Tài liệu học tập Cơ sở dữ liệu
Mục tiêu: Giới thiệu sự cần thiết tổ chức dữ liệu theo mô hình hệ cơ sở dữ liệu, mục
tiêu và tính độc lập của dữ liệu. Kiến trúc mô hình tổng quát 3 lớp và tính ổn định trong
mô hình quan niệm. Các mô hình truy xuất thông dụng hiện nay.
Trong chương này trình bày những khái niệm cơ bản về các hệ cơ sở dữ liệu.
Những khái niệm này bao gồm mục tiêu của một hệ cơ sở dữ liệu. Sự cần thiết phải tổ
chức dữ liệu dưới dạng cơ sở dữ liệu. Tính độc lập của dữ liệu thể hiện mô hình kiến
trúc 3 mức. Vì vậy có thể nói cơ sở dữ liệu phản ảnh tính trung thực, khách quan của thế
giới dữ liệu. Không dư thừa thông tin và cũng không thiếu thông tin. Nội dung của
chương bao gồm các phần:
Tổng quan về lý thuyết cơ sở dữ liệu
Các khái niệm cơ bản
Kiến trúc của một cơ sở dữ liệu
Mô hình cơ sở dữ liệu
1.1. Tổng quan về lý thuyết cơ sở dữ liệu
1.1.1. Mở đầu
Nhu cầu của những hệ thống lớn: Ngân hàng, hàng không đòi hỏi phải tổ chức l-u
trữ thông tin với kích cỡ lớn một cách hiệu quả và khoa học sao cho có thể khai thác sử
dụng hiệu quả, an toàn dễ cập nhật.
Khối l-ợng dữ liệu ở dạng phi số và bài toán xử lý dạng dữ liệu này rất lớn chiếm
tỷ trọng chủ yếu trong sử dụng máy tính.
Đặc điểm phát triển mạng mạch, dữ liệu có thể phân tán đòi hỏi khai thác dữ liệu
nhanh, an toàn có cơ chế bảo mật.
? Đòi hỏi ra đời lý thuyết ? xây dựng các ch-ơng trình ứng dụng.
? Lịch sử ra đời và phát triển:
Khoa học cơ sở dữ liệu phát triển qua 3 giai đoạn:
Giai đoạn những năm 1960: ra đời 2 mô hình lý thuyết là mô hình mạng và mô
hình phân cấp.
Giai đoạn những năm 1970: ra đời mô hình lý thuyết mới là mô hình quan hệ (do
tiến Sĩ F.F . Codd đ-a ra)
Giai đoạn những năm 1980 đến nay:
Đánh dấu sự phát triển mạng của mô hình quan hệ ? phát triển lý thuyết.
Mô hình quan hệ thực thể (Entity Relationship model)
Mô hình dữ liệu h-ớng đối t-ợng (Objest oriented Model)
Cơ sở dữ liệu tri thức.
Phần mềm: ra đời các ngôn ngữ xử lý dự liệu mạnh ngoài những dữ liệu nh- số,
văn bản còn xử lý các dữ liệu âm thanh, hình ảnh, siêu liên kết.
1.1.2. Một số khái niệm cơ bản
1.1.2.1. Cơ sở dữ liệu (CSDL)
Dữ liệu (Data): Là các thông tin được cấu trúc hóa để lưu trữ trong máy
tính.
CSDL (Database): là tập hợp dữ liệu có liên quan logic với nhau, có thể
dễ dàng chia sẻ và được thiết kế nhằm đáp ứng các nhu cầu sử dụng của một
tổ chức, cá nhân nào đó.
Cơ sở dữ liệu là một bộ sưu tập rất lớn về các loại dữ liệu tác nghiệp, bao
gồm các loại dữ liệu âm thanh, tiếng nói, chữ viết, văn bản, đồ hoạ, hình ảnh tĩnh
hay hình ảnh động.được mã hoá dưới dạng các chuỗi bit và được lưu trữ dưới
dạng File dữ liệu trong các bộ nhớ của máy tính. Cấu trúc lưu trữ dữ liệu tuân
theo các quy tắc dựa trên lý thuyết toán học. Cơ sở dữ liệu phản ảnh trung thực
thế giới dữ liệu hiện thực khách quan.
