Tài liệu Hướng dẫn làm bài kỳ thi sơ tuyển Đại học FPT - Khối ngành Công nghệ thông tin & Truyền thông

KHỐI NGÀNH CÔNG NGHỆ THÔNG TIN

ĐIỆN TỬ TRUYỀN THÔNG

Kỳ thi có 3 nội dung:

Tư duy Toán, Tư duy logic và viết Luận được chia làm 4 phần nhỏ. Phần 1, 2

và 3 là trắc nghiệm Toán và Tư duy logic, bao gồm 90 câu, mỗi câu đúng được

1 điểm, câu sai không bị trừ điểm. Thời gian dành cho 3 phần này là 120 phút.

Phần 4 dưới dạng viết luận bằng tiếng Việt trong vòng 60 phút theo yêu cầu

cho trước.

Phần 1: Kỹ năng tính toán, 20 câu

Phần 2: Kỹ năng phân tích, xử lý tính đầy đủ của thông tin để giải quyết

bài toán, 25 câu

Phần 3: Lập luận logic, 45 câu

Phần 4: Viết luận bằng tiếng Việt (60 phút)

PHẦN THI TOÁN TƯ DUY LOGIC

Đề thi mẫu

- Phần 1 gồm 20 câu là các câu hỏi kiểm tra kỹ năng tính toán

- Phần 2 gồm 25 câu (từ câu 21 đến câu 45). Mỗi câu hỏi sẽ có 2 dữ kiện đi

kèm (1) và (2). Có 5 phương án trả lời cho trước chung cho tất cả các câu như

sau:

(A) Dùng một mình dữ kiện (1) là đủ để có thể trả lời câu hỏi, nhưng dùng một

mình dữ kiện (2) thì không đủ.

(B) Dùng một mình dữ kiện (2) là đủ để có thể trả lời câu hỏi, nhưng dùng một

mình dữ kiện (1) thì không đủ.

(C) Phải dùng cả 2 dữ kiện (1) và (2) mới trả lời được câu hỏi, tách riêng từng

dữ kiện sẽ không trả lời được.

(D) Chỉ cần dùng một dữ kiện bất kỳ trong 2 dữ kiện đã cho cũng đủ để trả lời

được câu hỏi.

(E) Dùng cả 2 dữ kiện đã cho cũng không thể trả lời được câu hỏi.

Nhiệm vụ của thí sinh là tìm ra phương án đúng (trong 5 phương án trả lời

cho trước) cho mỗi câu hỏi.

( 5 phương án này sẽ được ghi lại ở đầu mỗi trang để thí sinh tiện tham khảo )

- Phần 3 gồm 45 câu (từ câu 46 đến câu 90), trong đó có một số câu hỏi

riêng lẻ và một số câu hỏi nhóm. Các câu hỏi nhóm sẽ có dạng “Câu N - M”, sau

đó là đoạn văn tình huống chung cho tất cả các câu trong nhóm và các câu

hỏi lần lượt từ N đến M

- Tất cả các số trong bài thi đều là số thực

Tài liệu Hướng dẫn làm bài kỳ thi sơ tuyển Đại học FPT - Khối ngành Công nghệ thông tin & Truyền thông trang 1

Trang 1

Tài liệu Hướng dẫn làm bài kỳ thi sơ tuyển Đại học FPT - Khối ngành Công nghệ thông tin & Truyền thông trang 2

Trang 2

Tài liệu Hướng dẫn làm bài kỳ thi sơ tuyển Đại học FPT - Khối ngành Công nghệ thông tin & Truyền thông trang 3

Trang 3

Tài liệu Hướng dẫn làm bài kỳ thi sơ tuyển Đại học FPT - Khối ngành Công nghệ thông tin & Truyền thông trang 4

Trang 4

Tài liệu Hướng dẫn làm bài kỳ thi sơ tuyển Đại học FPT - Khối ngành Công nghệ thông tin & Truyền thông trang 5

Trang 5

Tài liệu Hướng dẫn làm bài kỳ thi sơ tuyển Đại học FPT - Khối ngành Công nghệ thông tin & Truyền thông trang 6

