giá theo quy định, chúng tôi cần hiểu môi trường pháp lý mà tổ chức hoạt 
động. Chúng ta cần biết toàn bộ quy định và các tác động của việc không tuân thủ, để cung 
cấp một ý kiến đáng tin cậy mà hội đồng quản trị có thể dựa vào”. 
Quá trình KTNB ngày nay quan trọng hơn bao giờ hết. “KTNB có nhiều kiến thức và 
ảnh hưởng hơn đến chiến lược và hoạt động của một tổ chức hơn bao giờ hết”, Theo Allcock: 
“Các tổ chức muốn tính linh hoạt và khả năng thích ứng từ KTNB, để có thể phản ứng nhanh 
chóng với nhu cầu thay đổi và không được theo vào chu kỳ kiểm toán tĩnh. Cách hiệu quả 
nhất để cung cấp điều này là, thông qua việc áp dụng một loạt các mô hình để phân phối các 
n trÞ - Kinh nghiÖm quèc tÕ vµ thùc tr¹ng ë ViÖt Nam 
 129 
dịch vụ KTNB. Đôi khi, cách hiệu quả nhất là triển khai một nhóm 'nội bộ', để hiểu biết về rủi 
ro và kiểm soát của tổ chức và để có hiệu quả về chi phí. Lần khác, cách tiếp cận tốt nhất là 
mua dịch vụ KTNB bên thứ ba. Cách tiếp cận này có hiệu quả khi cần có các kỹ năng chuyên 
môn hoặc một khối dữ liệu lớn hơn trong thời gian ngắn. Có sự linh hoạt và thẩm quyền để áp 
dụng ngân sách KTNB cho một trong hai mô hình, hoặc cả hai là rất quan trọng để cung cấp 
các dịch vụ KTNB hiệu quả trong tương lai”. Việc xác định phương pháp tốt nhất để tiến 
hành KTNB là một quyết định quan trọng và là một quyết định cần được thực hiện, bởi một 
nhóm KTNB có kinh nghiệm và am hiểu. 
Bất cứ một tổ chức nào cũng đều có hai hệ thống chạy song song: Hệ thống thứ nhất, 
đó là hệ thống đáp ứng yêu cầu kinh doanh, bao gồm các phòng ban chức năng, các quy trình 
thủ tục, các công việc cần thiết để phục vụ cho nhu cầu kinh doanh của tổ chức. Đơn vị sản 
xuất phải có các phòng ban, công việc, quy trình để phục vụ cho sản xuất, nhập xuất kho, có 
thể có thêm bán hàng, kế toán, nghiên cứu thị trường. Nói chung là những việc cần làm để 
hoàn thành sứ mệnh, tạo ra giá trị và hoàn thành các mục tiêu của tổ chức. Tuy nhiên, bất kỳ 
công việc nào, quy trình nào ở trên cũng đều đối diện với những nguy cơ, sự cố, hay rủi ro tác 
động, làm ảnh hưởng đến khả năng hoàn thành mục tiêu của công việc đó. Ví dụ, công việc 
nhập xuất kho có thể xảy ra các rủi ro như cháy nổ, mất mát, thiệt hại, giá trị sổ sách khác với 
giá trị thực tế, việc nhập xuất kho không đúng thẩm quyền,... dẫn đến những sự cố, tùy theo 
mức độ, gây ảnh hưởng từ thiệt hại trong mức chấp nhận được đến nguy cơ phá sản tổ chức. 
Những việc khác lớn hơn như việc quyết định sai lầm từ ban giám đốc, hệ thống báo cáo tài 
chính không minh bạch, việc không tuân thủ các quy định của pháp luật hoặc của tổ chức, 
dẫn đến những sự cố to lớn gây ảnh hưởng đến cổ đông, nhà đầu tư, khách hàng và xã hội. Vì 
thế, hệ thống thứ hai, hệ thống KTNB được xây dựng, nhằm thiết lập các biện pháp, chính 
sách, thủ tục, tinh thần, giá trị, chức năng, thẩm quyền của những người liên quan, nhằm giúp 
giảm rủi ro cho hệ thống thứ nhất và đạt được mục tiêu mong muốn của tổ chức. Chính vì 
điều này, hệ thống KTNB ra đời và tích hợp vào trong hoạt động của tổ chức và là phương 
tiện sống còn của mọi tổ chức. 
