Những việc cần xem xét trước suy nghĩ về thay đổi công việc

Tìm hiểu, nghiên cứu về các ngành nghề, công ty, doanh nghiệp

Sau khi chuyển việc, để tránh nảy sinh suy nghĩ rằng công việc mới này cũng vẫn chưa

phù hợp với mình thì trước khi bắt đầu, bạn hãy tìm hiểu thật kỹ doanh nghiệp hay công

ty mà bạn có nguyện vọng được làm ở đó.

Trong quá trình chuyển việc, có rất nhiều người đã quyết định chọn một ngành nghề và

bắt đầu tìm kiếm các thông tin tuyển dụng chỉ liên quan đến ngành nghề đó. Tuy nhiên

nếu có quá ít sự lựa chọn thì cũng sẽ rất là “nguy hiểm” cho bạn. Vậy bạn nên giới hạn

ngành nghề ra sao? Nên tìm hiểu và nghiên cứu về các ngành nghề như thế nào thì tốt?

Nếu chỉ giới hạn ở những ngành nghề mà bạn đã từng có kinh nghiệm hay cảm thấy hứng

thú thì có thể khả năng của bạn sẽ bị hạn chế. Bởi lẽ, biết đâu bạn lại thành công ở những

lĩnh vực mà bạn chưa bao giờ nghĩ tới. Trước khi bạn bắt đầu quá trình chuyển việc,

trước khi tìm kiếm các thông tin tuyển dụng, đầu tiên, bạn nên thử thu thập thông tin về

thực trạng và xu hướng của các ngành nghề xem sao. Thực tế cho thấy cũng đã có rất

nhiều người tìm được những công việc phù hợp ở các ngành nghề mà trước đó họ không

hề quan tâm đến. Nhất định bạn phải nên thử tìm hiểu cả những ngành nghề mà từ trước

đến nay vẫn chưa “có duyên” với bạn. Có khi bạn sẽ phát hiện ra những điểm chung của

bản thân đối với những ngành nghề đó.

Thông thường nội dung tìm hiểu, nghiên cứu về các ngành nghề và doanh nghiệp được

chia thành 3 loại:

- Thực trạng ngành nghề

- Thông tin về các doanh nghiệp, công ty- Thông tin về công việc

Và bạn nên có những hiểu biết nhất định về 3 khái niệm này.

Những việc cần xem xét trước suy nghĩ về thay đổi công việc trang 1

Trang 1

Những việc cần xem xét trước suy nghĩ về thay đổi công việc trang 2

Trang 2

Những việc cần xem xét trước suy nghĩ về thay đổi công việc trang 3

Trang 3

Những việc cần xem xét trước suy nghĩ về thay đổi công việc trang 4

Trang 4

Những việc cần xem xét trước suy nghĩ về thay đổi công việc trang 5

Trang 5

Những việc cần xem xét trước suy nghĩ về thay đổi công việc trang 6

Trang 6

Những việc cần xem xét trước suy nghĩ về thay đổi công việc trang 7

Trang 7

Những việc cần xem xét trước suy nghĩ về thay đổi công việc trang 8

Trang 8

Những việc cần xem xét trước suy nghĩ về thay đổi công việc trang 9

Trang 9

pdf 9 trang duykhanh 4180
Bạn đang xem tài liệu "Những việc cần xem xét trước suy nghĩ về thay đổi công việc", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Những việc cần xem xét trước suy nghĩ về thay đổi công việc

