Tài liệu Kỹ năng viết hồ sơ xin việc

3. Thứ ba là Học vấn.

Trong mục này, bạn có thể tham khảo ví dụ sau:

 Cử nhân Quản trị kinh doanh, Đại học Kinh tế (2008-2012)

Các khoá học ngắn hạn:

 Nghệ thuật lãnh đạo - Brainbox VietNam Foreign Languages and Management

Studies Training Center (2009)

 Giám sát bán hàng chuyên nghiệp – Trường doanh nhân Pace (2010)

 Kỹ năng giải quyết vấn đề - Trường doanh nhân Pace (2010)

Bạn lưu ý là chỉ nên chọn những bằng cấp mới nhất và phù hợp nhất với vị trí

mình ứng tuyển để giới thiệu trong hồ sơ. Không NTD nào muốn phí thời gian để đọc

những thông tin “thừa”, dù chúng có ấn tượng đến đâu.

4. Kế tiếp là mục quan trọng vào bậc nhất: Kinh nghiệm làm việc.

Trong mục này, bạn không nên viết đơn giản là: “Tôi từng làm Nhân viên kinh doanh

dự án trong hơn 3 năm tại công ty ABC”. Nếu viết như vậy, hồ sơ của bạn sẽ “chìm

nghỉm” trong núi hồ sơ mà NTD nhận được vì họ không nắm được bạn đã làm gì và

đạt được thành tích gì trong công việc cũ. Cách tối ưu ở đây là bạn nêu rõ những công

việc mình từng đảm nhiệm ở vị trí nhân viên kinh doanh dự án ở công ty cũ và đặc

biệt nhấn mạnh vào những thành tích đã đạt được:

Tháng 10/2010 – Tháng 12/2012: Công ty ABC

Vị trí : Nhân viên kinh doanh dự án

ABC là một công ty chuyên nhập khẩu và phân phối hàng điện tử - điện lạnh.

Tài liệu Kỹ năng viết hồ sơ xin việc trang 1

Trang 1

Tài liệu Kỹ năng viết hồ sơ xin việc trang 2

Trang 2

Tài liệu Kỹ năng viết hồ sơ xin việc trang 3

Trang 3

Tài liệu Kỹ năng viết hồ sơ xin việc trang 4

Trang 4

Tài liệu Kỹ năng viết hồ sơ xin việc trang 5

Trang 5

Tài liệu Kỹ năng viết hồ sơ xin việc trang 6

Trang 6

Tài liệu Kỹ năng viết hồ sơ xin việc trang 7

Trang 7

Tài liệu Kỹ năng viết hồ sơ xin việc trang 8

Trang 8

Tài liệu Kỹ năng viết hồ sơ xin việc trang 9

Trang 9

Tài liệu Kỹ năng viết hồ sơ xin việc trang 10

Trang 10

Tải về để xem bản đầy đủ

pdf 25 trang duykhanh 7020
Bạn đang xem 10 trang mẫu của tài liệu "Tài liệu Kỹ năng viết hồ sơ xin việc", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Tài liệu Kỹ năng viết hồ sơ xin việc

