Tài liệu Nhiếp ảnh số

Chọn máy ảnh

Ngay lập tức NTL muốn nói với các bạn rằng không phải ai có máy ảnh thì cũng đều là nhiếp ảnh gia cả. Nó giống như việc ngay bây giờ nếu có ai đó tặng bạn một chiếc Ferrary thì bạn cũng không thể ngay lập tức trở thành Schumacher! Tất cả đòi hỏi một quá trình học hỏi và rèn luyện không ngơi nghỉ. Ta không nên nhầm lẫn giữa việc thật sự sáng tạo trong chụp ảnh có tư duy với những hình ảnh chụp theo kiểu may rủi của khách du lịch. Và cho dù bạn đang sử dụng chiếc dSLR hiện đại nhất trên thế giới thì cũng không được quên rằng chất lượng hình ảnh kỹ thuật số vẫn chưa đạt được sự tinh tế của phim cổ điển đâu nhé. Tuy nhiên với một chiếc dCam trong tay bạn hoàn toàn có thể mơ ước chụp được những tấm ảnh đẹp chứ không phải lúc nào cũng cần phải tiêu đi vài nghìn USD cho mục đích này mà đôi khi nó lại trở thành phản tác dụng. Có một vài điều nhỏ nữa mà NTL muốn nói với những bạn nào mới hôm nay bước chân vào thế giới của những hình ảnh số đầy hấp dẫn này:

1. Bạn không nhất thiết phải hiểu cấu tạo điện tử và cách xử lý kỹ thuật số trong máy ảnh để có thể sử dụng chúng. Điều này giống như không cần biết cấu tạo xe ô-tô vẫn có thể lái xe ngon lành.

2. Máy ảnh đắt tiền không 100% đồng nghĩa với ảnh đẹp

3. Số lượng "pixels" nhiều hơn không có nghĩa là ảnh sẽ đẹp hơn. Nó còn phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố khác nữa.

4. Máy ảnh BCam có zoom cực mạnh không phải lúc nào cũng là niềm tự hào của chủ nhân mặc dù nó được trang bị thêm cả hệ thống chống rung cho hinh ảnh, rất có ích nhất là khi chụp ở vị trí télé.

5. Không thể đòi hỏi chất lượng ảnh cao, tốc độ thao tác nhanh với loại máy ảnh dCam nhỏ.

6. Máy ảnh dSLR không đồng nghĩa với việc ảnh sẽ.tự động đẹp hơn.

7. Việc bạn có môt chiếc máy ảnh dSLR tốt nhất không quan trọng bằng việc bạn biết khai thác nó để chụp ảnh đẹp.

8. Hiện tại, không phải ống kính nào tốt với SLR thì cũng sẽ cho ảnh đẹp với dSLR

9. Những gì bạn "nhìn" thấy trên màn hình máy tính không phải bao giờ cũng giống với ảnh "in" ra trên giấy đâu nhé.

10. Cuối cùng, nên biết mình mua máy ảnh dùng để làm gì? chụp cái gì? Thông tin kỹ thuật là để biết cách khai thác triệt để ưu, nhược điểm của máy chứ không dùng để.khoe.

Để có thể chụp được ảnh đẹp thì điều đầu tiên cần biết là hiểu và nắm vững cách sử dụng các chức năng của máy ảnh số. Bởi vì nó là một lĩnh vực chuyên ngành nên không phải lúc nào cũng dễ hiểu với tất cả mọi người, ngay cả với những người rất thành thạo ngôn ngữ được sử dụng trong sách hướng dẫn. Chúng ta hãy cùng tìm hiểu sơ qua về cấu tạo của một chiếc máy ảnh kỹ thuật số.

 

Tài liệu Nhiếp ảnh số trang 1

Trang 1

Tài liệu Nhiếp ảnh số trang 2

Trang 2

Tài liệu Nhiếp ảnh số trang 3

Trang 3

Tài liệu Nhiếp ảnh số trang 4

Trang 4

Tài liệu Nhiếp ảnh số trang 5

Trang 5

Tài liệu Nhiếp ảnh số trang 6

Trang 6

Tài liệu Nhiếp ảnh số trang 7

Trang 7

Tài liệu Nhiếp ảnh số trang 8

Trang 8

Tài liệu Nhiếp ảnh số trang 9

Trang 9

Tài liệu Nhiếp ảnh số trang 10

Trang 10

Tải về để xem bản đầy đủ

doc 441 trang xuanhieu 8460
Bạn đang xem 10 trang mẫu của tài liệu "Tài liệu Nhiếp ảnh số", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Tài liệu Nhiếp ảnh số

