Tài liệu Sáng kiến quản lý về giới và chính sách kinh tế ở châu Á – Thái Bình Dương: Giới và đói nghèo

BÀI TẬP 1

Mục tiêu: trực tiếp tham gia bài trình bày và phiên thảo luận về định nghĩa

và cách thức đo lường đói nghèo trong Phần 1 của học phần này.

Học viên tự chia thành các nhóm từ bốn đến năm người. Nhiệm vụ của

họ là suy nghĩ dựa trên những kinh nghiệm và hiểu biết của bản thân

về chính quốc gia của mình để thảo luận về chủ đề đói nghèo thực sự

là gì. Học viên được khuyến khích nghĩ về đói nghèo không chỉ theo

nghĩa thông thường khi xét về mặt thiếu thu nhập, mà còn về những

khía cạnh khác của đói nghèo chẳng hạn như thiếu lương thực, nước và

chỗ ở, tình trạng sức khoẻ, thiếu cơ hội, thiếu nguồn nhân lực trong các

ngành, ví dụ như ngành y tế, thiếu năng lực ở chính quyền cấp trung

ương và địa phương, sự cô lập xã hội và các vấn đề khác. Mỗi nhóm nên

dành 20 phút để đưa ra định nghĩa riêng về đói nghèo trong đó có các

khía cạnh về thu nhập và phi thu nhập. Học viên được khuyến khích suy

nghĩ vượt ra khỏi khuôn khổ của các cách thức xác định đói nghèo điển

hình.

Khi đã đưa ra được định nghĩa, học viên nên dành thêm 20 phút nữa để

suy nghĩ và thảo luận về những câu hỏi sau đây:

„ Đã có khía cạnh giới trong định nghĩa về đói nghèo của họ chưa?

„ Nữ giới hay những người giới tính thứ thứ ba trải nghiệm đói nghèo

có khác với nam giới không?

„ Nữ giới và những người giới tính thứ ba ứng phó với đói nghèo

theo các cách khác với nam giới hay không?

„ Nữ giới và nam giới trong một gia đình ứng phó với đói nghèo bằng

cách nào?4

„ Khi xem xét khu vực Châu Á và Thái Bình Dương một cách riêng

biệt, có sự khác nhau đáng kể nào trong việc xác định ý nghĩa thực

sự của ‘đói nghèo’ tại mỗi khu vực không?

Các nhóm sẽ trình bày định nghĩa về đói nghèo và các khía cạnh giới

trong đói nghèo trước cả lớp, sau đó sẽ là phiên thảo luận nhóm về

những vấn đề được nêu ra ở trên.

I. ĐỊNH NGHĨA VÀ ĐO lườNG

ĐÓI NGHÈO

Mục tiêu: giúp học viên hiểu được định nghĩa và thước đo đói nghèo trong

thu nhập và tiêu dùng.

A. ĐÓI NGHÈO: mộT kHáI NIỆm pHức Tạp

A. Đói nghèo là một khái niệm đa chiều vừa dễ và vừa khó để định

nghĩa. Đói nghèo thường được mô tả như một tình trạng theo đó

những cá nhân, hộ gia đình và cộng đồng thiếu các nguồn lực để

tạo ra những nguồn thu nhập có thể duy trì mức tiêu dùng đủ

đáp ứng các nhu cầu cho một cuộc sống đầy đủ, sung túc. Theo

cách tiếp cận này, đói nghèo là tình trạng thiếu thốn vật chất.

B. Sự thiếu thốn vật chất còn có thể được thể hiện qua những nét

đặc trưng của những khu vực mà người nghèo thường sinh sống,

là những nơi thường thiếu điện, nước sạch hay nhà vệ sinh và

các dịch vụ khác. Tại các khu vực này, ngay cả một hộ gia đình có

điều kiện kinh tế chi trả cho những dịch vụ kể trên cũng có thể

gặp khó khăn về nguồn cung. Nói một cách khác, sự thiếu thốn

vật chất còn thể hiện ở những khía cạnh về địa lý.

