Tài liệu học tập Mạng máy tính (Phần 2)
Mục tiêu:
- Hiểu về vai trò chức năng tầng giao vận
- Hiểu về các dịch vụ cung cấp cho tầng Session
- Đảm bảo chất lượng dịch vụ đường truyền dữ liệu
- Các lớp giao thức của tầng giao vận.
- So sánh chế độ truyền đồng bộ và không đồng bộ.
5.1. Giới thiệu và các dịch vụ tầng Giao vận
Vai trò & chức năng.
Là lớp cao nhất có liên quan đến các giao thức trao đổi dữ liệu giữa các hệ thống
mở, kiểm soát việc truyền dữ liệu từ Host tới Host (End- to -End). Thủ tục trong 3 lớp
dưới (vật lý, liên kết dữ liệu và mạng) chỉ phục vụ việc truyền dữ liệu giữa các lớp kề
nhau trong từng hệ thống. Các thực thể đồng lớp hội thoại, thương lượng với nhau
trong quá trình truyền dữ liệu.
Tầng Vận chuyển thực hiện việc chia các gói tin lớn thành các gói tin nhỏ hơn trước
khi gửi đi và đánh số các gói tin và đảm bảo chúng chuyển theo đúng thứ tự. Là lớp cuối
cùng chịu trách nhiệm về mức độ an toàn trong truyền dữ liệu nên giao thức Tầng Vận
chuyển phụ thuộc nhiều vào bản chất của lớp mạng. Tầng Vận chuyển có thể thực hiện
việc ghép kênh (multiplex) một vài liên kết vào cùng một liên kết nối để giảm giá thành.
5.1.1. Các giao thức chuẩn cho Tầng Vận chuyển
Trên cơ sở loại giao thức lớp mạng chúng ta có 5 lớp giao thức Tầng Vận chuyển đó là:
− Giao thức lớp 0 (Simple Class - lớp đơn giản): cung cấp các khả năng rất đơn
giản để thiết lập liên kết, truyền dữ liệu và hủy bỏ liên kết trên mạng "có liên kết" loại A.
Nó có khả năng phát hiện và báo hiệu các lỗi nhưng không có khả năng phục hồi.
− Giao thức lớp 1 (Basic Error Recovery Class - Lớp phục hồi lỗi cơ bản) dùng với
các loại mạng B, ở đây các gói tin (TPDU) được đánh số. Ngoài ra giao thức còn có khả
năng báo nhận cho nơi gửi và truyền dữ liệu khẩn. So với giao thức lớp 0 giao thức lớp 1
có thêm khả năng phục hồi lỗi.
− Giao thức lớp 2 (Multiplexing Class - lớp dồn kênh) là một cải tiến của lớp 0 cho
phép dồn một số liên kết chuyển vận vào một liên kết mạng duy nhất, đồng thời có thể
kiểm soát luồng dữ liệu để tránh tắc nghẽn. Giao thức lớp 2 không có khả năng phát hiện
và phục hồi lỗi. Do vậy nó cần đặt trên một lớp mạng loại A.
− Giao thức lớp 3 (Error Recovery and Multiplexing Class - lớp phục hồi lỗi cơ
bản và dồn kênh) là sự mở rộng giao thức lớp 2 với khả năng phát hiện và phục hồi lỗi, nó
cần đặt trên một lớp mạng loại B.
