Tài liệu học tập Quản trị bán hàng (Phần 2)
4.1. Kế hoạch bán hàng của doanh nghiệp
4.1.1. Khái niệm và vai trò của kế hoạch bán hàng
4.1.1.1 Khái niệm kế hoạch bán hàng
Trách nhiệm hàng đầu của nhà quản trị là lập kế hoạch bán hàng. Lập kế hoạch
bán hàng đƣợc hiểu là quá trình xác định trƣớc các kết quả và các công việc bán hàng
cần làm trên cơ sở kết quả dự báo bán hàng. Kế hoạch bán hàng là sản phẩm của quá
trình lập kế hoạch bán hàng. Kế hoạch bán hàng bao gồm các mục tiêu bán hàng, các
chương trình và hoạt động bán hàng, ngân sách bán hàng nhằm đạt được mục tiêu
kinh doanh của doanh nghiệp.
Một bản kế hoạch bán hàng đƣợc đánh giá trên hai phƣơng diện:
- Về hình thức: Kế hoạch bán hàng là tập văn bản đƣợc trình bày rõ ràng, sạch
sẽ, logic, có tính thuyết phục và hƣớng dẫn cao với ngƣời sử dụng.
- Về nội dung: Kế hoạch bán hàng phải đảm bảo cung cấp đủ thông tin cho
ngƣời sử dụng từ bối cảnh thị trƣờng, mục tiêu cần đạt đƣợc, cũng nhƣ các hoạt động,
chƣơng trình cần làm, tiến trình triển khai, trách nhiệm của từng bộ phận và cá nhân,
cũng nhƣ dự trù ngân sách để triển khai kế hoạch.
4.1.1.2 Vai trò của kế hoạch bán hàng
Lập kế hoạch bán hàng cho biết phƣơng hƣớng hoạt động trong tƣơng lai, làm
giảm sự tác động từ những thay đổi từ môi trƣờng, tránh sự lãng phí và dƣ thừa nguồn
lực, đồng thời lập nên những tiêu chuẩn thuận tiện cho công tác kiểm tra. Lập kế
hoạch bán hàng có những vai trò nhƣ sau:
- Kế hoạch bán hàng là một trong những công cụ phối hợp nỗ lực giữa các
thành viên trong công ty. Dựa vào kế hoạch có thể biết đƣợc mục tiêu và cách thức đạt
đƣợc mục tiêu, các nhân viên trong công ty biết đƣợc công ty mình sẽ đạt đƣợc những
gì và chắc chắn họ sẽ sẵn sàng cùng nhau phối hợp, hợp tác và làm việc có tổ chức.69
- Lập kế hoạch bán hàng giúp công ty hoạt động kinh doanh ổn định, sự thay
đổi trong môi trƣờng kinh doanh đƣợc dự báo trƣớc và có những phƣơng án đối phó
thích hợp. Dựa vào kế hoạch giúp nhà quản trị có cái nhìn về tƣơng lai, dự báo những
thay đổi trong môi trƣờng nội bộ và môi trƣờng bên ngoài, đồng thời cân nhắc những
ảnh hƣớng của chúng để đƣa ra những giải pháp ứng phó thích hợp.
- Lập kế hoạch bán hàng giảm đƣợc sự chồng chéo và những hoạt động làm
lãng phí nguồn lực của công ty, khi có kế hoạch thì những mục tiêu của công ty đã
đƣợc xác định, những phƣơng thức tốt nhất để đạt đƣợc mục tiêu đã đƣợc lựa chọn,
việc sử dụng nguồn lực hiệu quả và hạn chế tối đa những lãng phí không cần thiết.
- Lập kế hoạch bán hàng sẽ thiết lập những tiêu chuẩn tạo điều kiện cho công
tác kiểm tra đạt hiệu quả cao. Một khi công ty không xác định đƣợc đích đến và đạt tới
bằng cách nào thì đƣơng nhiên không thể đánh giá đƣợc công ty có thực hiện mục tiêu
hay chƣa và cũng không có những biện pháp để điều chỉnh kịp thời khi có những lệch
lạc xảy ra. Do đó có thể nói, nếu không có kế hoạch thì cũng không có công tác kiểm
tra.