Tài liệu Sáng kiến quản lý về giới và chính sách kinh tế ở châu Á – Thái Bình Dương: Giới và đói nghèo trang 1

Trang 1

Tài liệu Sáng kiến quản lý về giới và chính sách kinh tế ở châu Á – Thái Bình Dương: Giới và đói nghèo trang 2

Trang 2

Tài liệu Sáng kiến quản lý về giới và chính sách kinh tế ở châu Á – Thái Bình Dương: Giới và đói nghèo trang 3

Trang 3

Tài liệu Sáng kiến quản lý về giới và chính sách kinh tế ở châu Á – Thái Bình Dương: Giới và đói nghèo trang 4

Trang 4

Tài liệu Sáng kiến quản lý về giới và chính sách kinh tế ở châu Á – Thái Bình Dương: Giới và đói nghèo trang 5

Trang 5

Tài liệu Sáng kiến quản lý về giới và chính sách kinh tế ở châu Á – Thái Bình Dương: Giới và đói nghèo trang 6

Trang 6

Tài liệu Sáng kiến quản lý về giới và chính sách kinh tế ở châu Á – Thái Bình Dương: Giới và đói nghèo trang 7

Trang 7

Tài liệu Sáng kiến quản lý về giới và chính sách kinh tế ở châu Á – Thái Bình Dương: Giới và đói nghèo trang 8

Trang 8

Tài liệu Sáng kiến quản lý về giới và chính sách kinh tế ở châu Á – Thái Bình Dương: Giới và đói nghèo trang 9

Trang 9

Tài liệu Sáng kiến quản lý về giới và chính sách kinh tế ở châu Á – Thái Bình Dương: Giới và đói nghèo trang 10

Trang 10

Tải về để xem bản đầy đủ

pdf 46 trang xuanhieu 6400
Bạn đang xem 10 trang mẫu của tài liệu "Tài liệu Sáng kiến quản lý về giới và chính sách kinh tế ở châu Á – Thái Bình Dương: Giới và đói nghèo", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Tài liệu Sáng kiến quản lý về giới và chính sách kinh tế ở châu Á – Thái Bình Dương: Giới và đói nghèo