Trang 1
Trang 2
Trang 3
Trang 4
Trang 5
Trang 6
Trang 7
Trang 8
Trang 9
Trang 10
Tải về để xem bản đầy đủ
Tóm tắt nội dung tài liệu: Tài liệu học tập Mạng máy tính (Phần 2)
hà khai thác. - Tính tƣơng thích: Các dịch vụ trên IMT-2000 có khả năng tƣơng thích với các hệ thống hiện có. - Thiết kế theo modul: Chiến lƣợc của IMT-2000 là phải có khả năng mở rộng dễ dàng để phát triển số lƣợng ngƣời dùng, vùng phủ sóng, dịch vụ mới với khoản đầu tƣ ban đầu thấp nhất. - Phân loại các dịch vụ của IMT-2000 - K i ể u - Phân loại - Dịch vụ chi tiết - D ị c h v - Dịch vụ di động - Di động đầu cuối/di động cá nhân/di động dịch vụ - 233 - ụ d i đ ộ n g - Dịch vụ thông tin định vị - Theo dõi di động/theo dõi di động thông minh - D ị c h v ụ v i ễ n t h ô n g - Dịch vụ âm thanh - Dịch vụ âm thanh chất lƣợng cao(16 – 64 kbit/s) - Dịch vụ âm thanh AM (32 –64 kbit/s) - Dịch vụ truyền thanh FM - (64 – 384kbit/s) - Dịch vụ số liệu - Dịch vụ số liệu tốc độ trung bình (64 – 144 kbit/s) - Dịch vụ số liệu tốc độ tƣơng đối cao (144 – 2 Mbit/s) - Dịch vụ số liêu tốc - độ cao (≥ 2Mbit/s) - Dịch vụ đa phƣơng tiện - Dịch vụ Video (384kbit/s) - Dịch vụ hình chuyển động (384kbit/s - 2Mbit/s) - Dịch vụ hình chuyển động thời gian thực (≥ 2Mbit/s) - D ị c h v ụ I - Dịch vụ Internet đơn g - ản - Dịch vụ truy nhập Web (384kbit/s - 2Mbit/s) - Dịch vụ Internet thời gian thực - Dịch vụ Internet (384kbit/s - 2Mbit/s) - 234 - n t e r n e t - Dịch vụ internet - đa phƣơng tiện - - Dịch vụ Website đa phƣơng tiện thời gian thực (≥ 2Mbit/s) - Các tiêu chuẩn công nghệ của hệ thống thông tin di động thế hệ thứ 3 (3G). - IMT-2000 CDMA Direct Spread (trải phổ trực tiếp), thƣờng đƣợc biết dƣới tên WCDMA. - IMT-2000 CDMA Multi-Carrier (nhiều sóng mang), đây là phiên bản 3G của hệ thống IS-95 (hiện nay gọi là CDMA One) - IMT-2000 CDMA TDD: hệ thống CDMA sử dụng phƣơng pháp song công phân chia theo thời gian (Time-division duplex) - IMT-2000 TDMA Single-Carrier (một sóng mang), các hệ thống thuộc nhóm này đƣợc phát triển từ các hệ thống GSM hiện có lên GSM 2+ (đƣợc gọi là EDGE). - IMT-2000 FDMA/TDMA (thời gian tần số), đây là hệ thống các thiết bị kéo dài thuê bao số ở châu Âu. - IMT-2000 OFDMA TDD WMAN (thƣờng đƣợc biết dƣới tên WiMAX di động). 7.6. Công nghệ 4G Nêu những yêu cầu về cấu trúc của hệ thống thông tin di động thế hệ thứ 4 (4G). Giải thích thuật ngữ MIMO đƣợc sử dụng trong các mạng 4G. Nêu những yêu cầu về cấu trúc của hệ thống thông tin di động thế hệ thứ 4 (4G). - Mạng 4G phải đáp ứng đƣợc yêu cầu tích hợp đƣợc các mạng khác nhƣ các mạng di động thế hệ 2, thế hệ 3, thế hệ 3,5G, và WLAN, WiMAX, và các mạng không dây khác. - Mạng có tính mở: Cấu trúc mở của mạng 4G cho phép cài đặt các thành phần mới với các giao diện mới giữa các cấu trúc khác nhau trên các lớp - Đảm bảo chất lƣợng dịch vụ cho các ứng dụng đa phƣơng tiện trên nền IP: Để đảm bảo chất lƣợng dịch vụ, cần sự kết hợp chặt chẽ giữa các lớp truy nhập, truyền tải