Những việc cần xem xét trước suy nghĩ về thay đổi công việc
ìm hiểu trên website tuyển dụng 
của công ty chúng tôi. Và sau khi xem xong nội dung công việc cũng như những yêu cầu 
kỹ năng cần có thì bạn nên tìm ra một mục tiêu cho mình. Bạn hãy thử so sánh thông tin 
này với những kinh nghiệm của bản thân và suy nghĩ xem liệu bạn có thể thử sức ở công 
ty đó hay không? Hay việc vào làm ở công ty đó có thể giúp bạn đạt được những kinh 
nghiệm để có thể tiếp cận được nghề nghiệp mà bạn muốn hướng tới hay không? 
Bên cạnh những cách thu thập thông tin đã nói ở trên còn có một phương pháp rất hữu 
dụng nữa chính là việc lắng nghe thông tin từ những người xung quanh. Đó có thể là 
những người bạn của bạn hiện đang làm trong ngành hay những cố vấn ở các công ty giới 
thiệu nhân sự, Họ là những người có thể nắm rõ hơn bạn nên bạn hãy thử thu thập 
thông tin từ họ xem sao. 
Tuy nhiên, có 1 điểm bạn cũng nên lưu ý. Đó là đừng nên tiếp nhận thông tin một cách 
thụ động. Trong những thông tin trên website của các doanh nghiệp hay những thông tin 
trên các kênh truyền thông đều ít nhiều thể hiện suy nghĩ của doanh nghiệp hay của công 
ty truyền thông đó. Cho nên nếu bạn cảm thấy thực sự có hứng thú, hãy mạnh dạn ứng 
tuyển và chuẩn bị phỏng vấn, điều quan trọng là việc tự bản thân mình xác có định rõ 
ràng trên thực tế hay không. 
Phân tích và đánh giá bản thân 
Điều khiến bạn lo lắng nhất khi chuyển việc chính là giá trị của bản thân trên thị trường. 
Cũng giống như đối với một nhà sản xuất, trước khi tung sản phẩm mới ra, anh ta sẽ phải 
nghiên cứu thị trường và thực hiện các chiến lược marketing. Tương tự như vậy, chuyển 
việc cũng chính là việc bạn “bán” bản thân mình trên một thị trường rộng lớn hơn. 
Và thật tiếc là khi chuyển việc thì giá trị của bạn – được thể hiện ở mức lương lại do 
chính thị trường quyết định. Dù bạn có sở hữu một nghề nghiệp hay các thành tựu tuyệt 
vời như thế nào đi chăng nữa mà không đến được với người mua (ở đây là nhà tuyển 
dụng) thì bạn cũng không thể chuyển việc được. Hay nói cách khác, khi đó giá trị của bạn 
bằng 0. 
Để có thể tìm thấy một công việc phù hợp hay là để PR cho bản thân thì trước khi bắt đầu 
quá trình chuyển việc, bạn nên phân tích và đánh giá bản thân mình. Tuy nhiên, thật bất 
ngờ là đã có rất nhiều người không nhận ra được năng lực cũng như sở thích và chí 
hướng của bản thân. Vậy thì làm cách nào để bạn có thể phát huy được những điểm mạnh 
đó? 
Kết quả của việc phân tích và đánh giá bản thân có thể tóm tắt một cách cụ thể thành 3 
điểm dưới đây: 
- Bạn đã làm được gì (chỉ những thành tựu của bạn) 
- Bạn có thể làm được gì ( kỹ năng, tri thức, bằng cấp) 
- Và từ bây giờ, bạn muốn làm điều gì 
Như vậy, sau khi đã phân tích và đánh giá bản thân mình, thì những mục mà bạn tóm tắt 
lại được sẽ trở thành bản lý lịch của bạn. Nói cách khác, bản chất của quá trình viết lý 
lịch chính là việc bạn xử lý và sắp xếp lại những thông tin về học vấn, trình độ, kinh 
nghiệm của bạn từ trước đến nay. 