Trang 1
Trang 2
Trang 3
Trang 4
Trang 5
Trang 6
Trang 7
Trang 8
Trang 9
Trang 10
Tải về để xem bản đầy đủ
Tóm tắt nội dung tài liệu: Tài liệu học tập Cơ sở dữ liệu
liệu. Do đó tồn tại một đặc quyền thích hợp, giả sử là chương trình sẽ kiểm tra mỗi một yêu cầu của người sử dụng. Chương trình sẽ sắp xếp quyền truy nhập theo mức độ phức tạp tăng dần sao cho đạt tới quyết định cuối cùng nhanh nhất có thể. An ninh ở tất cả các cấp độ phải được duy trì nếu an ninh cơ sở dữ liệu được bảo đảm. Một sự yếu kém ở vấn đề an toàn cấp thấp (cấp độ vật lý hay cấp độ con người) cho phép sự phá vỡ các biện pháp an toàn nghiêm ngặt ở cấp độ cao (cấp độ hệ thống cơ sở dữ liệu). 5.3.3. Những quyền hạn khi sử dụng cơ sở dữ liệu Đọc một cách hợp pháp: người sử dụng được phép đọc, nhưng không được sửa đổi nội dung dữ liệu. Chèn một cách hợp pháp: là cho phép người sử dụng được chèn thêm dữ liệu mới vào cơ sở dữ liệu, nhưng không sửa đổi dữ liệu hiện có. Sửa đổi một cách hợp pháp: cho phép người sử dụng được phép sửa đổi nội dung dữ liệu, nhưng không được xoá dữ liệu. Xoá một cách hợp pháp: cho phép người sử dụng được phép xoá dữ liệu. Cho phép việc tạo và xoá các chỉ số. Cho phép việc tạo các mối quan hệ mới. TÀI LIỆU HỌC TẬP CƠ SỞ DỮ LIỆU KHOA CNTT – TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ KỸ THUẬT CÔNG NGHIỆP 190 Sửa đổi cấu trúc: cho phép chèn thêm, sửa đổi hoặc xoá các thuộc tính trong các quan hệ. Bỏ hợp pháp: cho phép xoá các quan hệ. Một người sử dụng có thể có tất cả các quyền trên, hoặc chỉ có một số quyền hạn nhất định. Thêm vào đó những dạng của sự cho phép truy cập dữ liệu chúng ta có thể ban cho người sử dụng được phép sửa đổi cơ cấu cơ sở dữ liệu. Cho phép bỏ và xoá là khác nhau trong đó xoá hợp pháp là chỉ cho phép xoá bộ dữ liệu. Nếu một người sử dụng xoá tất cả các bộ của một quan hệ, quan hệ đó sẽ vẫn tồn tại nhưng quan hệ đó không còn gì. Nếu một quan hệ bị bỏ nó sẽ không còn tồn tại nữa. Các mệnh đề sau chỉ là một vài ý niệm phạm vi bảo vệ thông tin trong các hệ cơ sở dữ liệu, chỉ ra các mức truy nhập CSDL và trao quyền cho từng lớp người sử dụng: 1. Người sử dụng được phép truy nhập không điều kiện tới toàn bộ cơ sở dữ liệu, với mọi phép toán lưu trữ và truy vấn dữ liệu. 2. Người sử dụng không được phép truy nhập tới bất kỳ bộ phận nào của cơ sở dữ liệu, với mọi phép toán. 3. Người sử dụng có thể đọc đúng một nội dung công việc của họ trong cơ sở dữ liệu, nhưng không được phép sửa đổi, bổ sung nó. 4. Người sử dụng có thể đọc đúng một nội dung công việc của họ trong cơ sở dữ liệu, và được phép sửa đổi, bổ sung nó. 5.Người sử dụng có thể đọc và sửa đổi thuộc tính mã nhân viên, họ và tên nhân viên, đơn vị công tác theo định kỳ vào tuần đầu của mỗi tháng. 6. Người sử dụng cấm đọc thuộc tính nhận xét hàng năm, các thuộc tính mức lương và ngày lên lương được đọc và sửa đổi, các thuộc tính khác chỉ được đọc. Công việc chỉ được thực hiện trong khoảng thời gian từ 9 giờ đến 11 giờ trong các ngày của tuần cuối tháng. 