Trang 6

Tài liệu Hướng dẫn làm bài kỳ thi sơ tuyển Đại học FPT - Khối ngành Công nghệ thông tin & Truyền thông trang 7

Trang 7

Tài liệu Hướng dẫn làm bài kỳ thi sơ tuyển Đại học FPT - Khối ngành Công nghệ thông tin & Truyền thông trang 8

Trang 8

Tài liệu Hướng dẫn làm bài kỳ thi sơ tuyển Đại học FPT - Khối ngành Công nghệ thông tin & Truyền thông trang 9

Trang 9

Tài liệu Hướng dẫn làm bài kỳ thi sơ tuyển Đại học FPT - Khối ngành Công nghệ thông tin & Truyền thông trang 10

Trang 10

Tải về để xem bản đầy đủ

pdf 33 trang xuanhieu 6540
Bạn đang xem 10 trang mẫu của tài liệu "Tài liệu Hướng dẫn làm bài kỳ thi sơ tuyển Đại học FPT - Khối ngành Công nghệ thông tin & Truyền thông", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Tài liệu Hướng dẫn làm bài kỳ thi sơ tuyển Đại học FPT - Khối ngành Công nghệ thông tin & Truyền thông

Tài liệu Hướng dẫn làm bài kỳ thi sơ tuyển Đại học FPT - Khối ngành Công nghệ thông tin & Truyền thông
 3) phải là DH, CS, DH, CS, 
DH, CS, DH, CS. Tức là các danh hài biểu diễn ở vị trí lẻ, ca sĩ ở vị trí chẵn 
Câu 58
Chỉ có hai nam ca sĩ là P và S. Theo yêu cầu, người diễn cuối cùng phải là một nam 
ca sĩ. Do đó đáp án là B.
Đáp án. B.
Câu 59
Thứ tự biểu diễn của 8 người là DH, CS, DH, CS, DH, CS, DH, CS. Theo yêu cầu, 
người biểu diễn ở vị trí thứ hai phải là một nam nghệ sĩ, tức là phải là một nam ca 
sĩ. Vì P đã biểu diễn rồi nên nam ca sĩ đó là S.
 Đáp án. B.
Câu 60
 Luôn nhớ thứ tự DH, CS, DH, CS, DH, CS, DH, CS. Vị trí thứ hai và thứ tám là các 
nam ca sĩ. Vì nữ ca sĩ R ở vị trí thứ tư rồi nên chỉ còn V cho vị trí thứ 6.
 Đáp án. D.
Câu 61
 DH, CS, DH, CS, DH, CS, DH, CS. 
T là danh hài nam biểu diễn ở vị trí thứ ba, suy ra danh hài nam W chỉ có thể biểu 
diễn ở các vị trí 1, 5, 7. Ngoài ra vị trí số 1 dành cho nữ. Suy ra W chỉ có thể ở các 
vị trí 5 hoặc 7. 
 Đáp án. D.
Câu 62
 DH, CS, DH, CS, DH, CS, DH, CS. 
Vị trí đầu tiên dành cho nữ danh hài, nhưng U là nữ danh hài biểu diễn ở vị trí số 
7, suy ra vị trí đầu tiên là Q.
 Đáp án. A.
Câu 63
 DH, CS, DH, CS, DH, CS, DH, CS. 
Người biểu diễn đầu tiên phải là nữ danh hài, tức là phải nằm trong {Q, U}. 
 Đáp án. C.
Câu 64
 DH, CS, DH, CS, DH, CS, DH, CS. 
Vị trí thứ 6 là vị trí của một ca sĩ, tức là một trong các {P, S, R, V}. Nhưng V đã biểu 
diễn ở vị trí thứ 4, còn P, S phải biểu diễn ở các vị trí 2, 8 nên khả năng duy nhất 
còn lại là R.
 Đáp án. B. 
Câu 65
 Ta dùng phương pháp loại trừ. Điều kiện 1) loại phương án C. Điều kiện 2) loại 
phương án A. Điều kiện 3) và 1) loại phương án D. Điều kiện 4) loại phương án E. 
Vậy chỉ còn phương án B. 
 Đáp án. B. 
Câu 66
 Tiếp tục dùng phương pháp loại trừ. Điều kiện 2) loại các phương án A và D. 
HƯỚNG DẪN LÀM BÀI KỲ THI SƠ TUYỂN ĐẠI HỌC FPT
52 53
Điều kiện giảng viên kinh nghiệm đi kèm giảng viên chưa kinh nghiệm loại các 
phương án B và E. Vậy chỉ còn phương án C.
 Đáp án. C.
Câu 67
 Vì Uyên chỉ dạy đúng một lớp vào ngày thứ ba nên Sơn và Tâm phải dạy các 
buổi còn lại. Vì Vân dạy ngày thứ tư nên theo điều kiện 2), Sơn không thể dạy 
ngày thứ tư. Suy ra Tâm dạy ngày thứ tư. Khi đó Sơn phải dạy ngày thứ năm.
 Đáp án. A.
Câu 68
 Nếu có đúng hai giảng viên chưa có kinh nghiệm giảng dạy trong tuần thì 
theo điều kiện 1) họ phải dạy những ngày xen kẽ trong tuần. Vì Vân được phân 
công giảng dạy ngày thứ tư nên Vân sẽ giảng các ngày thứ hai và thứ sáu. Suy ra 
D phải đúng.
 Đáp án. D. 
Câu 69
 Để dễ hình dung ta chia các đối tượng thành hai loại : ngoan và không ngoan. 
Theo giả thiết thì mỗi loại này chứa một số đối tượng như dưới đây :
 Ta sẽ thấy rằng (A) không đúng, vì có thể không có học sinh nào là đoàn viên. 
(B), (D) không đúng vì mọi đoàn viên vẫn có thể là học sinh. (E) không đúng vì 
có thể vẫn có học sinh là đoàn viên. Chỉ có (C) đúng, vì chắc chắn là số học sinh 
không ngoan này không phải là đoàn viên !
 Đáp án. C.
Câu 70 - 72
Hướng dẫn chung: Thứ tự các bến là ? ? P ? ? M. Ở hai dấu ? ? thứ nhất và thứ 
hai chỉ có thể là OQ và NL.
Câu 70
 Nếu N là bến thứ tư thì L là bến thứ 5. Vậy bến trước P phải là Q.
 Đáp án. B.
Câu 71
 Tương tự, L là bến thứ hai thì N là bến thứ nhất và bến trước M là Q.
 Đáp án. E. 
Câu 72
 Nhắc lại thứ tự các bến là ? ? P ? ? M, với ??=OQ hoặc NL. Vậy O phải là bến thứ nhất.
 Đáp án. A.
Câu 73 – 78
Hướng dẫn chung: Ta vẽ sơ đồ chung như sau
 F 
 T------- R------ S ------G ------H ------ I 
 W L 
Trong đó màu đậm là các bến xe buýt. Đường - - - chỉ tuyến tàu điện ngầm. Có hai 
Ngoan Không ngoan
Mọi đoàn viên Một số học sinh
HƯỚNG DẪN LÀM BÀI KỲ THI SƠ TUYỂN ĐẠI HỌC FPT
54 55
ga chung là R và G. R, L, F (tô đậm) là các bến xe buýt express đỗ. 
Câu 73
 Ta dùng phương pháp loại trừ. Phương án A không nhất thiết, vì hành khách 
có thể đi xe buýt đến R rồi chuyển sang tàu điện ngầm. Phương án B cũng vậy, vì 
hành khách có thể đi xe buýt đến G rồi chuyển sang tàu điện ngầm. Phương án 
đi xe buýt đến R loại phương án D và phương án đi xe buýt đến G rồi chuyển sang 
điện ngầm loại phương án E. Chỉ có phương án C. Kiểm tra lại thấy đúng.
 Đáp án. C.
Câu 74
 Ta dùng phương pháp loại trừ. Phương án A bị loại vì ta có thể đi tàu điện 
ngầm đến R rồi đi xe buýt thường đến W. Phương án B rõ ràng bị loại. Phương án 
D bị loại. Phương án E cũng bị loại vì ta có thể đi tàu điện ngầm đến G rồi đi xe 