Tài liệu Nhiếp ảnh số
ày, ta có thể "đơn giản hoá" nó là tuyến tính cho dễ hiểu vấn đề. 
Như vậy là khi thay đổi focal length, chúng ta nhận được đồng thời hai hệ quả (i) và (ii). Ngược lại, nếu chúng ta thấy xuất hiện (i) và (ii) thì có nghĩa là focal length đã thay đổi THỰC SỰ. 
Quay trở lại với máy DSLR với crop factor 1.5x. 
Q:Con số 1.5 ở đâu ra? 
A: Một bản film (full frame film) có kích thước 24mm x 36mm, độ dài đường chéo của bản film sẽ là: 43.266mm 
Kích thước sensor máy Nikon Dx là 15.7mm x 23.7mm, độ dài đường chéo của sensor sẽ là : 28.428mm 
1.5 = 43.266 / 28.428 
Tại sao lại lấy tỷ lệ đường chéo của film and/or sensor làm crop factor. Lý do chính là góc tạo bởi giữa hai đỉnh chéo nhau của film (sensor) với tâm hệ thấu kính chính là angle view! 
Như vậy, với một sensor có kích thước 15.7mm x 23.7mm, hay nói cách khác có crop factor là 1.5, ảnh chụp với một tiêu cự nào đó (vd 100mm) sẽ có angle view hẹp hơn 1.5 lần so với ảnh chụp cũng với chính tiêu cự đó (vẫn 100mm) trên full frame ! Tức là ở đây chúng ta đã có hệ quả (i). 
Q: Vẫn sensor này, vẫn focal này (100mm), liệu chúng ta có hệ quả thứ hai (ii) không? 
A: KHÔNG ! Vì vị trí đặt film và sensor là hoàn toàn như nhau, tức là kích thước của subject trên film or sensor là như nhau. 
Tóm lại, việc dùng tiêu cự 100mm trên DSLR có crop factor 1.5x sẽ cho chúng ta hai hệ quả sau: 
(i) Góc thu hình (angle view) sẽ hẹp lại tương đương 1.5 lần so với full frame. Tức là tương đương việc dùng 150mm trên full frame; 
(ii ') kích thước ảnh ko thay đổi so với full frame. Tức là kích thước ảnh sẽ nhỏ hơn kích thước ảnh cho bởi 150mm trên full frame. 
Kết luận: 100mm trên DSLR có crop factor 1.5x không cho chúng ta một bức ảnh THỰC SỰ tương tự như chụp ở tiêu cự 150mm trên full frame. Ta chỉ được một nửa, ở đây là yếu tố angle view. Đây chính là điều mà mọi người hay lầm lẫn khi tự nhủ rằng với máy DSLR 1.x, bị thiệt thòi khi dùng wide lens, nhưng được lợi khi dùng tele lens. Việc thu nhỏ kích thước sensor đều làm cho góc thu hình bị hẹp lại mà cũng chẳng làm tăng kích thước ảnh trên MỌI TIÊU CỰ của lens. Điều này thể hiện rõ nhất cái nghĩa của thuật ngữ CROP FACTOR, thực chất nó chỉ là một sự cắt cúp khuôn hình nhỏ lại mà thôi. 
Expansion: 
Q:Vậy tại sao một số nơi vẫn dùng thuật ngữ "focal length multiplier" ? 
A: Bản chất của vấn đề như mình đã trình bày ở trên. Và trong một số trường hợp kích thước ảnh, chất lượng hình ảnh không quan trọng thì hai thuật ngữ này có thể được hiểu một cách đồng nhất. 
Q: Những trường hợp đó là những trường hợp nào? 
A: Ngay tại đây thôi, ví dụ như post ảnh lên chia sẻ với mọi người trên HNC. 
Giả sử ảnh post lên HNC chỉ chấp nhận kích thước tối đa 600x400 (pixel). Với cùng một subject, NTL chụp bằng Nikon Dx (1.5x) ở focal 100mm, Nostar chụp bằng 1Ds Mk II (full frame) ở 150mm. Cả hai bức hình khi xem trên PC sẽ hoàn toàn giống nhau về khuôn hình (angle view), phối cảnh. (Tất nhiên cả hai bạn đều chụp cùng 1 distance, bỏ qua độ nét, màu sắc, blah blah nhé... ) Tuy nhiên, kích thước hai bức hình (số lượng pixel) sẽ khác nhau nhiều đấy. Nhưng giờ đây, để post được hai tấm hình đó lên HNC, cả hai đều phải resize xuống 600x400, kích thước ảnh lúc này sẽ hoàn toàn như nhau, đạt được hệ quả (ii) rồi. Và lúc này thì 100mm + Nikon Dx có thể tự hào hình của mình y hệt như 150mm + D1sMk II. 