7. Người sử dụng có quyền sử dụng các phép toán thống kê cho thuộc tính mức lương để tính mức lương trung bình trong từng đơn vị. Cấm sửa đổi dữ liệu. TÀI LIỆU HỌC TẬP CƠ SỞ DỮ LIỆU KHOA CNTT – TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ KỸ THUẬT CÔNG NGHIỆP 191 - Đối tượng truy nhập là dữ liệu thì quyền truy nhập:read, insert, select, delete, write, update (điều chỉnh giá trị thuộc tính), expand (thêm thuộc tính), drop (loại bỏ cả tệp), index (tạo chỉ mục) - Đối tượng truy nhập là chương trình thì quyền truy nhập: run (thi hành chương trình) Khung nhìn –một cơ chế bảo vệ: Khung nhìn, bằng cách định nghĩa lại cơ sở dử liệu khái niệm, không chỉ tạo điều kiện thuận lợi khi lập trình trình ứng dụng và làm tăng tính độc lập dữ liệu logic, mà còn được sử dụng như một cơ chế bảo vệ. Có hai loại khung nhìn: - Loại khung nhìn chỉ đọc, không cho phép sửa đổi. Loại khung này gọi là khung chỉ đọc.Trong nhiều trường hợp, người quản trị CSDL cho phép người sử dụng này được đọc dữ liệu, nhưng người khác vừa được đọc, vừa được quyền sửa đồi, bổ sung... - Loại khung nhìn thứ hai cho phép đọc và ghi lên các thành phần của khung nhìn. và mọi sửa đồi cho khung nhìn có thể được lưu trong lược đồ khái niệm. SQL đề xuất cho phép đọc/ghi các khung nhìn trong một phạm vi nhất định. Với phương pháp này thiết kế các chương trình ứng dụng linh hoạt hơn loại khung chỉ đọc. Tuy nhiên, khi thao tác cập nhật trên các khung nhìn đọc/ghi thường gây tác động đến một số thành phần của cơ sở dữ liệu không nằm trong khung nhìn. Ví dụ: Trong một hệ CSDL phân cấp, trong khung nhìn chỉ có kiểu bản ghi gốc, không có bản ghi phụ thuộc. Nếu xóa xuất hiện của kiểu bản ghi nay, kéo theo phải xóa các xuất hiện bản ghi phị thuộc. Đây là một hành động không hợp lệ, vi phạm nguyên tắc không cho người sử dụng được phép xóa một đối tượng mà họ không thấy được trong khung nhìn. Cũng tương tự như trong mô hình mạng, nếu xóa một bản ghi khi không biết các bản ghi khác nằm ngoài khung nhìn bhưng có quan hệ với nó. Và nhiều trường TÀI LIỆU HỌC TẬP CƠ SỞ DỮ LIỆU KHOA CNTT – TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ KỸ THUẬT CÔNG NGHIỆP 192 hợp khác tương tự. Vì vậy, tất cả các hệ quản trị cơ sở dữ liệu .DBMS giới hạn quyền cập nhật các khung nhìn trong một số trường hợp cụ thể. Ví dụ về hoạt động của ngân hàng, một thư ký cần biết tên của tất cả các khách hàng có các khoản vay tại nhiều chi nhánh. Người thư ký này không được phép xem những thông tin về khoản vay đặc biệt mà khách hàng có thể có. Hành động của cô thư ký bị từ chối khi truy nhập trực tiếp tới quan hệ cho vay, nhưng có thể truy nhập bằng khung nhìn cust-loan bao gồm các thông tin như: tên của khách hàng và chi nhánh nơi mà khách đó có khoản vay. Khung nhìn này có thể được định nghĩa trong SQL như sau: CREATE VIEW cust-loan AS (SELECT branch-name, customer-name FROM borrower, loan WHERE borrower.loan-number= loan.loan-number) Giả sử rằng cô thư ký đưa ra truy vấn SQL như sau: SELECT * FROM cust-loan Như vậy người thư ký được phép xem kết quả của truy