và các dịch vụ Internet. Đặc biệt đối với các vấn đề về độ trễ - 235 - mạng, băng thông dịch vụvv - Đảm bảo tính an toàn, bảo mật thông tin: Tính an toàn của hệ thống đƣợc đánh giá qua khả năng bảo mật trong truyền thông, tính đúng đắn và riêng tƣ của các dữ liệu ngƣời sử dụng cũng nhƣ khả năng quản lý, giám sát hệ thống - Mạng đảm bảo tính di động: Một trong những vấn đề quan trọng của 4G đó là cách để truy nhập nhiều mạng di động và không dây khác nhau. - Mạng phải đảm bảo về tốc độ: Mạng mới ra đời phải có tốc độ truyền dữ liệu cao, đáp ứng đƣợc yêu cầu của ngƣời sử dụng. Tốc độ truyền dữ liệu trong mạng mới có thể lên đến 100Mbps và 160Mbps khi sử dụng MIMO (Nhiều đầu vào – Nhiều đầu ra) Giải thích thuật ngữ MIMO đƣợc sử dụng trong các mạng 4G. MIMO: Multi Input Multi Output, nghĩa là nhiều đầu vào và nhiều đầu ra. Trong các mạng 4G hiện nay ngƣời ta sử dụng thuật ngữ này để chỉ các hệ thống sử dụng nhiều anten phía đầu phát và nhiều anten phía đầu thu để tạo ra độ lợi phân tập, nâng cao tốc độ và chất lƣợng tín hiệu truyền. 7.7. Mobile IP IP di động (Mobile IP) là một chuẩn do nhóm chuyên trách kỹ thuật Internet (Internet Engineering Task Force - IETF) đề xuất và đƣợc trình bày cụ thể trong tài liệu RFC 3344 và RFC 5944 (RFC 5944 mới đƣợc công bố vào tháng 11/2010). IP di động đƣợc xây dựng nhằm mục đích cho phép ngƣời dùng với thiết bị di động của mình có thể di chuyển từ mạng này sang mạng khác mà vẫn tiếp tục duy trì các dòng thông tin đang diễn ra. Cùng với sự phát triển của công nghệ mạng 4G, Mobile IP vẫn đang đƣợc nghiên cứu và cải tiến nhằm đảm bảo tính di động của thiết bị trong thế hệ mạng tƣơng lai. Nội dung bài này sẽ giúp các bạn nắm bắt đƣợc nguyên lý hoạt động và một số vấn đề cơ bản của mobile IP. Trong thiết kế của giao thức IP, mỗi thiết bị khi nối kết vào mạng sẽ đƣợc gắn kết với một địa chỉ IP nhất định. Đây đƣợc xem nhƣ điểm nối vật lý của thiết bị với mạng internet. Khi trao đổi dữ liệu trên mạng các thiết bị đƣợc giả định là không thay đổi địa chỉ IP. Nếu một nút liên lạc CN (Correspondent Node) gửi gói tin đến nút di động MN (Mobile Node) thì trƣớc tiên gói tin sẽ đƣợc định tuyến đến mạng thƣờng trú HN (Home Network) của MN mà không phụ thuộc vào vị trí hiện tại của MN. Sau đó, IP di động đảm nhiệm việc chuyển tiếp gói tin này đến cho MN để duy trì dòng thông tin không bị gián đoạn giữa hai thiết bị. Để hiểu rõ về nguyên lý hoạt động của IP Mobile, chúng ta cần phải làm quen với một số thuật ngữ chính: - 236 - - Nút di động MN: là thiết bị có cài đặt phần mềm Mobile IP client. MN luôn đƣợc gán với một IP cố định gọi là địa chỉ thƣờng trú HA (Home Address). Trong hình minh họa số 1 bên dƣới thì địa chỉ thƣờng trú của MN sẽ là 12.1.2.3/24. Khi MN đang trong mạng thƣờng trú, quá trình liên lạc diễn ra bình thƣờng, nút di động tiến hành gửi và nhận các gói tin nhƣ một thiết bị thông thƣờng. - Nếu MN di chuyển ra khỏi mạng thƣờng trú, thì MN cần có một đại