Tài liệu hướng dẫn Nghiên cứu hiện trường
1.1. Giới thiệu môn học
Trong chương trình đào tạo kỹ sư lâm nghiệp, thực tập các môn lâm nghiệp xã
hội/nghiên cứu hiện trường lâm nghiệp xã hội là một môn học thực hành 100%
ngoài hiện trường có dung lượng là hai đơn vị học trình. Lý thuyết của đợt thực
tập nằm trong các môn học LNXH đại cương, NLKH đại cương, Quản lý dự án
LNXH, Lâm sản ngoài gỗ, và Truyền thông và thúc đẩy/Khuyến nông lâm.
Thực tập lâm nghiệp xã hội không có nghĩa là xây dựng hay triển khai một dự
án tại cộng đồng nông thôn. Song cách tiếp cận để phát hiện ra vấn đề và tìn ra
giải pháp cho vấn đề thì giữa thực tập và xây dựng hay thực thi các dự án đều
có chung một bản chất. Trong tiếp cận có sự tham gia này, vai trò của cộng
đồng hoàn toàn như vai trò của nghiên cứu viên, và vai trò của người
ngoài/nghiên cứu viên chuyển từ hành động chuyển giao, huấn luyện sang các
hành động thúc đẩy, đó là phát triển sang học hỏi và chia sẻ với nông dân. Các
cộng đồng đã được thúc đẩy sử dụng các sáng kiến của họ trong những hoạt
động theo hướng có lợi cho người dân và cả tài nguyên rừng.
Mục đích của môn học này là tìm cách để trả lời hai câu hỏi: (1). Người dân tại
các cộng đồng sống gần rừng làm những gì để sống? (2). Tài nguyên rừng có
ảnh hưởng gì đến đời sống của người dân trong các cộng đồng sống gần rừng?
Trong quá trình ứng dụng những phương pháp đã được học sẽ giúp sinh viên
(1) nâng cao kỹ năng thúc đẩy và giao tiếp, (2) sử dụng tốt các công cụ để cùng
học hỏi và chia sẻ với nông dân, (3) Phát hiện ra vấn đề và cùng người dân xây
dựng một kế hoạch giải quyết vấn đề tìm ra theo hướng phát triển bền vững.
Một số phương pháp luận đã được học phần lý thuyết của các môn học: Đánh
Giá Nhanh Nông Thôn (Rapid Rural Appraisal -RRA), Đánh Giá Nhanh Nông
Thôn có Tham Gia (Participatory Rural Appraisal- PRA), Chẩn Đoán và Thiết
Kế Nông Lâm Kết Hợp (Diagnostic and Design -D&D) có từ thập niên 1970 và
cùng chia sẽ các công cụ cũng như tiến trình và hổ trợ sự tiếp cận có sự tham
gia trong hướng đến người dân có đời sống tốt hơn và tài nguyên rừng được
quản lý tốt hơn.
1.2. Định hướng nội dung
Định hướng chung của đợt thực tập là tập trung xác định những nguồn sinh kế
của người dân tại một cộng đồng sống gần rừng, sự phụ thuộc của họ vào tài
nguyên rừng và các hoạt động lâm nghiệp đã và đang ảnh hưởng như thế nào
đối với cộng đồng này, cụ thể là:
Xác định vai trò của tài nguyên từng đối với sinh kế của người dân tại các cộng
đồng sống gần rừng;
Xác định ảnh hưởng của các hoạt động lâm nghiệp tại địa phương đến sinh kế
của người dân;
Xác định các hạn chế và thuận lợi hiện tại của cộng đồng trong việc quản lý tài
nguyên và việc nâng cao đời sống của cộng đồng;Xây dựng các giải pháp giúp cho việc quản lý tài nguyên rừng có sự tham gia
của người dân được tốt hơn và sinh kế của họ ngày cũng tốt hơn.
1.3. Yêu cầu cần có của nhóm làm việc
Nhóm làm việc ít nhất phải là ba người, thích hợp nhất là từ 5-6 người, ít hơn
ba người thường có cách nhìn bị lệch và tầm nhìn bị hạn chế. Xong, để thuận
lợi trong quá trình tiếp cận cộng đồng, nhóm nên có cả nam lẫn nữ. Những ưu
điểm của từng cá nhân trong nhóm nên đa dạng. Tuy nhiên, điều quan trọng
nhất của nhóm đó là tính đa dạng của tầm nhìn hơn là đa dạng của kinh
nghiệm.
