Tài liệu Hướng dẫn kỹ thuật phục hồi rừng tự nhiên
PHẦN 1: GIỚI THIỆU
1 PHỤC HỒI RỪNG LÀ GÌ?
Hiện tại rừng tự nhiên là rừng sản xuất sau nhiều năm khai thác gỗ và kiểm soát
thiếu chặt chẽ đã trở nên suy thoái nghiêm trọng, tuy nhiên vẫn còn duy trì hoàn cảnh
sinh thái rừng, duy trì được một số chức năng bảo vệ sinh thái môi trường cơ bản như
giữ đất, chống xói mòn, điều tiết nước, tích lũy carbon, bảo tồn đa dạng nguồn gen động
thực vật. Vì vậy nếu tiếp tục làm một bước sau cùng là chuyển đổi rừng tự nhiên suy
thoái sang canh tác cây ngắn ngày, trồng cây công nghiệp độc canh dự đoán sẽ mang lại
nhiều hậu quả về sinh thái môi trường và thiệt hại đa dạng sinh học cũng như sinh kế của
các cộng đồng sống phụ thuộc vào rừng. Do đó phục hồi lại rừng tự nhiên suy thoái là
một nhiệm vụ cấp bách và khẩn thiết để đưa rừng tự nhiên quay trở lại đóng góp vào sự
phát triển bền vững; khi mà diện tích rừng tự nhiên đang thu hẹp và kém chất lượng
nghiêm trọng.
Phục hồi rừng (Forest Rehabilitation, Restoration) được thừa nhận rộng rãi như
một cách để đảo ngược sự xuống cấp các quá trình sử dụng rừng thiếu quản lý và không
bền vững; nó tăng sự đóng góp vào bảo tồn bền vững rừng, đóng góp của các hệ sinh
thái rừng cho sinh kế con người, cải thiện đất đai và dịch vụ môi trường rừng (FAO,
2015). Các hành động phục hồi rừng bao gồm từ các hoạt động như bảo vệ môi trường
sống, tái sinh tự nhiên được hỗ trợ (Assisted Natural Regeneration - ANR) và trồng cây
để làm giàu rừng (Enrichment Planting) đến cải thiện chính sách, cung cấp các khuyến
khích tài chính và giám sát và học hỏi liên tục. Phục hồi rừng mang lại cơ hội cho lợi ích
môi trường và kinh tế xã hội (FAO, 2015) vì nó:
- giúp tăng vốn tự nhiên mà sinh kế nông thôn phụ thuộc vào;
- giúp tăng khả năng phục hồi của cảnh quan, hệ sinh thái rừng và hệ thống
xã hội đối với sự thay đổi toàn cầu; và nếu được lập kế hoạch và quản lý tốt,
có thể đáp ứng lợi ích và nhu cầu của nhiều bên liên quan.
Phục hồi rừng là nhằm tác động trực tiếp vào một hoặc nhiều thành phần của hệ
sinh thái rừng như là phục hồi hệ thực vật thân gỗ, thực vật ngoài gỗ, động vật rừng, hệ
nấm, vi sinh vật rừng từ đó tác động phục hồi gián tiếp đến đất đai, thủy văn và hoàn
cảnh, sinh thái rừng. Trong đó phục hồi hệ thực vật thân gỗ là quan trọng nhất, vì đây là
thành phần quyết định sinh thái rừng, ảnh hưởng đến các mối quan hệ của các thành phần
trong hệ sinh thái rừng và chuỗi thức ăn của sinh vật rừng. Do đó phục hồi hệ sinh thái
rừng chủ yếu nhắm đến phục hồi thực vật gỗ và có thể thêm một số loài thực vật ngoài
gỗ để đáp ứng và cân bằng các mục đích kinh tế, xã hội và môi trường.16
2 MỤC ĐÍCH CỦA PHỤC HỒI RỪNG TỰ NHIÊN
Phục hồi rừng tự nhiên có thể theo theo bốn hướng khác nhau (Hình 1), bao gồm:
- Hướng 1: Hệ sinh thái rừng và sinh kế con người được phục hồi ở mức cao.
Để đạt được phục hồi rừng theo hướng này đòi hỏi có nguồn lực và thời gian
dài.
