Ý nghĩa đằng sau của những câu hỏi phỏng vấn xin việc

 Những câu hỏi kiểm tra mục tiêu nghề nghiệp và niềm đam mê:

1. Vì sao bạn rời bỏ công việc hiện tại ?

2. Vì sao bạn muốn công việc này ?

3. Hãy mô tả công việc lý tưởng của bạn.

Dĩ nhiên phải có lý do bạn mới nghỉ việc. Nhưng bạn nhìn sự việc đó một cách tích

cực hay tiêu cực? Bạn có xác định rõ ràng bước đi kế tiếp của mình hay chỉ muốn

thoát khỏi công việc hiện tại? Nhà tuyển dụng (NTD) đánh giá cao những ứng viên

có mục tiêu rõ ràng cho sự nghiệp và có thái độ tích cực. Niềm đam mê với công

việc sẽ thể hiện qua ánh mắt, gương mặt và cảm xúc khi bạn nói về việc làm bạn

yêu thích.* Những điều nên tránh:

- Than phiền về công việc. Cho dù bạn chỉ muốn thoát khỏi công việc hiện tại càng

sớm càng tốt, bạn cũng không nên than phiền vì chẳng ai muốn tuyển một người

suy nghĩ tiêu cực vào đội ngũ của mình.

- Không biết mình muốn gì. “Tôi muốn được thử thách” là một câu trả lời sách vở.

Nếu NTD tiếp tục xoáy sâu vào câu trả lời này và bạn không đưa ra lời giải thích

hợp lý, bạn sẽ bị mất điểm.

Ý nghĩa đằng sau của những câu hỏi phỏng vấn xin việc trang 1

Trang 1

Ý nghĩa đằng sau của những câu hỏi phỏng vấn xin việc trang 2

Trang 2

Ý nghĩa đằng sau của những câu hỏi phỏng vấn xin việc trang 3

Trang 3

Ý nghĩa đằng sau của những câu hỏi phỏng vấn xin việc trang 4

Trang 4

Ý nghĩa đằng sau của những câu hỏi phỏng vấn xin việc trang 5

Trang 5

Ý nghĩa đằng sau của những câu hỏi phỏng vấn xin việc trang 6

Trang 6

Ý nghĩa đằng sau của những câu hỏi phỏng vấn xin việc trang 7

Trang 7

Ý nghĩa đằng sau của những câu hỏi phỏng vấn xin việc trang 8

Trang 8

pdf 8 trang duykhanh 2200
Bạn đang xem tài liệu "Ý nghĩa đằng sau của những câu hỏi phỏng vấn xin việc", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Ý nghĩa đằng sau của những câu hỏi phỏng vấn xin việc