Nhóm làm việc được thành lập trước khi việc nghiên cứu hiện trường bắt đầu
và cán bộ điều hành việc nghiên cứu này cũng đã được chọn lựa. Nhiệm vụ
trước tiên của cán bộ điều hành là xác định vai trò và nhiệm vụ của mỗi thành
viên và xác lập tiến trình và lịch trình công tác. Do vậy trong đợt thực tập này,
nhóm trưởng nhóm làm việc phải luân phiên để mỗi thành viên trong nhóm có
cơ hội thực hành kỹ năng điều hành nhóm.
Trang 1
Trang 2
Trang 3
Trang 4
Trang 5
Trang 6
Trang 7
Trang 8
Trang 9
Trang 10
Tải về để xem bản đầy đủ
Tóm tắt nội dung tài liệu: Tài liệu hướng dẫn Nghiên cứu hiện trường
cả các sự kiện và cảm nhận của họ và cố gắng tập trung vào các nguyên nhân đằng sau của vấn đề. Tiếp theo ý kiến của mỗi người, người hòa giải hỏi những gì họ muốn đạt được trong phiên hòa giải một cách rất cụ thể, và sau đó tóm tắt tất cả các vấn đề chính. Giải quyết vấn đề Người hòa giải bắt đầu tập trung vào các vấn đề, đáp ứng với chúng theo từng vấn đề một. Người hòa giải tập trung vào các lĩnh vực được nhất trí và bắt đầu xây dựng trên chúng. Người hòa giải tóm tắt và làm sáng tỏ các vấn đề, tìm kiếm cơ sở chung và sự cung cấp mà các bên muốn trao đổi. Người hòa giải cũng có thể đáp ứng trước với các vấn đề nhỏ hơn; các vấn đề mà những người tham gia sẽ dễ đạt được sự đồng ý. Thực thi thỏa thuận Nếu cả hai bên cảm thấy họ đều thắng và một giải pháp đã đạt được cho các vấn đề thiết yếu, người hòa giải tóm tắt thỏa thuận từng điểm một với sự hiện diện của cả hai bên. Thỏa thuận được viết và được cả hai bên ký kết. Thương thảo là gì? Thương thảo là một xử lý giải quyết vấn đề trong đó hai hay nhiều người tự nguyện thảo luận những sự khác biệt của họ và cố gắng đạt được một quyết định chung về các mối quan tâm chung của họ. Người thương thảo là một nhà chuyên môn dại diện cho một trong các bên có một mâu thuẫn. Vai trò của người thương thảo là xác định các vấn đề được quan tâm, đại diện cho các nhu cầu và sự quan tâm của một trong các bên, thiết lập các phưong án có thể giải quyết, và đàm phán các điều khoản cuối cùng của thỏa thuận. Cac nhân viên của NRCS không được khuyến khích hành xử như là người thương thảo nhưng phải có hiểu biết về cách xử lý này. Sau đây là các kỹ thuật thương thảo: Có thái độ hợp tác ► sử dụng ngôn từ “chúng ta” ► tìm kiếm sự quan tâm chung ► tham khảo ý kiến trước khi hành động ► phong thái gần gủi hơn, không bằng ngôn từ Kiểm soát xử lý, không phải con người ► sử dụng bối cảnh và thời gian một cách sáng tạo ► khuyến khích người khác diễn đạt toàn diện ► khuyến khích mọi người hợp tác Sử dụng các nguyên tắc của sự truyền thông có hiệu quả ► có ý xây dựng không điều kiện ► từ chối mọi hành vi có tính phá hoại sự hợp tác ► tách con người khỏi vấn đề ► thuyết phục hơn là ép buộc Kiên quyết trong việc theo đuổi các mục đích, linh hoạt trong các phương tiện của bạn ► có tư duy dự kiến – tìm kiếm các phương tiện khác nhau để đạt các mục đích ► phân chia nội dung và các vấn đề quan hệ ► tập trung vào các mối quan tâm Giả thiết rằng có một giải pháp ► sáng tạo các phương án lựa