- Hướng 2: Hệ sinh thái rừng và sinh kế con người được phục hồi ở mức trung
bình. Để đạt được phục hồi rừng theo hướng này đòi hỏi có nguồn lực vừa
phải, hài hòa giữa mục tiêu kinh tế với môi trường và thời gian trung bình.
Việc phục hồi thành phần thực vật rừng sẽ lựa chọn cây có cả giá trị kinh tế
cả sinh thái, có thời gian thu hoạch không quá dài
- Hướng 3: Hệ sinh thái rừng đạt được ở mức cao trong khi đó sinh kế con
người ở mức thấp. Tiếp cận theo cách này chỉ áp dụng chủ yếu ở các khu
rừng bảo tồn, phòng hộ nghiêm ngặt; đối với rừng sản xuất thì sẽ kém bền
vững vì loại bỏ sinh kế của con người khỏi rừng. Việc phục hồi thành phần
thực vật rừng sẽ lựa chọn cây có ý nghĩa sinh thái, bảo tồn đa dạng sinh học
là chính, mọc chậm.
- Hướng 4: Hệ sinh thái rừng đạt được ở mức thấp trong khi đó sinh kế con
người ở mức cao. Tiếp cận theo cách này chủ yếu là chuyển đổi rừng tự
nhiên sang trồng rừng độc canh cây sinh trưởng nhanh, cây công nghiệp có
giá trị kinh tế. Tiếp cận theo cách này sẽ mang lại thu nhập trước mắt, nhưng
lâu dài sẽ rất kém bền vững vì làm mất chức năng sinh thái môi trường của
rừng tự nhiên
Như vậy trong phát triển bền vững, phục hồi rừng tự nhiên theo hướng 2 là thích
hợp hơn cả, tức là rừng được phục hồi chức năng sinh thái và hài hòa với mục tiêu về
sinh kế của cộng đồng như trong phân tích của Sunderlin (2005) để phát triển bền vững.
Tiếp cận phục hồi theo hướng 2 giúp cho hài hòa giữa phục hồi chức năng sinh thái rừng
với tạo ra sinh kế, bảo tồn văn hóa cho cộng đồng dân tộc có đời sống gắn bó với rừng.
Trang 1
Trang 2
Trang 3
Trang 4
Trang 5
Trang 6
Trang 7
Trang 8
Trang 9
Trang 10
Tải về để xem bản đầy đủ
Tóm tắt nội dung tài liệu: Tài liệu Hướng dẫn kỹ thuật phục hồi rừng tự nhiên
bóng râm 60%. - Tỉ lệ nảy mầm đến 80% sau 4-7 ngày. Sau 1 tháng cây con được cấy vào bầu. - Có thể nhân giống bằng hom cành 2-4 năm tuổi, xử lý bằng cách nhúng dung dịch axit indolebutyric (IBA ) và đặt hom trong mùn cưa. Nguồn thông - ITTO (2002) tin 309 85. Xoan ta - Melia azedarach L. Tên Việt: Xoan ta Địa phương: Tên khoa học: Melia azedarach L. Họ: Xoan - Meliaceae Bộ: Bồ hòn - Sapindales Mô tả - Cây gỗ lớn rụng lá, chiều cao cây trong rừng đến 45m, cây trồng chỉ cao 10-15m, thân thẳng tròn không bạnh vè. - Lá kép 2-3 lẻ, lần mọc cách, mép lá có răng cưa. - Chùm tụ tán to, hoa tím, cánh hoa 5-6, nhị 10, dính thành ống đứng. - Quả nhân cứng hình xoan, dài 1-1,5cm, 1 hạt. Cây Thân, vỏ Lá Hoa, quả Vùng phân bố Vùng nhiệt đới Châu Á: Trung Quốc, Ấn Độ, Sri Lanka, Nepal, Bhutan, Thái Lan, Lào, Việt Nam, Indonesia, Philippiines, Australia và được trồng khắp vùng nhiệt đới và cận nhiệt, thậm chí cả các nước ôn