vấn trên, tuy nhiên quá trình xử lý truy vấn này sẽ được thực hiện trên các quan hệ BORROWER and LOAN. Vì vậy hệ thống phải kiểm tra các quyền hạn trên truy vấn của thư ký trước khi bắt đầu quá trình xử lý truy vấn. Việc tạo một khung nhìn không phụ thuộc vào các quan hệ nguồn. Một người sử dụng tạo ra một khung nhìn không được nhận tất cả các đặc quyền trên khung nhìn. Ví dụ, người sử dụng không được quyền cập nhật trên khung nhìn nếu không có quyền cập nhật vào quan hệ bằng khung nhìn đã được định nghĩa. Nếu người sử dụng tạo ra một khung nhìn trên những quyền hạn không được phép, thì hệ thống sẽ phủ nhận yêu cầu tạo khung nhìn. Trong ví dụ khung nhìn cust-loan ở trên, người tạo khung nhìn phải có quyền đọc trên cả hai quan hệ BORROWER and LOAN. TÀI LIỆU HỌC TẬP CƠ SỞ DỮ LIỆU KHOA CNTT – TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ KỸ THUẬT CÔNG NGHIỆP 193 5.3.4 Cấp phép các quyền truy nhập (bảo vệ tính riêng tư) Mục đích: Bảo đảm các tài nguyên không bị sử dụng bởi các cá nhân không có quyền hoặc theo các cách không hợp pháp - Gán cho mỗi loại người dùng 1 số quyền truy cập nhất định - Cho phép 1 số người dùng được phép ủy quyền, tức là giao quyền truy nhập cho người khác - Để thực hiện việc giao quyền ta phải lập 2 thủ tục “ủy quyền” (GRANT) và “rút quyền” (REVOKE) a. Ủy quyền: Một người dùng có phép ủy quyền với 1 đối tượng truy nhập nào đó có thể dùng lệnh GRANT để trao quyền truy nhập cho người khác Người cho có thể chỉ là người được phép ủy quyền (không nhất thiết là người chủ đứng tên của đối tượng) Cú pháp của lệnh GRANT: GRANT ON TO [WITH GRANT OPTION] Nếu phần tùy chọn (trong []) được dùng thì có nghĩa là cho phép người dùng được phép ủy quyền tiếp cho người khác Người dùng: tên 1 người, 1 nhóm, 1DS hoặc dùng từ khóa Public, World Ví dụ: Grant read on R to Nga with Grant Option Trao quyền đọc bảng R cho người dùng Nga, người này có thể trao tiếp quyền cho người khác. TÀI LIỆU HỌC TẬP CƠ SỞ DỮ LIỆU KHOA CNTT – TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ KỸ THUẬT CÔNG NGHIỆP 194 b. Rút quyền Cú pháp của lệnh Revoke: REVOKE ON FROM Ví dụ: Rút quyền đọc bảng R của người dùng tên Nga Revoke Read On R From Nga 5.3.5. Kiểm tra dấu vết Nhiều ứng dụng về bảo mật cơ sở dữ liệu cần duy trì một cơ chế kiểm tra dấu vết. - Một sự kiểm tra dấu vết là một bản lưu tất cả các thay đổi khi thực hiện các phép lưu trữ như chèn thêm, xoá và sửa đổi thông tin trong CSDL cùng với những thông tin phát sinh thêm trong quá trình thực hiện. - Việc kiểm tra dấu vết sẽ giúp cho việc dò tìm được các nguyên nhân nhanh và chính xác. Ví dụ: Nếu một tài khoản nào đó được phát hiện không cân đối, người quản trị có thể lần dấu vết của tất cả các cập nhật đã xảy ra trong tài khoản để tìm thấy sự cập nhật không đúng (có thể là gian lận) của những người đã thực hiện việc cập nhật. - Tạo ra một sự kiểm tra dấu vết bằng cách định nghĩa các chuỗi phản ứng thích hợp trên các cập nhật quan hệ (sử dụng hệ thống các giá trị đã định nghĩa để nhận biết tên người sử dụng