Tài liệu học tập hệ thống thông tin quản lý
Mục đích của chương:
Sau khi học xong chương này, người học cần đạt được những yêu cầu sau đây:
1. Có hiểu biết cơ bản về các khái niệm: thông tin, dữ liệu, hệ thống thông tin
quản lý, các bộ phận cấu thành hệ thống thông tin nói chung và hệ thống thông tin quản
lý nói riêng.
2. Có kiến thức về các mức quản lý trong một tổ chức và nhu cầu thông tin hỗ trợ
quá trình ra quyết định của mỗi mức.
3. Đánh giá được tầm quan trọng của hệ thống thông tin khi áp dụng vào từng cấp
quản lý trong tổ chức.
4. Có khả năng phân loại hệ thống thông tin theo các tiêu thức khác nhau, biết
được đặc điểm của từng loại.
5. Đánh giá được vai trò của hệ thống thông tin trong các tổ chức.
6. Đánh giá được chức năng của hệ thống thông tin quản lý trong tổ chức.
7. Nhận định được xu hướng phát triển của hệ thống thông tin quản lý.
1.1. Giới thiệu chung về hệ thống thông tin
1.1.1. Thông tin và dữ liệu
Dữ liệu (Data) là những sự kiện hoặc các quan sát về các hiện tượng vật lý hoặc
các giao dịch kinh doanh. Cụ thể hơn, dữ liệu là những phản ánh khách quan về thuộc
tính (đặc điểm) của các thực thể như người địa điểm hoặc các sự kiện. Dữ liệu có thể ở
dạng số hoặc văn bản và bản thân dữ liệu thường mang tải giá trị thông tin. Khi các yếu
tố này được tổ chức hoặc sắp xếp theo một cách có nghĩa thì chúng trở thành thông tin.
Thông tin (Information) là một bộ các dữ liệu được tổ chức theo một cách sao cho
chúng mang lại một giá trị gia tăng so với giá trị vốn có của bản thân các dữ liệu đó. Để
tổ chức dữ liệu thành thông tin có ích và có giá trị, người ta phải sử dụng các quy tắc và
các mối quan hệ giữa các dữ liệu. Việc biến đổi dữ liệu thành thông tin thực sự là một
quá trình, một tập hợp các công việc có quan hệ logic với nhau để đạt được một kết quả
đầu ra mong muốn. Có thể nói thông tin là những dữ liệu được chuyển đổi thành dạng có
giá trị sử dụng hơn thông qua việc ứng dụng tri thức.
Thông tin mà có ít nhất một cán bộ quản lý cần hoặc có ý muốn dùng vào việc ra
quyết định quản lý của mình được gọi là thông tin quản lý. Như vậy có thể hiểu thông tin
quản lý là những dữ liệu có ích đã được lựa chọn, tổ chức và xử lý theo một cách sao cho
trên cơ sở đó có thể ra được những quyết định đúng đắn. Tất cả các tổ chức đều cần
thông tin phục vụ các mục đích khác nhau.
- Lập kế hoạch: Để có thể lập kế hoạch cần phải có các thông tin và hiểu biết về
các nguồn lực hiện có. Trên thực tế có thể có nhiều kịch bản khác nhau trong việc phân
bổ các nguồn lực vốn dĩ hạn hẹp và trong ngữ cảnh này thông tin được cần đến để hỗ trợ
quá trình ra quyết định.
- Kiểm soát: Một khi kế hoạch đã được đưa vào triển khai, cần kiểm soát kết quả
thực hiện kế hoạch đó trên thực tế. Thông tin được sử dụng để đánh giá xem kế hoạch có
thực hiện đúng như dự kiến hay có sự xê dịch không lường trước. Trên cơ sở thông tin
kiểm soát, có thể thực hiện các điều chỉnh cần thiết.
- Ghi nhận các giao dịch: Việc thu thập các thông tin giao dịch hoặc sự kiện là cần
thiết vì nhiều lý do khác nhau thông tin có giá trị như một minh chứng, vì yêu cầu mang
tính pháp lý, hay phục vụ mục đích kiểm soát.