chọn có lợi cho nhau ► giải quyết trước các vấn đề dễ thỏa thuận ► phần tích từng vấn đề một, một thời gian cho một vấn đề ► từ chối sự bi quan Thúc đẩy là gì? Thúc đẩy được sử dụng để làm cho một nhóm hoạt động có hiệu quả hơn. Nhân viên NRCS tìm thấy chính họ giữa vai trò như những người thúc đẩy và khuyến khích giữ được năng lực của họ trong các tình hình mâu thuẫn mà cơ quan không được thu hút trực tiếp. Một người thúc đẩy nhân danh nhóm can thiệp vào việc thực thi một xử lý. Người thúc đẩy là một nhân vật trung lập, được một nhóm chấp nhận, can thiệp vào một tiến trình để giúp nhóm cải thiện cách thức nó đáp ứng với các vấn đề và các quyết định. Một người thúc đẩy không có thẩm quyền quyết định và phải giữ trung lập. Người thúc đẩy phải cố gắng: ► giảm thái độ chống đối giữa các bên và ► giúp họ tham gia vào một sự đối thoại có ý nghĩa dựa trên các vấn đề ► mở các cuộc thảo luận vào các lĩnh vực trước đây không được xem xét hay phát triển thỏa đáng ► truyền thông các vị trí hay đề xuất một cách dễ hiểu hay dễ chấp nhận được hơn ► thăm dò và khám phá các sự kiện bổ sung và sự quan tâm thực sự của các bên ► giúp mỗi bên hiểu tốt hơn quan điểm của bên khác về một vấn đề cụ thể ► thu hẹp các vấn đề và vị trí của mỗi bên và làm giảm các yêu cầu quá mức ► đo lường khả năng tiếp nhận một đề án hay sự đề xuất ► khám phá các phương án thay thế và tìm kiếm các giải pháp ► xác định những gì là quan trọng và những gì là có thể hy sinh ► ngăn ngừa sự thoái bộ hay sự nẫy sinh các vấn đề bất ngờ ► phát triển một sự dàn xếp để giải quyết các vấn đề hiện tại và nhu cầu tương lai của các bên liên quan 4.3.13. Vận hành các cuộc họp có hiệu quả Số này chứa các điểm chính cần chú ý khi thiết kế và tiến hành các cuộc họp có hiệu quả. Nó cũng bao gồm một danh mục kiểm tra mà bạn có thể sao chép và sử dụng khi lập kế hoạch, vận hành hay tham dự một cuộc họp. Tại sao bạn sử dụng tài liệu này? Một cuộc họp có hiệu quả có thể được mô tả là một cuộc họp đạt được các mục đích của nó, và thu hút mọi người tham gia. Điều này nghe có vẻ đơn giản, nhưng nhiều cuộc họp, do thiếu một kế hoạch và thực thi kém, đã tỏ ra không có hiệu quả. “Nếu bạn không nên có một mục đích và nghị trình rõ ràng, không nên có một cuộc họp!” Chương trình Hợp tác Bảo tồn đang chuyễn sang “xây dựng cầu nối” với một công chúng rộng rãi hơn, các cuộc họp của tất cả quy mô và loại hình sẽ trở nên quan trọng hơn cho các hoạt động của chúng ta. Nhớ các điểm chính và sử dụng danh mục kiểm tra sẽ giúp bạn tiến hành các cuộc họp có hiệu quả hơn. Nó cũng sẽ cho phép bạn sử dụng thời gian và các nguồn lực của bạn tốt hơn. Ai sẽ sử dụng thông tin này? Những người tiến hành và tham gia các cuộc họp. Khi nào thông tin này có thể được áp dụng? Thông tin có thể được sử dụng khi một thành viên của Chương trình Hợp tác Bảo tồn cần tiến hành hay tham gia một cuộc họp. Các kỹ thuật đơn giản cho các cuộc họp có hiệu quả này được thiết kế để thu nhận hay phổ biến thông tin, đạt được sự đóng góp của cộng đồng, và giải quyết những sự khác biệt. Làm thế nào để