Hãy xem xét một cách cụ thể như sau: 
Bước đầu tiên của việc phân tích, đánh giá bản thân sẽ bắt đầu với việc tìm lại công việc 
cho chính bản thân bạn từ trước đến nay. Bạn hãy viết ra và sắp xếp lại những công việc 
mà bạn đã từng làm hay đã có kinh nghiệm dựa trên các góc độ như “ Loại dịch vụ, hàng 
hóa nào? ”, “Đối với ai?”, “Bằng phương pháp như thế nào?”, “Bạn đã cung cấp loại dịch 
vụ, hàng hóa nào cho ai?”, “Nếu như công việc đó là làm việc nhóm thì vai trò của bạn là 
như thế nào?”, bạn càng liệt kê cụ thể thì càng có hiệu quả. Hãy kết hợp cả những thứ 
chẳng hạn như mục tiêu của bạn là gì, mức độ thành tựu là bao nhiêu %, và thử viết ra. 
Từ những nội dung mà bạn đã ghi chú lại, hãy đánh giá về năng lực của bạn. Chắc chắn 
bạn sẽ có thể suy luận ra được những gì mình đã đạt được, những gì mình đã học được 
qua mỗi công việc. Bạn hãy tóm tắt lại những điểm mà bạn cảm thấy mình đã trưởng 
thành hơn. 
Có thể đối với những nội dung này sẽ có người cho rằng “ Đây không thể gọi là năng lực 
được”. Tuy nhiên, điều quan trọng không phải là việc bạn tìm thấy được điểm nào vượt 
trội hơn người khác mà là việc bạn nhìn và xem lại mình đã thu lượm được những tri 
thức gì, mình đã trưởng thành lên như thế nào? Bạn hãy suy nghĩ và ghi chép lại những 
vấn đề như: Đối với mỗi sự việc, hiện tượng, mình đã phấn đấu và đã gặp phải những khó 
khăn như thế nào qua quá trình đó? Những việc gì vẫn đang tiếp diễn? Nếu bạn đã thất 
bại thì nguyên nhân thất bại là gì và bạn đã làm gì để khắc phục? Ví dụ như “Đối với mỗi 
vấn đề thì bạn đã bỏ công sức và trăn trở như thế nào?” hay “Bạn đã đối xử với mọi 
người thế nào”, Đó cũng chính là năng lực, là điểm mạnh của bạn. 
Tuy nhiên, nếu bạn chỉ thể hiện điều đó thôi thì vẫn chưa đủ để PR cho bản thân. Nhất 
định bạn phải nêu kèm theo cả những thành tích, kết quả mà bạn đã đạt được và cả những 
thay đổi tích cực của bạn so với trước đây. Kể cả những việc nhỏ nhặt như “Thời gian 
cần thiết để thực hiện công việc đã được rút ngắn đi 1 tiếng đồng hồ” hay “ Số lỗi chỉ còn 
lại một nửa” , vì điều quan trọng là có thể viết ra được một cách cụ thể nhất bạn đã 
phát huy được năng lực, kỹ năng của mình như thế nào, mọi việc đã tiến triển ra sao? 
Nếu đã thực hiện tất cả những điều kể trên rồi mà bạn vẫn không tìm ra được kết quả gì 
thì có lẽ bây giờ chưa phải là lúc thích hợp để bạn có thể chuyển việc. Lời khuyên lúc này 
dành cho bạn là hãy thử suy nghĩ xem liệu ở nơi làm việc hiện tại, còn có công việc gì mà 
bạn có thể làm tốt hơn hay không? 
Còn nếu bạn đã có thể viết được đến đây thì chuyện viết lý lịch làm việc trở nên rất đơn 
giản, bạn hãy thử dựa trên những nội dung đã viết trên đây để sắp xếp lại một cách hoàn 
chỉnh xem sao nhé. 
Thiết lập thời gian biểu và tiến độ thực hiện 
Mỗi người đều có những cách riêng để tiến hành quá trình chuyển việc. Và bản thân bạn 
cũng sẽ phải tự suy nghĩ, cân nhắc và hành động theo cách riêng của mình. Câu hỏi đặt ra 
là bạn phải nên bắt đầu từ đâu và phải làm như thế nào? Hãy cùng tham khảo điểm mấu 
