Tài liệu Giàu nhất nhờ bán hàng rẻ nhất: Cửa hàng “Năm xu và một hào”

án rẻ hơn tới mức có thể

Sam Walton tiếp tục mở rộng địa bàn tại những thị trấn nhỏ tương tự cũng

với phương thức tự phục vụ. Đến năm 1960, Sam đã có tất cả 15 cửa hàng

mọc lên khắp nơi trên đất Mỹ.

Dưới bảng hiệu Wal-Mart, có hai dòng chữ sau này trở thành phương cách

làm việc nổi tiếng: “Chúng tôi bán với giá thấp hơn” và “Đảm bảo thỏa mãn

khách hàng”. Trong cuộc đời kinh doanh sóng gió của mình, Sam vẫn giữ

vững phương châm ấy.

Năm 1962 là năm của ngành công nghiệp giảm giá. Chiến lược Wal-Mart

đeo đuổi chỉ mới thật sự bắt đầu. Thời điểm này, bốn công ty bắt đầu mở

chuỗi cửa hàng bán giảm giá và chạy đua nhau quyết liệt: S.S.Kresge mở

Kmart, F.W.Woolco mở Woolco, D.Hudson mở Target, và vài cá nhân độc

lập ở thị trấn Rogers mở cái gọi là Wal-Mart. Trong bốn cái tên nêu trên vàothời điểm đó, Wal-Mart là cái tên không mấy người biết đến. Nhưng 30 năm

sau, đối thủ trực tiếp của Wal-Mart chỉ còn lại Kmart. Thời gian ngắn sau,

Kmart cũng “sập tiệm”.

Hẳn bất cứ ai ngồi thống kê lại chặng đường phát triển của Wal-Mart đều

cảm thấy giật mình bởi tốc độ tiến xa quá nhanh của nó. Việc này bắt nguồn

từ một chiến lược khôn ngoan mà Sam Walton áp dụng cho con đường đi

của mình: “Chiếm lĩnh toàn bộ thị trường bằng cách trải rộng, sau đó tìm

cách lấp đầy”. Sự thành công tại ba cửa hàng Wal-Mart đầu tiên giúp Sam

Walton có một niềm tin chắc chắn rằng con đường kinh doanh của mình

đang đi đúng hướng.

Tài liệu Giàu nhất nhờ bán hàng rẻ nhất: Cửa hàng “Năm xu và một hào” trang 1

Trang 1

Tài liệu Giàu nhất nhờ bán hàng rẻ nhất: Cửa hàng “Năm xu và một hào” trang 2

Trang 2

Tài liệu Giàu nhất nhờ bán hàng rẻ nhất: Cửa hàng “Năm xu và một hào” trang 3

Trang 3

Tài liệu Giàu nhất nhờ bán hàng rẻ nhất: Cửa hàng “Năm xu và một hào” trang 4

Trang 4

Tài liệu Giàu nhất nhờ bán hàng rẻ nhất: Cửa hàng “Năm xu và một hào” trang 5

Trang 5

Tài liệu Giàu nhất nhờ bán hàng rẻ nhất: Cửa hàng “Năm xu và một hào” trang 6

Trang 6

pdf 6 trang duykhanh 6560
Bạn đang xem tài liệu "Tài liệu Giàu nhất nhờ bán hàng rẻ nhất: Cửa hàng “Năm xu và một hào”", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Tài liệu Giàu nhất nhờ bán hàng rẻ nhất: Cửa hàng “Năm xu và một hào”

