Kinh nghiệm chụp ảnh đời thường

Chụp ảnh đời thường không hề dễ. Cả một thế giới hối hả chạy đua và bạn sẽ phải

thực hành rất nhiều mới có thể chụp được những bức hình ưng ý về cuộc sống xung

quanh.

Dưới đây là một số kinh nghiệm được tạp chí nhiếp ảnh Digital Photography School chọn lọc.

1. Tìm điểm dừng chân hợp lý.

Mona. Ảnh của James Maher/Digitalphotographyschool.Bạn có thể vừa cầm máy ảnh, vừa đi tản bộ trong thành phố để tìm kiếm góc hình hay những

khoảnh khắc đẹp, nhưng rõ ràng thật khó để có thể vừa ngắm nghía xung quanh, vừa giơ được

máy lên và chọn ngay được khung hình ưng ý.

Hãy đi chậm lại. Cứ mỗi vài chục mét, bạn nên dừng lại khoảng vài phút, nhìn ngắm xung

quanh, chú ý từng chi tiết trước khi bước tiếp. Cứ vừa đi vừa dừng để nhìn và ngắm, sẽ có lúc

bạn chớp được đúng khoảnh khắc để đời như bức ảnh Mona ở trên. Nếu cứ vừa đi vừa nhìn, bạn

sẽ không thể kịp giơ máy và chắc chắn sẽ vuột mất cơ hội.

Kinh nghiệm chụp ảnh đời thường trang 1

Trang 1

Kinh nghiệm chụp ảnh đời thường trang 2

Trang 2

Kinh nghiệm chụp ảnh đời thường trang 3

Trang 3

Kinh nghiệm chụp ảnh đời thường trang 4

Trang 4

Kinh nghiệm chụp ảnh đời thường trang 5

Trang 5

Kinh nghiệm chụp ảnh đời thường trang 6

Trang 6

Kinh nghiệm chụp ảnh đời thường trang 7

Trang 7

Kinh nghiệm chụp ảnh đời thường trang 8

Trang 8

Kinh nghiệm chụp ảnh đời thường trang 9

Trang 9

Kinh nghiệm chụp ảnh đời thường trang 10

Trang 10

pdf 10 trang xuanhieu 3860
Bạn đang xem tài liệu "Kinh nghiệm chụp ảnh đời thường", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Kinh nghiệm chụp ảnh đời thường

Kinh nghiệm chụp ảnh đời thường
Kinh nghiệm chụp ảnh đời thường 
Chụp ảnh đời thường không hề dễ. Cả một thế giới hối hả chạy đua và bạn sẽ phải 
thực hành rất nhiều mới có thể chụp được những bức hình ưng ý về cuộc sống xung 
quanh. 
Dưới đây là một số kinh nghiệm được tạp chí nhiếp ảnh Digital Photography School chọn lọc. 
1. Tìm điểm dừng chân hợp lý. 
Mona. Ảnh của James Maher/Digitalphotographyschool. 
Bạn có thể vừa cầm máy ảnh, vừa đi tản bộ trong thành phố để tìm kiếm góc hình hay những 
khoảnh khắc đẹp, nhưng rõ ràng thật khó để có thể vừa ngắm nghía xung quanh, vừa giơ được 
máy lên và chọn ngay được khung hình ưng ý. 
Hãy đi chậm lại. Cứ mỗi vài chục mét, bạn nên dừng lại khoảng vài phút, nhìn ngắm xung 
quanh, chú ý từng chi tiết trước khi bước tiếp. Cứ vừa đi vừa dừng để nhìn và ngắm, sẽ có lúc 
bạn chớp được đúng khoảnh khắc để đời như bức ảnh Mona ở trên. Nếu cứ vừa đi vừa nhìn, bạn 
sẽ không thể kịp giơ máy và chắc chắn sẽ vuột mất cơ hội. 
2. Chú ý đến đôi mắt. 
Tại công viên Rucker. Ảnh của James Maher / Digitalphotographyschool. 
Nếu muốn cải thiện chất lượng ảnh chủ đề chân dung đời thường, hãy luôn chú ý đến đôi mắt 
của nhân vật. Mọi người có thể rất giỏi giấu cảm xúc trên khuôn mặt mình nhưng đôi mắt thì 
không bao giờ nói dối. Hãy tìm kiếm những cảm xúc thể hiện qua đôi mắt, bạn sẽ thấy nó hiệu 
quả thế nào khi lên ảnh. 
Thêm vào đó, ánh mắt trực diện có tầm quan trọng đặc biệt, bởi nó có thể tạo một sự liên kết chặt 
chẽ cảm xúc của nhân vật. Mặc dù không phải ai cũng thích bị chụp ảnh trực diện nhưng đôi khi 
kiên nhẫn chờ cho tới khi họ hướng ánh mắt vào máy ảnh và chớp được khoảnh khắc này, bạn sẽ 
có một bức ảnh ưng ý trước khi đối tượng kịp có phản ứng nào đó. 
3. Tập trung vào chi tiết. 
Ảnh của James Maher / Digitalphotographyschool. 
Chụp ảnh đời thường không nhất thiết cứ phải có người hoặc cả loạt người xuất hiện trong ảnh. 
Nên đơn giản hóa bằng cách tập trung vào những chi tiết tưởng chừng như nhỏ nhặt mà mọi 
người dễ bỏ qua. Hãy nhìn vào các chi tiết như bàn tay, ánh mắt, hay một phần trang phục của 
nhân vật và chụp cận cảnh các vật này. Đôi khi chỉ nhờ những thứ giản đơn mà ý tưởng và cảm 
xúc được thể hiện rõ rệt và mạnh mẽ hơn. 
4. Chụp với ISO cao. 
Ngủ. Ảnh của James Maher / Digitalphotographyschool. 
Máy ảnh đời mới có chất lượng ảnh đáng kinh ngạc ngay cả với ISO cao. Vì thế, trừ khi chụp 
ngoài trời, nếu trong hoàn cảnh thiếu sáng, bạn hoàn toàn có thể chọn mức ISO lên tới 1.600 hay 
thậm chỉ 3.200 mà không phải quá lo lắng. Chụp với ISO cao giúp ảnh vẫn đạt độ nét với tốc độ 
cao và độ mở hẹp. Với các máy ảnh đời mới, bạn có thể thấy rằng chụp với ISO cao cũng có thể 
có được những bức ảnh đủ chất lượng, trừ một chút vấn đề với nhiễu. 
Nhưng không phải cứ bị nhiễu hạt là ảnh không đẹp. Chỉ cần đảm bảo bạn không xử lý ảnh quá 
nhiều ở khâu hậu kỳ, bởi nhiễu có thể trở nên tồi tệ hơn và phá hỏng bức ảnh. Khi đã chụp với 
ISO cao, tốt nhất là nên chỉnh phơi sáng cho đúng để không phải xử lý ảnh hậu kỳ. 
5. Chụp cảnh không người. 
Mặc dù chụp ảnh đời thường là chụp về con người, nhưng không nhất thiết phải có con người 
hiện diện trong ảnh. 
Chụp ảnh đời thường không có nghĩa là phải chụp người trên đường phố. Mặc dù chụp ảnh đời 
thường là chụp về con người, nhưng không nhất thiết phải có con người hiện diện trong ảnh. Có 
rất nhiều cách thức để chụp ảnh mà không cần phải có người mà bạn vẫn thể hiện được một 
thông điệp liên quan. 
Nhưng cũng đừng vì thế mà nhầm lẫn ảnh đời thường không người với ảnh quang cảnh đô thị. 
Ảnh thể loại quang cảnh đô thị chủ yếu diễn tả về không gian đô thị, chẳng hạn một tòa nhà hay 
một công trình nào đó. Còn ảnh đời thường là phải thể hiện một điều gì đó về con người. Ví dụ 
ảnh Layers of the City ở trên thể hiện sự thay đổi của khu Manhattan, cụ thể là vùng ngoại ô của 
East Village, hiện là vùng phát triển với tốc độ chóng mặt của thành phố. Nó thể hiện một quá 
trình lột xác từ một vùng nghèo khó trở thành một khu vực sẽ phát triển trong tương lai. Bức ảnh 
vì thế thể hiện một xu hướng nào đó về con người và thành phố chứ không chỉ là bức ảnh đơn 
thuần về một công trình xây dựng nữa. 
6. Chụp ảnh đêm. 
Chụp ảnh đường phố về đêm thường mang lại nhiều cảm xúc hơn là cũng cảnh đó nhưng chụp 
ban ngày. Ảnh của James Maher / Digitalphotographyschool. 
Ban đêm là một trong những khoảng thời gian hợp lý để chụp ảnh đời thường. Nói chung, chụp 
ảnh đường phố về đêm thường mang lại nhiều cảm xúc hơn là cũng cảnh đó nhưng chụp ban 
ngày. Khi chụp chủ đề này, tốt nhất không dùng đèn flash. Thay vào đó, hãy tận dụng ánh sáng 
từ cửa hàng, từ đèn đường... để tăng thêm hiệu ứng cho ảnh. Hãy sử dụng ISO cao nếu cần thiết. 
7. Ghi lại những khoảnh khắc sẽ trở thành lịch sử. 
Ảnh của James Maher / Digitalphotographyschool. 
Ảnh đời thường cũng như rượu, càng để lâu càng có giá. Vì thế, hãy nghĩ về những cảnh vật hay 
khung cảnh có thể thay đổi, sẽ không như cũ trong vòng 2, 3, 10 hoặc thậm chí là 20 năm nữa. 
Ví dụ bức ảnh 4 người đọc sách, báo trên tàu điện ngầm ở trên. Mặc dù trông có vẻ bình thường 
nhưng với sự phát triển công nghệ như vũ bão hiện nay, hình ảnh như vậy chắc chắn sẽ biến mất 
trong vài ba năm tới, khi ai cũng có sách điện tử để đọc thay vì sách báo giấy, và lúc đó bạn sẽ 
chẳng thể nào có được những bức kiểu này. 

File đính kèm:

  • pdfkinh_nghiem_chup_anh_doi_thuong.pdf