Ý nghĩa đằng sau của những câu hỏi phỏng vấn xin việc
Ý nghĩa đằng sau của những 
 câu hỏi phỏng vấn xin việc 
Có lẽ bạn đã quen thuộc với những câu hỏi phỏng vấn kiểm tra kinh nghiệm 
hay kiến thức chuyên môn. Đôi lúc bạn quá tập trung “phô diễn” kinh nghiệm 
mà thiếu sự chuẩn bị cần thiết cho những câu hỏi “dễ mà khó” khác. Dễ vì 
những câu hỏi này bạn vẫn thường gặp. Khó vì ẩn chứa đằng sau mỗi câu hỏi 
là một bài kiểm tra về thái độ, tính cách, khả năng chịu áp lực hay một số “bẫy” 
mà bạn không nhận ra. 
I. Những câu hỏi kiểm tra mục tiêu nghề nghiệp và niềm đam mê: 
1. Vì sao bạn rời bỏ công việc hiện tại ? 
2. Vì sao bạn muốn công việc này ? 
3. Hãy mô tả công việc lý tưởng của bạn. 
Dĩ nhiên phải có lý do bạn mới nghỉ việc. Nhưng bạn nhìn sự việc đó một cách tích 
cực hay tiêu cực? Bạn có xác định rõ ràng bước đi kế tiếp của mình hay chỉ muốn 
thoát khỏi công việc hiện tại? Nhà tuyển dụng (NTD) đánh giá cao những ứng viên 
có mục tiêu rõ ràng cho sự nghiệp và có thái độ tích cực. Niềm đam mê với công 
việc sẽ thể hiện qua ánh mắt, gương mặt và cảm xúc khi bạn nói về việc làm bạn 
yêu thích. 
* Những điều nên tránh: 
- Than phiền về công việc. Cho dù bạn chỉ muốn thoát khỏi công việc hiện tại càng 
sớm càng tốt, bạn cũng không nên than phiền vì chẳng ai muốn tuyển một người 
suy nghĩ tiêu cực vào đội ngũ của mình. 
- Không biết mình muốn gì. “Tôi muốn được thử thách” là một câu trả lời sách vở. 
Nếu NTD tiếp tục xoáy sâu vào câu trả lời này và bạn không đưa ra lời giải thích 
hợp lý, bạn sẽ bị mất điểm. 
II. Những câu hỏi kiểm tra thái độ: 
1. Những thất bại/ thành công lớn nhất của bạn? 
2. Kiểu đồng nghiệp nào bạn ghét nhất? 
3. Mâu thuẫn gần đây nhất giữa bạn và đồng nghiệp là gì? 
Kinh nghiệm có thể tích lũy, kỹ năng có thể rèn dũa, nhưng thái độ khó có thể thay 
đổi. NTD tìm kiếm những ứng viên có thái độ tích cực, chuyên nghiệp, sẵn sàng 
học hỏi và đam mê công việc hơn là những ứng viên nhiều kinh nghiệm, giỏi kỹ 
năng nhưng suy nghĩ tiêu cực, đố kị hay chỉ biết than phiền. 
* Những điều nên tránh: 
- Không thừa nhận sai lầm vì sợ bị đánh giá thấp. “Tôi chưa từng thất bại” là câu 
trả lời không thành thật. Tuy nhiên, nếu có nói về thất bại cũng đừng đổ lỗi cho sếp 
hay đồng nghiệp; hãy kể câu chuyện một cách khách quan, tích cực và đề cập 
những điều bạn đã học được từ thất bại đó. 
- Tạo ra câu chuyện không thật. Hãy kể câu chuyện của chính bạn. Nếu bạn chưa 
có một thành công lớn, hãy kể những kết quả nhỏ. Đừng cố lấy thành tựu của 
người khác và biến mình thành nhân vật chính. NTD sẽ nhận ra qua ngôn ngữ cử 
chỉ vì chỉ những ai kể câu chuyện của chính họ mới thể hiện được cảm xúc thật. 
Ý nghĩa đằng sau của những câu hỏi phỏng vấn xin việc 
III. Những câu hỏi dưới dạng tình huống, kiểm tra khả năng ứng biến và tư 
duy logic: 
1. Nếu trở thành bộ trưởng giao thông vận tải, bạn sẽ làm điều gì trước tiên ? 
2. Nếu không phải lo lắng về mặt tài chính, bạn sẽ chọn công việc gì ? 
3. Giả sử bạn được tuyển, bạn sẽ làm gì trong 90 ngày đầu tiên ? 
Một số vị trí yêu cầu ứng viên khả năng chịu áp lực tốt và khả năng xử lý vấn đề 
nhanh nhạy. Cách kiểm tra khả năng này tốt nhất là đưa ra tình huống giả định để 
bạn xử lý. Quan trọng là bạn biết cách lý giải logic cho từng giải pháp vì không có 