- Đo lường năng lực: Thông tin về chi phí, doanh thu, lợi nhuận, cho phép đo
lường năng lực kinh doanh của các tổ chức doanh nghiệp.
- Hỗ trợ ra quyết định: Với sự trợ giúp của các thông tin có chất lượng, người làm
công tác quản lý có cơ hội ra những quyết định hiệu quả và đúng đắn.
Trang 1
Trang 2
Trang 3
Trang 4
Trang 5
Trang 6
Trang 7
Trang 8
Trang 9
Trang 10
Tải về để xem bản đầy đủ
Tóm tắt nội dung tài liệu: Tài liệu học tập hệ thống thông tin quản lý
- Kiểm soát phần mềm Các biện pháp kiểm soát phần mềm được thực hiện nhằm đảm bảo tính an toàn và độ tin cậy của phần mềm. Việc kiểm soát các phần mềm khác nhau được sử dụng trong HTTT là hết sức cần thiết. Kiểm soát phần mềm giám sát việc sử dụng phần mềm hệ thống và ngăn chặn việc sử dụng trái phép các chương trình phần mềm hệ thống và các 169 chương trình máy tính khác. Phần mềm hệ thống cần được kiểm soát tốt vì nó thực hiện các chức năng kiểm soát tổng thể các chương trình xử lý trực tiếp các dữ liệu. - Kiểm soát phần cứng Kiểm soát phần cứng được thực hiện nhằm đảm bảo chỉ những người có quyền hạn mới được sử dụng phần cứng của máy tính, tránh hiểm họa cháy, ẩm mốc hoặc nhiệt độ quá cao. Cũng cần có phương án dự phòng để khôi phục dữ liệu trong trường hợp mất điện hoặc trục trặc khác. - Kiểm soát an toàn dữ liệu Nhằm đảm bảo cho các tệp dữ liệu nghiệp vụ ở trên các thiết bị nhớ điện tử không bị truy cập một cách trái phép hoặc bị phá huỷ, cụ thể là giới hạn việc sử dụng các thiết bị đầu cuối ở những người có quyền hạn trách nhiệm, sử dụng mật khẩu để giới hạn người khai thác hệ thống hoặc phân quyền người sử dụng sao cho những nhóm người sử dụng khác nhau sẽ được phân quyền sử dụng khác nhau, ví dụ có những người được phép cập nhật các tệp dữ liệu nhưng có những nhóm người dùng chỉ được đọc các tệp dữ liệu. - Kiểm soát hành chính Kiểm soát hành chính là những quy tắc thủ tục chính thức nhằm đảm bảo sự tuân thủ đầy đủ các biện pháp kiểm soát hệ thống ở mức tổng thể và ở mức ứng dụng. Ba biện pháp kiểm soát hành chính quan trọng nhất là: (1) phân chia trách nhiệm và công việc giữa các thành viên nhằm tránh trùng lắp công việc và giảm thiểu rủi ro, (2) ban hành các văn bản pháp quy chính thức về kiểm soát HTTT và (3) giám sát các đối tượng liên quan đến quá trình kiểm soát HTTT. Cần chú ý rằng, nếu việc kiểm soát HTTT ở mức tổng thể không được thực hiện tốt thì sẽ gây ra những ảnh hưởng rất lớn đến các thủ tục chương trình và dữ liệu của toàn tổ chức, ví dụ nếu kiểm soát triển khai HTTT không tốt sẽ có nguy cơ HTTT có lỗi hay không hoạt động được hoặc nếu kiểm soát phần mềm không tốt thì sẽ dẫn đến khả năng phần mềm bị thay đổi một cách bất hợp pháp hoặc kiểm soát an toàn dữ liệu không tốt sẽ gây ra hậu quả là dữ liệu bị thay đổi ngoài ý muốn hoặc sự truy cập bất hợp phảp đến các dữ liệu quan trọng, nhạy cảm của hệ thống. * Kiểm soát mức ứng dụng Kiểm soát mức ứng dụng là hình thức kiểm soát giới hạn trong phạm vi một ứng dụng. Kiểm soát mức này bao gồm các thủ tục thủ công và tự động nhằm đảm bảo rằng chỉ những dữ liệu hợp lệ mới được ứng dụng xử lý một cách đầy đủ và chính xác. Kiểm soát mức ứng dụng cần xuyên suốt quá trình xử lý và có thể được xếp thành ba nhóm: Kiểm soát đầu vào, kiểm soát xử lý và kiểm soát đầu ra. - Kiểm soát đầu vào Các biện pháp kiểm soát đầu vào thực hiện kiểm tra tính chính xác và tính đầy đủ của dữ liệu khi nhập liệu. Có nhiều hình thức kiểm soát khác nhau có thể được ứng dụng, 170 ví dụ để kiểm soát được khâu nhập liệu có thể đặt ra quy định chỉ một số nhất định nhân viên của phòng kinh doanh mới được phép thực hiện các giao dịch bán hàng trên hệ thống nhập đơn hàng hoặc để giảm thiểu lỗi trong quá trình chuyển đổi dữ liệu từ dạng này sang dạng khác thì khuyến cáo nhập liệu theo cơ chế tự động kiểu POS (dùng các thiết bị quét mã số mã vạch để ghi nhận các giao dịch bán hàng) - Kiểm soát xử lý Các biện pháp kiểm soát xử lý được sử dụng để đảm bảo các dữ liệu được cập nhật một cách chính xác và đầy đủ. Các kỹ thuật kiểm tra tính hợp lệ của dữ liệu trong quá trình nhập liệu hay cập nhật dữ liệu vào máy tính (thuộc khoảng giá trị định trước, thuộc kiểu dữ liệu định trước,...) là những ví dụ về kiểm soát xử lý. - Kiểm soát đầu ra Các biện pháp kiểm soát dầu ra được thực hiện nhằm đảm bảo rằng các kết quả xử lý là chính xác, đầy đủ và được phân phối đến đúng đối tượng sử dụng. c, Chính sách an toàn thông tin Chính sách an toàn thông tin (Information Security Policy) là một văn bản viết, trong đó quy định rõ những gì là được phép và những gì là không được phép đối với việc sử dụng thông tin trong tổ chức, những hình thức xử lý tương ứng nếu vi phạm các điều khoản trong văn bản này. Mỗi một tổ chức cần phải có một chính sách an toàn thông tin minh bạch, rõ ràng và được văn bản hóa. Một tổ chức không có chính sách an toàn thông tin bằng văn bản, tổ chức đó bị coi như không có chính sách an toàn thông tin và có thể phải chịu nhiều rủi ro: Vi phạm các điều luật quốc tế hoặc quốc gia hoặc thậm chí của ngành, hoặc không được chấp nhận tham gia bảo hiểm,... Khi xây dựng chính sách an toàn CNTT cho một tổ chức cần có sự tham gia và hỗ trợ của nhiều đối tượng khác nhau, cụ thể: - Đại diện của tất cả các nhóm người sử dụng và người hưởng lợi phải được tham gia vào ủy ban chính sách an toàn thông tin - Chính sách an toàn thông tin của tổ chức phải được sự hỗ trợ của các nhà quản lý, những người có trách nhiệm quản trị và thực thi chính sách này - Nhân viên trong tổ chức phải được đọc và được hỏi ý kiến về nội dung và tính rõ ràng của văn bản an toàn thông tin - Ủy ban chính sách an toàn thông tin phải họp đều đặn nhằm đảm bảo chính sách an toàn thông tin của tổ chức đáp ứng yêu cầu của tổ chức và tuân thủ các điều luật hiện hành, vì môi trường công nghệ và pháp lý luôn có sự thay đổi. Chính sách an toàn TT của tổ chức phải bao gồm các nội dung cơ bản sau đây: - Chính sách về kiểm soát truy cập thông tin: mật khẩu truy cập, kiểm soát truy cập, mã hóa, hạ tầng khóa công cộng. 171 - Chính sách về truy cập thông tin từ bên ngoài: an toàn mạng Internet, truy cập