Tài liệu Kỹ năng viết hồ sơ xin việc
xin việc đã trở 
nên rất phổ biến. Công ty nghiên cứu và quản lý nguồn nhân lực ADP của Mỹ cho 
biết, có tới 46%, tức là gần một nửa, số ứng viên xin việc nói dối dưới một dạng nào 
đó trong hồ sơ của họ. 
 Trên thực tế, chủ đề này đã trở nên phổ biến đến nỗi, khi gõ cụm từ “lying on” 
(nói dối) vào công cụ tìm kiếm Google, thì từ khóa hiện ra đầu tiên là “lying on your 
resume” (nói dối trong hồ sơ xin việc). 
 “Chém gió” trong hồ sơ xin việc có nhiều cấp độ khác nhau, từ những lời nói 
dối vô hại cho những lời nói dối trắng trợn như bằng cấp giả. Hãng tư vấn Marquet 
International mới đây đã đưa ra danh sách 10 lời nói dối phổ biến nhất trong hồ sơ xin 
việc: 
 1. Kéo dài quãng thời gian đã từng làm việc. 
 2. “Thổi phồng” các thành tựu và kỹ năng đã đạt được. 
 3. Nói khoác về chức danh công việc và trách nhiệm. 
 4. Nói quá về trình độ học vấn. 
 5. Dùng cụm từ “tự kinh doanh” để che đậy việc bị thất nghiệp 
 7. Phớt lờ thông tin về công việc từng làm. 
 8. Bằng cấp giả mạo. 
 9. “Bốc phét” về lý do bỏ công việc trước. 
©Minh Khải Hoàng Trang 18 
 Hành trang lập nghiệp (Cẩm nang cho sinh viên mới tốt nghiệp) 
 10. Cung cấp thông tin về người tham khảo (references) sai lệch. 
 11. “Xuyên tạc” về việc phục vụ trong quân ngũ. 
 Trong bối cảnh thị trường việc làm đầy khó khăn như hiện nay, liệu có đáng để 
đưa những lời nói dối này vào hồ sơ xin việc? Liệu bạn có thể đạt được điều bạn 
mong muốn bằng cách nói dối như vậy? 
 Kinh nghiệm cho thấy, câu trả lời cho những câu hỏi này là “không”. Trước khi 
bà Marissa Mayer lên nắm vai trò Giám đốc điều hành (CEO) ở Yahoo, người tiền 
nhiệm Scott Thompson đã mất chức vào năm ngoái khi bại lộ thông tin ông không hề 
có bằng khoa học máy tính như ông tự khai trước đó. 
Cũng vì khan man bằng cấp mà George O'Leary mất chức huấn luyện viên đội bóng 
Notre Dame, Dave Edmonson không giữ được ghế CEO của hãng bán lẻ hàng điện tử 
Radio Shack. 
 Các chuyên gia lưu ý rằng, những tiến bộ về công nghệ kỹ thuật số đã cho phép 
rà soát kỹ càng hơn các bộ hồ sơ xin việc, đặt những ứng viên nói dối vào thế rủi ro 
lớn hơn. “Khách hàng yêu cầu chúng tôi kiểm tra nhiều thứ hơn trước kia. Điều này 
cho thấy họ quan tâm hơn đối với chuyện thật, giả”, ông Ben Allen, Chủ tịch kiêm 
CEO của công ty an ninh Kroll, cho biết. 
 Theo tổ chức Society for Human Resource Management, ở Mỹ, việc kiểm soát 
hồ sơ nhân viên ngày càng được thắt chặt trong vòng 1 thập kỷ trở lại đây. 10 năm 
trước, chỉ có khoảng 2/3 số công ty thực hiện rà soát tính trung thực trong hồ sơ nhân 
viên. Đến nay, tỷ lệ này là 96%. 
 Chuyên gia nghề nghiệp Miriam Salpeter cho rằng, kịch bản xấu nhất của việc 
bạn nói dối trong hồ sơ xin việc chính là khi bạn nhận được công việc đó. Rốt cục, 
bạn sẽ bị phát giác. Và đó lý do vì sao các chuyên gia khuyến cao người tìm việc tuyệt 
đối không “đi đường tắt” bằng cách nói dối. 
 Đánh giá về vụ xì-căng-đan gian dối bằng cấp của cựu CEO Yahoo Scott 