Nhƣ vậy, kế hoạch bán hàng rất quan trọng đối với công ty và nhà quản lý. Nếu
không có kế hoạch bán hàng, nhà quản lý cũng không biết tổ chức, khai thác con
ngƣời và nguồn lực của công ty một cách hiệu quả.
4.1.2 Nội dung của kế hoạch bán hàng
Mục tiêu bán hàng
Trên cơ sở dự báo bán hàng và phân tích tình hình kinh doanh, mục tiêu bán
hàng đƣợc xác lập thể hiện kết quả cần đạt đƣợc. Mục tiêu bán hàng đƣợc cụ thể hóa
bằng nhiều tiêu chí (định tính, định lƣợng) và lƣu ý rằng trong bán hàng lợi nhuận
không phải luôn luôn là mục tiêu duy nhất và hàng đầu.
Các hoạt động bán hàng
Các hoạt động bán hàng đƣợc hiểu là các công việc phải làm nhằm đạt đƣợc mục
tiêu bán hàng. Các hoạt động và chƣơng trình bán hàng cụ thể hóa chiến lƣợc bán hàng,
các chính sách bán hàng của doanh nghiệp. Một kế hoạch bán hàng có thể bao gồm nhiều
hoạt động bán hàng đơn lẻ, cũng có thể bao gồm nhiều chƣơng trình bán hàng. Trong bán
hàng, các hoạt động bán hàng thƣờng chia ra thành các nhóm hoạt động trƣớc, trong và
sau khi bán hàng. Khi lên kế hoạch các hoạt động bán hàng, cần lƣu ý làm rõ tiến trình
triển khai các hoạt động và chƣơng trình với thời gian và trách nhiệm cụ thể. Một kế
hoạch rõ ràng phải đảm bảo chỉ rõ làm cái gì, khi nào làm và ai làm.
Các chƣơng trình bán hàng
Các chƣơng trình bán hàng là tổng hợp các hoạt động đƣợc triển khai đồng bộ
với nhau nhằm đạt đƣợc một mục tiêu bán hàng cụ thể.Với doanh nghiệp, hoạt động
bán hàng thƣờng tập hợp thành các chƣơng trình bán hàng nhằm đẩy mạnh doanh số.
Các chƣơng trình bán hàng thƣờng tập trung vào các hoạt động hƣớng tới gia tăng lợi70
ích cho khách hàng. Các chƣơng trình bán hàng phổ biến thƣờng là các chƣơng trình
khuyến mãi, xúc tiến kinh doanh, giới thiệu sản phẩm
Ngân sách bán hàng
Ngân sách bán hàng cụ thể hóa việc phân bổ nguồn lực của doanh nghiệp nhằm
đạt đƣợc mục tiêu bán hàng đề ra. Ngân sách bán hàng có vai trò định hƣớng quan
trọng trong quản trị bán hàng. Nó là công cụ quan trọng sử dụng kiểm soát bán hàng.
Có hai loại ngân sách cơ bản: ngân sách chi phí bán hàng và ngân sách kết quả
bán hàng. Ngân sách chi phí bán hàng cụ thể hóa các khoản mục chi tiêu cần thiết đảm
bảo phƣơng tiện triển khai các hoạt động bán hàng. Ngân sách kết quản bán hàng thể
hiện dự trù doanh số và lãi gộp, lợi nhuân.