Tài liệu Sáng kiến quản lý về giới và chính sách kinh tế ở châu Á – Thái Bình Dương: Giới và đói nghèo
ác tập 
quán tôn giáo, do kỳ thị và phân biệt đối xử, do ở nông thôn hay 
thành thị, do tham nhũng, do gia đình trị hay quản trị yếu kém, 
và do thiếu năng lực chính trị và bệnh quan liêu. 
635
B. NHữNG TươNG Tác BêN TrONG Hộ GIA ĐìNH
A. Định nghĩa về đói nghèo ở mức độ hộ gia đình có nghĩa các 
nguồn thu nhập được gộp lại và phân phối đều trong gia đình. 
Hầu hết các định nghĩa về đói nghèo đều bỏ qua các yếu tố trong 
nội bộ gia đình.
 „ Trong rất nhiều xã hội, đàn ông thường kiểm soát toàn bộ hay 
có tiếng nói quan trọng hơn trong phân phối thu nhập và chi 
tiêu trong gia đình. Điều này có nghĩa một hộ gia đình được 
phân loại là không nghèo có thể có sự phân chia nguồn lực 
rất không công bằng giữa các thành viên; những hộ không 
nghèo có thể có những thành viên nghèo (xem bảng 4 và 5).
 „ Điều này có thể ảnh hưởng tới sự phát triển con người trong 
một gia đình với những hậu quả lâu dài. Ví dụ như, nếu đàn 
ông kiểm soát chi tiêu, thì những khoản chi cho con cái có thể 
bị giảm và chỉ được bù đắp một phần từ các công việc không 
được trả lương. 
B. Khi phụ nữ làm các công việc có lương, điều này có thể ảnh 
hưởng tới các tương tác trong nội bộ gia đình. 
 „ Phụ nữ kiểm soát thu nhập của chính mình từ việc làm có 
lương có thể ảnh hưởng tới mô hình chi tiêu trong hộ gia 
đình. Từ lâu đã thành lệ đó là phụ nữ có thu nhập thường có 
xu hướng chi tiêu nhiều hơn cho các nhu yếu phẩm trong gia 
đình và con cái, trong khi đàn ông kiểm soát thu nhập thường 
có xu hướng tiêu nhiều vào đồ dùng dành cho đàn ông. 
 „ Tự chủ đầy đủ về mặt kinh tế xuất phát từ việc làm có thu nhập 
có thể giúp người phụ nữ có nhiều lựa chọn hơn để thoát khỏi 
những hoàn cảnh gia đình không mong muốn.
 „ Tuy nhiên, trong rất nhiều trường hợp, phụ nữ không được 
kiểm soát thu nhập mà họ kiếm được, và sự thiếu kiểm soát 
này ảnh hưởng tới cách thức chi tiêu trong gia đình. Nó cũng 
có thể gây ra tình trạng các công việc có lương càng củng cố 
thêm sự bất bình đẳng giới.
36
 „ Không thể giả định rằng được tiếp cận với việc làm có thu 
nhập sẽ thay đổi các tương tác về giới, vốn là một phần trong 
cấu trúc hộ gia đình, đồng thời là sự phân phối quyền lực giữa 
các thành viên nam và nữ trong gia đình. 
VAI Trò củA cHÍNH sácH Xã HộI VÀ kINH Tế 
BÀI TẬP 4
Mục tiêu: nhằm khuyến khích học viên chia sẻ kinh nghiệm bản thân về các 
tương tác giữa giới và đói nghèo. 
Học viên được yêu cầu suy nghĩ về kinh nghiệm của bản thân về các 
tương tác giữa giới và đói nghèo thông qua các câu hỏi sau đây:
1. Học viên đánh giá sự nữ hoá đói nghèo ở quốc gia hay khu vực mà 
họ sinh sống hay làm việc ở mức độ nào? Bằng chứng minh họa sự 
nữ hoá đói nghèo?
2. Những người thuộc giới tính thứ ba trải nghiệm về đói nghèo như 
thế nào? Có tương đồng với trải nghiệm của phụ nữ không, hay 
thực sự khác biệt? 
3. Học viên đánh giá những tương tác trong nội bộ hộ gia đình tác 
động tới tình trạng đói nghèo của các cá nhân tại các quốc gia hay 
vũng lãnh thổ họ đang làm việc ở mức độ nào?
4. Có bằng chứng có sẵn nào chứng minh cho quan điểm của học viên 
không?
637
IV. XOá ĐÓI GIẢm NGHÈO VÀ GIỚI: 
VẤN Đề VÀ các YếU Tố Tác ĐộNG
Mục tiêu: nhằm giúp học viên xây dựng những khuyến nghị chính sách đối 
với các quá trình đói nghèo trong bối cảnh có các tương tác về giới. 
A. TăNG TrưởNG kINH Tế VÀ XOá ĐÓI GIẢm NGHÈO
A. Trong khi tăng trưởng kinh tế không phải là điều kiện đủ để xoá 
đói giảm nghèo, thì điều kiện cần của xoá đói giảm nghèo là hỗ 
trợ thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. Những động lực tăng trưởng 
được tìm hiểu trong Học phần 7 về Giới và Kinh tế học Vĩ mô.
B. Nguồn việc làm chủ yếu được ghi nhận trong SNA ở Châu Á và 