chốt và các bước để thực hiện quá trình này. 
Thông thường, quá trình chuyển việc thường diễn ra theo các bước như sau: 
1. Đánh giá, phân tích bản thân 
2. Thu thập thông tin, chuẩn bị hồ sơ 
3. Ứng tuyển, phỏng vấn, được tuyển dụng 
4. Nghỉ việc ở chỗ làm hiện nay và vào làm ở chỗ mới 
Nói là như vậy nhưng không nhất thiết bạn phải thực hiện tuần tự như các bước ở trên, 
bạn cũng có thể ứng tuyển vào nơi mà bạn thích trước, sau đó vừa chuẩn bị phỏng vấn, 
vừa phân tích và đánh giá bản thân mình. 
Tuy nhiên, dù theo cách nào đi chăng nữa thì bạn cũng nên chuẩn bị tinh thần rằng thời 
gian cần thiết để thực hiện quá trình này, tức là tính từ lúc bắt đầu tìm kiếm thông tin 
tuyển dụng cho đến khi vào làm ở chỗ mới, tính cả khoảng thời gian bàn giao công việc ở 
nơi làm cũ cũng phải mất khoảng từ 3 tháng đến nửa năm. 
Một trong những yếu tố ảnh hưởng đến thời gian thực hiện quá trình chuyển việc chính là 
thời điểm bạn có thể tham gia phỏng vấn. Bạn nên đề nghị được đến phỏng vấn sau giờ 
làm việc hoặc vào thứ 7. Nếu không được sự đồng ý của nhà tuyển dụng và buộc bạn 
phải đến phỏng vấn vào giờ hành chính thì tuyệt đối không nên tranh thủ giờ làm mà hãy 
xin phép chỗ làm hiện tại được đến muộn hoặc về sớm hay xin nghỉ phép. Cũng có những 
trường hợp thời gian bị kéo dài xuất phát từ phía doanh nghiệp hay công ty nơi bạn ứng 
tuyển: Có thể do nhân viên phụ trách phỏng vấn quá bận khiến việc xếp lịch mất nhiều 
thời gian hơn dự tính; Cũng có những trường hợp đã phỏng vấn xong nhưng do họ phải 
so sánh, cân nhắc bạn với các ứng cử viên khác, họ vẫn còn phân vân và chưa thể đưa ra 
kết luận sớm được, Vì vậy khi thiết lập thời gian biểu, bạn cũng nên cân nhắc những 
điều này và chuẩn bị tinh thần rằng có thể quá trình chuyển việc sẽ mất nhiều thời gian 
hơn bạn tưởng. 
Ngoài ra, khi bắt đầu quá trình chuyển việc, có một thứ mà bạn cũng nên xác nhận lại, đó 
là các quy định và điều lệ thuộc chỗ làm hiện tại của bạn. Thường trong hợp đồng lao 
động của các công ty sẽ có những điều khoản quy định về việc nghỉ việc. Để có thể tiến 
hành quá trình chuyển việc một cách có kế hoạch, bạn hãy xác nhận lại xem sau khi nộp 
đơn thôi việc thì mất bao lâu bạn mới chính thức được nghỉ việc ở công ty đó. Bạn có thể 
tham khảo thêm thông tin từ Luật lao động, chẳng hạn như Pháp luật cho phép nghỉ việc 
sau khi nộp đơn thôi việc 30 ngày đối với những hợp đồng lao động có quy định thời gian 
tuyển dụng và 45 ngày đối với những hợp đồng lao động không quy định thời gian tuyển 
dụng. 
Bên cạnh đó, bạn cũng nên đặt mục tiêu rằng, làm thế nào để bạn có thể nghỉ việc một 
cách vẹn toàn và thiện chí nhất. Bởi vì cũng có trường hợp người ta đánh giá năng lực 
của bạn thông qua việc bạn có thể làm được điều này hay không. 
Đối với những người vẫn còn đang làm việc, có khi việc thương lượng để xin nghỉ việc 
lại mất nhiều thời gian hơn. Vì vậy, để có thể chuyển việc một cách thuận lợi và trôi 
chảy, có lẽ bạn nên thiết lập thời gian biểu bằng cách tính ngược thời gian từ thời điểm có 