bạn điều hành các cuộc họp có hiệu quả hơn? Các cuộc họp có hiệu quả không phải tự nhiên xẫy ra. Chúng là kết quả của một sự xử lý với ba giai đoạn, tính đến các nhu cầu của cả những người tổ chức và những người tham dự cuộc họp. Các giai đoạn này là chuẩn bị (trước cuộc họp), tiến hành (trong cuộc họp), và hoạt động nối tiếp (sau cuộc họp). Các giai đoạn được cung cấp trong danh mục kiểm tra sau đây. Hãy sao chép danh mục kiểm tra này và dùng nó khi bạn lập kế hoạch, đều hành hay tham dự một cuộc họp. Các yếu tố của một cuộc họp có hiệu quả ► Chuẩn bị nghị trình ► Có các mục đích và các mục tiêu cụ thể ► Các vai trò (nhà lảnh đạo, người thúc đẩy, người ghi chép) được xác định và chấp nhận bởi tất cả những người tham gia ► Trọng tâm của một cuộc họp phải được nhấn mạnh là giúp cho một công việc được thực hiện mà không phải là ai kiểm soát cuộc họp ► Duy trì một không khí thoải mái, không bị gò bó theo thể thức ► Giữ đúng nghị trình về thời gian và nội dung ► Khuyến khích tất cả những người tham dự cuộc họp tham gia vào các hoạt động ► Mọi người hiểu và chấp nhận nghị trình và các mục đích của /cuộc họp ► Sự động não được khuyến khích; nghĩa là, tất cả các ý kiến đề xuất đều được viết rõ ràng, không có sự đề xuất nào là đúng hay sai. ► Ý tưởng của mọi người s should be heard; khuyến khích sự chia sẻ của ý tưởngs. ► Nếu có thể, thỏa thuận cần đạt được bằng sự đồng thuận. Nếu không đạt được sự đồng thuận, cần có một quyết định theo đa số. ► Sự phê bình phải thân thiện và không có công kích cá nhân Hội họp có hiệu quả Trước cuộc họp ► Xác định mục đích của cuộc họp. Đảm bảo nó hiện thực. ► Quyết định những gì cần đạt được trong cuộc họp. ► Đảm bảo mục đích có thể thực hiện trong một cuộc họp. ► Phát triển một danh sách những câu hỏi và các vấn đề để bắt đầu cuộc thảo luận nhóm. Chuẩn bị trước những điều sau đây: ► Cơ sở vật chất (Ví dụ: chỗ ngồi, thiết bị nghe nhìn, chiếu sáng, nhiệt độ, v.v.) ► Danh sách những người tham gia (giữ con số theo đúng với mục đích cuộc họp) ► Nghị trình với khung thời gian cần thiết ► Đề cương thảo luận Tiến hành một cuộc họp ► Bắt đầu đúng giờ. ► Các thành viên của nhóm tự giới thiệu về chính họ. ► Thảo luận các vấn đề về “nội trợ” (Ví dụ: nghỉ giải lao, nhà vệ sinh, giải khát, v.v.) ► Theo nghị trình để đạt được mục đích mong muốn. ► Đảm bảo mọi người tham gia. ► Kích thích, hướng dẫn, và kiểm soát cuộc thảo luận. ► Cố gắng đi đến sự đồng thuận (tốt nhất), hay quyết định theo đa số (xấu nhất). ► Ghi nhận chính xác các ý kiến. Trước khi bạn ngưng họp: ► Cũng cố các quyết định. ► Thực hiện sự phân công trách nhiệm cho những nội dung công việc còn bị gác lại. ► Xác định cuộc họp tới về ngày giờ, địa điểm và mục đích, nếu cần. Công việc tiếp theo ► Các hoạt động, trách nhiệm, con người, và thời gian được xác định rõ ràng. ► Chuẩn bị báo cáo/biên bản của cuộc họp. ► Định kỳ đánh giá hiệu quả của các cuộc họp. ► Quyết định cách thức các cuộc họp tiếp theo có thể được cải thiện. ► Người lảnh đạo nhóm cần định kỳ kiểm tra tiến độ của các công việc. 4.3.14. Kỹ năng