Tài liệu Thuyết phục khách hàng là một nghệ - Chủ động tạo ảnh hưởng lên tâm lý khách hàng
Thu lợi nhuận
Đây là mục đích của các doanh nghiệp, các vị lãnh đạo, hay những khách mua
buôn. Mục đích thu lại lợi nhuận là động lực chính thúc đẩy hoạt động của bất kỳ
ngành nghề kinh doanh nào.
Bởi thế, một nhân viên bán hàng có tài là người biết cách thuyết phục cho khách
hàng rằng mặt hàng này sẽ làm tăng lợi nhuận và giảm chi phí cho họ – điều mà
bất kỳ thương gia nào cũng mong muốn hướng tới.Đôi khi, trong quá trình thương thảo với đối tác là người bán sỉ, cần nhấn mạnh tới
nhu cầu của khách mua lẻ, bởi chính thị hiếu của khách hàng này cuối cùng sẽ ảnh
hưởng tới hiệu quả kinh doanh của người bán buôn.
Những câu kiểu như “Loại nước gội đầu này có vỏ hộp rất đẹp mắt, chúng tôi bán
rất chạy. Loại bao bì sặc sỡ hấp dẫn như thế sẽ giúp cho anh (chị) bán được hàng
với số lượng lớn và thu lợi nhuận trong thời gian ngắn nhất” rất nên bằng cách
nào đó lọt vào tai khách hàng.
Tiết kiệm thời gian
Ngày nay, với nhịp sống bận rộn của thời hiện đại, khái niệm “tiết kiệm thời gian”
càng ngày càng có ý nghĩa đặc biệt quan trọng. “Thời gian là vàng bạc”- và câu
này không chỉ đúng với các nhà kinh doanh, mà còn áp dụng cả với các bà nội trợ.
Những cách nói tương tự như “Sơ đồ vận tải của chúng tôi đã được thử nghiệm qua
một thời gian dài và tỏ ra rất hiệu quả, đối với công ty của các anh (chị), điều này
có nghĩa là hàng hóa sẽ được đưa tới địa điểm cần thiết trong khoảng thời gian
ngắn nhất” chắc chắn sẽ tạo ấn tượng tốt với khách mua hàng
Trang 1
Trang 2
Trang 3
Trang 4
Trang 5
Trang 6
Trang 7
Trang 8
Trang 9
Trang 10
Tải về để xem bản đầy đủ
Tóm tắt nội dung tài liệu: Tài liệu Thuyết phục khách hàng là một nghệ - Chủ động tạo ảnh hưởng lên tâm lý khách hàng
Thuyết phục khách hàng là một nghệ - Chủ động tạo ảnh hưởng lên tâm lý khách hàng Bán hàng là cả một “nghệ thuật”. Muốn thuyết phục được khách mua hàng, bạn phải hiểu được động cơ mua hàng của người tiêu dùng, và dựa trên cơ sở đó, đưa ra những lời thuyết minh hợp lý cho mặt hàng bạn bán. Thu lợi nhuận Đây là mục đích của các doanh nghiệp, các vị lãnh đạo, hay những khách mua buôn. Mục đích thu lại lợi nhuận là động lực chính thúc đẩy hoạt động của bất kỳ ngành nghề kinh doanh nào. Bởi thế, một nhân viên bán hàng có tài là người biết cách thuyết phục cho khách hàng rằng mặt hàng này sẽ làm tăng lợi nhuận và giảm chi phí cho họ – điều mà bất kỳ thương gia nào cũng mong muốn hướng tới. Đôi khi, trong quá trình thương thảo với đối tác là người bán sỉ, cần nhấn mạnh tới nhu cầu của khách mua lẻ, bởi chính thị hiếu của khách hàng này cuối cùng sẽ ảnh hưởng tới hiệu quả kinh doanh của người bán buôn. Những câu kiểu như “Loại nước gội đầu này có vỏ hộp rất đẹp mắt, chúng tôi bán rất chạy. Loại bao bì sặc sỡ hấp dẫn