Tóm lại, nếu ta không tận dụng triệt để cái kích thước sensor (film) trong việc phóng ảnh, ngược lại còn resize đi nữa thì có thể rung đùi mà tận hưởng cái "multiple focal length" kia. Còn nếu muốn phóng ảnh to, hoặc crop một phần nhỏ bức ảnh mà vẫn đảm bảo chất lượng thì full frame vẫn ưu việt hơn, DSLR 1.x crop factor vẫn bị thiệt thòi ở mọi tiêu cự. 
Nhân điều này mình cũng muốn lý giải thêm cái thắc mắc thứ hai của Nostar trong vấn đề này. 
Bạn hỏi tiêu cự 100mm trong máy số 1.5x không giống như máy film ở 150mm là không giống ở chỗ nào? 
Mình cũng đã từng thử ngắm 2 trường hợp qua viewfinder và thấy rằng: 
- Khuôn hình nhìn trong hai máy đều như nhau. Tất nhiên chỉ mang tính chất tương đối thôi, vì con số 1.5 x kia có phần lẻ thập phân đằng sau dài dằng dặc. Hơn nữa, không phải trên lens nào cũng đánh dấu cả tiêu cự 100 lẫn 150mm. 
- Điều khác nhau duy nhất là hình ngắm trong viewfinder máy DSLR sẽ nhỏ hơn là ngắm trong SLR film. Điều này là hoàn toàn hiển nhiên vì phần quang học của DSLR's viewfinder phải correct lại cho tỷ lệ với crop factor.
Ảnh đen trắng trong thời đại số
Nếu xét theo các thống kê kinh tế thì thể loại ảnh đen trắng cổ điển chụp phim đang mất dần thị trường. Thế nhưng trong số những người đam mê nhiếp ảnh vẫn còn rất nhiều đam mê với thể loại ảnh này. Tuy nhiên vào thời điểm hôm nay để chụp ảnh đen trắng bằng phim ta cần phải có một Labo riêng. "Muốn ăn phải lăn vào bếp" mà lại, thêm nữa để nấu ăn ngon liệu ta có thể thoả mãn với chiếc lò vi sóng? Tạp chí nhiếp ảnh RP #151 giới thiệu với chúng ta 10 lý do để trung thành với ảnh phim đen trắng của Philippe Bachelier và Jean-Christophe Béchet, NTL xin được lược dịch lại cùng các bạn. 
1. Khoái cảm của tiếp xúc 
Từ khi nhiếp ảnh từ bỏ việc lưu ảnh trên kính thì chụp ảnh đen trắng luôn gắn liền với phim và giấy ảnh, điều này có nghĩa là những thao tác của tiếp xúc. Chính yếu tố kỹ thuật này đã tạo thành thói quen, một cách nhìn nhận và chụp ảnh. Khi ta lắp phim vào máy ảnh là lúc ta tiếp xúc trực tiếp với vật thể sẽ trở thành phim âm bản sau này. Tất cả những gì đã chụp, thành công hay thất bại, đều được ghi lại trên phim theo một trật tự nhất định. Dĩ nhiên tất cả những thứ này đều không thể nhìn thấy, vẫn là tiềm ẩn một khi cuộn phim chưa được tráng rửa. Thế nhưng hình ảnh đã thật sự tồn tại một cách hoàn toàn vật lý trong những lớp nhũ tương. Tiếp theo công đoạn tráng phim, ta đã có thể nhìn ngắm những hình ảnh trong suốt trên một bàn soi phim chuyên dụng. Như thế những cảm xúc đầu tiên trào tới: ta nhận ra hay thấp thỏm hy vọng một hình ảnh thành công để đem đi in ảnh. Nhưng ta cũng có thể hoàn toàn để những âm bản này vào lưu trữ, thậm chí không in cả ảnh mục lục, cho tới ngày ta có hứng thú muốn nhìn thấy chúng hiện trên giấy. 