Thompson, giới phân tích cho rằng, ích lợi của việc ông Thompson được ngồi vào ghế 
CEO là không thể “lại” được so với những mất mát quá lớn về độ khả tin và uy tín của 
ông. Cái tên Thompson đã bị nhiều người đánh đồng với “kẻ dối trá”. 
©Minh Khải Hoàng Trang 19 
 Hành trang lập nghiệp (Cẩm nang cho sinh viên mới tốt nghiệp) 
 VIII. 6 vấn đề “đáng ngờ” trong CV 
 Trước khi bạn nhận được lời mời phỏng vấn, phòng nhân sự sẽ “phân tích” kỹ 
lưỡng hồ sơ và lịch sử nghề nghiệp của bạn. Dưới đây là 6 vấn đề sẽ khiến họ nghi 
ngờ khả năng của bạn và lời khuyên giúp bạn giải toả mối hoài nghi đó: 
 Bạn làm nhiều công việc trong một thời gian ngắn 
 Nếu bạn thường xuyên “nhảy việc” trong một thời gian ngắn, nhà tuyển dụng sẽ 
thắc mắc liệu có phải bạn là người dễ chán việc, hoặc không đủ năng lực để làm việc, 
hoặc bạn thực sự không biết mình thích hợp với công việc nào. Vì vậy, khi đưa ra lý 
do cho những lần thay đổi công việc, hãy cố gắng giải thích hợp lý trong buổi phỏng 
vấn để các nhà tuyển dụng không nhận định sai về bạn. 
 Bạn bỏ công việc trƣớc 
 Hầu hết mọi người đều có một công việc mới trước khi quyết định nghỉ việc 
ở một công ty cũ. Nhưng nếu bạn không nằm trong số này, chắc chắn nhà tuyển dụng 
muốn biết câu chuyện thực sự của bạn là gì: Bạn có một ngày tồi tệ và quyết định ra đi 
trong giận dữ? Bạn cảm thấy buồn chán trong công việc và ra quyết định một cách 
bốc đồng? Hay bạn thực sự bị cho thôi việc nhưng lại cố khẳng định bạn tự cho mình 
nghỉ việc? Hãy kể một câu chuyện phù hợp để thuyết phục nhà tuyển dụng. 
 Bạn bị sa thải 
 Trong khi rất nhiều nhân viên bị sa thải vì công ty cắt giảm nhân viên hoặc 
tái cơ cấu lại tổ chức, các nhà tuyển dụng biết rõ đôi lúc các công ty sử dụng nó như 
một cái cớ để sa thải những nhân viên yếu kém. Để loại bỏ thắc mắc trên, hãy nhấn 
mạnh việc cả nhóm hoặc cả một phòng bị cắt giảm khi giải thích lý do bị sa thải. Còn 
nếu chỉ một mình bạn bị cắt giảm, các nhà tuyển dụng sẽ nghi ngờ nhiều hơn. 
 Bạn đã thất nghiệp trong một thời gian dài 
 Với tình hình kinh tế khó khăn hiện nay, các nhà tuyển dụng biết rằng việc bị 
thất nghiệp trong một thời gian dài cũng là điều dễ hiểu và ứng viên cần thời gian để 
tìm được công việc tốt. Tuy nhiên, một vài nhà tuyển dụng vẫn không khỏi thắc mắc 
tại sao các công ty khác không tuyển dụng bạn. Do vậy, bạn cần chỉ cho họ thấy dù 
không tìm được việc nhưng bạn đã học được rất nhiều điều bổ ích qua thời gian tình 
©Minh Khải Hoàng Trang 20 
 Hành trang lập nghiệp (Cẩm nang cho sinh viên mới tốt nghiệp) 
nguyện, xây dựng các kĩ năng hay tham gia các khóa học ngắn hạn, đi du lịch. 
 Bạn không ghi tên ngƣời quản lý trong hồ sơ 
 Nếu bạn chỉ để tên các đồng nghiệp trong danh sách người chứng nhận, hoặc 
để tên những người không trực tiếp quản lý bạn, nhà tuyển dụng sẽ thắc mắc nguyên 
nhân tại sao bạn không làm vậy: Phải chăng bạn có mối quan hệ không tốt với sếp? 
Hiệu quả công việc của bạn không cao? Ai cũng biết quản lý là người nắm rõ chất 