8. Khó khăn khi vận dụng KTNB vào Việt Nam 
Tuy nhiên tại Việt Nam, vai trò của KTNB khá mờ nhạt, điều này một phần nguyên 
nhân đến từ hệ thống quản trị của các DN Việt Nam chưa đồng bộ. Lĩnh vực KTNB vẫn chưa 
thực sự thu hút được nguồn nhân lực có chuyên môn cao, đi kèm với đó là nguồn nhân lực 
chưa được đào tạo bài bản, chuyên sâu, nội dung kiểm toán cụ thể là các chương trình kiểm 
toán mẫu áp dụng cho loại hình KTNB chưa được ban hành, do vậy để kiểm toán các công ty 
đang phải tự xây dựng, do vậy rất khó đánh giá kiểm soát được chất lượng. 
Trên thực tế là, ở Việt Nam thì hoạt động của KTNB đôi lúc cũng không được độc lập 
do nhiều tổ chức phòng KTNB không có đủ quyền lực mà vẫn chịu sự quản lý của CEO hoặc 
các bộ phận quản lý khác, do đó đôi lúc bị hạn chế do các quy trình, cơ chế lại do chính CEO 
ban hành. Ở Việt Nam, nhiều khi chủ tịch hội đồng quản trị cũng đồng thời là CEO và bản 
chất họ chỉ là đại diện cho một phần vốn của tổ chức bên ngoài hoặc của nhà nước, nên cũng 
không thực sự ưa KTNB. 
n trÞ - Kinh nghiÖm quèc tÕ vµ thùc tr¹ng ë ViÖt Nam 
 130 
Kiểm toán viên nội bộ không thể phê bình hiệu quả các quy trình nội bộ của công ty, 
bởi vì họ là một phần của công ty. Kiểm toán viên bên ngoài, tuy nhiên, có thể quan sát hoạt 
động từ bên ngoài và xác định nơi công ty đang lãng phí thời gian hoặc tiền bạc. Các kiểm 
toán viên bên ngoài thường phê bình các hoạt động kế toán và các hoạt động chung. Họ có thể 
hướng dẫn cho công ty để giảm thiểu rủi ro, sai phạm hoặc thúc đẩy hiệu quả cao hơn nói 
chung cũng như thắt chặt thực hành công tác kế toán. 
Tóm lại, sự thay đổi trong môi trường kinh doanh trong những năm gần đây đã tác 
động tới sự phát triển và mở rộng của KTNB. Từ chức năng KTNB đơn giản, chỉ là sự mở 
rộng của chức năng ngoại kiểm, KTNB thực hiện chức năng “trợ giúp” và tiến tới cung cấp 
“dịch vụ” cho tổ chức. Cùng với những thay đổi trong hoạt động KSNB, KTNB đã phát triển 
trở thành một phương sách hiệu quả trong quản trị công ty. KTNB đã có nhiều thay đổi trong 
nhiệm vụ và trách nhiệm, trong các mục tiêu, trong thực hành kiểm toán và những khái niệm 
có liên quan trong KTNB và tầm quan trọng của KTNB trong DN. 
---------------------------------- 
Tài liệu tham khảo 
4. TS. Phan Trung Kiên, 2015, KTNB trong DN – Đại học kinh tế quốc dân, NXB Tài chính. 
5. https://www.auditboy.com/auditboy-confessions/ 
6. https://www.safaribooksonline.com/library/view/corporate-governance-and/9780471738008/16_chap08.html 
7. https://www.financierworldwide.com/the-role-of-the-internal-audit/#.W0yWie8WtRY 
---------------------------------- 

File đính kèm:

  • pdftam_quan_trong_cua_kiem_toan_noi_bo_trong_doanh_nghiep.pdf