buýt thường đến W.. Chỉ còn phương án C. Rõ ràng phương án này đúng vì hành 
khách bắt buộc phải đi xe buýt thường mới đến được W.
 Đáp án. C. 
Câu 75
 Rõ ràng T bị cô lập. 
 Đáp án. E. 
Câu 76
 Tuyến xe buýt là R, W, L, G, F. Do đó ta loại các phương án A, B, D, E và chỉ còn 
phương án C.
 Đáp án. C.
Câu 77
 Hai bến mà hành khách bắt buộc phải đi qua là G và H.
 Đáp án. A.
Câu 78
 Để đến G, hành khách phải đến R sau đó đi tàu điện ngầm đến G. 
 Đáp án. B. 
Câu 79
 Trong 4 mệnh đề đó chỉ có nhiều nhất một mệnh đề đúng. Suy ra đáp số chỉ có 
thể là 3 hoặc 4. Nhưng nếu đáp số là 4 thì suy ra IV đúng, mâu thuẫn vì IV khẳng 
định là trên tấm bìa có 4 mệnh đề sai. Vậy đáp số là 3. Cụ thể các mệnh đề I, II, IV 
sai, còn III đúng. 
 Đáp án. D.
Câu 80 – 85
Hướng dẫn chung: {K, L, M} ở chung lều, có thể là lều 2, có thể là lều 3. Lều này 
không còn ai nữa. Những người còn lại ở lều 1 và lều còn lại (2 hoặc 3).
Câu 80
 Nếu V và X ở chung lều thì hai người con của họ, O và P sẽ ở chung lều.
 Đáp án. D. 
Câu 81
HƯỚNG DẪN LÀM BÀI KỲ THI SƠ TUYỂN ĐẠI HỌC FPT
56 57
 Nếu X ở lều 2 thì con của X là P phải ở lều 1, do đó cùng lều với V. 
 Đáp án. D.
Câu 82
 Theo hướng dẫn chung thì ta đã biết K, L, M phải ở cùng lều 2 hoặc 3. Vì V ở 
lều 1 nên O, con của V không thể ở lều 1 theo điều kiện 2). Vậy chỉ có thể là X.
 Đáp án. C.
Câu 83
 K ở lều thứ hai thì lều thứ hai bao gồm K, L, M. Vì V ở lều thứ nhất nên O, con 
của V, ở lều thứ ba.
 Đáp án. B.
Câu 84
 L ở lều 3 tức là lều 3 bao gồm K, L, M. Hai người phụ nữ có chồng V và X không 
ở cùng lều tức là V ở lều 1 (theo điều kiện 1)) và X ở lều 2. Các phương án A và C bị 
loại. P là con của X không thể ở cùng lều 2, do đó D bị loại. O là con của V sẽ ở lều 
2. Vậy phương án đúng là E. 
 Đáp án. E.
Câu 85
 Nếu V và T ở cùng lều thì O và T không thể ở cùng lều. Ta loại phương án (B). 
Do lều 2 hoặc 3 chỉ có K, L, M ở cùng nên ta loại (A). Điều kiện 3 suy ra một trong 
hai người X và P phải ở chung lều với V và T, do đó loại E và cũng loại D luôn. Vậy 
chỉ còn phương án C. Cụ thể cách phân lều là {V, T, P}, {X, O}, {K, L, M}.
 Đáp án. C.
Câu 86 – 89 
Hướng dẫn chung: Trong các lời giải dưới đây, J đã được đặt ở cốc C1. Chỉ còn 
lại 6 vị trí C2 C7.
Câu 86
 O được đặt ở cốc C7, suy ra N, P phải đặt ở các cốc C5, C6. Nhưng K phải đặt ở 
cốc ở bên phải L và M, suy ra K phải được đặt ở cốc C4.
 Đáp án. C.
Câu 87
 Chỉ có A đúng, vì J ở vị trí đầu tiên! C, D, E không đúng vì N, O, P có thể hoán vị 
cho nhau. B không đúng vì không có ràng buộc về vị trí của L và O.
 Đáp án. A.
Câu 88 
 Ta dùng phương pháp loại trừ. Điều kiện N, O, P ở các vị trí liên tiếp sẽ loại các 