như thế sẽ giúp cho anh (chị) bán được hàng với số lượng lớn và thu lợi nhuận trong thời gian ngắn nhất” rất nên bằng cách nào đó lọt vào tai khách hàng. Tiết kiệm thời gian Ngày nay, với nhịp sống bận rộn của thời hiện đại, khái niệm “tiết kiệm thời gian” càng ngày càng có ý nghĩa đặc biệt quan trọng. “Thời gian là vàng bạc”- và câu này không chỉ đúng với các nhà kinh doanh, mà còn áp dụng cả với các bà nội trợ. Những cách nói tương tự như “Sơ đồ vận tải của chúng tôi đã được thử nghiệm qua một thời gian dài và tỏ ra rất hiệu quả, đối với công ty của các anh (chị), điều này có nghĩa là hàng hóa sẽ được đưa tới địa điểm cần thiết trong khoảng thời gian ngắn nhất” chắc chắn sẽ tạo ấn tượng tốt với khách mua hàng. Vì vẻ hấp dẫn của hàng hóa Nhiều khách hàng bỏ tiền sắm một đồ vật nào đó chỉ bởi vì bề ngoài đẹp đẽ của mặt hàng, chứ chưa hẳn do tác dụng thực sự của nó. Một lượng đông đảo các khách hàng loại này là chị em phụ nữ. Nhân viên bán hàng tinh ý sẽ biết gợi những câu kiểu như “Trên bề mặt của loại vải này có những sợi đặc biệt tạo nên vẻ bóng mờ rất sang. May váy dạ hội bằng vải này, chị sẽ thành bà hoàng của bất kỳ buổi dạ hội nào”. Vì giá trị sử dụng Khi chọn mua quần áo, phần lớn khách hàng thường tự hỏi: “Không biết mặc quần áo này có thoải mái, dễ đi lại, thoáng mát không?” Hay khi mua bàn ghế, chúng ta cũng thích chọn loại đi văng mềm mại, êm ái. Bởi thế nếu bạn là người bán hàng giỏi, bao giờ cũng nên chú ý hỏi khách mua “Anh (chị) mặc vào cảm thấy thế nào?” hay “Loại ghế nào thì anh (chị) ngồi thấy thoải mái hơn?”. Tạo sự khác biệt Nhiều người muốn đồ dùng mình sắm phải khác lạ, để tách ra nổi bật giữa xung quanh. Bởi vậy những câu thuyết minh kèm theo khi bán hàng kiểu như “mặt hàng này rất độc đáo, bán với số lượng hạn chế” sẽ gây tác dụng rất mạnh với khách hàng. Chủ động tạo ảnh hưởng lên tâm lý khách hàng Ky nang ban hang: Chủ động tạo ảnh hưởng tới tâm lý khách hàng Trong bài viết này bạn sẽ dễ dàng tìm kiếm được những thông tin hữu ích về ky nang ban hang thông qua hành vi gây ảnh hưởng tâm lý lên khách hàng của mình. “Hãy thôi bàn luận về các sản phẩm và dịch vụ của công ty bạn. Người ta không màng đến sản phẩm hay dịch vụ đâu. Họ chỉ quan tâm đến chính họ thôi”. David Meerman Scott Khái niệm tổng thể về marketing và bán hàng chính là những món đồ chơi gây tác động tích cực đến tâm lý khách hàng với mong muốn sẽ bán được nhiều hàng hơn. Việc gây tác động đến tâm lý khách hàng và bán hàng nhanh sẽ cần bắt đầu với việc nắm bắt được “điểm yếu” của khách hàng và “thế mạnh” của sản phẩm của bạn. Khi xây dựng một chiến dịch marketing quảng bá cho một sản phẩm nào đó, các kế hoạch nên được phát triển xung quanh mục đích cố gắng làm cho công việc trở nên hiệu quả và có tầm ảnh hưởng nhất, để việc khách hàng ra quyết định mua hàng sẽ hoàn toàn nghiêng về phía sản phẩm công ty bạn. Mọi người đều thích nhận được thứ gì đó miễn phí đặc biệt là khi không có bất kỳ điều kiện nào kèm theo. Khi nói đến marketing, hai chữ “miễn phí” luôn là một từ đầy quyền năng. Vì vậy trong bài viết này gockynang.vn muốn chia sẻ với các bạn một số “mẹo” nhỏ, các bí quyết giúp bạn có thể tận dụng lợi thế của sản phẩm nhằm gây tác động tích cực đến tâm lý khách hàng. Đồng thời, gockynang.vn còn chia sẻ với các bạn những phương cách thực tế giúp khách hàng có cảm tình và muốn gắn bó với công ty của bạn ngay cả khi phải đối mặt với những cạnh tranh gay gắt. Cuối cùng, các bạn sẽ được hướng dẫn sử dụng từ “miễn phí” một cách tối ưu để tăng độ nhận biết thương hiệu và lòng trung thành của khách hàng. Những chiến lược này không chỉ được áp dụng bởi những nhân viên bán hàng cực thành công mà cũng bởi các công ty lớn khác. Một trong những mục tiêu của bất kỳ doanh nghiệp nào là vượt trội hơn đối thủ của mình không chỉ ở mảng tăng doanh số bán hàng mà còn bán được nhiều hàng hơn đối thủ trong khoảng thời gian ngắn hơn. Để đạt được điều này, dưới đây là những bước chiến lược gây tác động tích cực lên tâm lý khách hàng và bán hàng được nhanh. “Chúng tôi muốn bán cho bạn bất cứ thứ gì, bất cứ ở nơi nào, bất kể thời điểm nào mà bạn muốn có nó”. Barry Diller Hãy nhớ thật kỹ trước khi thử áp dụng bất kỳ điều gì trong số những chiến lược được liệt kê dưới đây, phải bảo đảm rằng bạn có một sản phẩm chất lượng có thể đáp ứng được một nhu cầu nào đó hoặc giải quyết được một vấn đề bất kỳ của người tiêu dùng. Nếu sản phẩm của bạn không thể đáp ứng được những tiêu chí trên đây, đừng mất công quảng bá nó vì bạn sẽ chỉ phí hoài công sức mà thôi. Chủ động tạo ảnh hưởng lên tâm lý khách hàng: 1. Cung cấp MIỄN PHÍ cho khách hàng của bạn thứ gì đó có giá trị Có thể gọi đây là nguyên tắc trao đổi qua lại hay bất kỳ tên gì mà bạn thấy phù hợp nhất. Công ty của bạn có thể bắt đầu với một chiến dịch nhỏ như gửi tặng thứ gì đó miễn phí nhưng có giá trị đến khách hàng. Với bất kỳ thứ gì, quà tặng miễn phí hay vật dụng có giá trị, mục tiêu của bạn ở đây là cho phép khách hàng được trải nghiệm sản phẩm hay dịch vụ của công ty của bạn mà không phải trả tiền. Khách hàng của bạn chắc chắn là sẽ nhận ưu đãi này lần đầu, nhưng lần tiếp theo bạn hãy lặp lại lời mời chào này với một mảnh giá nhỏ, anh ta/cô ta sẽ cảm thấy biết ơn và thử tiếp sản phẩm. Nếu họ đã cảm thấy hài lòng với sản phẩm, họ chắc chắn sẽ mua nó trong những lần kế tiếp. Những chuyên gia bán hàng hay những người có ky nang ban hang tốt đôi khi sẽ cảm thấy bối rối và đôi chút phân vân với nguyên tắc này. Chẳng hạn, họ cho rằng cách này không hiệu quả và sẽ làm sai lệch đường hướng quảng bá một sản phẩm. Vì vậy họ sử dụng những cách thức tiếp cận kiểu như “Chỉ cần trả $25 