Trang 1
Trang 2
Trang 3
Trang 4
Trang 5
Trang 6
Trang 7
Trang 8
Trang 9
Trang 10
Tải về để xem bản đầy đủ
Tóm tắt nội dung tài liệu: Tài liệu học tập Quản trị bán hàng (Phần 2)
công tác quảng cáo, giới thiệu về sản phẩm, hàng hóa chƣa tốt hoặc việc bố trí thời gian bán hàng chƣa phù hợp, hoặc có thể do sự cạnh tranh gay gắt trong khu vực hoặc thị trƣờng đã bão hòa. Sự “ trục trặc” mà các dấu hiệu cung cấp cho ta có thể do nguyên nhân khách quan hoặc nguyên nhân khách quan. Cần phải phân tích cụ thể từng trƣờng hợp. - Phƣơng pháp đánh giá bằng việc quan sát trực tiếp và tiếp xúc cá nhân : Phƣơng pháp này cho phép nắm bắt nhanh chóng tình hình thực tế và cảm nhận đƣợc những vấn đề còn ở dạng khả năng. Vì sắc thái cử chỉ, ngữ điệu giọng nói của nhân viên bán hàng cung cấp cho ta những thông tin và cảm nhận mà các phƣơng tiện khác không có. Khi tiếp xúc trực tiếp với nhân viên bán hàng còn giúp ngƣời kiểm soát có cái nhìn toàn diện về toàn bộ công việc của họ và có kiểm tra lại chính hệ thống kiểm soát bằng cách so sánh những nhận xét của mình và kết quả thu đƣợc từ hệ thống kiểm soát. Tuy nhiên sử dụng phƣơng pháp này cũng cần chú ý công việc kiểm soát có nguy cơ trở nên quá tải và chi phí cao. - Phƣơng pháp chuyên gia : Sử dụng các chuyên gia hoặc những cá nhân có chuyên môn và thành tích làm việc tốt đẻ tham gia vào quá trình kiểm soát. Các cá nhân này sẽ tham gia trực tiếp vào việc thu thập và xử lý, phân tích để đƣa ra các nhận định và đánh giá phục vụ cho quá trình kiểm soát . 6.6.2. Đánh giá mức độ hoàn thành công việc của lực lượng bán hàng Khái niệm : Đánh giá mức độ hoàn thành công việc của lực lƣợng bán hàng là việc đánh giá kết quả công việc thực hiện theo các nhiệm vụ của lực lƣợng này đƣợc giao, đồng thời đánh giá các ứng xử của lực lƣợng bán hàng trong quá trình thực hiện nhiệm vụ có đảm bảo các quy định đối với lực lƣợng bán hàng hay không Nhƣ vậy chúng ta tiến hành đánh giá lực lƣợng bán hàng trên hai góc độ Một là đánh giá kết quả thực hiện trên chỉ tiêu đƣợc giao (đánh giá định lƣợng). Có thể tiến hành đánh giá theo nhóm hoặc theo cá nhân tùy thuộc vào những hoàn cảnh cụ thể. Việc đánh giá này khá đơn giản vì đây là các chỉ tiêu định lƣợng rất rõ ràng. Hai là đánh giá cách ứng xử của lực lƣợng bán hàng (đánh giá định tính). Cách ứng xử của lực lƣợng bán hàng ảnh hƣởng rất lớn đến chất lƣợng bán hàng, các hoạt động này khá đa dạng và khó nắm bắt, đòi hỏi các nhà quản lý cần triển khai nhiều cách thức và phƣơng pháp mới có thể đảm bảo chất lƣợng của việc đánh giá ứng xử. 144 Tầm quan trọng của đánh giá mức độ hoàn thành công việc Lực lƣợng bán hàng có ý nghĩa quyết định đối với kết quả bán hàng. Nếu không có lực lƣợng này thì doanh nghiệp sẽ không có cách nào đạt đƣợc mục tiêu đã đề ra. Việc đánh giá lực lƣợng bán hàng giúp các nhà quản trị bán hàng đạt đƣợc một số mục tiêu cơ bản : + Phân loại đƣợc lực lƣợng bán hàng + Tạo áp lực đối với lực lƣợng bán hàng + Gia tăng đƣợc ý thức trong công việc đối