phương án C, D. Điều kiện K ở bên phải L và M sẽ loại phương án A và B. Chỉ còn 
phương án E.
 Đáp án. E.
Câu 89
Do K nằm ở bên phải L nên cốc có số thứ tự lớn nhất có thể chứa L là C6. Một cách 
sắp xếp mà L ở vị trí C6 có thể là: JMONPLK
 Đáp án. D.
HƯỚNG DẪN LÀM BÀI KỲ THI SƠ TUYỂN ĐẠI HỌC FPT
58 59
Câu 90
 Giả thiết chỉ nói rằng nếu bạn đoạt giải Sao mai thì chắc chắn được tuyển 
thẳng. Không có thông tin gì nếu bạn không được giải Sao mai, bạn có thể được 
tuyển có thể không. Như vậy I và II không đúng, vì không có cơ sở. III đúng, vì nếu 
không có kết quả, chắc chắn nguyên nhân đã không xảy ra!
 Đáp án. C.
HƯỚNG DẪN LÀM BÀI KỲ THI SƠ TUYỂN ĐẠI HỌC FPT
60 61
PHẦN THI VIẾT LUẬN
Đề thi Luận mẫu
 “Mục tiêu biện minh cho phương tiện. Nói một cách khác, nếu mục tiêu là 
đáng giá, thì bất kỳ phương tiện nào thực hiện để đạt được mục tiêu đó đều là 
chính đáng”.
 Bạn có đồng ý với phát biểu trên không?
 Hãy viết một bài luận để phát triển quan điểm của bạn về vấn đề này. Hãy 
củng cố quan điểm và lập luận của mình bằng các ví dụ từ sách báo, các trải 
nghiệm cá nhân hoặc các quan sát của bạn trong cuộc sống. 
(Kỳ thi tuyển sinh FU ngày 14/8/2011)
Bài luận tham khảo
ĐẶT VÀO HOÀN CẢNH ĐỂ XÉT SỰ THIỆT HƠN
 Cuộc sống hội nhập ngày nay đem đến cho con người nhiều cơ hội, 
nhiều mục tiêu trong cuộc sống, đi liền đó là vấn đề con đường để thực hiện 
những mục tiêu mình đề ra theo cách tiêu cực hay tích cực. Vấn đề đó được 
tóm gọn trong quan điểm sau: “Mục tiêu biện minh cho phương tiện. Nói một 
cách khác, nếu mục tiêu là đáng giá, thì bất kì phương tiện nào thực hiện để 
đạt được mục tiêu đó đều chính đáng”.
 Với tôi, quan điểm đó không hẳn đã đúng trong mọi trường hợp. 
 Đầu tiên phải hiểu rằng “mục tiêu” là sự vươn tới khát khao của bản thân, 
của cá nhân hay của cả tập thể. Để thực hiện “mục tiêu” của mỗi người có 
nhiều con đường, có tốt có xấu, phải biết chọn lựa chứ không thể nói rằng 
“mục tiêu của tôi chính đáng nên tôi dùng phương tiện gì để thực hiện đều 
đúng cả”. Đó là lời bao biện vụng về của nhiều người. Nhìn vào thực trạng 
nước ta còn rất nhiều người nghèo, và chắc “mục tiêu” lớn nhất của họ là thoát 
khỏi cái nghèo ấy. Nhưng không phải tất cả trong số họ đều chọn “phương 
tiện” để thực hiện “mục tiêu” của mình là ăn cắp, lừa đảo, làm trái pháp luật. Đa 
phần trong số họ đều đi theo con đường chân chính dù sẽ khó khăn hơn để 
thoát khỏi cảnh cơ cực. Chính vì quan điểm “bất chấp thủ đoạn” mà cuộc sống 
chúng ta có sự cạnh tranh khốc liệt giữa những công ty, những tập đoàn. Bao 
lần báo chí đưa tin tập đoàn A, B, C mở nhiều công ty ma để xin vốn đầu tư 