là bạn sẽ có cơ hội nhận được một áo phông miễn phí”. Nhưng thực ra, cách tiếp cận này không hoàn toàn miễn phí. Khách hàng vẫn phải trả tiền để nhận một sản phẩm đang được rao “miễn phí”. Nguyên tắc trao đổi qua lại cho thấy những sản phẩm có thể được sử dụng như những khuyến khích trải nghiệm phải được trao đi hoàn toàn miễn phí mà không kèm bất kỳ điều kiện nào. Ví dụ, “Hãy nhận ngay mẫu son bóng mới nhất này của hãng chúng tôi! Hàng dùng thử hoàn toàn miễn phí!. Nếu son bóng của bạn thật sự tốt, khách hàng sẽ mua nó ngay lần tiếp theo họ cần và có thể thậm chí là mua cả những loại son bóng khác mà công ty bạn sản xuất. Những công ty phần mềm đã tận dụng tối đa bí quyết này. Họ sản xuất một phần mềm chất lượng và cho khách hàng tải dùng bản miễn phí với hy vọng sẽ gầy dựng được một lòng tin với thương hiệu của mình. Sau đó, họ sẽ bán những phiên bản nâng cấp cho cùng đối tượng khách hàng đã tải những bản dùng thử miễn phí đó. Việc tặng cho khách hàng những bản dùng thử miễn phí giúp tạo dựng lòng tin nơi khách hàng với thương hiệu của bạn; nó cũng giúp khách hàng có cơ hội cảm nhận được những tiêu chuẩn của công ty bạn và trên hết, tạo dựng nơi họ sự tự tin khi tìm hiểu về công ty bạn và giới thiệu cho những người khác. Một bí quyết khác là hãy bắt đầu với những sản phẩm giá trị cao, nhưng vẫn bảo đảm rằng công ty của bạn chỉ phải trả một khoản chi phí nhỏ hoặc thậm chí không mất chi phí khi sản xuất nó. Một ví dụ hay cho trường hợp này là thông tin sản phẩm. Chẳng hạn, công ty tôi đưa ra những lời khuyên cho khách hàng về việc làm cách nào để có thể khởi nghiệp thông qua trang blog cá nhân và độc giả sẽ không phải trả bất kỳ khoản phí nào hay phải mua bất kỳ thứ gì từ chúng tôi cả. Một bí quyết nữa bạn có thể sử dụng trong khi gửi tặng khách hàng những món quà miễn phí là tạo ảnh hưởng đến khách hàng để tạo nên cam kết giữa họ với công ty của bạn; cách này có thể tạo ra lợi nhuận cho công ty bạn về lâu dài. Bí quyết này bao gồm từng bước nhỏ, hướng khách hàng tiến gần mục tiêu, mà không khiến họ cảm thấy đang bị ép buộc. Chẳng hạn, khi một khách hàng yêu cầu được cung cấp một vài thông tin, hãy cho họ những thông tin có liên quan đến vấn đề họ quan tâm và yêu cầu họ điền vào một bảng kê khai thông tin cá nhân của họ phòng trường hợp cần liên lạc để có thêm thông tin. Điều này giống như việc bạn tạo ra một cam kết nhỏ với khách hàng và qua đó họ có thể nhận được những ưu đãi và thông tin từ các sản phẩm của công ty bạn sau này. Bạn cũng có thể gây chú ý với khách hàng bằng cách chia sẻ với họ rằng những thông tin bạn cung cấp cho họ là thông tin “mật” và không phải ai cũng được biết, nhưng, hãy nhớ rằng, khi bạn chia sẻ điều này, phải đảm bảo rằng những thông tin của bạn thật sự giá trị. Một số các chuyên gia marketers đã làm cho bí quyết này