câu trả lời đúng hay sai trong những trường hợp này. 
* Những điều nên tránh: 
- “Tôi chưa bao giờ ở trong tình huống này nên tôi chưa nghĩ ra mình phải làm gì.” 
Câu trả lời này sẽ đặt dấu chấm hết cho tất cả vì chẳng ai muốn có một nhân viên 
không có khả năng giải quyết vấn đề. 
- Suy nghĩ lâu vì bạn muốn 1 câu trả lời hoàn hảo. Trên thực tế không có câu trả lời 
hoàn hảo nên nếu bạn dành quá nhiều thời gian suy nghĩ, NTD sẽ đánh giá bạn 
không nhanh nhạy trong giải quyết vấn đề. 
IV. Những câu hỏi tìm hiểu sự phù hợp văn hóa: 
1. Như thế nào là một môi trường làm việc lý tưởng đối với bạn ? 
2. Bạn thích cách quản lý như thế nào ? 
3. Nếu có những lúc công việc yêu cầu bạn làm việc vào cuối tuần, bạn có đồng ý 
không ? 
Doanh nghiệp nào cũng muốn có được những nhân viên cùng chia sẻ giá trị với 
doanh nghiệp vì họ chính là những người sẽ gắn bó lâu dài và sẵn sàng vượt qua 
những thách thức để đạt mục tiêu chung. 
* Những điều nên tránh: 
- Đừng lý tưởng hóa môi trường làm việc vì không có môi trường nào là hoàn hảo. 
Bạn nên đưa ra tối đa ba điểm bạn đang tìm kiếm; và lắng nghe NTD chia sẻ. Đôi 
khi bạn sẽ thấy có những điểm không phù hợp với mong muốn của mình. Bạn hoàn 
toàn có quyền lựa chọn những nơi phù hợp nhất với mình. 
- Không có chính kiến. Nếu bạn không biết mình đang tìm kiếm điều gì, nơi nào sẽ 
giúp bạn phát huy tối đa khả năng cũng như đạt được mục tiêu nghề nghiệp trong 
tương lai, bạn không thể thuyết phục NTD bạn là một ứng viên tiềm năng. 
V. Những câu hỏi về kỹ năng lãnh đạo: 
1. Bạn đã bao giờ cho 1 nhân viên nghỉ việc chưa? Vì sao ? 
2. Bạn thường gặp khó khăn gì trong quá trình quản lý một nhóm ? 
3. Nếu một người bạn của bạn vừa được thăng chức, anh ấy đến hỏi bạn 3 lời 
khuyên về kỹ năng lãnh đạo. Vậy bạn sẽ cho anh ấy 3 lời khuyên gì ? 
Lãnh đạo là kỹ năng quan trọng nhất của những vị trí quản lý. Doanh nghiệp có 
những nhà lãnh đạo giỏi ở vị trí chủ chốt sẽ thành công. Chính vì vậy, khi phỏng 
vấn cho những vị trí này, NTD sẽ luôn kiểm tra và đánh giá ứng viên thật cẩn thận. 
* Những điều nên tránh: 
- Coi thường nhân viên. Nếu bạn tỏ ra coi thường những nhân viên của mình chỉ vì 
họ chưa có kinh nghiệm hay phạm một sai lầm nào đó, bạn sẽ nhận điểm trừ. Một 
lãnh đạo giỏi không chỉ biết đem lại kết quả, mà còn phải xây dựng những mối 
quan hệ tích cực với nhân viên bằng niềm tin và sự nể trọng. 
- Bối rối vì không thể nghĩ ra bất cứ lời khuyên nào. Điều này chứng tỏ bạn có một 
chức danh quản lý nhưng chưa phải là một người lãnh đạo thực sự. Hãy gặp và nói 
chuyện nhiều hơn với những người bạn nể trộng họ vì khả năng lãnh đạo để học 
hỏi thêm. 
- Không thừa nhận khó khăn và sai lầm. Thừa nhận sai lầm ở vị trí lãnh đạo khó 
khăn hơn nhiều khi bạn ở vị trí nhân viên. Nhưng hãy thành thật với chính mình và 
chia sẻ những thất bại và bài học bạn không bao giờ quên. Chúng ta đều trưởng 
thành nhờ những sai lầm đó. 
Thực tế là bạn sẽ “chạm trán” nhiều câu hỏi khác ngoài những câu hỏi trên. Mỗi 
câu hỏi đều ẩn chứa một ý nghĩa nhất định, giúp NTD chọn những ứng viên phù 
hợp nhất. Chính vì vậy, sự chuẩn bị nghiêm túc, kỹ lưỡng và thái độ tích cực chính 
là chìa khóa giúp bạn mở lối thành công trên con đường sự nghiệp. 

File đính kèm:

  • pdfy_nghia_dang_sau_cua_nhung_cau_hoi_phong_van_xin_viec.pdf