làm thiệt hại hàng chục tỉ đồng của nhà nước. những phương tiện họ thực 
hiện khiến chúng ta không thể đồng tình. 
 Đó là những câu chuyện ngoài xã hội, còn trong mỗi chúng ta quan điểm 
đó đều hiện hữu rõ ràng khi những ham muốn lên cao. Chắc hơn một lần 
trong các bạn đã nói dối để đạt được mục đích của mình, khi chỉ có thể làm 
như vậy mới thành công được. Bản thân tôi có kỉ niệm ngày nhỏ, đã từng bao 
che cho một người bạn khi cậu ấy làm điều sai trái với lí do rằng bạn bè phải 
biết bảo vệ nhau, và cũng nhiều lần đã nói dối bố mẹ để đi chơi, cũng vì lúc 
đấy mục tiêu tôi đặt lên trên hết là “làm sao có thể được đi chơi”.
HƯỚNG DẪN LÀM BÀI KỲ THI SƠ TUYỂN ĐẠI HỌC FPT
62 63
 Nhìn vào gia đình, có tấm gương hiện hữu là mẹ của ta, người đã chăm 
lo cho ta, “mục tiêu” của người đơn giản là nuôi ta lớn khôn, biết nghe điều 
thiện, tránh điều ác, cách người thực hiện mục tiêu đó thật chất phác, đó là 
lao động, dạy cho ta yêu cuộc sống, biết lắng nghe “Mục tiêu” và “phương 
tiện” của người như vậy, chẳng cần một lời giải thích nhưng trong đáy tim 
mình ai cũng hiểu đó là những điều tốt đẹp, cần phải nghe và làm theo.
 Một câu chuyện lịch sử mà các thế hệ sau này không ai có thể quên, đó là 
con đường giải phóng thống nhất đất nước của chủ tịch Hồ Chí Minh. Mục 
tiêu của Bác và của toàn dân tộc ta đó là giải phóng miền Nam thống nhất đất 
nước, và phương tiện để làm nên chiến thắng đó là những cuộc Nam tiến, đó 
là những hi sinh của cả dân tộc. Dù mất mát bao xương máu, nhưng hãy lắng 
nghe xem những bà mẹ Việt Nam anh hùng có ai nói hối hận vì cho con nhập 
ngũ, hỏi những đứa con có cha hi sinh trên chiến trường về lòng tự hào khi 
chúng có người cha như vậy mà không hề oán trách ông đã rời bỏ chúng. 
 Nếu mục đích là chính đáng, mang lại hạnh phúc cho cộng đồng dân tộc 
thì được nhân dân ủng hộ. Đó là tiêu chí đánh giá của sự “chính đáng” trong 
phương tiện thực hiện. Thế hệ chúng ta đang đứng trước vấn đề nóng bỏng 
đó là mâu thuẫn biển Đông. Mục đích của nước ta là đòi lại sự toàn vẹn lãnh 
thổ trên biển, nhưng nhiều người hiểu biết nông cạn, nhất mực đòi chiến tranh 
với Trung Quốc để chứng tỏ mục tiêu chính đáng của chúng ta, nhưng người 
khôn ngoan sẽ dùng đối ngoại, trên tinh thần kiên quyết giữ vững chủ quyền 
dân tộc bởi hẳn biết rằng chiến tranh chỉ gây thêm thiệt hại cho đất nước. 
 Cùng một mục tiêu nhưng không thể nói phương tiện nào cũng chính 
đáng. Song nói đi cũng phải nói lại, quan điểm đề bài nêu ra cũng có phần 
đáng khi ta bị dồn vào thế yếu, dẫn chứng xác đáng nhất là cuộc kháng chiến 
chống quân Nguyên thần thánh của quân dân triều Trần. Trong cuộc kháng 