Thái Bình Dương là từ nông nghiệp. Và nơi định cư chủ yếu của 
người nghèo thuộc Châu Á và Thái Bình Dương là tại các vùng 
nông thôn. Tuy nhiên có thể cải thiện quá trình sản xuất và năng 
suất nông nghiệp ở khu vực này. Có một thách thức hiển nhiên 
là: làm sao để đầu tư một cách chiến lược vào một lĩnh vực nơi 
những công nhân hay sản phẩm đầu ra không được tính đến 
tương xứng trong các hoạt động kinh tế và việc làm, hay nơi 
mà nền sản xuất này không được công nhận một cách đầy đủ 
trong mối quan hệ phức tạp của nó với các ngành khác. Về mặt 
này, không ngạc nhiên khi thấy thúc đẩy xuất khẩu nông nghiệp 
thường gây ra tình trạng thiếu lương thực ở khu vực Châu Á và 
Thái Bình Dương.
C. Các bằng chứng đã chỉ ra rằng tăng trưởng kinh tế xuất phát từ 
hoạt động nông nghiệp có tác động lớn hơn đối với xoá đói giảm 
nghèo so với sự tăng trưởng kinh tế xuất phát từ các hoạt động 
phi nông nghiệp. Vì vậy, có vẻ như điều kiện cần của xoá đói giảm 
nghèo ở một số nơi của Châu Á – Thái Bình Dương là hỗ trợ tăng 
trưởng nông nghiệp. Về phương diện này, cần phải tính đến các 
38
tác động của biến đổi khí hậu khi xem xét các chiến lược khả thi 
nhằm thúc đẩy tăng trưởng nông nghiệp. 
D. Tăng trưởng kinh tế không thể được coi là trung lập về giới. Tác 
động của tăng trưởng kinh tế và nông nghiệp lên sự vận động 
của nghèo đói xét theo khía cạnh giới phụ thuộc vào cấu trúc 
hộ gia đình và sự tương tác trong nội bộ gia đình, việc phân chia 
tài sản, phân công các công việc không được trả lương và phân 
chia thu nhập, tác động của tất cả các yếu tố trên đối với các cơ 
hội việc làm, cũng như cơ chế an sinh xã hội trong gia đình, cộng 
đồng và chính phủ. Những quá trình này được tìm hiểu trong 
Học phần 7 về Giới và Kinh tế học Vĩ mô. 
E. Một phần giải pháp xóa đói giảm nghèo nên được dành để xem 
xét các biện pháp đầu tư ngân sách để giảm khối lượng công việc 
không được trả công, tạo điều kiện cho phụ nữ tham gia nhiều 
hơn vào các công việc tự cung tự cấp có lương hay không lương, 
hay làm việc trong lĩnh vực phi chính thức, hay làm việc trong 
ngành sản xuất và dịch vụ. Tuy nhiên, nếu không có những thay 
đổi lớn trong tập quán văn hoá và truyền thống trọng nam, thì 
các khoản đầu tư này sẽ không đem lại bất kỳ thay đổi rõ rệt nào. 
Những khoản đầu tư như vậy sẽ không hiệu quả nếu các vấn đề 
lớn trong chính sách không được giải quyết. 
F. Chính vì vậy, các can thiệp chính sách được xây dựng nhằm tăng 
cơ hội việc làm cho phụ nữ trước hết cần nỗ lực để giảm hay phân 
bổ lại khối lượng việc làm không được trả lương trong gia đình, 
cộng đồng và chính phủ. Và điều này cần được thực hiện cùng 
với những thay đổi trong các điều khoản của luật, chính sách và 
các tập quán có tính phân biệt đối xử tại mỗi quốc gia. 
G. Tuy nhiên, sự suy giảm trong khối lượng công việc không được 
trả công sẽ không có lợi cho xã hội nếu nó gây ra sự suy giảm của 
toàn xã hội bởi vẫn cần phải cân nhắc những lợi ích tích cực từ 
các công việc không được trả công này, như đã thảo luận trong 
Học phần 1 về Giới và Kinh tế. Các chính sách nên được xây dựng 
để đảm bảo rằng cắt giảm khối lượng công việc không được trả 
công sẽ không gây ra suy giảm lợi ích từ những công việc này của 
toàn xã hội. 
639
B. VIỆc lÀm VÀ ĐÓI NGHÈO
A. Sức lao động là một yếu tố sản xuất mà hầu hết các hộ gia đình 
nghèo đều sở hữu một cách tương đối dồi dào, trừ khi bị ảnh 
hưởng bởi HIV/AIDS hay bị khuyết tật hoặc bị bệnh nào đó. Tăng 
nguồn thu của lực lượng lao động này bằng cách tăng các cơ hội 
việc làm, di cư lao động và các điều kiện công việc sẽ giúp làm 
giảm tình trạng đói nghèo trong thu nhập và tiêu dùng, đồng 
thời giải quyết được vấn đề thiếu thốn vật chất – vấn đề cốt lõi 