thể dễ dàng xin nghỉ việc trở về trước. Chẳng hạn như, đối với các công ty thường xuyên 
bận theo chu kỳ thì bạn nên xin nghỉ tránh các thời kỳ cao điểm đó, đối với những người 
làm việc cho dự án với thời gian dài thì có thể kết hợp xin nghỉ việc vào những thời điểm 
khi hoàn thành một hạng mục hay một nội dung nào đó của dự án. Nói chung, bạn nên 
điều chỉnh sao cho thời điểm nghỉ việc của bạn ít gây ảnh hưởng và làm xáo trộn đến 
công ty nhất. 
Đối với ngày nghỉ việc cụ thể, có lẽ bạn nên bàn và thỏa thuận với cấp trên về thời điểm 
nghỉ mà cả hai bên đều có thể chấp nhận được, về cơ bản sẽ theo quy định của công ty 
hoặc sau khi cân nhắc về việc tiếp quản công việc của bạn. 
Trước khi bạn chuyển việc 
Có hai câu hỏi mà bạn cần phải trả lời trước khi muốn chuyển việc một cách thành công, 
đó là: Mục đích chuyển việc của bạn là gì? Và bạn muốn thực hiện điều gì? Bởi vì nếu 
không hiểu được mục đích chuyển việc, thì dù có chuyển sang một công việc mà bạn 
nghĩ là nó có điều kiện tốt thế nào đi nữa thì qua một thời gian bạn sẽ lại băn khoăn rằng 
liệu đây có phải đã là lựa chọn đúng hay chưa? 
Trước hết, bạn hãy thử cân nhắc lại một lần nữa các vấn đề sau: 
- Tại sao bạn lại muốn chuyển việc? Công việc hiện nay có gì khác so với nguyện vọng 
của bạn? 
- Khi bạn quyết định làm công việc này vì nghĩ rằng nó đáng làm thì mục tiêu của bạn là 
gì? 
- Phải chăng ở nơi làm việc hiện tại thì dù thế nào đi nữa bạn cũng không thể thực hiện 
được mục tiêu đó? 
Nhưng dù sao nếu bạn vẫn nghĩ rằng mình cần phải chuyển việc thì bạn hãy bắt đầu thực 
hiện nó. 
Thời điểm cân nhắc chuyển việc đối với mỗi người là khác nhau, nhưng thường là vào 
những lúc như: Từ khi tốt nghiệp đến lúc đi làm được vài năm, trước khi bước sang tuổi 
30, sau khi kết hôn hay khi có sự biến đổi nào đó trong công việc hiện tại, Trong mỗi 
trường hợp thì bạn đều có lý do để muốn chuyển việc, tuy nhiên bạn hãy thử cân nhắc lại 
trước khi quyết định vấn đề này một lần nữa xem sao. 
Nếu bạn không thực sự nghiêm túc suy nghĩ về những câu hỏi như “Vì sao bạn muốn 
chuyển việc?” “Bạn muốn làm công việc gì?” “Vì sao bạn lại muốn nghỉ việc ở chỗ làm 
hiện nay?” vv thì bạn sẽ khó có thể chuyển việc một cách suôn sẻ và thành công 
được. 
Bất cứ ai, khi chuyển việc cũng đều xuất phát từ sự không hài lòng một vấn đề nào đó, có 
khi là bất mãn. Chẳng hạn như không hài lòng về mức lương, về môi trường làm việc hay 
bất mãn vì ở chỗ làm hiện tại sẽ không thể thực hiện được lý tưởng của bản thân và chính 
nó dẫn đến quyết tâm muốn chuyển việc. Tuy nhiên nếu chỉ đứng trên quan điểm do bất 
mãn mà dẫn đến muốn chuyển việc thì khi phỏng vấn bạn sẽ dễ rơi vào việc nói xấu công 
ty. 
Bạn hãy hướng quan điểm của mình khi chuyển việc sang mong muốn được làm gì đó tốt 
hơn cho bản thân. Rõ ràng, việc thất vọng vì công việc hiện tại sẽ khác hoàn toàn với lý 
do mục tiêu của bạn hay với những gì mà bạn đang hướng đến. 
Bạn hãy hình dung xem bạn sẽ trở nên như thế nào nếu như cứ tiếp tục làm công việc 