Tài liệu Giàu nhất nhờ bán hàng rẻ nhất: Cửa hàng “Năm xu và một hào”
 Giàu nhất nhờ bán hàng 
rẻ nhất: Cửa hàng “Năm 
 xu và một hào” 
Thomas I. Friedman, tác giả của Thế giới phẳng và Chiếc Lexus và cây ôliu, 
hai cuốn sách nổi tiếng viết về tiến trình toàn cầu hóa, từng nói về Wal-
Mart: “Với Wal-Mart, đó là một sự đổi mới vĩ đại. Nó không làm nên mọi 
thứ, nhưng đem những sản phẩm đến toàn thế giới với một mức giá thấp 
không thể tin được. Họ đã làm điều đó như thế nào? Đó là một chuỗi cung 
cấp toàn cầu tạo nên một hiệu quả nguyên tử”. 
Thật sự Wal-Mart của tỉ phú Sam Walton, người sáng lập Wal-Mart, đã làm 
được điều kỳ diệu trong kinh doanh ra sao? 
Năm 1950, Sam Walton khi ấy còn là một chàng trai trẻ tràn đầy tự tin. 
Hai năm sau khi trải qua thời gian phục vụ trong quân đội, chàng trai 
Sam Walton quyết tâm kinh doanh thị trường bán lẻ. 
Vùng đất đầu tiên ông khởi đầu sự nghiệp cũng là mong ước của người vợ: 
“Sam, đừng bắt em sống tại một thành phố quá đông đúc. 10.000 người là 
quá đủ với em rồi”. Đây có lẽ là một sự sắp đặt sẵn của Thượng đế cho chiến 
lược phát triển lâu dài của Wal-Mart sau này: tấn công vào những thị trường 
nhỏ lẻ, nơi các “đại gia” đi trước đã không quan tâm đến. 
Học từ tất cả mọi người 
Vùng đất đầu tiên họ chọn là Newport, một thị trấn nhỏ bé phía đông vùng 
Arkansas (Mỹ), nơi chỉ có bông và đường sắt với khoảng 7.000 dân. Tại đây 
đã có một chủ cửa hàng làm ăn thua lỗ. 
Nhưng tin tưởng vào quyết định của mình, Sam đổ vào đó 25.000 USD để 
mua lại, đặt tên cho nó là cửa hàng “Năm xu và một hào” của Walton 
(Walton’s Five and Dime). Cửa hàng này kinh doanh thật sự thảm bại, tiền 
thuê mặt bằng quá cao, doanh thu lại không đủ bù vào chi phí bỏ ra. 
Quan trọng hơn, họ có một đối thủ cạnh tranh đáng gờm: cửa hàng Sterling 
bên kia đường, có doanh thu gấp đôi cửa hàng của Sam do John Dunham, 
một quản lý tuyệt vời (như lời Sam nhận xét sau này) làm chủ. Chưa từng có 
kinh nghiệm quản lý và chưa từng biết tí gì về quản lý, Sam thật sự khó khăn 
trong những ngày đầu. 
Tuy nhiên, từ đó chàng trai trẻ rút ra một bài học lớn nhất đời mình: học từ 
tất cả mọi người! 
Thời gian đầu Sam luôn “tò mò” nhìn qua cửa hàng bên kia phố. Ông học 
hỏi tất cả: bảng giá, cách xếp hàng và tất cả những việc đang diễn ra ở đó và 
về áp dụng cho tốt hơn. Mũi đột phá đầu tiên Sam áp dụng là việc tìm cách 
mua lại những sản phẩm của nhà phân phối nào bán rẻ nhất để có thể khuyến 
mãi, giảm giá cho cửa hàng mình. 
Năm đầu tiên, cửa hàng đạt doanh thu 105.000 USD (so với 72.000 USD 
của chủ cũ), năm sau là 140.000 USD và rồi 175.000 USD. Cuối cùng, Sam 
vượt qua mặt “ông già” John Dunham. Và ông có một niềm tin chắc chắn: 
kinh doanh hạ giá là con đường của tương lai. 
Cửa hàng thứ hai mà Sam Walton gây dựng nên nằm tại Bentonville, một thị 
trấn chỉ có khoảng 3.000 dân. Nó cũng được mang tên “Năm xu và một 
hào”, chuyên kinh doanh bóng bay cho trẻ em, cặp phơi quần áo, chè... và 
mọi thứ nhu yếu phẩm cần thiết khác. Đây là một cửa hàng tự phục vụ thứ 
ba trên toàn nước Mỹ, nơi không có hình ảnh nhân viên và máy đếm tiền 
như những cửa hàng xưa cũ. Chỉ có một máy tính tiền tự động đặt tại quầy. 
Cho đến tận cuối đời, Sam vẫn còn nhớ như in và thường nhắc lại câu 
chuyện khi bắt đầu mở một cửa hàng tại Bentonville. Khi đến đây, tình cờ 
Sam nghe được câu chuyện của hai cụ già. Họ cá rằng trong vòng 60 ngày, 
cửa hàng này sẽ phải “sập tiệm” như những cửa hàng từng mở ra rồi “chết 
yểu” trước đó. “Một cửa hàng giảm giá tồn tại ở một thị trấn nhỏ này ư? 
Thật là một trò đùa”. Nếu muốn thành công như Wal-Mart, Sam đưa ra lời 
khuyên là: chấp nhận những lời gièm pha, chế giễu và đi theo con đường bạn 