trong việc tách biệt với xã hội và sự vận động của nghèo đói. Vì 
vậy, ở đây có một mối liên hệ mật thiết giữa tình trạng việc làm 
và đói nghèo về thu nhập và tiêu dùng. 
B. Tuy nhiên, những thước đo đói nghèo trong thu nhập và tiêu 
dùng đã không tính tới những dịch vụ thiết yếu được cung cấp 
thông qua các công việc không được trả lương trong gia đình và 
cộng đồng. Những thước đo này thường chỉ tính tới một khoản 
phụ cấp cho việc sản xuất tại nhà một số hàng hoá nhất định, 
đặc biệt là lương thực, mà không tính tới những giá trị của những 
hàng hoá và dịch vụ thiết yếu được những công việc không được 
trả lương trong gia đình và cộng đồng cung cấp. Những thước 
đo này cũng không tính tới những khía cạnh quan trọng chẳng 
hạn như các hợp tác xã ngư nghiệp, lâm nghiệp hay nông nghiệp 
tại Thái Bình Dương. Mô hình ‘tăng trưởng’ cho rằng tất các cộng 
đồng này đều sẽ giàu có hơn nếu đất đai được tư hữu hoá. 
C. Do vậy, nếu một chính sách được xây dựng nhằm tăng thời lượng 
dành cho các công việc trong SNA (hiển nhiên là trái với các hoạt 
động sản xuất trong SNA), và giảm thời lượng dành cho công 
việc không được trả công, thì tốt nhất là những thay đổi trong 
việc phân phối lao động này sẽ được được tính đến khi tính toán 
về hiệu quả của việc tái phân phối lao động trong nghèo đói nếu 
điều này vẫn đang được sử dụng để đo lường tăng trưởng. Bởi vì 
giảm lượng công việc không được trả công có thể có lợi cho nền 
kinh tế, nhưng không hẳn là cần thiết cho xã hội nếu sự cắt giảm 
này gây ra sự cắt giảm các dịch vụ chăm sóc, an ninh lương thực, 
hay một môi trường sạch hơn trong cộng đồng. 
40
D. Vì vậy, cần nhắc lại một lần nữa là các chính sách nên được xây 
dựng để đảm bảo rằng việc cắt giảm khối lượng công việc không 
được trả lương sẽ không gây ra việc cắt giảm các dịch vụ trong 
cộng đồng. 
E. Trong nông nghiệp, việc làm thường được xác định dựa trên sự 
tiếp cận và kiểm soát những tài sản mà phụ nữ thường không 
được sở hữu một cách chắc chắn, mặc dù những mô hình hợp tác 
xã trong rất nhiều xã hội khiến cho việc sở hữu trở nên dễ dàng. 
Sự gia tăng sản xuất nông nghiệp tự cung tự cấp hay mua bán 
các sản phẩm nông nghiệp đòi hỏi phụ nữ phải có kiểm quyền 
soát nhiều hơn với đất cũng như các loại tài sản khác ngoài đất 
để làm sản xuất.
c. GIỚI, VIỆc lÀm VÀ ĐÓI NGHÈO
A. Học phần 5 (Việc làm và Thị trường Lao động) đã chứng minh 
rằng phụ nữ và những người thuộc giới thứ ba phải chịu thiệt 
thòi về các cơ hội việc làm. Hai nhóm này thường bị xếp làm các 
công việc có thu nhập thấp và thiếu ổn định. Ngay cả trong một 
công việc cụ thể nào đó mà cả đàn ông và phụ nữ cùng tham gia 
thì vẫn có những bằng chứng rõ ràng về khoảng cách trong thu 
nhập giữa hai giới. 
B. Khi biến đổi khí hậu xảy ra, các hoạt động tạo thu nhập cho phụ 
nữ như nông nghiệp và du lịch bị tác động nhiều hơn so với các 
ngành khác, điều này có thể tạo gây thêm những tác động tiêu 
cực lên việc làm của phụ nữ. 
C. Tuy nhiên, các dự đoán về tỷ lệ nghèo ở những phụ nữ có việc 
làm có thể thấp hơn dự đoán về tỷ lệ nghèo ở những nam giới 
có việc làm. Điều này xảy ra là do ở các hộ gia đình mà phụ nữ 
không tham gia vào thị trường lao động thì nguy cơ đói nghèo có 
thể cao hơn đối với cả nữ giới và nam giới. Do vậy, thu nhập của 
phụ nữ tạo ra một sự khác biệt cho dù hộ gia đình đó nghèo hay 
không, xét trên khía cạnh đói nghèo trong thu nhập và tiêu dùng. 
641
D. Sự vận động của đói nghèo phụ thuộc rất nhiều vào thành phần 
hộ gia đình. Những hộ gia đình chỉ có một người kiếm tiền – ví dụ 
như bà mẹ đơn thân – phải đối mặt với rủi ro đói nghèo rất cao. 
Sự vận động này cũng phụ thuộc vào các mối tương tác trong gia 
đình – là một chức năng của cấu trúc gia đình. 
E. Mối quan hệ nhân quả giữa việc làm của phụ nữ và đói nghèo có 