đới. Việt Nam: cây mọc tự nhiên và được trồng khắp Bắc, Trung, Nam Cây bản địa? Cây bản địa Kiểu rừng Rừng lá rộng thường xanh Rừng 1/2 rụng lá Rừng ẩm hoặc ½ ẩm (Humid and semi-humid tropic) Sinh thái, - Cây thích nghi cao với điều kiện khí hậu nhiệt đới ẩm, cận nhiệt đới sinh học loài hay ôn đới ấm. - Độ cao so với mực nước biển đến 1800m ở vùng nhiệt đới. - Nhiệt độ bình quân tháng nóng nhất là 39oC, nhiệt độ thấp nhất đến mức đóng băng, bị chết nếu nhiệt độ dưới -5oC - Lượng mưa bình quân hàng năm có thể dưới 600mm, cạnh tranh tốt nhất ở những khu vực ít hơn 900mm. - Thích đất thoát nước tốt, chịu được hầu hết các loại đất thoát nước và trong điều kiện khô nóng, các loại đất kém dinh dưỡng, ven biển, khe nứt, đất kiềm, đất mặn, đất dốc nhiều đá, thích đất cát. Không thích đất chua. - Cây ưa sáng. Sinh trưởng nhanh. Chịu hạn rất tốt. - Cây ra hoa vào năm thứ 5-6, vùng nhiệt đới ấm cây ra hoa kết trái quanh năm. - Hạt có mùi xạ hương mạnh, toàn cây có độc tố. - Cây không chịu được lửa mặc dù có thể tái sinh từ rễ sau khi cháy. 310 - Cây có khả năng kháng nấm mật. - Cây thường ra hoa tháng 3-5, quả chín tháng 10-12. Sản phẩm của Gỗ, nhựa, vỏ, lá, hạt: loài - Gỗ có màu đỏ đến nâu đỏ, phân biệt rõ với giác gỗ màu vàng nhạt. Kết cấu thô, mùi thơm. Gỗ nặng vừa phải, hơi giòn, dễ đánh bóng. Gỗ dùng để làm đồ nội thất, đóng thùng, trang trí mặt gỗ, sử dụng làm tủ, xây dựng vì chống mối mọt. - Nhựa gum thu được từ các vết rạch thân cây dùng làm kẹo cao su, nước uống giải khát. - Nước ép từ lá tẩy giun sán, tiêu độc, lợi tiểu. Nước sắc làm se da, tiêu hóa, chữa tiêu chảy, nước súc miệng chữa các vấn đề răng lợi. - Hoa và lá đắp chữa đau dây thần kinh và đau đầu do thần kinh. - Vỏ thân tẩy giun sán, làm se và bổ đắng. Vỏ rễ gây nôn, thong tiểu, chống hắc lào và kí sinh trùng da. - Quả hạt chín có tính sát trùng và khử trùng, dùng tươi hoặc khô. - Tất cả các bộ phận cây đều có độc tính nên phải dựa vào người hành nghề có chuyên môn mới được sử dụng để chữa bệnh. Đối tượng - Rừng suy thoái sau khai thác rừng sử dụng - Sau nương rẫy loài để phục hồi Kỹ thuật - Hạt giống nên gieo ngay sau khi quả chín. Tỉ lệ nảy mầm đến 85%. giống, cây - Xử lý hạt giống: cho hạt vào hố hoặc trải mỏng, phủ rơm rạ, cỏ rác con khô đốt trong 2-3 phút cho nóng hạt rồi đem gieo hoặc cho hạt vào nước ấm, trong 6-12 giờ, vớt ra trộn cát ẩm ủ trong 2-3 ngày rồi đem gieo hạt. - Gieo hạt lên luống đã bón lót phân chuồng hoai 3-4kg/m2. Hạt cách hạt 30cm, sâu 4-5cm. khoảng 1 kg hạt/m2. Tưới nước ướt đẫm. - Định kỳ 2-3 ngày tưới nước 1 lần. - Sau khi cây được 1 tháng thì tỉa dặm cho đều, tưới nước 4-5 ngày/lần, xới xáo, làm cỏ 1 lần/tháng, tránh