lượng công việc, điểm yếu cũng như điểm mạnh của nhân viên. 
 IX. 6 chiêu giúp bạn có đƣợc bộ hồ sơ lý tƣởng 
 Thái độ đúng đắn 
 Tại sao nhà tuyển dụng có thể loài trừ 50% hồ sơ chỉ trong 2 giây? Điều đó 
được quyết định bởi thái độ nghiêm túc của bạn. Chỉ cần nhìn qua hồ sơ họ biết được 
thái độ mong muốn phần công việc này của bạn đến mức nào. Nếu hồ sơ thiếu thông 
tin hay thông tin sơ sài, sử dụng ngôn ngữ mạng, giọng văn hoàn toàn là văn nói, cộng 
thêm bức ảnh không đúng qui cách hay sự thiếu lôgic giữa các thông tin, thậm chí bạn 
bày tỏ ý muốn làm bất cứ việc gì miễn là được làm việc thì lập tức hồ sơ của bạn sẽ bị 
bỏ qua. 
 Chuyên gia kiến nghị: Khi viết một hồ sơ, bạn nên chọn nơi yên tĩnh và tạo bộ 
khung cho hồ sơ của mình. Bạn muốn làm công việc như thế nào? Lợi thế của bạn là 
gì? Bạn có kế hoạch phát triển ra sao? Không nên bắt đầu bằng việc điền đầy các 
thông tin kinh nghiệm kín hồ sơ. Hãy để nhà tuyển dụng phán đoán bạn thích hợp với 
công việc nào. Điều bạn cần làm là tư duy, chọn lọc và tổng kết, đưa ra một sự khẳng 
định và đáp án có tính kết luận. Hãy để nhà tuyển dụng cảm nhận được thái độ cẩn 
trọng và nghiêm túc. 
 Tập trung nhấn mạnh kỹ năng 
 Hầu hết sinh viên mới tốt nghiệp còn thiếu kinh nghiệm thực tế, trong trường 
hợp này bạn cần nhấn mạnh chuyên môn hay những kỹ năng phẩm chất mà bạn cho là 
thế mạnh. 
 Nếu bạn đang ứng tuyển vào vị trí điều dưỡng viên, hãy cho thấy thế mạnh nổi 
bật trong chuyên môn, bạn sử dụng thành thạo các loại máy móc nào, kỹ năng chăm 
©Minh Khải Hoàng Trang 21 
 Hành trang lập nghiệp (Cẩm nang cho sinh viên mới tốt nghiệp) 
sóc và điều dưỡng ra sao, đã từng nhận được giải thưởng hay chứng chỉ chuyên 
mônNgười tuyển dụng thông qua sự mô tả sẽ hiểu được tình hình học tập lý thuyết 
chuyên nghiệp của bạn. Nếu bạn chỉ đưa ra các môn trong khóa học hoặc giải thích sự 
hiểu biết của bạn về nghề nghiệp có nghĩa bạn chưa truyền tải được bất cứ thông tin gì 
hữu dụng cho nhà tuyển dụng. 
 Giàu kinh nghiệm thực tiễn 
 Nếu bạn đã có kinh nghiệm thực tập và các hoạt động xã hội khác thì bạn đang 
có lợi thế rất lớn, nhưng vẫn chưa đủ. Nhiều người viết ra đơn vị thực tập và mô tả 
việc quan sát làm việc khi thực tập điều này không giúp ích cho nhà tuyển dụng biết 
được rốt cuộc bạn đã làm và học được những gì, bạn có thu hoạch hay kinh nghiệm 
nào không? Chỉ viết ra sự mô tả vô hình chung sự sẽ giảm bớt giá trị nghiêm túc và 
thái độ thành thật của bạn. 
 Bạn không có cơ hội thực tập, nhưng bạn từng tham gia làm tình nguyện hay 
tham gia các hoạt động tại trường học, kinh nghiệm dạy kèmhãy cho đó là kinh 
nghiệm mà bạn có. 
 Có định hƣớng nghề nghiệp rõ ràng 
 Nhiều người tìm việc đã đưa ra những việc không hề liên quan đến công việc 
nhà tuyển dụng đưa ra. Chuyên gia sẽ ngay lập tức loại bỏ các hồ sơ chưa xác định rõ 
ràng công việc mình muốn làm, họ tin rằng một ứng cử viên không biết mình đang 
muốn ứng tuyển công việc gì hoặc không biết thế mạnh bản thân ở đâu thì khó có thể 