mạng riêng ảo, Web và Internet, email. - Chính sách về người sử dụng và an ninh thiết bị: điều khoản sử dụng hợp lệ, kiến trúc mạng, an ninh đối với các thiết bị. Trước mỗi hoàn cảnh mới, việc điều chỉnh chính sách an toàn thông tin được thực hiện càng sớm càng tốt, nhằm tránh hoặc giảm những rủi ro về thông tin. Các tổ chức cần thực hiện việc thông tin về chính sách an toàn thông tin một cách rõ ràng, công khai và hiệu quả. Sau đây là một số điểm cần lưu ý trong việc quản trị chính sách an toàn thông tin của tổ chức: - Phải tạo điều kiện thuận lợi cho các nhân viên trong việc tìm kiếm tham khảo phiên bản mới nhất của chính sách an toàn thông tin - Vẫn cần duy trì hình thức thông báo bằng văn bản chính sách an toàn thông tin của tổ chức tới tất cả các nhân viên, đính kèm thông tin về chính sách an toàn trong các tài liệu đào tạo - Chính sách an toàn TT của tổ chức có thể được gửi qua email hoặc được đưa lên mạng intranet hoặc mạng nội bộ có bảo mật nhằm mục đích hỗ trợ tra cứu trực tuyến. - Các nhân viên mới phải có trách nhiệm đọc kỹ văn bản mới nhất về chính sách an toàn thông tin của tổ chức và ký nhận cam kết tuân thủ như một điều kiện trong hợp đồng lao động. d, Lập kế hoạch duy trì hoạt động liên tục của tổ chức Nếu trong quá khứ, bộ phận CNTT của tổ chức chỉ tập trung vào việc lập kế hoạch khắc phục sự cố thảm họa thiên nhiên như bão lũ, động đất hay hỏa hoạn thì ngày nay chúng ta phải quan tâm đến một hoạt động có phạm vi rộng hơn, đó là hoạt động Lập kế hoạch duy trì hoạt động liên tục của tổ chức (Business Continuity Planning - BCP) là việc xây dựng các kế hoạch nhằm đảm bảo các nhân viên và các tiến trình nghiệp vụ vẫn tiếp tục hoạt động được khi HTTT gặp sự cố bất thường. Một khi tổ chức không có khả năng khôi phục hoạt động kinh doanh trong một khoảng thời gian xác định vì lý do sự cố thảm họa ắt sẽ dẫn đến thất bại trong kinh doanh. Để duy trì được hoạt động kinh doanh liên tục, các tổ chức cần thực hiện được các yêu cầu sau: - Thiết kế nhiều không gian làm việc khác nhau cho nhân viên với đầy đủ trang bị về máy tính và đường điện thoại. - Các điểm sao lưu CNTT không quá gần nhưng cũng không quá xa nhau sao cho tiện liên lạc nhưng không bị ảnh hưởng của thảm họa vùng. - Có kế hoạch sơ tán phù hợp và cập nhật nhất và đảm bảo mọi nhân viên đều biết về kế hoạch và được diễn tập trước. 172 - Sao lưu dữ liệu trên máy tính xách tay và máy chủ, vì lý do có nhiều dữ liệu quan trọng của tổ chức được lưu trữ trên các thiết bị này chứ không phải ở trung tâm dữ liệu. - Giúp nhân viên vượt qua thảm họa bằng cách cung cấp danh bạ điện thoại, địa chỉ email và thậm chí cả danh bạ Instant Messenger để họ có điều kiện giao tiếp, liên lạc với người thân và đồng nghiệp. Quá trình lập kế hoạch duy trì hoạt động liên tục của tổ chức được bắt đầu bằng việc phân tích ảnh hưởng của các yếu tố đến hoạt động kinh doanh với các hoạt động sau: - Xác định các tiến trình nghiệp vụ và các bộ phận quan trọng, nhạy cảm trong tổ chức. - Xác định mối tương tác qua lại giữa các các tiến