úng, loại bỏ rệp hút nhựa. - Tiêu chuẩn cây con xuất vườn: cây được 9-12 tháng, chiều cao 1,5- 2m, đường kính cổ rễ 2-3cm, không sâu bệnh, cây tốt, chưa ra lá non. Nguồn thông - Useful tropical plants tin - VAFS 311 Phụ lục 3: DANH SÁCH CÁC LOÀI CÂY TRONG SÁCH ĐỎ CỦA IUCN VÀ NGHỊ ĐỊNH 06/2019/NĐ-CP CÓ Ở HAI KIỂU RỪNG LÁ RỘNG THƯỜNG XANH VÀ KHỘP Ở TÂY NGUYÊN Kiểu rừng: Rừng là rộng thường xanh: EBLF; rừng khộp: DFF IUCN: Loài trong danh sách đỏ, bao gồm các loại: Nguy cấp cao: CR; Nguy cấp: EN; Nhạy cảm, đễ bị nguy cấp: VU; Gần bị đe dọa: NT Nghị định 06/2019: Gồm hai nhóm loài IA hoặc IIA TT Tên loài Tên khoa học loài Tác giả Có trong Dạng IUCN Nghị Định kiểu rừng sống 2020 06/2019/ NĐ-CP 1 Bách xanh Calocedrus macrolepis Kurz EBLF Gỗ NT IIA 2 Cà te, Gõ đỏ. Afzelia xylocarpa (Kurz) Craib EBLF và Gỗ IIA DFF 3 Các loài dây na Kadsura spp. EBLF Dây leo IIA rừng 4 Cẩm lai Dalbergia oliveri Prain EBLF và Gỗ EN IIA DFF 5 Chè đuôi Camellia petelotii (Merr.) Sealy EBLF Thân EN thảo 6 Chò đen Shorea stellata (Kurz) Dyer EBLF Gỗ VU 7 Đẳng sâm Codonopsis javanica (Blume) Hook.f. EBLF Dây leo IIA & Thomson 8 Dầu cát, dầu Dipterocarpus costatus C.F.Gaertn. EBLF Gỗ VU mít 9 Dầu con quay Dipterocarpus C.F.Gaertn EBLF Gỗ VU turbinatus 10 Dầu con rái, Dipterocarpus alatus Roxb. ex G.Don EBLF Gỗ VU dầu nước 11 Dầu lông, Dầu Dipterocarpus Dyer DFF Gỗ EN trai intricatus 12 Đỉnh tùng Cephalotaxus mannii Hook.f. EBLF Gỗ VU IIA 13 Du sam Keteleeria evelyniana Mast. EBLF Gỗ VU 14 Du sam núi đất Keteleeria davidiana (C.E.Bertrand) EBLF Gỗ IA Beissn. 15 Dương xỉ gỗ Cyathea grabla (Wall. ex EBLF Thân IIA Hook.) Copel. thảo 16 Dương xỉ thân Cyathea latebrosa (Wall. ex EBLF Thân IIA gỗ Hook.) Copel. thảo 17 Giáng hương Pterocarpus Kurz EBLF và Gỗ EN IIA quả to macrocarpus DFF 18 Giổi B'lao Magnolia blaoensis (Gagnep.) EBLF Gỗ VU Dandy 19 Gõ nước Sindora tonkinensis K.Larsen & EBLF Gỗ IIA S.S.Larsen 20 Gụ mật, Gõ Sindora siamensis Miq. EBLF và Gỗ IIA mật. DFF 21 Gừng collinsi Zingiber collinsii Mood & EBLF và Thân VU Theilade DFF thảo 22 Hoàng đằng Fibraurea recisa Pierre EBLF Dây leo IIA 23 Hoàng đằng Fibraurea tinctoria Lour. EBLF Dây leo IIA 312 TT Tên loài Tên khoa học loài Tác giả Có trong Dạng IUCN Nghị Định kiểu rừng sống 2020 06/2019/ NĐ-CP 24 Kiền kiền Hopea pierrei Hance EBLF và Gỗ VU IA DFF 25 Lan lọng Bulbophyllum evrardii Gagnep. EBLF Thân EN IIA evrardi thảo 26 Mã hồ Mahonia nepalensis DC. ex Dippel EBLF Thân IIA thảo 27 Mây poa lan Calamus poilanei Conrard EBLF Dây leo IIA 28 Pơ mu Fokienia hodginsii (Dunn) A.Henry EBLF Gỗ IIA & H H.Thomas 29 Ráng tiên toạ có Cyathea podophylla (Hook.) Copel. EBLF Thân IIA cuống thảo 30 