phân công công việc. Họ cũng sẽ dè chừng với ứng viên cho rằng mình có thể làm 
mọi việc nhưng thực tế thì làm việc gì cũng không tốt. 
 Kinh nghiệm đƣợc đào tạo 
 Nhiều ứng cử viên đã bỏ qua mục này. Nhà tuyển dụng không quan tâm việc bạn 
thực sự tham gia bao nhiêu khóa bồi dưỡng hay đào tạo kinh nghiệm, cái họ muốn biết 
là liệu bạn có tích cực theo đuổi nghề nghiệp hay không. Đưa ra bất cứ chứng chỉ đào 
tạo nào mà bạn có kết hợp cùng mục tiêu nghề nghiệp, một lớp bồi dưỡng có tính mục 
tiêu với nghề nghiệp rất có thể sẽ tạo cơ hội cho bạn phát triển công việc về sau. 
 Tự đánh giá bản thân với nghề nghiệp lựa chọn 
©Minh Khải Hoàng Trang 22 
 Hành trang lập nghiệp (Cẩm nang cho sinh viên mới tốt nghiệp) 
 Một bản tự đánh giá bản thân tương tự như: tên tôi làđến từ...từ nhỏ có thói 
quentính cách hướng nội, kỹ năng giao tiếp thân thiện, nhiệt tình, có trách 
nhiệmcho thấy sự đánh giá quá chủ quan và không thuyết phục, hơn nữa mối tương 
quan với vị trí mục tiêu không cao. 
 Nhà tuyển dụng hy vọng thông qua việc tự đánh giá có thể biết được sự nắm 
bắt của bạn về nghề nghiệp, mức độ hiểu biết về bản thân và liệu bạn có những phẩm 
chất thích hợp. Việc tự đánh giá khả năng phù hợp với công việc, cho thấy năng lực 
chuyên môn, thể hiện sự tự tin sẽ giúp bạn nâng cao điểm số với người tuyển dụng. 
 X. 8 nguyên tắc cho tìm việc online 
 Ghé thăm những website lớn và thông dụng về việc làm 
 Khi bắt đầu sử dụng internet để tìm kiếm việc làm hãy ưu tiên sử dụng những 
website lớn và thông dụng như Vietnamwork.com, careerbuilder.comLý do là hầu 
hết những nhà tuyển dụng đều tìm những nhà cung cấp dịch vụ lớn, uy tín để đăng tải 
thông tin tuyển dụng. Bạn vẫn có thể sử dụng những trang thông tin tìm kiếm việc làm 
nhỏ hơn, tuy nhiên một trang thông tin lớn giúp bạn có tầm nhìn rộng lớn hơn, có điều 
kiện so sánh và nhiều sự lựa chọn hơn. 
 Mở rộng vùng tìm kiếm 
 Khi ghé thăm các trang thông tin tuyển dụng, khá nhiều người gặp phải một sai 
lầm là giới hạn sự tìm kiếm của mình trong những công việc được đăng tải trong vòng 
vài ngày gần đây mà quên mất những công việc được đăng tải một tuần thậm chí 1 
tháng trước đó. Thực tế là một vị trí tuyển dụng có thể đăng tải cách đây một tháng 
vẫn có thể còn hạn nộp hồ sơ, đặc biệt là những công việc đòi hỏi nhiều kỹ năng khó. 
Hơn nữa khi để ý đến những vị trí đăng tải khá lâu có thể giúp bạn hạn chế sự cạnh 
tranh, bởi phần lớn ứng viên đều chú ý đến nhưng thông tin mới đăng tải. Lưu ý rằng 
hạn nộp hồ sơ dài hay ngắn kể từ ngày đăng không liên quan đến chất lượng công ty 
đó. 
 Ghé thăm website của nhà tuyển dụng 
 Ngoài việc tìm kiếm thông tin trên các trang tuyển dụng lớn, bạn nên ghé thăm 
©Minh Khải Hoàng Trang 23 
 Hành trang lập nghiệp (Cẩm nang cho sinh viên mới tốt nghiệp) 
các website của những công ty phù hợp với khả năng của mình để xem thông tin tuyển 
dụng riêng của họ. Các yêu cầu và thông tin về vị trí tuyển dụng tại đây thường được 