trình nghiệp vụ và các bộ phận đó. - Xác định và kiểm tra tất cả các nguy cơ có thể xảy ra với các hệ thống trên. - Xác định các thông tin định tính và định lượng đối với các mối đe dọa đã xác định. - Đưa ra các biện pháp khôi phục hệ thống. Thông thường, người ta phân mức độ khẩn cấp trong việc phục hồi các hệ thống sau sự cổ thảm họa như sau: - Hệ thống có mức độ ưu tiên thấp (30 ngày) - Hệ thống có độ ưu tiên trung bình (7 ngày) - Hệ thống có độ ưu tiên cao (72 giờ) - Hệ thống có độ ưu tiên rất cao (24 giờ) - Hệ thống có độ ưu tiên cao nhất (12 giờ) Trong kế hoạch BCP cũng cần xác định rõ: ai thực hiện công việc gì trong điều kiện nào? Cuối cùng, kế hoạch BCP cần phải được thử nghiệm, theo đó các nhân viên sẽ được yêu cầu tạm dừng công việc thường nhật để phục vụ mục đích tạo dựng tình huống có sự cố thảm họa và các vị trí công việc thực hành khắc phục sự cố theo kế hoạch đã xây dựng. Thử nghiệm kế hoạch BCP đòi hỏi chi phí về tiền bạc, thời gian và các nguồn lực cần thiết khác, thậm chí trước mắt có thể tạm thời làm giảm năng suất lao động. e, Quản trị dữ liệu điện tử của tổ chức Quản trị dữ liệu điện tử (Electronic Record Management - ERM) là một phương thức quản trị các tài liệu điện tử quan trọng trong mỗi tổ chức. Nhu cầu quản trị dữ liệu điện tử trong các tổ chức ngày càng trở nên cần thiết, đặc biệt khi các nước ban hành các điều luật, theo đó các tổ chức phải có trách nhiệm lưu trữ một số nhất định các loại dữ liệu trong một khoảng thời gian theo luật định. Ở Mỹ, luật sox quy định thời gian lưu giữ dữ liệu kiểm toán và báo cáo tài chính của các công ty công là 5 năm, luật HIPAA quy định lưu giữ các dữ liệu y tế là 6 năm. Khi một tổ chức không có khả năng cung cấp các 173 TT cần thiết phục vụ cho các mục tiêu dân sự hoặc hình sự thì phải chấp nhận bị phạt. Ủy ban quản trị dữ liệu điện tử của tổ chức có những trách nhiệm chính sau đây: - Xác định các tệp dữ liệu cần lưu trữ - Đảm bảo các phương án bảo trì các tệp dữ liệu f, Vai trò của Phó giám đốc an toàn thông tin trong tổ chức Thời gian gần đây, với áp lực phải tuân thủ các điều luật quốc tế và quốc gia, một số tổ chức đã đưa vào một chức danh công việc mới là Phó giám đốc an toàn thông tin (Chief Information Security Officer - CISO), chịu trách nhiệm đánh giá liên tục các rủi ro liên quan đến an toàn thông tin của tổ chức, xây dựng và triển khai các biện pháp đối phó hiệu quả. Một CISO không nhất thiết phải có trình độ kĩ sư máy tính với hiểu biết về công nghệ an toàn HTTT, nhưng nhất thiết phải có năng lực để giao tiếp, trao đổi với bộ phận kỹ thuật về các công nghệ an toàn thông tin đã qua kiểm chứng cũng như những công nghệ an toàn thông tin mới nổi. Thực chất, mục tiêu của CISO không phải là loại trừ tất cả các rủi ro thông tin (điều này là hoàn toàn không thể) mà là xác định và xếp hạng khẩn cấp tất cả các rủi ro liên quan, tiến hành loại trừ tất cả các rủi ro có thể loại trừ được với chi phí đầu tư hợp lý (thông qua phân tích chi phí khắc phục tránh rủi ro và tổn thất tránh được nhờ khoản đầu tư