với lực lƣợng bán hàng + Tạo cơ sở để phát triển nhân sự cho doanh nghiệp + Tiết kiệm chi phí liên quan tới các vấn đề nhân sự cho doanh nghiệp Xác định các tiêu chuẩn đánh giá - Các tiêu chuẩn định lƣợng (tiêu chuẩn kết quả bán hàng). Đây là hệ thống các tiêu chuẩn đƣợc sử dụng một cách thƣờng xuyên nhất, tạo ra cơ sở dễ dàng để so sánh các nhân viên bán hàng với nhau. Các đơn vị đo lƣờng kết quả đƣợc chia làm hai loại: đơn vị đo trực tiếp và đơn vị tỷ lệ. + Đơn vị đo trực tiếp: là những đơn vị phản ánh trực tiếp kết quả hoạt động bán hàng của nhân viên tính bằng tiền hoặc tính bằng khách hàng. Ví dụ nhƣ: doanh số bán hàng bằng tiền hoặc đơn vị sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ; doanh số bán cho khách hàng mới; tổng doanh số bán theo khách hàng; tổng doanh số bán theo sản phẩm; lợi nhuận bán hàng; số lƣợng khách hàng mới; số lƣợng khách hàng mất đi; chi phí bán hàng; số lƣợng đơn đặt hàng; tổng dự trữ + Đơn vị tỷ lệ: là những đơn vị đƣợc xác định trên cơ sở so sánh theo tỷ lệ phần trăm giữa doanh số bán với một đơn vị khác phản ánh kết quả hoạt động bán hàng. Các đơn vị tỷ lệ bao gồm: thị phần, tỷ lệ thực hiện định mức, tỷ lệ luân chuyển bán hàng, doanh số bán trên một khách hàng, trị giá trung bình cho một đơn đặt hàng, tỷ lệ thành công với đối tƣợng khách hàng, vòng quay của tài sản - Các tiêu chuẩn nền tảng (tiêu chuẩn năng lực bán hàng): Các tiêu chuẩn nền tảng dựa trên cơ sở đánh giá năng lực của lực lƣợng bán hàng. Các tiêu chuẩn này cho phép nhà quản trị bán hàng tập trung vào đánh giá kiến thức, kỹ năng, phẩm chất của nhân viên bán hàng và qua đó có thể đƣa ra những giải pháp nhằm cải thiện nhƣ đào tạo, bồi dƣỡng... Một số tiêu chuẩn định tính cơ bản đƣợc sử dụng trong đánh giá nhân viên bán hàng thƣờng tập trung yếu tố sau: Hình thức, trang phục; Ý thức tổ chức kỷ luật; Giao tiếp ứng xử; Tinh thần làm việc theo nhóm; Ý thức phát triển cá nhân; Kiến thức hiểu biết sản phẩm; Kiến thức ngành nghề, đối thủ cạnh tranh; Kỹ năng đàm phán; Kỹ năng tổ chức công việc; Khả năng chịu áp lực trong công việc 145 Quy trình đánh giá mức độ hoàn thành của nhân viên bán hàng Đánh giá mức độ hoàn thành công việc của lực lƣợng bán hàng là cần thiết cho cả doanh nghiệp và bản thân nhân viên bán hàng. Tuy nhiên việc đánh giá này không phải là công việc đơn giản. Trong phần lớn các doanh nghiệp việc đánh giá lực lƣợng bán hàng đƣợc thực hiện bởi giám đốc bán hàng trực tiếp của ncshân viên bởi vì quá trình đánh giá có thể tạo điều kiện để cải thiện quan hệ giữa giám đốc và nhân viên bán hàng, hơn nữa qua hoạt động này vai trò của giám đốc bán hàng cũng đƣợc tăng cƣờng. Thông qua việc đánh giá, ngoài việc nắm bắt đƣợc hiệu quả của lực lƣợng bán hàng còn cung cấp cho các nhà quản trị những thông tin cần thiết để có kế hoạch về nhân sự cho lực lƣợng này. Quy trình đánh giá mức độ hoàn thành của nhân viên bán hàng như sau: Sơ đồ 6.1: Quy trình đánh giá mức độ hoàn thành của nhân viên bán hàng Cụ thể các bước đánh