Với phim cổ điển, một cuộn phim được tráng rửa với những "nghi lễ" trong ánh đèn đỏ của Labo, người thao tác thật sự một mình...Thao tác rọi ảnh áp đặt ta phải tách rời với thế giới bên ngoài: bàn tay tạo nên ánh sáng trên tấm giấy ảnh rất nhạy sáng rồi tiếp theo là những xử lý mang tính hóa học...Ta cảm nhận được sự khoái cảm của việc đụng chạm vào những trang thiết bị được dùng để tạo nên hình ảnh. Cũng như vậy, các thao tác hiệu chỉnh tông xám, chi tiết...trên từng phần của hình ảnh, ta có cảm giác như trong một khoảnh khắc của không gian đã trở thành một nhà luyện kim của thời xa xưa... 
2. Thiết bị nhiếp ảnh không bao giờ lỗi mốt 
Trong ảnh phim đen trắng, những mẹo chụp ảnh luôn có hiệu quả. Ta có thể hoàn toàn chụp ảnh "theo phong cách của ai đó" với một thân máy SLR "cổ điển" hay với một chiếc Leica, một ống kính 50mm và một cuộn phim Tri-X nếu như ta có được cảm hứng từ HCB, chụp ảnh phong cảnh với ống kính góc rộng kiểu Sieff, những tấm ảnh chân dung với Rolleiflex như Irving Penn hoặc những tấm ảnh panorama kiểu Koudelka. Tất cả truyền thống của ảnh đen trắng ở đằng sau chúng ta, hãy tận hưởng những kinh nghiệm quý báu đó để tự thỏa mãn hay lấy cảm hứng chụp ảnh. 
Ta không hề phải đối mặt với những rủi ro của việc tương thích khi sử dụng ống kính, thân máy lỗi mốt bởi một dSLR khác có nhiều pixels hơn...Cũng sẽ không còn là cần thiết việc thường xuyên theo dõi thông tin "update" trên internet. Như vậy, nhiếp ảnh gia đen trắng có thể nghiên cứu sâu hơn về kỹ thuật và trụ vững với nó. Những căn bản được nắm chắc rồi thì ta chỉ cần tập trung vào riêng sáng tạo...
3. Từ khổ 24x36 tới 4x5... 
Nhiếp ảnh đen trắng rất đa dạng trong chủng loại phim, về độ nhạy cũng như định dạng. Nếu như ta nói rằng một chiếc dSLR 6 Mpix cho ảnh có chất lượng nói chung tương đương với một chiếc SLR lắp phim 24x36 ISO 100 thì chiếc máy ảnh "Moyen- Format", với giá khá đại chúng, lại cho kết quả đẹp hơn nhiều. Giá của một cuộn phim 120 vào khoảng 2,5 - 3,5€ và các thao tác tráng, in ảnh cũng không có gì đặc biệt hơn loại phim 135. Và như thế thì tại sao ta lại không nghiêng về chất lượng hình ảnh khó có thể so sánh nổi với dòng máy "Moyen-Format". Hiện tại, mua một chiếc máy 20x25cm mác Edward Weston "second-hand" chỉ khoảng 1 500€, và để trang bị một labo in ảnh "planches-contact" cũng rất đơn giản. 
Với mỗi một "format" ta có một chất lượng ảnh rất đặc trưng. Ta vẫn hay thường nói là có thể chấp nhận độ phân giải thấp vì sẽ đứng ngắm tấm ảnh từ xa, tối thiểu là tại một khoảng cách tương đương với đường chéo của ảnh. Nhưng một trong những khoái cảm của ảnh phim là có thể ngắm nhìn các tấm ảnh khổ lớn thật gần để thích thú với những chi tiết hay các "motif" của hạt ảnh mà nếu đứng xa ta chỉ có thể nhìn rất chung chung mà thôi. Đó chính là lý do khiến ta dùng máy ảnh "Moyen-Format", "Grand-Format" hay loại phim như "Technical Pan". 
4. Tất cả mọi độ nhạy 