liệt kê chi tiết hơn. Bạn có thể tìm kiếm thông tin liên lạc của người phụ trách tuyển 
dụng đến duy trì mối liên lạc thường xuyên với họ. 
 Mở rộng cơ hội 
 Bạn cũng có thể sử dụng các trang thông tin tuyển dụng như là một bệ phóng 
cho các cơ hội khác. Ví dụ khi bạn nhìn thấy một ví trí tuyển dụng vượt quá năng lực 
của bạn có hiện tại nhưng bạn có thể đạt được nó trong tương lai, bạn có thể gửi CV 
cho nhà tuyển dụng, nói rõ mong muốn được làm việc tại công ty và đề nghị họ xem 
xét trong các đợt tuyển dụng tiếp theo. 
 Đừng “rải” CV một cách bừa bãi 
 Rất nhiều website về tìm kiếm việc làm hiện nay cho phép người lao động 
gửi hồ sơ tới nhà tuyển dụng rất đơn giản - chỉ bằng một vài cái nhấp chuột. Tuy 
nhiên đừng vì thế mà “rải” CV một cách thiếu thận trọng theo quan điểm: “được thì 
được chẳng được thì thôi”. Hãy chỉn chu bản CV của mình và lựa chọn một vài vị trí 
và nhà tuyển dụng phù hợp với năng lực của bạn. Lý do là bản CV của bạn sẽ không 
thể được “chăm chút” một cách tốt nhất nếu như bạn “rải” nó đi như kiểu “rải truyền 
đơn”. Hãy nhớ rằng gửi một bản CV chất lượng đạt hiệu quả hơn nhiều so với việc 
bạn gửi đi chỉ vì lấy số lượng. 
 Để ý lỗi chính tả 
 Hoàn thành CV trên máy tính sẽ rất thuận tiện nhưng đôi khi thường gặp phải 
những lỗi không đáng có. Cẩn thận với những lỗi chính tả cũng như ngữ pháp khi bạn 
gõ thông tin trực tiếp trên các mẫu CV online. Trong một cuộc khảo sát năm 2007 tại 
Anh, có đến 63% nhà tuyển dụng nói với website thông tin việc làm lớn nhất nước 
Anh CareerBuilder.co.uk rằng sai chính tả, sai ngữ pháp là một trong những lỗi họ 
thường gặp nhất đối với các ứng viên. Chính vì thế hãy thận trọng và kiểm tra kỹ càng 
những gì bạn viết trước khi gửi đi, nếu không bạn có thể mất điểm vì những sai lầm 
không đáng có. 
 Cẩn trọng với sếp hiện tại 
©Minh Khải Hoàng Trang 24 
 Hành trang lập nghiệp (Cẩm nang cho sinh viên mới tốt nghiệp) 
 Sử dụng máy tính và internet tại cơ quan hiện tại để tìm kiếm và liên lạc với nhà 
tuyển dụng mới là một ý tưởng khá mạo hiểm. Sếp của bạn có thể sử dụng các phần 
mềm và kỹ thuật hiện đại để kiểm soát những website bạn ghé thăm và những lá thư 
bạn gửi đi. Nếu bạn muốn ở lại làm việc cho đến khi bạn tìm được công việc mới thì 
hãy cẩn thận với những hành động kiểu này. Tốt nhất bạn nên thực hiện những việc 
này bằng chiếc máy tính cá nhân tại nhà. 
 Duy trì liên lạc 
 Một trong những nguyên tắc khi bạn gửi hồ sơ online là luôn duy trì liên lạc 
với nhà tuyển dụng. Tuy nhiên phần lớn ứng viên lại quên mất điều này, họ chỉ gửi 
CV đi và chờ trong bị động. Viết thư hoặc gọi điện đến nhà tuyển dụng không chỉ là 
để khẳng định họ đã nhận được hồ sơ của bạn hay chưa, mà quan trọng hơn đó là cách 
bạn tái khẳng định với nhà tuyển dụng rằng bạn rất quan tâm đến vị trí mà họ đang 
cần. Đừng lo lắng rằng bạn đang làm phiền nhà tuyển dụng. Thực tế không có mấy 
nhà tuyển dụng nghĩ rằng đó là một làm phiền phức. 
©Minh Khải Hoàng Trang 25 

File đính kèm:

  • pdftai_lieu_ky_nang_viet_ho_so_xin_viec.pdf