tránh rủi ro), và giảm nhẹ các rủi ro khác. Vị trí quản lý an toàn thông tin cao cấp CISO càng trở nên cần thiết trong xu thế toàn cầu hóa của nền kinh tế, với nguy cơ rủi ro thông tin, đặc biệt các thông tin trên mạng, ngày càng cao. Xu thế toàn cầu hóa trong hoạt động kinh doanh của các tổ chức và công ty thể hiện ở một vài khía cạnh sau đây: - Nhiều tổ chức và công ty đã tham gia hợp tác trong các hiệp hội cùng nhau nghiên cứu và phát triển, sản xuất và thử nghiệm sản phẩm mới. - Thuê các công ty đối tác xử lý dữ liệu của tổ chức đang trở thành một tình trạng phổ biến ở nhiều tổ chức. Một số tổ chức sử dụng dịch vụ ứng dụng ASP, theo đó nhà cung cấp dịch vụ ứng dụng ASP chịu trách nhiệm vận hành và bảo trì các ứng dụng và lưu trữ dữ liệu giao dịch khách hàng của nhiều tổ chức khác nhau. 174 CÂU HỎI HƯỚNG DẪN ÔN TẬP, THẢO LUẬN Câu 1: Xác định mục tiêu của quản trị nguồn lực thông tin và một số vấn đề liên quan đến quản trị nguồn lực thông tin. Câu 2: Phân tích các chức năng cơ bản của quản trị nguồn lực thông tin trong một tổ chức Câu 3: Phân tích các yếu tố quan trọng cho việc lập kế hoạch nguồn lực thông tin. Câu 4: Trình bày các phương pháp lập kế hoạch hệ thống thông tin Câu 5: Trình bày mô hình STEP và 6 mức kỹ năng của nhân lực thông tin. Câu 6: Tội phạm điện tử, tội phạm Internet là gì? Cho ví dụ minh họa. Câu 7: Hãy nêu một số ví dụ điển hình về tội phạm điện tử gây mất an toàn HTTT? Câu 8: Một số biện pháp khuyến cáo cho người sử dụng Internet trong việc tự bảo vệ mình trước tội phạm điện tử và các mối đe dọa liên quan đến an ninh máy tính? Câu 9: Quá trình quản trị rủi ro thông tin trong một tổ chức được triển khai như thế nào? Câu 10: Chính sách an toàn thông tin (Information Security Policy) là gì? Những nội dung cơ bản của chính sách an toàn thông tin. Câu 11: Lập kế hoạch duy trì hoạt động liên tục của tổ chức là gì? Để duy trì được hoạt động kinh doanh liên tục, các tổ chức cần thực hiện được những yêu cầu nào. Câu 12: Cho biết sự khác biệt giữa Hacker và Cracker BÀI TẬP ỨNG DỤNG 1. Hãy tìm hiểu thông tin về mật khẩu, nguyên tắc đặt mật khẩu. 2. Hãy tìm kiếm thông tin về chữ ký điện tử. Vấn đề an toàn đối với chữ ký điện tử. 3. Hãy tìm hiểu thông tin về tội phạm công nghệ cao. 4. Hãy tìm hiểu thông tin về các kỹ thuật thường được sử dụng để tấn công máy tính. Hãy cho ví dụ về một vụ tấn công bằng máy tính bằng một trong các kỹ thuật mà mình biết. 175 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Nguyễn Văn Ba, Giáo trình phân tích thiết kế hệ thống thông tin, NXB: Đại học Quốc gia, Hà Nội, 2004. 2. Phạm Thị Thanh Hồng, Phạm Minh Tuấn, Hệ thống thông tin quản lý, NXB: Khoa học và kỹ thuật, Hà Nội, 2007. 3. Trần Thị Song Minh, Giáo trình hệ thống thông tin quản lý, NXB: Đại học Kinh tế quốc dân, Hà Nội, 2012. 4. Trương Văn Tú, Trần Thị Song Minh, Giáo trình hệ thống thông tin quản lý, NXB: Đại học Kinh tế quốc dân, Hà Nội, 2000. 5. Sách, báo, tạp chí chuyên ngành, tài liệu liên quan.
File đính kèm:
- tai_lieu_hoc_tap_he_thong_thong_tin_quan_ly.pdf