Tài liệu Giàu nhất nhờ bán hàng rẻ nhất (Kỳ cuối): Triết lý 1 USD

Tích cóp từng đồng xu lẻ

Đây là một câu chuyện thực mà Stephen Pumphrey - thợ chụp ảnh - kể lại:

“Tôi nhớ mãi cảnh một lần khi đang chuẩn bị chụp ảnh Sam Walton đứng

trên đường băng tại một sân bay nhỏ ở bang Missouri. Ông ấy đang nhìn

đường băng và tôi làm như vô tình đánh rơi đồng 5 xu, rồi quay sang đánh

cá với trợ lý của tôi “hãy xem liệu ông ta có nhặt nó lên không?”.

Máy bay đang cất cánh và hạ cánh, còn Sam vội bước tới, chuẩn bị tư thế

như để chụp một bức ảnh khác. Ông nói: “Anh muốn tôi đứng phía nào trên

đồng 5 xu đó?”. Còn đây là lời của Bud Walton - em trai Sam - về việc này:“Khi một đồng xu (chỉ một đồng xu) nằm trên đường phố, có

bao nhiêu người sẽ nhặt nó lên? Tôi dám cá là tôi sẽ làm điều

đó. Và chắc chắn Sam cũng sẽ làm y như vậy”.

Đối với Sam, bài học để đánh giá giá trị 1 đồng USD luôn ám

ảnh trong cả đời kiếm tiền của ông. Ông nói: “Chỉ khi biết đánh

giá đúng giá trị, lúc ấy mới có thể thu về những đồng USD khác”.

Có lẽ lý do quan trọng nhất khiến tính cách này của Sam cũng như những

người trong gia đình bắt nguồn từ chính cuộc sống đầy khó khăn lúc nhỏ.

Tuổi thơ của Sam rơi vào giai đoạn đại khủng hoảng của nước Mỹ, gia đình

Sam cũng như nhiều gia đình khác đều chịu ảnh hưởng nặng nề.

Tài liệu Giàu nhất nhờ bán hàng rẻ nhất (Kỳ cuối): Triết lý 1 USD trang 1

Trang 1

Tài liệu Giàu nhất nhờ bán hàng rẻ nhất (Kỳ cuối): Triết lý 1 USD trang 2

Trang 2

Tài liệu Giàu nhất nhờ bán hàng rẻ nhất (Kỳ cuối): Triết lý 1 USD trang 3

Trang 3

Tài liệu Giàu nhất nhờ bán hàng rẻ nhất (Kỳ cuối): Triết lý 1 USD trang 4

Trang 4

Tài liệu Giàu nhất nhờ bán hàng rẻ nhất (Kỳ cuối): Triết lý 1 USD trang 5

Trang 5

Tài liệu Giàu nhất nhờ bán hàng rẻ nhất (Kỳ cuối): Triết lý 1 USD trang 6

Trang 6

pdf 6 trang duykhanh 6120
Bạn đang xem tài liệu "Tài liệu Giàu nhất nhờ bán hàng rẻ nhất (Kỳ cuối): Triết lý 1 USD", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Tài liệu Giàu nhất nhờ bán hàng rẻ nhất (Kỳ cuối): Triết lý 1 USD