và lần truy nhập). - Nhiều hệ thống cơ sở dữ liệu cung cấp phương pháp tạo sự kiểm tra dấu vết thuận tiện và dễ sử dụng. TÀI LIỆU HỌC TẬP CƠ SỞ DỮ LIỆU KHOA CNTT – TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ KỸ THUẬT CÔNG NGHIỆP 195 BÀI TẬP CHƯƠNG V CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM Câu 1.An toàn dữ liệu có thể hiểu là: a. Thống nhất các tiêu chuẩn, thủ tục và các biện pháp bảo vệ, an toàn dữ liệu b. Tính nhất quán và toàn vẹn dữ liệu c. Dễ dàng cho công việc bảo trì d. Ngăn chặn các truy nhập trái phép, sai quy định từ trong ra hoặc từ ngoài vào Câu 2. Người sử dụng có thể truy cập: a. Môt phần cơ sở dữ liệu b. Toàn bộ cơ sở dữ liệu c. Hạn chế d. Phụ thuộc vào quyền truy nhập Câu 3.Cơ sở dữ liêu cần thiết phải bảo vệ vì: a. Rất nhiều loai dữ liệu được tải về giữ trên các máy cục bộ để khai thác b. Một bô sưu tâp rất lớn về các loại dữ liệu tác nghiệp c. Truy suất vào cơ sở dữ liệu bằng nhiều ngôn ngữ thao tác dữ liệu khác nhau d. Tài nguyên chung, nhiều người sử dụng Câu 4.Hãy chọn từ/cụm từ tương ứng để hoàn thiện khẳng định sau: Hình thức thông dụng nhất để nhận biết người sử dụng là mật khẩu...... a. Đảm bảo toàn vẹn dữ liệu b. Và các quy tắc bảo vệ cơ sở dữ liệu c. Mới được phép truy nhập CSDL d. Chỉ có hệ thống và người sử dụng biết TÀI LIỆU HỌC TẬP CƠ SỞ DỮ LIỆU KHOA CNTT – TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ KỸ THUẬT CÔNG NGHIỆP 196 Câu 5.Không nhất quán dữ liệu: a. Không xuất hiện mâu thuẫn thông tin b. Không thể sửa đổi, cập nhật, bổ sung dữ liêu c. Có thể triển khai tra cứu tìm kiếm d. Làm cho dữ liệu mất đi tính toàn ven của nó Câu 6. Rằng buộc dữ liệu là: a. Các định nghĩa, tiên đề, định lý b. Quy tắc biểu diễn cấu trúc dữ liêu c. Các quy tắc quy định d. Mối quan hệ giữa các thực thể dữ liệu Câu 7. Rằng buộc kiểu: a. Quy tắc đăt tên cơ sở dữ liêu b. Mối quan hê giữa các thưc thể dữ liệu c. Quy tắc truy nhập CSDL d. Mô tả tính chất của các thuộc tính khi tạo lâp CSDL Câu 8. Rằng buộc giải tích a. Mô tả tính chất của các thuộc tính khi tạo lâp CSDL b. Quy tắc biểu diễn cấu trúc dữ liệu c. Các phép toán đai số quan hê d. Mối quan hệ giữa các thuộc tính được biểu diễn bằng các biểu thức toán học Câu 9. Rằng buộc logic: a. Các phép so sánh b. Mối quan hệ giữa các thuộc tính được biểu diễn bằng các biểu thức toán học c. Các phép toán quan hệ d. Mối quan hệ giữa các thuộc tính được biểu diễn bằng các phụ thuộc hàm TÀI LIỆU HỌC TẬP CƠ SỞ DỮ LIỆU KHOA CNTT – TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ KỸ THUẬT CÔNG NGHIỆP 197 Câu 10. Bảo vệ an toàn cơ sở dữ liệu có thể là: a. Không cho phép ghi đè dữ liệu b.Không cho phép cập nhât dữ liệu c.Không cho phép sửa đổi dữ liệu d. Không cho phép đọc, sửa, ghi, xóa dữ liệu Câu 11. Hãy chọn từ/cụm từ tương ứng để hoàn thiện khẳng định sau: Hình thức thông dụng nhất để nhận biết người sử dụng là mật khẩu...... a. Đảm bảo toàn vẹn dữ liệu b. Và các quy tắc bảo vệ cơ sở dữ liệu c. Mới được phép truy nhập CSDL d. Chỉ có hệ thống và người sử dụng