giá như sau: Bước 1: Xác định mục tiêu đánh giá Trong bƣớc này nhà quản trị cần xác định rõ các mục tiêu đánh giá bao gồm các công việc, kỹ năng, kết quả cần đạt đƣợc và mối liên quan giữa chúng với mục tiêu Xác định mục tiêu đánh giá Ấn định mục tiêu công việc Xem xét thực hiện công việc Đánh giá mức độ hoàn thành Sử dụng kết quả đánh giá, thăm dò ý kiến nhân viên 146 Bước 2: Ấn định mục tiêu công việc Ấn định mục tiêu công việc đối với nhân viên bán hàng là mức độ thực hiện công việc mà một nhân viên bán hàng có khả năng và đƣợc đào tạo đầy đủ cần đạt đƣợc khi thực hiện ở vị trí công việc đó. Các mục tiêu về kết quả công việc là thƣớc đo đánh giá mức độ hoàn thành công việc. Đối với hầu hết các vị trí, các kỳ vọng đƣợc thể hiện ở ba phạm trù: chất lƣợng, số lƣợng hoặc năng suất lao động, thời hạn. Mục tiêu công việc đƣợc đề ra sẽ là động lực thúc đẩy các nhân viên làm việc hiệu quả hơn. Bước 3: Xem xét thực hiện công việc Trên cơ sở mục tiêu, nhà quản trị đánh giá và đo lƣờng công việc thực hiện của nhân viên. Điều quan trọng trong bƣớc này là nhà quản trị phải lựa chọn đƣợc phƣơng pháp xem xét phù hợp tức là phƣơng pháp đƣợc chọn phải phù hợp với đối tƣợng đƣợc đánh giá. Ngay trong một doanh nghiệp, cũng có thể sử dụng nhiều phƣơng pháp khác nhau đối với các đối tƣợng nhân viên khác nhau nhƣ: nhân viên bán hàng, nhân viên tiếp thị, nhân viên hành chính. Bước 4: Đánh giá mức độ hoàn thành Trên cơ sở so sánh giữa kết quả đạt đƣợc với mục tiêu đề ra ban đầu, nhà quản trị bán hàng đánh giá đƣợc mức độ hoàn thành của mỗi nhân viên bán hàng với các mức nhƣ: điểm tốt, tiềm năng, tồn tại, và chƣa thống nhất. trong quá trình này cần tiến hành thảo luận với các nhân viên, nó sẽ giúp nhà quản trị và nhân viên nhìn lại một cách khách quan trƣớc khi sử dụng kết quả của quá trình này. Việc trao đổi giữa nhà quản trị và nhân viên bán hàng diễn ra cả về nội dung, phạm vi và kết quả và họ có thể cùng nhau đƣa ra những giải pháp khắc phục những tồn tại, phát huy tiềm năng mang lại hiệu quả cao trong hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Bước 5: Sử dụng kết quả đánh giá, thăm dò ý kiến nhân viên Tùy theo kết quả đánh giá và mức độ thỏa mãn của doanh nghiệp với mức độ hoàn thành của lực lƣợng bán hàng, doanh nghiệp áp dụng các biện pháp phát triển, đãi ngộ, kỷ luật, đào tạo bồi dƣỡng Tuỳ theo mục đích của cuộc thảo luận và đối tƣợng nhân viên nhà quản trị có thể lựa chọn một trong ba hình thức sau: + Thoả mãn – thay đổi: Áp dụng đối với nhân viên bán hàng đã hoàn thành tốt công việc hiện tại nhƣng không có điều kiện thăng tiến. Các nhà quản trị lúc này phải tìm ra các biện pháp khuyến khích nhân viên để họ tiếp tục duy trì và nâng cao kết quả thực hiện công việc bằng cách tạo môi trƣờng làm việc thuận lợi, tặng quà, khen thƣởng... + Không thoả mãn - thay đổi: Áp dụng đối với những NVBH không đáp ứng đƣợc các tiêu chuẩn mà phan tích công việc đã nêu, không thực hiện đƣợc hạn ngạch, khả 147 năng tiếp xúc khách hàng