Từ độ nhạy siêu chính xác của Technical tới hạt ảnh của Delta 3200 hay Tmax 3200, chúng ta có một sự lựa chọn rất rộng. Ta có thể nhẩm tính được tối thiểu là 20 loại phim "tiêu chuẩn". Và mỗi loại phim có một chất riêng không thể nào bắt chước với một gam mầu xám của chính nó. So với kỹ thuật số thì phim cổ điển hoàn toàn chiếm ưu thế với độ nhạy lớn hơn ISO 400. Tại ISO 800, ISO 1600 hay ISO 3200, lúc chụp ảnh trong nhà, khi một cú đèn flash làm hỏng hết ánh sáng không gian, thì phim đen trắng vẫn là không thể nào sánh được.
5. Đầu tư cho Labo rẻ 
Khi ta đọc lại những gì được viết trong quyển "La Photo" của Sieff hoặc trong "La Photopgraphie" của Boubat, những tác phầm được tái bản nhiều lần từ 30 năm nay, ta có thể nhận thấy rằng những lời khuyên và kinh nghiệm quý báu không hề mất đi giá trị của chúng. Một chiếc máy phóng "Durst" của những năm 60, 70 luôn cho phép phóng những tấm ảnh đẹp. Thị trường thiết bị nhiếp ảnh cũ ngày càng phong phú cho phép ta mua được những thứ tốt và rẻ. Và nếu như bạn quyết định đầu tư vào thiết bị mới toanh thì chắc chắn trong vòng 10 năm sẽ chẳng phải lo lắng gì về kỹ thuật cả. 
Điều quan tâm duy nhất là tìm được một diện tích đủ rộng để lắp đặt Labo. Với chi phí khoảng giá tiền một chiếc dSLR loại nghiệp dư, mà giá trị của nó sẽ mất đi -50% trong vòng 6 tháng, bạn hoàn toàn có thể trang bị một Labo "Pro" cho thể loại 24x36 hay 6x7... 
6. Phóng ảnh ở mọi kích thước 
Đây là một tiêu chuẩn mà nhiều người quên khi lựa chọn kỹ thuật số: ta bị hạn chế với khổ giấy của máy in, A4, trong 90% các nhu cầu sử dụng thông dụng. 
Trái lại trong Labo ta có thể phóng ảnh 30x40 cm cũng như 24x30 hay 40x50, 50x60 mà chỉ cần sắp xếp lại một chút. Gam giấy phóng ảnh vẫn còn rất phong phú từ số lượng cho tới các tông giấy khác nhau. Nếu như bạn muốn làm một triển lãm ảnh thì hoàn toàn có thể in ảnh tại gia. Với kỹ thuật số, ta bắt buộc phải mang ảnh tới các Labo Pro với giá cắt cổ hay tạm hài lòng với chất lượng phóng ảnh "đại chúng" của các Lab bình dân. 
Và ta cũng không nên quên rằng với phim, ta sẽ có được tấm ảnh chung cuộc chất lượng cao và giá rẻ hơn là tự phóng lấy với máy in. Cuối cùng thì ảnh phóng từ phim không bị hiện tượng "métamérisme" - thay đổi tông mầu tuỳ theo nguồn sáng như với ảnh in bằng inkjet. 
7. Chất hạt trên ảnh 
Ảnh từ phim mang một dấu ấn đặc trưng: hạt ảnh. Nó chính là ADN của phim, hiện thân của cấu trúc phim - rất không đều. Cho dù hạt phim có hiện rõ hay không trên ảnh thì chúng vẫn là một phần của thế giới phim. 
Một số người tìm cách tránh, một số khác lại đi tìm hạt phim thể hiện trên ảnh. Khi ta muốn hạn chế hạt phim thì có thể dùng các phim có độ nhạy thấp, như Technical Pan ISO 100, Acros, Delta hay Tmax. Chuyển sang dùng MF hay "chambre" cũng cho phép tạo nên những hình ảnh mà hạt phim là không nhìn thấy hay rất mịn. Ngược lại, khi ta muốn thể hiện sự nổi hạt trên ảnh thì chỉ cần dùng các phim có độ nhạy ISO tối thiểu từ 400 hay thậm chí dùng ISO 1000 (Fuji Neopan, Ilford Delta và Kodak Tmax). 