biết Câu 12. Hãy chọn từ/cụm từ tương ứng để hoàn thiện khẳng định sau: Toàn vẹn dữ liệu nghĩa là ...... a. Có thể thực hiện các chiến lược truy nhập dữ liệu. b. Bảo đảm tính độc lập dữ liệu tại mọi thời điểm c. Có thể tìm kiếm tại mọi thời điểm d. Dữ liệu trong CSDL luôn luôn chính xác tại mọi thời điểm Câu 13. An toàn dữ liệu có thể là: a. Chống sửa đổi hay phá hoai b.Cần thiết phải quản trị, bảo vệ tập trung c. Chống vi phạm có chủ định d. Cần phải được bảo vệ chống truy nhập trái phép Câu 14. Mức độ an toàn hệ thống CSDL: a. Có thể được phép thực hiện các câu hỏi truy vấn b.Người quản trị CSDL cấp phép truy nhập cho bất kỳ người sử dụng c. Phụ thuộc vào người sử dụng không cần cấp phép của người quản trị TÀI LIỆU HỌC TẬP CƠ SỞ DỮ LIỆU KHOA CNTT – TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ KỸ THUẬT CÔNG NGHIỆP 198 d.Người quản trị cấp phép truy nhập cho người sử dụng khi có nhu cầu Câu 15. Mức bảo vệ vật lý: a.Nhận diện bằng các phương pháp trao quyền. b.Nhận diện bằng mặt khẩu c.Nhận diện bằng cách kiểm tra d. Nhận diện qua nhân viên bảo vệ, hoặc các quy định về hành chính... Câu 16. Hãy chọn từ/cụm từ tương ứng để hoàn thiện khẳng định sau: Người sử dụng được quyền ghi và đọc bao gồm các quyền như: a.GRANT SELECT ON R TO GROUP /WORLD b.GRANT READ ON R TO GROUP /WORLD c.GRANT ALL ON R TO GROUP /WORLD d.GRANT READ/WRITE ON R TO GROUP /WORLD Câu 17. Dạng thu hồi quyền truy nhập: a.REVOKE ON FROM b.REVOKE ON FROM c.REVOKE ON FROM d.REVOKE ON FROM Câu 18. Chọn một khẳng định nào sau đây là đúng nhất a.Tổ chức lưu trữ theo lý thuyết cơ sở dữ liệu, các thuộc tính có thể lặp lại. b.Tính toàn vẹn dữ liệu đảm bảo dữ liệu luôn luôn đúng c.Tính nhất quán dữ liệu đảm bảo cho sự cập nhật, bổ sung dễ dàng d.Sự không nhất quán dữ liệu trong lưu trữ làm cho dữ liệu mất đi tính toàn vẹn Câu 19. Mục tiêu của cơ sở dữ liệu là: a.Tính toàn vẹn dữ liệu b.Tính phụ thuộc dữ liệu TÀI LIỆU HỌC TẬP CƠ SỞ DỮ LIỆU KHOA CNTT – TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ KỸ THUẬT CÔNG NGHIỆP 199 c.Phản ánh thế giới thực dữ liệu d.Tính độc lập dữ liệu CÂU HỎI VÀ BÀI TẬP 1.Vì sao phải bảo vệ an toàn các hệ thống cơ sở dữ liệu. 2. Các ràng buộc toàn vẹn. Ví dụ minh hoạ. 3. Tính bảo mật. 4. Nhận diện người sử dụng. 5. Bảo vệ vật lý. 6. Kiểm tra truy nhập. 7. Khung nhìn –Một cơ chế bảo vệ. 8. Sử dụng ngôn ngữ vấn tin định nghĩa các quyền truy nhập 9. Tính bảo mật trong SQL. TÀI LIỆU HỌC TẬP CƠ SỞ DỮ LIỆU KHOA CNTT – TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ KỸ THUẬT CÔNG NGHIỆP 200 TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Nguyễn Tuệ, Giáo trình Nhập môn CSDL, NXBGD, 2009. 2. Phạm Thế Quế, Cơ sở dữ liệu, Tài liệu đào tạo Đại học từ xa, Học viện Công nghệ Bưu chính Viễn thông, 2006 3. Đỗ Trung Tuấn, Cơ sở dữ liệu, NXB ĐHQGHN, 2006 4. Nguyễn Thị Ngọc Mai, Cơ sở dữ liệu, NXB Lao động - Xã hội, 12-2007 5. Đỗ Trung Tuấn, Nhập môn Cơ sở dữ liệu, Học viện Công nghệ Bưu chính Viễn thông, 2006.
File đính kèm:
- tai_lieu_hoc_tap_co_so_du_lieu.pdf