lắng nghe Tính cách là một trong các đặc điểm tiêu biểu có hiệu quả nhất trong sự thuyết phục. Chúng ta thường phán đoán con người bằng cách xem họ nói gì và họ nói như thế nào, họ làm gì và họ làm như thế nào, họ nghĩ gì và tại sao họ nghĩ như thế. —Vô danh Kỹ năng lắng nghe tốt là gì? Lắng nghe có hiệu quả là một kỹ năng do học tập mà có, nó có thể giúp bạn truyền thông với người khác có hiệu quả hơn, theo cá nhân hay theo nhóm. Khi bạn cải thiện kỹ năng lắng nghe của bạn, con người có xu hướng lắng nghe nhiều điều hơn những gì bạn nói. Lắng nghe có hiệu quả có thể cải thiện các mối quan hệ với gia đình, bạn bè, đồng nghiệp, người quen biết của bạn, và thậm chí với người lạ. Ai có thể sử dụng kỹ năng lắng nghe? Mọi người trong chương trình Hợp tác Bảo tồn cần truyền thông với những người khác. Khi nào bạn cần sử dụng kỹ năng lắng nghe? Kỹ năng lắng nghe được sử dụng mỗi ngày trong tất cả các loại bối cảnh khác nhau — ở nhà, ở văn phòng và trên thực địa. Lắng nghe đặc biệt quan trọng vì Chương trình Hợp tác Bảo tồn muốn khám phá các cơ hội lập kế hoạch bảo tồn với sự tham gia của các địa phương. Chúng ta cần lắng nghe các nhóm liên quan truyền thống và phi truyền thống khi họ xác định các ưu tiên của địa phương và các phương án bảo tồn. Nghe và lắng nghe là các hoạt động khác nhau như đêm và ngày. Nghe là một chức năng cơ học trong đó tai của bạn xử lý các dao động và âm thanh. Nghe là thụ động. Lắng nghe là nghe cộng với diễn dịch, đánh giá, và phản ứng. Lắng nghe là chủ động. Một số thông tin trong tài liệu này không thể được áp dụng ngay mà không có sự thích ứng cho phù hợp với các cử tọa phi truyền thống. Khi bạn làm việc với các nhóm có nền văn hóa khác nhau, hãy đọc thêm thông tin về cách thức tốt nhất để truyền thông một cách có hiệu quả với họ. Các đặc điểm của một Người lắng nghe tốt ► Nhìn vào người đang nói ► Kiểm soát xúc cảm của họ ► Thể hiện sự quan tâm bằng cách đặt những câu hỏi về cảm nhận (“Bạn đã cảm nhận như thế nào khi.”) ► Lặp lại thông tin đã cho ► Không làm cho một diễn giả phải vội vàng ► Sử dụng những câu ngắn một cách có hiệu quả (vâng, thế à, okay) ► Sử dụng ngôn ngữ thân thể một cách có hiệu quả (gật đầu, mĩm cười, nhăn mặt) ► Không ngắt lời ► Giữ chủ đề cho đến khi bên khác đã the other party has finished his/her thought Các đặc điểm của một người lắng nghe kém ► Viết mọi thứ vào tập ► Nôn nóng ► Nhảy ngay đến kết luận ► Thay đổi chủ đề ► Không đưa ra sự đáp ứng nào ► Cố gắng hoàn thành câu nói của một ai đó ► Mất bình tỉnh ► Thường ngắt lời ► Làm một việc khác đồng thời với việc nghe một ai đó đang nói chuyện The United States Department Bạn có thể làm gì để cải thiện kỹ năng lắng nghe? Cải thiện kỹ năng lắng nghe đòi hỏi sự chủ động cam kết và nhiều nổ lực. Khi bạn chủ động lắng nghe, bạn có thể cải thiện và kích thích sự tương tác. Thông thường, bạn sẽ cố gắng lắng nghe một cách “nghiêm túc”; như lắng nghe thầy cô giáo của bạn trước kỳ thi giữa kỳ hay kết thúc, hay đàm phán một hợp đồng mua bán một căn hộ hay một chiếc xe. Sự lắng nghe nghiêm túc hay