kém. Nhà quản trị có các cách giải quyết: hƣớng dẫn nhân viên cách sửa chữa, điều chỉnh sai sót, đào tạo lại, chuyển sang công việc khác. + Thoả mãn – thăng tiến: Áp dụng đối với nhân viên bán hàng có tiềm năng, đƣợc đánh giá là mức độ hoàn thành vông việc tốt. Nhà quản trị sẽ thảo luận với họ về: kế hoạch nghề nghiệp, các chƣơng trình hành động cụ thể để nâng cao trình độ chuyên môn... tạo điều kiện để nhân viên thực hiện những công việc hoặc chức vụ cao. Phương pháp đánh giá mức độ hoàn thành công việc của lực lượng bán hàng Phương pháp mức thang điểm: Dựa trên một bảng điểm mẫu liệt kê những yêu cầu chủ yếu đối với nhân viên bán hàng khi thực hiện công việc nhà quản trị sẽ tiến hành điền vào mẫu mức độ của các yếu tố và ghi lời nhận xét. Các yếu tố đánh giá thƣờng bao gồm hai loại: Đặc tính liên quan đến công việc nhƣ khối lƣợng, chất lƣợng công việc; đặc tính liên quan đến cá nhân gồm độ tin cậy, óc sáng tạo, khả năng thích nghi, khả năng phối hợp Phương pháp ghi chép – lưu trữ: Nhà quản trị thông qua quan sát trực tiếp ghi lại những biểu hiện quan trọng của nhân viên: tích cực và tiêu cực trong quá trình thực hiện công việc. Vào thời điểm cần thiết khi đánh giá nhân viên những thông tin đó sẽ đƣợc sửdụng.Phƣơng pháp này giúp phát hiện đƣợc những khuyết điểm của nhân viên, giúp họ khắc phục những nhƣợc điểm đó để thực hiện công việc hiệu quả hơn. Phương pháp xếp hạng: Đây là phƣơng pháp đơn giản, đƣợc sử dụng tƣơng đối phổ biến. Có thể so sánh cặp hay xếp hạng luân phiên. Phƣơng pháp này giúp nhà quản trị dễ dàng phân biệt bằng thái cực giỏi nhất, tồi nhất. - Phương pháp đánh giá quan sát hành vi: Đƣợc thực hiện trên cơ sở quan sát các hành vi thực hiện công việc của nhân viên căn cứ vào hai yếu tố là số lần quan sát và tần suấtnhắc lại của các hành vi. Theo phƣơng pháp này các hành vi đối với công việc đƣợc mô tả khách quan hơn và đƣợc trích ra từ bản ghi chép những vụ việc quan trọng. - Phương pháp định lượng: Đƣợc tiến hành với trình tự bốn bƣớc: + Xác định các yêu cầu chủ yếu khi thực hiện công việc + Phân loại mức độ thỏa mãn yêu cầu khi thực hiện công việc + Đánh giá tầm quan trọng của mỗi nhóm yêu cầu đối với hiệu quả thực hiện công việc của nhân viên. + Đánh giá tổng hợp về năng lực thực hiện công việc của nhân viên 148 Câu hỏi hƣớng dẫn ôn tập Câu 1 : Cho biết ƣu nhƣợc điểm của tổ chức lực lƣợng bán hàng theo địa lý, theo sản phẩm, theo khách hàng? Cho ví dụ minh họa cho từng trƣờng hợp. Câu 2 : Phỏng vấn chuyên sâu giúp nhà tuyển dụng tìm hiểu đƣợc điều gì nơi ứng viên? Câu3 : Mô tả một cuộc phỏng vấn mà bạn đã từng tham gia (với tƣ cách nhà tuyển dụng hay ứng viên) Câu 4 : Hãy xây dựng một kế hoạch đào tạo cụ thể cho vị trí nhân viên tiếp thị sản phẩm của doanh nghiệp mà các bạn đang làm việc. Câu 5 : Làm thế nào để đánh giá việc thực hiện các hoạt động bán hàng? Câu 6 : Bạn là Giám đốc bán hàng của công ty TNHH Lê Phan, sản xuất và kinh doanh sản phẩm điện gia dụng: TV, tủ lạnh, máy giặt... Bạn hãy