Tài liệu Giàu nhất nhờ bán hàng rẻ nhất (Kỳ cuối): Triết lý 1 USD
Giàu nhất nhờ bán hàng 
rẻ nhất (Kỳ cuối): Triết 
 lý 1 USD 
Có một câu chuyện về Bill Gates - ông chủ Microsoft - được rất nhiều người 
trên thế giới biết đến: nếu Bill đang bước đi trên đường và trông thấy tờ 100 
USD ai đó đánh rơi, Bill sẽ không cúi xuống nhặt lên. 
Bởi với thời gian đó, Bill có thể làm ra số tiền gấp nhiều lần giá trị của tờ 
tiền 100 USD này. Đó chỉ là câu chuyện được thêu dệt để nói lượng tiền 
khổng lồ Bill Gates làm được. Nhưng có một câu chuyện khác thực tế hơn 
nhiều. 
Vào khoảng đầu năm 1992, thời điểm Sam Walton còn điều hành Wal-Mart 
trước khi qua đời, doanh thu của Wal-Mart đã lên tới 1 tỉ USD/tuần. Như 
vậy, một phút Sam có trong tay khoảng 100.000 USD. Với số tiền thu về 
như vậy, giả sử có bắt gặp tờ 100 USD đánh rơi trên đường, Sam có mất thời 
gian cúi xuống nhặt lên hay không? Chắc chắn là có! 
Tích cóp từng đồng xu lẻ 
Đây là một câu chuyện thực mà Stephen Pumphrey - thợ chụp ảnh - kể lại: 
“Tôi nhớ mãi cảnh một lần khi đang chuẩn bị chụp ảnh Sam Walton đứng 
trên đường băng tại một sân bay nhỏ ở bang Missouri. Ông ấy đang nhìn 
đường băng và tôi làm như vô tình đánh rơi đồng 5 xu, rồi quay sang đánh 
cá với trợ lý của tôi “hãy xem liệu ông ta có nhặt nó lên không?”. 
Máy bay đang cất cánh và hạ cánh, còn Sam vội bước tới, chuẩn bị tư thế 
như để chụp một bức ảnh khác. Ông nói: “Anh muốn tôi đứng phía nào trên 
đồng 5 xu đó?”. Còn đây là lời của Bud Walton - em trai Sam - về việc này: 
 “Khi một đồng xu (chỉ một đồng xu) nằm trên đường phố, có 
 bao nhiêu người sẽ nhặt nó lên? Tôi dám cá là tôi sẽ làm điều 
 đó. Và chắc chắn Sam cũng sẽ làm y như vậy”. 
 Đối với Sam, bài học để đánh giá giá trị 1 đồng USD luôn ám 
 ảnh trong cả đời kiếm tiền của ông. Ông nói: “Chỉ khi biết đánh 
giá đúng giá trị, lúc ấy mới có thể thu về những đồng USD khác”. 
Có lẽ lý do quan trọng nhất khiến tính cách này của Sam cũng như những 
người trong gia đình bắt nguồn từ chính cuộc sống đầy khó khăn lúc nhỏ. 
Tuổi thơ của Sam rơi vào giai đoạn đại khủng hoảng của nước Mỹ, gia đình 
Sam cũng như nhiều gia đình khác đều chịu ảnh hưởng nặng nề. 
Cha của Sam - ông Thomas Gibson Walton - bị thất nghiệp trong giai đoạn 
đầu của cuộc khủng hoảng, ông phải vào làm việc tại công ty của anh trai - 
công ty cầm cố Walton. Vào thời kỳ 1929-1931, ông phải lấy lại hàng trăm 
trang trại từ những người chủ sở hữu lâu đời nhưng vì khó khăn phải đem 
cầm cố. 
Có mặt cùng cha trong những chuyến đi khó khăn này, Sam đã chứng kiến 
một hình ảnh đầy đau đớn: những giọt nước mắt của người từng là chủ một 
nông trang nay không còn “mảnh đất cắm dùi”. Ấn tượng này in đậm mãi 
mãi vào tâm trí của cậu bé Sam và nung nấu cho Sam quyết tâm không bao 
giờ phải đối mặt với tình cảnh này trong cuộc đời. 
Từ năm lớp 7 đến khi học tại Trường đại học Columbia, Sam Walton vẫn 
duy trì đều đặn việc bán báo để nuôi sống bản thân mình và nuôi dưỡng ý 
chí tự lập. Việc tích cóp từng đồng xu lẻ ảnh hưởng mạnh tới Sam và tạo cho 
ông đức tính tiết kiệm đến cuối đời. 
Tiền không có nghĩa là giàu có 
Khi kiếm được nhiều tiền, rất nhiều người biến cuộc sống của họ thành xa 
hoa. Họ phung phí tiền bạc mua du thuyền, xe hơi hiện đại, làm những trò 
khác người và nhanh chóng nổi tiếng. Còn Sam sống kín đáo và tiết kiệm 
