Tài liệu Kỹ năng đề cập đến sở thích cá nhân trong bán hàng

Hãy cùng chuyên mục kỹ năng bán hàng của gockynang.vn thảo luận về vấn đề

này!

Có một lý do giải thích tại sao việc mở đầu cuộc bán hàng xoay quanh vấn đề cá

nhân có thể không đem lại thành công. Khi hợp tác với các nhóm kinh doanh của

tập đoàn tiêu dùng hàng đầu thế giới, tôi thấy một khách hàng đã treo trong văn

phòng bức tranh đua thuyền buồm. Anh ta nói: “Tôi để bức tranh ở đó vì nó nâng

cao hiệu suất làm việc của tôi.” Khi đó tôi không thể hiểu suy nghĩ đó và tôi đềnghị anh ta giải thích.

Anh ta nói: “Hàng ngày, các nhân viên bán hàng vẫn đến đây. Tôi phải mất rất

nhiều thời gian vào những vấn đề không liên quan đến kinh doanh. Họ cố khai thác

nhưng thông tin cá nhân để nắm được sở thích của tôi. Nhưng tôi sẽ không làm

được gì nếu lãng phí cả ngày trời vào những cuộc trò chuyện vô bổ. Vì vậy, tôi sử

dụng bức tranh này để tăng hiệu suất làm việc. Khi một người bán hàng lần đầu

ghé thăm tôi, họ thường nói: “Bức hình đẹp thật. Chắc anh rất thích đua thuyền.”

Tôi đáp: “Tôi ghét đua thuyền. Bức hình đó nhắc nhở tôi đã lãng phí bao nhiêu thời

gian. Thế anh muốn gì ở tôi?””

Tài liệu Kỹ năng đề cập đến sở thích cá nhân trong bán hàng trang 1

Trang 1

Tài liệu Kỹ năng đề cập đến sở thích cá nhân trong bán hàng trang 2

Trang 2

Tài liệu Kỹ năng đề cập đến sở thích cá nhân trong bán hàng trang 3

Trang 3

Tài liệu Kỹ năng đề cập đến sở thích cá nhân trong bán hàng trang 4

Trang 4

Tài liệu Kỹ năng đề cập đến sở thích cá nhân trong bán hàng trang 5

Trang 5

Tài liệu Kỹ năng đề cập đến sở thích cá nhân trong bán hàng trang 6

Trang 6

Tài liệu Kỹ năng đề cập đến sở thích cá nhân trong bán hàng trang 7

Trang 7

pdf 7 trang duykhanh 8860
Bạn đang xem tài liệu "Tài liệu Kỹ năng đề cập đến sở thích cá nhân trong bán hàng", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Tài liệu Kỹ năng đề cập đến sở thích cá nhân trong bán hàng