Sao đen Hopea odorata Roxb. EBLF Gỗ VU 31 Sao Hải nam Hopea hainanensis Merr. & Chun EBLF và Gỗ EN DFF 32 Sao xanh Hopea ferrea Laness. EBLF và Gỗ EN DFF 33 Sến mật, Cà Shorea roxburghii G.Don EBLF và Gỗ VU đoong, Sến mủ DFF 34 Tắc kè đá Drynaria bonii Christ EBLF và Thân IIA DFF thảo 35 Tất cả các loài Stephania spp. EBLF và Dây leo IIA bình vôi thuộc DFF chi Stephania 36 Tất cả các loài Paphiopedilum spp. EBLF Thân IA lan hài thuộc thảo chi Paphiopedilum 37 Tất cả các loài ORCHID IIA EBLF và Thân IIA trong họ lan DFF thảo Orchidaceae trừ loài đã quy định ở nhóm IA 38 Thạch tùng răng Huperzia serrata (Thunb.) Trevis. EBLF Thân IIA cưa thảo 39 Thích Acer calcaratum Gagnep. EBLF Gỗ VU 40 Thông 5 lá Pinus dalatensis Ferré EBLF Gỗ IIA 41 Thông lá dẹt Pinus krempfii Lecomte EBLF Gỗ VU IIA 42 Thông nước Glyptostrobus pensilis (Staunton ex EBLF Gỗ CR IA D.Don) K.Koch 43 Trắc Dalbergia Pierre EBLF và Gỗ IIA cochinchinensis DFF 44 Trắc dây, Rịp lá Dalbergia rimosa Roxb. EBLF và Dây leo IIA DFF 45 Trầm Aquilaria crassna Pierre ex EBLF Gỗ CR Lecomte 46 Tuế chìm Cycas siamensis Miq. EBLF và Thân IIA DFF thảo 47 Tuế lá chẻ Cycas micholitzii Dyer EBLF và Thân VU IIA DFF thảo 48 Tuế lược Cycas pectinata Buch.-Ham. EBLF và Thân VU IIA DFF thảo 49 Vàng đắng Coscinium fenestratum (Goetgh.) EBLF Dây leo IIA Colebr. 313 TT Tên loài Tên khoa học loài Tác giả Có trong Dạng IUCN Nghị Định kiểu rừng sống 2020 06/2019/ NĐ-CP 50 Vên vên Anisoptera costata Korth. EBLF và Gỗ EN DFF 51 Xá xị Cinnamomum Lecomte EBLF Gỗ IIA balansae 52 Xoài vàng Mangifera flava Evrard EBLF Gỗ VU 314 Phụ lục 4: TÊN KHOA HỌC CÁC LOÀI CÂY CÓ TRONG HƯỚNG DẪN Stt Tên loài cây Tên Latin 1 Ba bét Mallotus paniculatus (Lam.) Müll.Arg. 2 Bản xe Albizia lucidior (Steud.) I.C.Nielsen 3 Bằng lăng Lagerstroemia sp. 4 Bằng lăng ổi Lagerstroemia calyculata Kurz 5 Bằng lăng tím Lagerstroemia tomentosa C. Presl 6 Bình linh Vitex pinnata L. 7 Bình linh 3 lá Vitex trifolia L. 8 Bình linh cánh Vitex pinnata L. 9 Bồ an Colona erecta (Pierre) Burret 10 Bồ đề nam Styrax benzoides W. G. Craib 11 Bời lời Litsea baviensis Lecomte 12 Bời lời 1 cánh hoa Litsea monopetala (Roxb.) Pers. 13 Bời lời lá hẹp Litsea baviensis Lecomte 14 Bời lời lá to Litsea grandis (Nees) Hook.f. 15 Bọt ếch Glochidion zeylanicum var. tomentosum (Dalzell) Trimen 16 Bứa Garcinia gummi-gutta (L.) Roxb. 17 Bùi tía Ilex annamensis Tardieu 18 Bưởi bung Maclurodendron oligophlebium (Merr.) T.G. Hartley 19 Cà chít Shorea obtusa Wall. 20 Cà giam Mitragyne sp. 21 Cà giam chuồn Mitragyna diversifolia (Wall. ex G.Don) Havil. 