diện thƣờng trú HA (Home Agent) thay mặt cho thiết bị. Vai trò của HA là nhận thông tin gửi đến MN và tiếp tục chuyển tiếp đến địa chỉ mới của MN. - Khi MN chuyển từ mạng thƣờng trú đến mạng tạm trú FN (Foreign Network), nó sẽ đƣợc cung cấp một địa chỉ tạm trú gọi là CoA (Care of Address). MN có nhiệm vụ đăng ký với HA địa chỉ CoA mới này. MN có thể nhận địa chỉ này là từ máy chủ DHCP hoặc sử dụng IP của đại diện tạm trú FA (Foreign Agent). Chắc hẳn các bạn sẽ thắc mắc làm thế nào để MN xác định nó đã di chuyển khỏi mạng thƣờng trú hay chƣa cũng nhƣ tìm kiếm FA mới ở mạng tạm trú. Vấn đề này sẽ đƣợc HA và FA giải quyết bằng cách định kỳ gửi thông điệp quảng bá trên các mạng cục bộ của chúng, MN tiếp nhận các gói tin này và xác định đƣợc những thông tin cần thiết. Quá trình này đƣợc biết đến với tên là Agent Discovery. Vậy thì cách thức mà Mobile IP thực hiện để duy trì đƣợc dòng dữ liệu liên tục khi thiết bị di chuyển đến mạng khác với địa chỉ IP mới nhƣ thế nào. Để trả lời câu hỏi này, chúng ta phải xem cách thức gửi gói tin đến MN khi chúng ở mạng tạm trú trong hình minh họa số 1 bên dƣới: - 237 - Phân tích: 1. Trong minh họa số 1 này, router R1 đóng vai trò nhƣ một HA cho nút di động. Khi MN di chuyển sang mạng tạm trú, nó sẽ thực hiện việc đăng ký địa chỉ CoA bằng cách gửi gói tin “MIP registration” đến cho đại diện thƣờng trú HA. 2. HA sử dụng địa chỉ CoA nhận đƣợc ở bƣớc 1 để tiến hành cập nhật bảng đăng ký (MIP Registration Table). Bảng đăng ký này lƣu trữ ánh xạ giữa địa chỉ thƣờng trú, tạm trú và một số thông tin liên quan nhƣ thời hạn đăng ký. 3. Khi gói tin đƣợc gửi từ CN đến địa chỉ thƣờng trú của MN, đại diện thƣờng trú HA sẽ đứng ra làm trung gian tiếp nhận gói tin này sau đó chuyển hƣớng chúng đến vị trí hiện tại của MN. 4. HA dùng phƣơng pháp "đóng gói" gói để chuyển thông tin cho MN bằng cách dùng thêm phần mào đầu IP bên ngoài (Outer IP header) vào gói tin gốc và chuyển theo đƣờng hầm (IP-in-IP tunelling) đến địa chỉ CoA mà MN đã đăng ký. Trong ví dụ minh họa đƣờng hầm đƣợc hình thành giữa HA và MN. 5. Card mạng vật lý (Physical NIC) thực hiện tháo bỏ IP header ngoài để khôi phục gói tin gốc và chuyển giao cho card mạng ảo (Virtual NIC). Các ứng dụng đang thực thi trên MN vốn chỉ gắn kết với địa chỉ thƣờng trú trên card mạng ảo, do vậy việc thay đổi của CoA của thiết bị sẽ không làm gián đoạn luồng thông tin giữa hai thiết bị. Quá trình tiếp diễn cho đến khi hết thời hạn đã đăng ký (hoặc MN chuyển đến vị trí mới). Khi điều này xảy ra, MN sẽ tiến hành đăng ký lại với HA. Khi MN trở về mạng thƣờng trú, nó không cần di động nữa, vì thế MN sẽ gửi một yêu cầu hủy bỏ đăng ký lƣu động đến HA, nói rõ rằng nó đang "ở nhà" để HA không thực hiện đƣờng hầm và dọn bỏ các địa chỉ tạm trú trong bảng đăng ký trƣớc đó. Nhƣ vậy, chúng ta vừa tìm hiểu nguyên lý hoạt động cơ bản của Mobile IP. Nếu để ý, chúng ta sẽ thấy rằng giao thức này có một nhƣợc điểm là thời gian trễ (delay) lớn (do gói tin phải chuyển qua HA trƣớc rồi mới đến MN) vì thế nó sẽ ảnh hƣởng đến các ứng dụng thời gian thực (real-time application). Chính vì vậy, đã có nhiều cải tiến đƣợc đƣa vào Mobile IP để tăng tính hiệu quả và giảm delay. Phần tiếp theo chúng ta sẽ tìm hiểu một số vấn đề liên quan đến Mobile IP. 7.7.1. Định tuyến tam giác TR (Triangular Routing): - 238 - MN sau khi nhận đƣợc gói tin gốc sẽ biết đƣợc chính xác địa chỉ IP của CN. Vì thế, MN có thể gửi các gói tin trực tiếp đến CN hoặc thông qua đƣờng hầm đến HA nhờ chuyển giúp. Việc gửi trực tiếp gói tin đến CN sẽ là giải pháp tối ƣu giúp giảm thiểu delay khi gửi/nhận thông tin giữa MN và CN. Quá trình này đƣợc gọi là định tuyến tam giác. Tuy nhiên, thực tế một số router và firewall thƣờng đƣợc cấu hình với chức năng "ingress filtering" nhằm mục đích ngăn chặn các cuộc tấn công giả mạo địa chỉ. Chức năng này sẽ chặn các gói tin có địa chỉ IP nguồn không thuộc subnet mạng cục bộ. Trong hình minh họa số 2 thì gói tin gửi từ MN đến CN sẽ có IP source là 12.1.2.3, không thuộc về subnet 15.2.4.0/24, do đó nó sẽ bị loại bỏ. Để giải quyết vấn đề này IP di động đƣa ra giải pháp đƣờng hầm nghịch (Reverse Tunneling). Theo đó MN sẽ chuyển gói tin thông qua đƣờng hầm đến HA trƣớc khi HA chuyển tiếp chúng cho CN (xem các bƣớc 1, 2, 3 trong hình minh họa số 2). Để cải thiện hiệu quả định tuyến, ngƣời ta đƣa ra giải pháp cho phép MN sau khi xác định đƣợc địa chỉ IP của CN thì MN sẽ gửi trực tiếp thông tin CoA hiện hành đến CN. CN sẽ duy trì ánh xạ liên kết giữa địa chỉ thƣờng trú và CoA của MN (tƣơng tự nhƣ HA) trong một khoảng thời gian nhất định. Nếu ánh xạ này vẫn còn hợp lệ thì CN và MN sẽ trao đổi dữ liệu trực tiếp với nhau mà không cần qua HA. Nếu ánh xạ không tồn tại hoặc bị expired thì CN sẽ tiến hành gửi các gói tin đến HA, rồi từ HA sẽ chuyển đến MN nhƣ bình thƣờng, sau đó MN có thể gửi lại CoA cho CN. 7.7.2. Đại diện tạm trú FA (Foreign Agents) - 239 - Việc sử dụng địa chỉ IP thật (Public IP) để đăng ký nhƣ minh họa trên sẽ dẫn buộc các mạng tạm trú dành trƣớc một số IP thật cho các thiết bị di động. Nếu số lƣợng các MN di chuyển đến mạng tạm trú quá nhiều sẽ dẫn đến tình trạng không còn đủ IP để cung cấp cho MN mới. Để giải quyết vấn đề này IP di động đã bổ sung thêm khái niệm đại diện tạm trú FA (Foreign Agents). Khi có sự hiện diện của FA thì các MN sẽ dùng chung IP của FA để làm CoA của mình. Trong hình minh họa số 3 bên dƣới CoA của MN sẽ là IP củaa router R2 15.2.4.1/24. Các bƣớc thực hiện từ 1 đến 4 tƣơng tự nhƣ hình minh họa số 1. Tuy nhiên, đƣờng hầm đƣợc hình thành giữa HA và FA chứ không phải là giữa HA và MN. Tại FA, gói tin gốc sẽ đƣợc khôi phục bằng cách tháo bỏ IP header bên ngoài. Sau đó, FA căn cứ vào thông tin địa chỉ MAC có bảng ARP của nó để gửi thông tin đến vị trí hiện hữu của MN một cách chính xác. 7.7.3. NAT và IP di động, Forwarding Khi MN ở sau một thiết bị NAT thì đƣờng hầm IP-in-IP giữa HA và MN sẽ không thể thực hiện đƣợc, bởi vì địa chỉ CoA không thể truy cập một cách trực tiếp từ mạng ngoài. Để giải quyết vấn đề này, IP di động thực hiện đóng gói “IP packet” trong “UDP segment” và sử dụng đƣờng hầm IP-in-UDP để gửi thông tin (xem chi tiết về IP-in-UDP tunneling trong RFC 3519). - 240 - Nếu MN di chuyển từ mạng tạm trú này sang một mạng tạm trú khác, tức sẽ chuyển từ FA cũ (FAold) sang một FA mới (FAnew) thì trong quá trình chuyển từ FAold sang FANew, thông tin gói sẽ vẫn tiếp tục đƣợc chuyển đến FAold. Và để giảm số packet bị mất do vấn đề này thì ngƣời ta đã cải tiến tính năng forwarding để cho phép FAold sẽ chuyển tiếp thông tin nó nhận đƣợc đến FAnew. Kết luận Trên đây chúng ta đã tìm hiểu cơ bản về Mobile IP giao thức quản lý di động hoạt động ở lớp mạng (Network layer). Mobile IP đƣợc thiết kế bởi IETF nhằm giải quyết bài toán Internet di động. Từ sau sự ra đời của MIPv4 (Mobile IP version 4) đã có rất nhiều nghiên cứu cải tiến nhằm giảm thời gian từ lúc MN di chuyển đến lúc HA nhận đƣợc thông tin CoA của MN. Và hiện nay, MIPv6 (Mobile IP version 6) cũng đang đƣợc tiếp tục nghiên cứu và hoàn thiện. - 241 - TÓM TẮT NỘI DUNG CỐT LÕI. - Mạng cục bộ không dây - Các chuẩn mạng không dây - Không dây dải tầng rộng - Những vấn đề lớp vật lý - Những vấn đề ở lớp MAC BÀI TẬP ỨNG DỤNG, LIÊN HỆ THỰC TẾ: 1. Các LAN không dây mà chúng ta đã nghiên cứu sử dụng những giao thức, chẳng hạn nhƣ MACA thay vì sử dụng CSMA/CD. Trong những tình huống nào nếu có thể sử dụng CSMA/CD thay vì đó hay không? 2. Các giao thức truy cập kênh WDMA và GSM có chung những đặc tính gì? 3. Sáu trạm từ A đến F giao tiếp bằng giao thức MACA. 2 cuộc truyền có thể xảy ra cùng 1 lúc không? Giải thích? 4. Tám trạm từ A đến F giao tiếp bằng giao thức MACA. 2 cuộc truyền có thể xảy ra cùng 1 lúc không? Giải thích? 5. Một văn phòng tòa nhà 6 lớp có 15 văn phòng kề nhau trên mỗi lớp. Mỗi phòng chứa một ổ cắm tƣờng cho một thiết bị đầu cuối trong tƣờng phía trƣớc, do ổ cắm hình thành một lƣới hình chữ nhật trong mặt phẳng thẳng đứng với sự tách biệt 4mm giữa các ổ cắm theo cả chiều ngang và chiều dọc. Giả sử có thể chạy một cáp thẳng giữa bất kì cặp ổ cắm theo chiều ngang, chiều dọc hoặc theo đƣờng chéo, cần đến bao nhiêu mét cáp để nối tất cả ổ cắm bằng cách sử dụng: 1 cấu hình sao với 1 router ở giữa 1 LAN 802.3 6. Trình bày các mô hình mạng WLAN cơ bản. 7. So sánh các chuẩn không dây họ IEEE 802 8. Trình bày một số vấn đề trong mạng không dây dải tần rộng. - 242 - TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Hồ Đắc Phƣơng (2014), Giáo trình Mạng máy tính, Nxb Giáo dục, Hà Nội. 2. TS. Phạm Thế Quế, Giáo trình Mạng máy tính, NXB Thông tin - Truyền thông, 2008. 3.Computer Networks, Fifth Edition, By Andrew, S. Tanenbaum Prentice Hall, March 17, 2007. 4.Computer Networking Top-and-Down Aproad, Sixth edition, James F. Kurose, Keith W. Ross, PEARSON,2012
File đính kèm:
- tai_lieu_hoc_tap_mang_may_tinh_phan_2.pdf