đến mức khi tạp chí Forbes bầu ông là người giàu nhất nước Mỹ vào năm 
1985, các tờ báo và truyền hình khắp nước mới bắt đầu đặt câu hỏi: “Đó là 
ai?”, “Ông ta sống ở đâu?”... 
Tất cả tờ báo khắp nước Mỹ lúc đó đều đăng tải hình ảnh chụp lén người 
giàu nhất nước Mỹ ngồi cắt tóc tại một cửa hiệu nhỏ nhoi, trông có vẻ tồi tàn 
tại quảng trường thành phố. Đây là một tiệm cắt tóc quen thuộc của ông vì 
nó cắt đẹp và giá cả phải chăng. Nhìn tấm ảnh đăng trên báo, ông ngửa mặt 
kêu trời: “Tại sao tin tôi cắt tóc lại là tin nóng? Vậy tôi phải cắt tóc ở đâu 
đây ngoài tiệm cắt tóc?”. 
Thậm chí, khi mọi người đồn đại về sự giàu có không thể tưởng tượng được 
của Sam, ông cũng chẳng nghĩ như thế! Triết lý của Sam đơn giản như thế 
này: nếu nhân giá cổ phiếu của Wal-Mart với số lượng mà ông và Helen 
Walton (vợ ông) nắm giữ thì họ có khoảng 20-25 tỉ USD, nhưng ông không 
coi nó là của mình! Với Sam, tiền không có nghĩa là sự giàu có. 
Ông cần nhà cửa, có nhà cửa. Cần máy bay đi đến các cửa hàng, có máy 
bay. Cần những con chó săn chim để đi săn bắn, có chó săn chim. Cần đi du 
lịch, có thể đi du lịch. Cần có điều kiện giáo dục con cái, có thể gửi chúng 
đến những ngôi trường tốt nhất... Đó là sự giàu có. Thế là quá đủ! 
Mỗi lần đi công tác, Sam và cộng sự luôn ở chung trong một phòng trọ rẻ 
tiền và ăn tại những quán ăn bình dân nhất. Thậm chí, có lần tại Chicago, cả 
tám người (bao gồm cả Sam) chỉ thuê một phòng trọ không lớn lắm trong 
một chuyến đi mua hàng. Đây là triết lý của ông đối với vấn đề tiền bạc: 
“Đôi khi có người hỏi tôi là tại sao lại ở trong một phòng trọ rẻ tiền như thế 
khi mà Wal-Mart đã đạt đến doanh thu trên 50 tỉ USD. 
Thật đơn giản, vì chúng tôi biết cách đánh giá giá trị của đồng USD. Chúng 
tôi được giao nhiệm vụ tồn tại để cung cấp giá trị cho khách hàng của mình. 
Điều ấy có nghĩa là ngoài chất lượng và dịch vụ, chúng tôi phải tiết kiệm 
tiền cho họ. Mỗi khi Wal-Mart tiêu xài 1 USD hoang phí, nghĩa là tiêu đi số 
tiền lấy từ túi của khách hàng. Rất nhiều câu chuyện xa hoa đang diễn ra tại 
những công ty thành công khác. Nhiều tổng giám đốc chỉ ngồi chót vót trên 
cao và không quan tâm đến bất cứ người nào. Điều này khiến tôi buồn lòng. 
Đó là một trong những sai trái của giới kinh doanh Mỹ ngày nay!”. 
Bởi thế, Sam Walton luôn lo lắng về thế hệ tương lai của nhà Walton. Vì khi 
thế hệ này lớn lên, họ đã được thừa hưởng một gia tài và một nền tảng 
không gì có thể tốt hơn. Sam không thể bắt các con mình phải đi phát báo 
mỗi sáng như ông trước kia. Ông cũng không thể bắt các con mình thực hiện 
những bước đi của mình lúc trước. Điều đó là phi thực tế. Nhưng ông lo 
rằng thế hệ sau của ông có thể biến thành “một lũ nhà giàu vô công rỗi 
nghề”. 
Bởi vậy, song song với việc điều hành công ty, công việc mà Sam luôn quan 
tâm trong cả cuộc đời mình là dạy dỗ, chăm sóc, tạo cho con cái một nền 
tảng giáo dục vững chắc. Những người con của ông từ khi sinh ra, lớn lên 
đều phải hiểu một triết lý: “Chỉ có thể giàu có bằng việc tiết kiệm và làm 
việc cật lực”. 
Herry Cunningham - sáng lập viên Kmart, đối thủ cạnh tranh sừng sỏ và lớn 
nhất của Wal-Mart tại Mỹ - từng nhận xét rằng: “Sam là một trong những 
nhà kinh doanh vĩ đại nhất thế kỷ!”. 

File đính kèm:

  • pdftai_lieu_giau_nhat_nho_ban_hang_re_nhat_ky_cuoi_triet_ly_1_u.pdf