cho là đúng đắn nhất. Kết quả sẽ chứng minh và thuyết phục tất cả mọi 
người. 
 Cửa hàng này cũng tiếp tục làm ăn phát đạt. Sam quyết định mở thêm một 
số cửa hàng tại Fayette, Tennessee, Kansas... Tất cả cửa hàng này đều mang 
tên “Năm xu và một hào”. 
Bán rẻ hơn tới mức có thể 
Sam Walton tiếp tục mở rộng địa bàn tại những thị trấn nhỏ tương tự cũng 
với phương thức tự phục vụ. Đến năm 1960, Sam đã có tất cả 15 cửa hàng 
mọc lên khắp nơi trên đất Mỹ. 
Dưới bảng hiệu Wal-Mart, có hai dòng chữ sau này trở thành phương cách 
làm việc nổi tiếng: “Chúng tôi bán với giá thấp hơn” và “Đảm bảo thỏa mãn 
khách hàng”. Trong cuộc đời kinh doanh sóng gió của mình, Sam vẫn giữ 
vững phương châm ấy. 
Năm 1962 là năm của ngành công nghiệp giảm giá. Chiến lược Wal-Mart 
đeo đuổi chỉ mới thật sự bắt đầu. Thời điểm này, bốn công ty bắt đầu mở 
chuỗi cửa hàng bán giảm giá và chạy đua nhau quyết liệt: S.S.Kresge mở 
Kmart, F.W.Woolco mở Woolco, D.Hudson mở Target, và vài cá nhân độc 
lập ở thị trấn Rogers mở cái gọi là Wal-Mart. Trong bốn cái tên nêu trên vào 
thời điểm đó, Wal-Mart là cái tên không mấy người biết đến. Nhưng 30 năm 
sau, đối thủ trực tiếp của Wal-Mart chỉ còn lại Kmart. Thời gian ngắn sau, 
Kmart cũng “sập tiệm”. 
Hẳn bất cứ ai ngồi thống kê lại chặng đường phát triển của Wal-Mart đều 
cảm thấy giật mình bởi tốc độ tiến xa quá nhanh của nó. Việc này bắt nguồn 
từ một chiến lược khôn ngoan mà Sam Walton áp dụng cho con đường đi 
của mình: “Chiếm lĩnh toàn bộ thị trường bằng cách trải rộng, sau đó tìm 
cách lấp đầy”. Sự thành công tại ba cửa hàng Wal-Mart đầu tiên giúp Sam 
Walton có một niềm tin chắc chắn rằng con đường kinh doanh của mình 
đang đi đúng hướng. 
Đó là: tấn công vào những khu dân cư nhỏ bé, ít người, chẳng có “đại gia 
bán lẻ” nào thèm quan tâm đến. Điều này có vẻ như một nghịch lý đi ngược 
lại phương cách kinh doanh thông thường: phát triển tại thành phố lớn, sau 
đó mở rộng ra các thị trấn tỉnh lẻ. Một nguyên do nữa là Wal-Mart cứ tiến 
bước đều đặn với phương châm bất di bất dịch của mình: bán rẻ hơn tới mức 
có thể. 
Wal-Mart bắt đầu chiếm lĩnh được vùng tây bắc Arkansas, rồi tiến đến 
Oklahoma, Missouri, tấn công từ Neosho đến Monett và Aurora, Nevada và 
Belton... và cứ thế tiếp tục, tiếp tục. Ở bất cứ nơi đâu, Wal-Mart đều tiến 
những bước chậm rãi và chắc chắn, dần thiết lập một vành đai gồm các cửa 
hàng bao quanh thành phố, chờ đợi cho đến khi thành phố phát triển đến tận 
nơi. 
Chiến lược khôn ngoan này phát huy hiệu quả thực tế tại mọi lúc mọi nơi. 
Một điểm mạnh khác của việc làm này là số tiền đổ vào quảng cáo không 
nhiều. Khi một cửa hàng mọc lên tại nông thôn, tin đồn sẽ truyền tai nhau 
hết sức nhanh chóng. Wal-Mart không cần thiết tìm mọi cách để quảng bá 
tầm ảnh hưởng của mình. Chỉ cần phát tờ rơi quảng cáo hằng tháng, sức lay 
động đã lan đến những nơi hẻo lánh nhất. Giờ đây, Wal-Mart lại trở thành 
đối thủ cạnh tranh của chính mình! 
Trong một lần trả lời phỏng vấn, Sam Walton đã phát biểu: “Những doanh 
nhân vẫn đang cố gắng đẩy giá lên cao ở bất cứ mặt hàng nào sẽ nhanh 
chóng chuốc lấy thất bại. Bởi đơn giản họ đã không hề quan tâm đến 
khách hàng và không đặt lợi ích của khách hàng lên trên. Họ là những kẻ 
tham lam và rồi chắc chắn sẽ bị đào thải. Chiến lược buôn bán của chúng 
tôi là thu hút khách hàng bằng cách bán cho họ hàng hóa có chất lượng 
cao nhất với giá thấp nhất có thể. Nó đã có hiệu quả. Thậm chí rất ít 
người trong số chúng tôi tin tưởng vào ý tưởng này ngay khi mới khởi 
nghiệp. Vậy mà họ đã đầu tư vào nó và trở nên nổi tiếng”. 

File đính kèm:

  • pdftai_lieu_giau_nhat_nho_ban_hang_re_nhat_cua_hang_nam_xu_va_m.pdf