22 Cẩm lai Dalbergia sp. 23 Cẩm liên Pentacme siamensis (Miq.) Kurz 24 Căm xe Xylia xylocarpa (Roxb.) Taub. 25 Cáp mộc Craibiodendron henryi W.W.Sm. 26 Cây bồng Lophopetalum wallichii Kurz 27 Chân chim Schefflera heptaphylla (L.) Frodin 28 Chân chim lá to Schefflera macrophylla (Dunn) R.Vig. 29 Chè rừng Camellia fleuryi (A.Chev.) Sealy 30 Chẹo bông Engelhardtia spicata Lechen ex Blume 31 Chiêu liêu đen Terminalia chebula Retz. 32 Chiêu liêu nước Combretum pyrifolium Kurz 33 Chiêu liêu ổi Terminalia corticosa Pierre ex Laness. 34 Chiêu liêu xanh Terminalia calamansanay Rolfe 35 Chò Shorea farinosa C.E.C.Fisch. 36 Chò xót Schima superba Gardner & Champ. 37 Chòi mòi Antidesma ghaesembilla Gaertn. 38 Chùm ruột núi Phyllanthus emblica L. 39 Cò ke Microcos tomentosa Sm. 40 Cóc chuột Lannea coromandelica (Houtt.) Merr. 41 Cóc rừng Spondias pinnata (L. f.) Kurz 42 Côm Elaeocarpus kontumensis Gagnep. 43 Côm lá lớn Elaeocarpus balansae DC. 44 Cù đèn Croton delpyi Gagnep. 45 Cù đèn thorelii Croton thorelii Gagnep. 315 Stt Tên loài cây Tên Latin 46 Dành dành Gardenia obtusifolia Roxb. ex Hook.f. 47 Dấu dầu Melicope pteleifolia (Champ. ex Benth.) T.G. Hartley 48 Dầu đồng Dipterocarpus tuberculatus Roxb. 49 Dầu trà beng Dipterocarpus obtusifolius Teijsm. ex Miq. 50 Dẻ Lithocarpus sp. 51 Dẻ anh Castanopsis piriformis Hickel & A Camus 52 Dẻ cọng mảnh Lithocarpus stenopus (Hickel & A.Camus) A.Camus 53 Dẻ gai Castanopsis indica (Roxb. ex Lindl.) A.DC. 54 Dẻ lindley Lithocarpus lindleyanus (Wall. ex A.DC.) A.Camus 55 Dẻ trái nhỏ Lithocarpus microbalanus A.Camus 56 Dền Xylopia pierrei Hance. 57 Dền đỏ Xylopia vielana Pierre 58 Đơn đỏ Ixora coccinea L. 59 Găng gai Canthium horridum Blume 60 Găng trắng Catunaregam tomentosa (Blume ex DC.) Tirveng. 61 Găng tu hú Gmelina asiatica L. 62 Gạo hoa trắng Bombax anceps Pierre 63 Giáng hương Pterocarpus macrocarpus Kurz 64 Giổi Magnolia mediocris (Dandy) Figlar 65 Gõ mật Sindora siamensis var. maritima (Pierre) K.Larsen & S.S.Larsen 66 Gòn Ceiba pentandra (L.) Gaertn. 67 Hoắc quang Wendlandia paniculata (Roxb.) DC. 68 Huỳnh đường Dysoxylum loureirii (Pierre) Pierre ex Laness. 69 Ké núi Stereospermum neuranthum Kurz 70 Kha thụ nguyên Castanopsis pseudoserrata Hickel & A. Camus sec. Phamh 71 Kha thụ tật lê Castanopsis tribuloides (Sm.) A.DC 72 Kháo Machilus parviflora Meisn. 73 Kháo hoa nhỏ Machilus parviflora Meissn. 