đề ra chƣơng trình động viên cho lực lƣợng bán hàng? BÀI TẬP TÌNH HUỐNG 1 Taxi Gia Nghĩa là hoạt động trên địa bàn Hải Phòng năm 2017, về quy mô đây là công ty nhỏ với khoảng 30 đầu xe và 60 lái xe. Ông Phƣơng tuy là chủ đồng thời làm giám đốc điều hành nhƣng chƣa có kinh nghiệm quản lý. Trong mô hình của công ty không có nhân viên kinh doanh, tiếp thị nên không ai chịu trách nhiệm về kinh doanh, tiếp thị, không có ngƣời chủ dộng đi tìm kiếm hợp đồng. Trong điều hành, khi nhận đƣợc cuộc gọi từ khách hàng, ngƣời điều hành sẽ theo thứ tự để sắp xếp xe. Do không phân tán trong thành phố nên khi khách hàng gọi thì xe thƣờng phải đợi lâu, nhân viên trực tổng đài không ghi lại phản ánh, phàn nàn của khách hàng. Dần dần, khách hàng chuyển sang sử dụng xe của hãng taxi khác, Gia Nghĩa chỉ nhận đƣợc khoảng 80-100 cuộc goi/ ngày. Doanh thu rất thấp. Thêm vào đó, mặc dù công ty đã đóng các khoản bảo hiểm đây đủ, nhƣng khi xảy ra sự cố thì nhân viên phụ trách không nắm bắt đƣợc quy trình và cách thức xử lý nên không nhận đƣợc đền bù từ phía công ty bảo hiểm Các lái xe đã phát biểu thẳng thắn: “Thu nhập của chúng tôi quá thấp, và khi xe bị sự cố hoặc ốm đau thì cũng không thấy cán bộ nào quan tâm nên ai cũng có ý định nghỉ việc khi hết hợp đồng” Câu hỏi: 1. Hãy phân tích các nguyên nhân dẫn đến việc nhân viên lái xe của công ty thiếu động lực làm việc 2. Với tƣ cách làm quản lý công ty Gia Nghĩa , hãy lên kế hoạch để khuyến khích động viên nhân viên. 149 BÀI TẬP TÌNH HUỐNG 2 Trang đƣợc tuyển vào vị trí nhân viên phụ trách khách hàng. Trƣớc đây công việc này do Thủy đảm nhận nhƣng do số lƣợng khách hàng tăng nhanh nên công ty tuyển thêm Trang. Trƣởng phòng kinh doanh đã đề nghị Thủy chia sẻ công việc với Trang đồng thời giúp cô làm quen với công việc. Tuy nhiên Trang cảm thấy Thủy không hề chia sẻ công việc với mình và cũng không giúp cô tìm hiểu công việc. Thủy chỉ giao cho cô làm những công việc mà Thủy không muốn làm nhƣ trả lời điện thoại, đánh máy, sắp hồ sơ, liên lạc với nhân viên bán hàng...Nhiều lần Trang định nói với trƣởng phòng nhƣng cô lại cảm thấy ngại. Câu hỏi: 1. Theo bạn , một nhân viên mới nhƣ Trang cần đƣợc đào tạo nhƣ nhƣ thế nào? 2 Hãy nêu những nội dung cơ bản của một chƣơng trình đào tạo giúp nhân viên mới nhƣ Trang làm quen với công việc? 150 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Lê Đăng Lăng (2009), Kỹ năng và quản trị bán hàng, NXB Thống kê. 2. ĐH Thƣơng Mại (2014), Quản trị bán hàng, Khoa quản trị doanh nghiệp. 3. Bùi Văn Danh và cộng sự (2012), Quản trị bán hàng, NXB Phƣơng Đông. 4. James M.Comer (1995), Quản trị bán hàng (Sales Management), NXB Thống kê 5. Brian Tracy (2015), Thuật quản lý bán hàng, NXB Thế giới. 6. Ajzen, I,(1991), The theory of planned behavior, Organizational Behavior and Human Decision Processes. 7. David Jobber and Geoffrey Lancaster (2009), Selling and Sales Management, Financial Times Prentice Hall.
File đính kèm:
- tai_lieu_hoc_tap_quan_tri_ban_hang_phan_2.pdf