Tài liệu Kỹ năng đề cập đến sở thích cá nhân trong bán hàng
Kỹ năng đề cập đến sở thích cá 
 nhân trong bán hàng 
Mười lăm năm trước, khách hàng có thể sẽ nói: “Tôi mua hàng của anh vì tôi thích 
anh ta.” Còn bây giờ, câu nói sẽ là: “Tôi thích anh ta, nhưng lại mua sản phẩm của 
đối thủ cạnh tranh của anh ta vì những sản phẩm đó có giá rẻ hơn.” Phải chăng 
lòng trung thành cá nhân không còn là điều kiện đủ để tạo ra một giao dịch. 
Hãy cùng chuyên mục kỹ năng bán hàng của gockynang.vn thảo luận về vấn đề 
này! 
Có một lý do giải thích tại sao việc mở đầu cuộc bán hàng xoay quanh vấn đề cá 
nhân có thể không đem lại thành công. Khi hợp tác với các nhóm kinh doanh của 
tập đoàn tiêu dùng hàng đầu thế giới, tôi thấy một khách hàng đã treo trong văn 
phòng bức tranh đua thuyền buồm. Anh ta nói: “Tôi để bức tranh ở đó vì nó nâng 
cao hiệu suất làm việc của tôi.” Khi đó tôi không thể hiểu suy nghĩ đó và tôi đề 
nghị anh ta giải thích. 
Anh ta nói: “Hàng ngày, các nhân viên bán hàng vẫn đến đây. Tôi phải mất rất 
nhiều thời gian vào những vấn đề không liên quan đến kinh doanh. Họ cố khai thác 
nhưng thông tin cá nhân để nắm được sở thích của tôi. Nhưng tôi sẽ không làm 
được gì nếu lãng phí cả ngày trời vào những cuộc trò chuyện vô bổ. Vì vậy, tôi sử 
dụng bức tranh này để tăng hiệu suất làm việc. Khi một người bán hàng lần đầu 
ghé thăm tôi, họ thường nói: “Bức hình đẹp thật. Chắc anh rất thích đua thuyền.” 
Tôi đáp: “Tôi ghét đua thuyền. Bức hình đó nhắc nhở tôi đã lãng phí bao nhiêu thời 
gian. Thế anh muốn gì ở tôi?”” 
 Có lẽ đó là trường hợp hơi cực đoan. Nhưng rất nhiều khách hàng kỹ tính phàn 
nàn về việc những người bán hàng cố mở đầu cuộc bán hàng bằng cách tìm hiểu sở 
thích cá nhân. 
Đối với những người mua hàng sành sỏi, thời gian đối với họ vô cùng quý giá. Vì 
vậy, nếu chỉ nhấn mạnh vào những vấn đề không liên quan đến việc bán hàng, bạn 
càng phải kiên nhẫn thì mới có được giao dịch. Ngoài ra, còn một lý do khác. 
Nhiều khách hàng thấy nghi ngờ những ai bắt đầu cuộc bán hàng bằng cách nêu ra 
sở thích cá nhân. Họ cảm thấy động cơ của người bán không thật và người bán 
đang nỗ lực lôi kéo họ. 
 Tuy nhiên, nêu ra vấn đề này, không có nghĩa gockynang.vn bảo rằng bạn đừng 
bao giờ bắt đầu cuộc bán hàng bằng cách trò chuyện về những sở thích cá nhân của 
khách hàng. Đôi khi, nếu khách hàng đưa ra sở thích trước thì cách trò chuyện về 
sở thích là đúng đắn. Việc nêu ra những vấn đề cá nhân sẽ tác động tích cực đến 
thành công trong các cuộc bán hàng người bán nên vận dụng có chọn lọc phương 
pháp này. 
Người bán hàng – Khớp răng nhỏ trong cỗ máy bán hàng 
Sự khác nhau giữa bán sản phẩm có giá trị nhỏ và lớn khác nhau cơ bản chỗ nào, 
đã bao giờ bạn tự đặt câu hỏi? Yên tâm, bạn hãy xem xét ví dụ sau cùng 
gockynang.vn để thấy được đáp án: 
Đầu tiên là một cuộc mua bán nhỏ. Công ty chúng tôi cần một chiếc máy chiếu mới 
cho văn phòng nên đề nghị một nhà cung cấp sản phẩn gửi đại diện bán hàng tới 
gặp tôi. Nhân viên bán hàng có vẻ ngoài không dễ mến, cực kì phù hợp với công 
việc bán dạo những tấm ảnh khiếm nhã trên đường phố. “ Hôm nay là một ngày 
may mắn của ông,” anh ta bắt đầu, “ tôi chắc ông không thể đợi lâu hơn để biết 
điều tôi mang tới cho ông!” Chắc chắn điều tôi không thể đợi là mời anh ta ra 
khỏi văn phòng. Nhưng giá cả anh ta đưa ra rất hợp lý. Tôi đang cần một chiếc 
máy chiếu và cũng chỉ gặp anh ta một lần. Tôi cắt ngang bài diễn văn của anh ta, 
đưa cho anh ta đơn đặt hàng và tiễn anh ta trong vòng năm phút. Đứng ở vị trí của 
anh ta mà nói, đây là một vụ bán hàng thành công. Nói chung, đây cũng là một vụ 
mua hàng thành công cho tôi ở vị trí người mua. Tôi đã mua được một chiếc máy 
chiếu với giá cả hợp lý mà chỉ mất có năm phút. 
 Ngày hôm sau, tôi tham sự một vụ mua bán phức tạp hơn nhiều. Tôi định thay 
đổi cả phần cứng và phần mềm của hệ thống kế toán. Sự thay đổi này gồm hai máy 
tính mới, một bộ tích hợp phần mềm kế toán và sáu tháng để mọi thứ hoạt động 
hoàn hảo. Tôi dự toán kế hoạch này sẽ tốn khoảng 469 triệu. Nhân viên bán hàng 
là một người có vẻ hơi lo lắng thái quá về công việc – nhưng chắc chắn tiến bộ 
hơn nhiều so với người bán máy chiếu tôi gặp ngày hôm trước. Nhưng khi người 
bán hàng tiến hành công việc, tôi thấy lưỡng lự. “ Tôi sẽ suy nghĩ về vấn đề này và 
thông báo lại,” tôi nói với anh ta. Sau này, khi phân tích điều gì đã sảy ra, tôi 
nhận ra sự lưỡng lự với hệ thống máy tính mới không phải vì việc mua sản phẩm 
mà vì ngại bắt đầu một mối quan hệ. Trong trường hợp chiếc máy chiếu, tôi hy 
vọng mình sẽ không phải gặp lại người bán hàng lần nữa, còn với hệ thống máy 
tính, tôi phải làm việc lâu dài với người bán hàng nhưng tôi không chắc mình có 
muốn làm điều đó không. 
 Bài học rút ra từ câu chuyện chính là những điều có thể hiệu quả với bán hàng 
quy mô nhỏ sẽ không phù hợp khi tầm quan trọng của vẫn để ngày càng lớn. Ở bán 
hàng quy mô nhỏ, việc tách bạch người bán sản phẩm là tương đối dễ. Dù ghét 
người bán máy chiếu nhưng tôi lại thích sản phẩm của anh ta nên đã mua nó. 
Nhưng với quyết định lớn hơn, việc tách bạch người bán và sản phẩm cũng sẽ khó 
khăn hơn. Nếu thích hệ thống máy tính, tôi sẽ phải mua chúng cùng với mối quan 
hệ với người bán chúng. Vì những quyết định lớn thường kèm theo những ràng 
buộc với khách hàng nên chúng đòi hỏi hình thức bán hàng khác. 
 Mỗi nhân viên bán hàng giống như một khớp răng nhỏ trong cố máy bán hàng to 
lớn và lạnh lùng. Thông thường, khó có thể nhận ra công việc của bạn ảnh hưởng 
như thế nào. Nhưng khi công việc bán hàng phát triển trên quy mô lớn hơn, khách 
hàng sẽ chú trọng hơn vào người bán hàng để đưa ra quyết định. Ở quy mô lớn 
hơn, sản phẩm và người bán khó được tách bạch trong suy nghĩ của khách hàng, 
đây cũng chính là điểm khác biệt lớn nhất giữa bán hàng quy mô giá trị sản phẩm 
nhỏ và lớn. 

File đính kèm:

  • pdftai_lieu_ky_nang_de_cap_den_so_thich_ca_nhan_trong_ban_hang.pdf