74 Kháo thơm Machilus odoratissimus Nees 75 Kháo thunberg Machilus thunbergii Siebold & Zucc. 76 Kơ nia Irvingia malayana Oliv. ex A.W.Benn. 77 Làu táu Vatica odorata (Griff.) Symington 78 Le Gigantochloa sp. 79 Lim vàng Peltophorum dasyrrhachis (Miq.) Kurz 80 Lồ ô Bambusa procera A.Chev. & A.Camus 81 Lôi Crypteronia paniculata Blume 82 Lòng máng Pterospermum diversifolium Blume 83 Lòng mức Wrightia sp. 84 Mà ca Buchanania cochinchinensis (Lour.) M.R.Almeida 85 Mã tiền Strychnos nux-vomica L. 86 Mán đĩa Archidendron clypearia (Jack) I.C.Nielsen 87 Mận rừng Syzygium jambos (L.) Alston 88 Mật nhân Eurycoma longifolia Jack 316 Stt Tên loài cây Tên Latin 89 Me rừng Phyllanthus emblica L. 90 Mít nài Artocarpus rigida Blume 91 Mỡ Manglietia sp. 92 Mưng Careya arborea Roxb. 93 Muồng Senna sp. 94 Muồng sumatra Ormosia sumatrana (Miq.) Prain 95 Ngái Ficus hispida L.f. 96 Ngái lông Ficus hirta Vahl 97 Ngát vàng Gironniera subaequalis Planch. 98 Nhãn rừng Lepisanthes rubiginosa (Roxb.) Leenh. 99 Nhàu Morinda citrifolia L. 100 Nhọc Polyalthia nemoralis Aug.DC. 101 Nhọc trâu Polyalthia cerasoides (Roxb.) Bedd. 102 Quắn hoa trung bộ Helicia cochinchinensis Lour. 103 Quế rừng Cinnamomum iners Reinw. ex Blume 104 Săng mả Carallia brachiata (Lour.) Merr. 105 Săng máu Horsfieldia amygdalina (Wall.) Warb. 106 Sến Madhuca alpina (A.Chev. ex Lecomte) A.Chev. 107 Sến mủ Shorea roxburghii G.Don 108 Sổ Dillenia indica L. 109 Sổ 5 nhị Dillenia pentagyna Roxb. 110 Sòi Balakata baccata (Roxb.) Esser 111 Sòi tía Triadica cochinchinensis Lour. 112 Sóng rắn Albizia lebbeck (L.) Benth. 113 Sóng rắn lá nhỏ Albizia lebbekoides (DC.) Benth. 114 Sữa lá hẹp Alstonia angustifolia Wall. ex A.DC. 115 Sung Ficus racemosa L. 116 Sung bộng Ficus septica Burm.f. 117 Sưng nam bộ Semecarpus cochinchinensis Engl. 118 Tân bời lời tích lan Neolitsea zeylanica (Nees & T. Nees) Merr. 119 Táo rừng Ziziphus oenoplia (L.) Mill. 120 Tếch Tectona grandis L.f. 121 Thành ngạnh Cratoxylum formosum (Jacq.) Benth. & Hook.f. ex Dyer 122 Thành ngạnh nam Cratoxylum polyanthum (Lour.) Blume 123 Thẩu mật Bridelia retusa (L.) A.Juss. 124 Thầu tấu Aporosa octandra var. malesiana Schot 125 Thị mâm Diospyros ehretioides Wall. ex G.Don 126 Thổ mật Bridelia ovata Decne. 127 Thừng mức lông Wrightia pubescens R.Br. 128 Trắc curtis Dalbergia curtisii Prain 129 Trai lý Fagraea fragrans Roxb. 130 Trâm Syzygium levinei (Merr.) Merr. 131 Trâm đỏ Syzygium zeylanicum (L.) DC. 132 Trám lá đỏ Canarium subulatum Guillaumin 133 Trâm lá nhỏ Syzygium antisepticum (Blume) Merr. & L.M.Perry 134 Trôm lá thon Sterculia lanceolata Cav. 135 Vải rừng Dimocarpus longan Lour. 317 Stt Tên loài cây Tên Latin 136 Vạng trứng Endospermum chinense Benth. 137 Vỏ dụt Hymenodictyon orixense (Roxb.) Mabb. 138 Vối thuốc Schima wallichii Choisy 139 Vông rừng Erythrina variegata L. 140 Vừng Careya arborea Roxb. 141 Xoan đào Prunus ceylanica (Wight.) Miq. 142 Xương cá Canthium dicoccum (Gaertn.) Merr. 318
File đính kèm:
- tai_lieu_huong_dan_ky_thuat_phuc_hoi_rung_tu_nhien.pdf