chủ động đòi hỏi bạn phải làm các việc sau: hiểu, phân tích và phân loại, tạm gác sự hoài nghi của bạn, trở thành một người phê bình chủ động trong tư duy, và đánh giá liên tục những thông điệp mà người nói muốn chuyễn tải tới bạn. Lắng nghe chủ động có thể là một thử thách. Một người trung bình có thể nói khoảng 125 từ trong một phút, trong khi chúng ta có thể lắng nghe ở một vận tốc khoảng 400 từ trong một phút. Hệ quả là người lắng nghe có một số thời gian mà họ có thể sử dụng một cách tích cực hay tiêu cực. Một người lắng nghe chủ động có thể chuẩn bị sử dụng thời gian này một cách khôn ngoan bằng cách hình thành các thói quen tích cực. Các thói quen tích cực ♦ Chuẩn bị cho chính bạn qua ngôn ngữ thân thể thích hợp: duy trì sự tiếp xúc bằng mắt, ngồi thẳng và trên phần trước của ghế, hơi nghiêng về phía trước, mở đôi tay và chính bạn để đón nhận thông điệp. ♦ Chuẩn bị môi trường: tắt máy thu thanh và thu hình, duy trì một nhiệt độ phòng thích hợp, giảm thiểu tiếng ồn và các hành động gây phân tâm, đặt điện thoại ở chế độ trả lời tự động (hay đặt điện thoại đi động ở chế độ rung), v.v. ♦ Suy nghĩ trước những gì diễn giả sẽ nói: dự đoán người nói muốn đi đến đâu. ♦ Đánh giá sự chính xác của thông tin ♦ Tóm tắt thông tin trong dầu ♦ Lắng nghe “giữa dòng”: hãy chú ý sự truyền thông không bằng lời, như biểu hiện trên khuôn mặt, điệu bộ, giọng nói (mĩa mai, châm biếm), ngữ điệu. Ví dụ, một người nói nhanh, điều này thường chỉ ra một cảm xúc như bị kích động hay giận dữ, trong khi đó một người nói chuyện chậm rãi có thể thể hiện sự cẩn thận, chính xác, nhưng cũng có thể không chắc chắn hay phải vừa suy nghĩ vừa nói. Sự diễn dịch các loại hành vi này có thể rất tinh tế, đặc biệt khi tiếp xúc với những người đến từ một địa phương khác hay có một bối cảnh văn hóa khác với bối cảnh văn hóa của bạn. ♦ Lắng nghe cả nội dung và cách chuyễn tải Thói quen tiêu cực ♦ Mơ tưởng: không nên trở thành một “Walter Mitty” và kết thúc sự mơ tưởng trở thành “người giàu có” của bạn khi nghe một người khác đang nói chuyện. ♦ Chỉ lắng nghe các sự kiện: không nên làm cho chính bạn quá bận tâm với một chi tiết nhỏ hay một bước sai của ngừoi nói. ♦ Sai tư thế: không nên ngồi thụp xuống, ngáp, che mặt, gục đầu trên bàn tay bạn, hay khoanh tay bạn. ♦ Chú ý giả vờ: không nên giả vờ như bạn đang chăm chú lắng nghe và đặt những câu hỏi “phỏng đoán chung chung”. Khi bạn đặt một câu hỏi lạc đề, nó có thể làm bạn và người nói lúng túng. Phản hồi và những câu hỏi Sau đây là một số cách thức cung cấp sự phản hồi có thể kích thích sự đối thoại: “Những gì tôi nghe bạn nói là ...” “Hãy xem liệu tôi có hiểu đúng ý của bạn...” “Cho phép tôi tóm tắt...” “Xin nói thêm về .” Sau đây là một số loại câu hỏi có thể kích thích sự đối thoại: “Ông có thể vui lòng làm sáng tỏ khái niệm A?” “Tôi không hiểu rõ điểm cuối cùng, bà có thể vui lòng duyệt lại nó?” “Tôi rất muốn hiểu thêm về một số điều bạn nói; bạn có thể nói thêm về .?” Đặt những câu hỏi để thử thách người nói 61
File đính kèm:
- tai_lieu_huong_dan_nghien_cuu_hien_truong.pdf