hiện nay sau nửa năm, 1 năm, 5 năm hay 10 năm nữa. Hãy nhìn cấp trên và những đồng 
nghiệp đã vào làm trước bạn, chắc cũng không khó để bạn có thể tưởng tượng ra hình ảnh 
tương lai của mình. Để rồi từ đó bạn có mong muốn, có kỳ vọng rằng hình ảnh đó sẽ trở 
nên thành công hơn thế nữa không? Liệu bạn có thể khiến cho điều đó trở thành hiện thực 
với điều kiện là chỗ làm hiện nay? 
Và theo cách này, khi bạn nhìn vào tình hình hiện nay dựa trên hình ảnh bạn muốn trở 
thành trong tương lai, bạn có thể tìm thấy mục tiêu mới ở chỗ làm hiện tại như “Bạn vẫn 
có thể cố gắng làm việc gì đó ở chỗ làm hiện nay” hay “Hãy thử chuyển sang bộ phận 
khác xem sao”. Hoặc ngược lại, bạn cũng có thể dứt khoát, quyết tâm chuyển việc nếu 
bạn thấy ở chỗ làm hiện nay không đáp ứng được mong muốn của bạn. 
Để chuẩn bị cho quá trình chuyển việc, những nội dung mà bạn cần sắp xếp lại chủ yếu 
là: mục đích, lý do chuyển việc; điểm mạnh, điểm yếu của bản thân; hình ảnh mà bạn 
mong muốn trở thành trong tương lai Ví dụ như, việc làm rõ mục đích của bạn khi 
chuyển việc sẽ dẫn đến việc quyết định điểm cốt lõi của mỗi thông tin tuyển dụng, điểm 
cốt lõi ở đây chính là những điều kiện mà bạn mong muốn hay những tiêu chí cần chú 
trọng khi tìm việc. Không chỉ vậy, khi bạn đã quyết tâm ứng tuyển thì việc chuẩn bị đó 
cũng sẽ trở thành điểm cốt lõi khi bạn suy nghĩ về các vấn đề như “Động lực khiến bạn 
muốn làm việc” hay “Lí do chọn doanh nghiệp, công ty đó”. Và hơn thế nữa, khi doanh 
nghiệp hay công ty mà bạn ứng tuyển quyết định tuyển dụng bạn, thì lúc đó, việc xem lại 
những nội dung mà bạn đã suy nghĩ và chuẩn bị ở bước này sẽ giúp bạn cân nhắc xem 
“Liệu làm việc ở doanh nghiệp, công ty mới này có thực sự giải quyết được lí do mà bạn 
muốn chuyển việc ban đầu hay không?” 
Trong quá trình chuyển việc, sẽ có rất nhiều trường hợp đòi hỏi bạn phải đưa ra những 
quyết định hay phải PR cho bản thân một cách đúng đắn, hợp lý. Và không phải chỉ ứng 
phó tạm thời trong các trường hợp đó mà bạn nên chuẩn bị thật kỹ càng, có lập trường 
kiên định, nhất quán. Có như thế thì mới có thể chuyển việc một cách thành công được. 
Ngược lại, nếu như bạn không chuẩn bị kỹ, ngay cả suy nghĩ của bản thân vẫn còn mơ 
hồ, không chắc chắn mà đã bắt đầu quá trình tìm kiếm công việc mới thì rất có thể sẽ gây 
ra những ảnh hưởng, dẫn đến những trường hợp mà bạn không nghĩ tới trong quá trình 
chuyển việc sau này. 
Bạn nên tránh những thất bại không đáng có, để được tuyển dụng và hơn cả là để bản 
thân bạn có thể nói rằng “ Mình đã chuyển việc thành công” hay “ Đúng là mình nên làm 
việc cho doanh nghiệp/ công ty này”. Việc chuẩn bị kỹ càng giúp bạn có thể chuyển việc 
mà không phải hối hận về điều gì. Vì thế, hãy cân nhắc kỹ lưỡng xem mục đích của việc 
chuyển việc là gì, và cho đến khi bạn thực sự cảm thấy cần phải chuyển việc thì lúc đó 
hãy bắt đầu quá trình này. 

File đính kèm:

  • pdfnhung_viec_can_xem_xet_truoc_suy_nghi_ve_thay_doi_cong_viec.pdf