Mỗi một loại phim có một cấu trúc hạt điển hình của nó, như thế ta chỉ cần lựa chọn loại phim thích hợp với chủ đề mà mình định thể hiện mà thôi. Thiết bị tráng phim cũng là một yếu tố ảnh hưởng tới độ hạt của phim. Cặp Tri-X/Rodinal rất nổi tiếng về chất lượng ảnh hạt. 
Trong kỹ thuật số, mọi lao tâm khổ tứ của nhiếp ảnh giá đều bị khống chế bởi khả năng thể hiện của thiết bị in như kích thước của giọt mực chẳng hạn.
Bố cục - hội họa và nhiếp ảnh?
Để trả lời cho câu hỏi về sự khác nhau giữa bố cục một bức tranh và khuôn hình của một tấm ảnh sẽ tốn rất nhiều giấy mực, hay nói một cách hiện đại hơn là sẽ mất rất nhiều giờ internet và hao mòn bàn phím. 
Chặng đường để đi tới kết luận cuối cùng còn dài hay thậm chí ta không thể có một kết luận rõ ràng. Câu hỏi đặt ra rất lý thú và chúng ta hãy cùng nhau giải đáp. 
Có người nói "Đỉnh cao của Nhiếp Ảnh là Hội hoạ", câu nói này đúng trong giới hạn thể hiện của nghệ thuật muốn mang lại cảm xúc cho người xem. Nhưng đứng về mặt kỹ thuật đơn thuần thì giữa Hội hoạ và Nhiếp ảnh có tồn tại nhiều sự khác biệt. 
Sự chuẩn bị mang tính hiển nhiên của một hoạ sĩ trước khi thể hiện ý tưởng của mình là lựa chọn vật liệu với một bề mặt thích hợp (Toan, lụa, giấy...) cũng như một khung tranh với kích thước hoàn toàn đặc biệt. Chính trong khung tranh này người hoạ sĩ sẽ thể hiện cảm xúc của mình. Người hoạ sĩ chịu trách nhiệm về khuôn khổ của khung vẽ, giống như nhà nhiếp ảnh lựa chọn cuộn phim để thể hiện những gì mình nhìn thấy, cảm nhận được bằng tâm hồn mình. Với một nhiếp ảnh gia thì khuôn hình hoàn toàn là biểu hiện mang tính vật lý thông qua khuôn ngắm của máy ảnh - một khái niệm mang tính mặc định trước. Còn với hoạ sĩ thì khung tranh chỉ đơn thuần là ý niệm, là sự sáng tạo của hình ảnh. 
Vậy sự khác biệt nằm ở đâu trong bố cục? 
1. Ta không thể chọn lựa một khuôn khổ tranh mang tính tiêu chuẩn cho hội hoạ 
2. Để cho hội hoạ và nhiếp ảnh gần lại nhau thì có lẽ nên lựa chọn một khung vẽ có tỉ lệ gần với tỉ lệ của kích thuớc khuôn ngắm của máy ảnh? 
3.Một bức tranh có thể không thể hiện một điều gì đó thật cụ thể nhưng một bức ảnh thì không thể là siêu tưởng. 
4.Trong một khung vẽ có thể chứa đựng nhiều khung vẽ khác nhau, chồng chéo trên mặt phẳng, một bức ảnh thường giống như một khung cửa sổ hay cửa đi mà ta vẫn quen gọi là khuôn hình. 
5. Cuối cùng thì trong nhiếp ảnh bạn có thể lựa chọn bất cứ điều gì mình muốn thể hiện nhưng không thể làm thay đổi vật thể tồn tại, trong Hội hoạ bạn có thể sắp đặt và tổ chức bố cục các yếu tố hình thức theo trí tưởng tượng phong phú của mình. 
Vậy đó, ngay từ trong khái niệm căn bản thì bố cục của Hội hoạ và Nhiếp ảnh đã rất khác nhau rồi. 
Nhưng chúng lại vẫn mang những đặc tính chung của nghệ thuật. 
Điều bí mật nằm ở đâu? 
....
Thông tin về sách
Tên sách: Nhiếp ảnh số căn bản
Nguồn: HaNoiCorner.com, Photovn.com, TTVNOL.com
Tác giả: Nguoithanglong (HNC), Lekima (Photovn) và các bạn khác
-----
Tập hợp bởi Dentist (TTVNOL)
Hà Nội - Mùa Thu - 2006

File đính kèm:

  • doctai_lieu_nhiep_anh_so.doc