chiến đó, có lúc quân ta bị dồn vào thế yếu, gần như tan rã, khi đó “Tiết chế” 
Hưng Đạo Đại Vương Trần Quốc Tuấn đã phải dùng mỹ nhân kế cống nạp An 
Tư công chúa cho Thoát Hoan để giảm sự nguy kịch, đã có lúc phải dùng kế 
trá hàng để giành thắng lợi, nhưng không ai cho rằng Hưng Đạo Đại Vương 
dùng kế hèn cả, đó là vì mục tiêu của ông cao đẹp, dùng những mưu kế như 
vậy để giúp cho trăm vạn dân chúng thoát khỏi ách đô hộ của phương bắc. Vì 
vậy, nói quan điểm trong đề bài là hoàn toàn sai cũng không hẳn. Ta phải đặt 
vào từng hoàn cảnh để xét sự thiệt hơn.
 Tóm lại, “mục tiêu” và “phương tiện” luôn đi đôi với nhau, quan trọng là 
cách sử dụng “phương tiện” để đạt “mục tiêu” đó làm sao tối ưu nhất để không 
ảnh hưởng tới mọi người xung quanh và tránh mang tiếng xấu về mình, như 
vậy quan điểm trên của chúng ta mới có thể hiểu theo hướng tích cực và 
được vận dụng theo cách tốt nhất cho mình và xã hội.
Bùi Đức Hiếu
Bình luận của Hội đồng chấm thi
 Những luận điểm cùng nhiều ví dụ sinh động mà Hiếu đã đưa 
ra khiến người chấm khá bất ngờ trước góc nhìn và cách phân tích 
của một người trẻ tuổi mới sinh năm 1993. Bài viết thuyết phục và 
xứng đáng giành được điểm tối đa bởi tư duy logic của người viết 
khi triển khai các luận điểm để bảo vệ cho quan điểm “không hẳn 
đã đúng trong mọi trường hợp” khi trả lời yêu cầu của đề bài “Bạn 
có đồng ý với phát biểu trên không?”.
 Với các phân tích khái niệm mà đề bài nêu ra, tác giả bài viết đã 
làm sáng rõ câu nói, từ đó thuyết phục người chấm bằng cách bám 
sát các định nghĩa “mục tiêu” là gì, “phương tiện” là gì và đưa ra 
các ví dụ phong phú, từ thực tiễn cuộc sống để chứng minh. Điểm 
cộng của bài viết còn nằm ở chỗ tác giả đã khéo léo lựa chọn những 
ví dụ gần gũi, quen thuộc với nhiều người, nhằm tạo nên không 
gian quen thuộc, thân thiện như một câu chuyện kể dù đang rất 
“tỉnh táo” để làm bài thi với các luận điểm tưởng chừng khô khan.
 Cấu trúc bài viết mạch lạc, văn phong giản dị, không gượng ép, 
hô hào hay cố gắng “cương” lên, nhưng cũng không quá xuề xòa 
trong câu chữ đã giúp bài viết giành điểm xuất sắc khi được thực 
hiện trong vòng 60 phút.
Hà Nội
Khu Giáo dục và Đào tạo – Khu Công nghệ
cao Hòa Lạc, Km29 Đại lộ Thăng Long,
huyện Thạch Thất, Thành phố Hà Nội. 
Điện thoại: (04) 7300 5588.
TP. Đà NẵNg 
Tại Tp. Đà Nẵng: 137 Nguyễn Thị Thập,
Phường Hòa Minh, Quận Liên Chiểu, Tp. Đà
Nẵng. 
Điện thoại: (0511) 3735 913.
TP.Hồ CHí MiNH
Tòa nhà Innovation, Công viên phần mềm
Quang Trung, Phường Tân Chánh Hiệp,
Quận 12. 
Điện thoại: (08) 7300 5588.

File đính kèm:

  • pdftai_lieu_huong_dan_lam_bai_ky_thi_so_tuyen_dai_hoc_fpt_khoi.pdf