thể hình dung theo các hướng sau:
 „ Đói nghèo có thể khiến phụ nữ tham gia vào lực lượng lao 
động hoặc làm nhiều giờ hơn trong các công việc của SNA. 
 „ Đồng thời, thu nhập từ việc làm của phụ nữ có thể làm giảm 
phạm vi ảnh hưởng và chiều sâu của đói nghèo trong thu 
nhập và tiêu dùng. 
 „ Phụ nữ và đàn ông đều tham gia vào lĩnh vực sản xuất tự cung 
tự cấp đồng nghĩa với việc gia đình và cộng đồng đó có ít tiền 
mặt, nhưng trong số đó thì chỉ có một vài chỉ số bị gắn liền với 
đói nghèo. 
F. Do vậy, mối quan hệ giữa việc làm của phụ nữ với đói nghèo khá 
phức tạp. Cấu trúc hộ gia đình và các mối tương tác giới trong gia 
đình là những yếu tố trung gian quan trọng trong việc tạo nên 
nên hiện tượng nữ hóa đói nghèo. 
d. ĐIềU cHỉNH kINH Tế, các cHIếN lược TrONG 
cHÍNH sácH XOá ĐÓI GIẢm NGHÈO VÀ GIỚI 
A. Phương tiện chủ yếu mà các tổ chức phát triển quốc tế, các đối 
tác song phương và các chính phủ nỗ lực tìm kiếm để giảm tình 
trạng đói nghèo là thông qua các biện pháp điều chỉnh kinh tế 
giúp nâng cao hiệu quả sản xuất như một điều kiện tiên quyết 
để tăng thu nhập. Tại một số quốc gia ở Châu Á như Băng-la-đét, 
In-đô-nê-xi-a, Pakistan, và Philippin, những nghiên cứu chiến 
lược về các hình thức xoá đói giảm nghèo (PRSPs) – được thực 
hiện một cách chi tiết trong Học phần 8 về Giới và các Chiến lược 
42
Kinh tế Vĩ mô ở Châu Á và Thái Bình Dương - đã được xây dựng và 
triển khai thực hiện. 
B. Tuy nhiên, ở những nơi áp dụng các biện pháp này, PRSPs giải 
quyết đói nghèo bằng cách sử dụng chính sách kinh tế nhằm 
nâng cao thu nhập. Tương tự như vậy, ở các quốc gia đang điều 
chỉnh nền kinh tế của họ nhưng không áp dụng cách tiếp cận 
theo kiểu PRSP, người ta kỳ vọng việc xoá đói giảm nghèo sẽ được 
thực hiện nhờ kết quả của việc tăng số lượng việc làm có lương. 
Nếu việc điều chỉnh kinh tế và/hoặc PRSPs thành công trong việc 
tăng thời gian phụ nữ dành cho các công việc được trả lương, thì 
thời gian cho những việc không được trả lương trong gia đình 
và cộng đồng sẽ ít đi, nhưng thường thì tổng thời gian dành cho 
công việc sẽ tăng lên. 
C. Giảm bớt lượng công việc không được trả lương có thể có lợi cho 
tăng trưởng, nhưng không hẳn đã có lợi cho xã hội nếu việc giảm 
bớt này không đi cùng với các cơ chế an sinh xã hội giúp thay thế 
khối lượng công việc này. Về cơ bản, điều chỉnh kinh tế và/hoặc 
PRSPs không gắn liền với việc xây dựng một cơ chế an sinh xã 
hội cụ thể để đảm bảo tính bền vững, ví dụ một tỷ lệ thích hợp 
dành cho các dịch vụ chăm sóc, an ninh lương thực, chăm sóc 
môi trường và giám sát sinh sản. Do vậy, những chiến lược trong 
chính sách xoá đói giảm nghèo hiện tại, bất chấp những cam kết 
hùng hồn về bình đẳng giới, đã thất bại trong việc đưa những 
khía cạnh giới trong quá trình vận động của nền kinh tế vào 
trong các cách tiếp cận và khuôn khổ của mình. Do vậy, những 
chính sách trên vẫn không mang tính giới. 
D. PRSPs vẫn luôn luôn không tính tới những người thuộc giới tính 
thứ ba. 
643
TÀI lIỆU THAm kHẢO
Chant, S. 2003. New Contributions to the Analysis of Poverty: 
Methodological and Conceptual Challenges to Understanding Poverty 
from a Gender Perspective. Santiago: Work and Development Unit, 
Economic Commission for Latin America and the Caribbean (ECLAC).
Razavi, S. 1999. ‘Gendered Poverty and Well-Being: Introduction.’ 
Development and Change. Volume 30, No. 3, Pages 409–433.
Sen, A. 1992. Inequality Reexamined. Cambridge, MA: Harvard University Press.
44
Th
án
g 
2,
 2
01
4
Chương trình Phát triển Liên Hợp Quốc 
25-29 Phan Bội Châu
Hà Nội, Việt Nam
Tel: (84 4) 3942 1495
Fax: (84 4) 3942 2267
Email: registry.vn@undp.org
www.undp.org.vn

File đính kèm:

  • pdftai_lieu_sang_kien_quan_ly_ve_gioi_va_chinh_sach_kinh_te_o_c.pdf