trở thành lời nói dối, bằng cách tuyên bố hùng hồn rằng họ đang cung cấp thông tin rất giá trị. Nhưng cuối cùng, hóa ra đó chỉ là một chiêu trò quảng cáo không hơn không kém. 2. Tặng mẫu dùng thử cho khách hàng mục tiêu. “Tôi chỉ dùng những nguyên liệu ngon nhất. Bánh quy của tôi luôn là bánh mới được nướng nóng hổi. Giá bánh của tôi sẽ khiến bạn không thể làm bánh ở nhà với giá thấp hơn và tôi sẵn sàng tặng các bạn thật nhiều bánh để dùng thử” Debbi Fields. Tặng mẫu dùng thử sản phẩm cho khách hàng mục tiêu là một chiến lược marketing hướng đích vô cùng hiệu quả. Phần lớn các công ty khá thận trọng khi sử dụng chiến lược này vì những nguy cơ như gặp sai sót trong việc phân phối mẫu dùng thử kém chất lượng và sản phẩm bị từ chối. Điều này đương nhiên sẽ tổn hại đến uy tín của công ty, giảm lòng tin của khách hàng với thương hiệu và với sản phẩm. Họ sẽ cho rằng rằng sản phẩm bạn đang bán thực sự là hàng kém chất lượng và sẽ không mua nó. Mrs. Fields Cookies, một công ty với doanh số hàng năm đạt hàng triệu đô la đã bắt đầu bằng cách sử dụng các mẫu thử như một chiến lược marketing chủ chốt. Khi Debbie Fields khởi nghiệp với công ty Mrs. Fields Cookies (Bánh quy của bà Field), bà không có ngân sách cho marketing, không kinh nghiệm bán hàng và không hề có kỹ năng quản trị. Tất cả những gì bà có là tay nghề làm bánh. Vậy bà đã tạo nên kỳ tích bằng cách nào? Đơn giản: bà đã đem những khay bánh thơm ngon của mình đi mời những khách bộ hành dùng thử. Ngày nay, công ty của bà vẫn tặng bánh dùng thử mỗi khi họ thâm nhập một thị trường mới nhờ vào kinh nghiệm từ nhà sáng lập công ty: chiến lược tặng những mẫu thử cho khách hàng tỏ ra vô cùng hiệu quả. Hãy cùng xem xét một chiến lược khác có thể tặng sự ảnh hưởng của bạn đến tâm lý khách hàng và bán hàng nhanh hơn. 3. Tạo tình huống “khan hiếm nhân tạo” Những chuyên gia nghiên marketer thông qua việc gửi thư trực tiếp (direct mail) là bậc thầy trong việc áp dụng chiến lược này. Họ hiểu rất rõ về khả năng gây ra triệu chứng “mua sắm điên cuồng” bằng cách tạo ra tình huống khan hiếm nhân tạo. Những cụm từ như “số lượng có hạn” hoặc “thời gian sắp hết” hoặc “đợt bán hàng tồn kho cuối cùng” thực sự thu hút được sự quan tâm từ khách hàng. Thủ thuật ở đây là tạo ra ấn tượng khan hiếm nhân tạo trong tâm trí của khách hàng của bạn; đó là lý do vì sao tác giả đặt tựa đề cho bài viết này là gây tác động đến tâm lý khách hàng. Những khách hàng nào có ấn tượng rằng đợt bán hàng sắp kết thúc, họ sẽ cố gắng mua bằng được sản phẩm trong thời gian sớm nhất có thể. Cách này đặc biệt hiệu quả với những khách hàng nào có sở thích hoặc có mối quan tâm đặc biệt đến đồ cổ, sưu tập những sản phẩm thông tin và bất cứ mặt hàng nào thuộc của “hiếm”.
File đính kèm:
- tai_lieu_thuyet_phuc_khach_hang_la_mot_nghe_chu_dong_tao_anh.pdf