Tài liệu Đạo diễn truyền hình thực tế: Chơi dao hai lưỡi

Event Channel - Về nguyên tắc, những hình ảnh méo mó, ảnh hưởng

đến thuần phong mỹ tục hoặc mang tính kích thích công chúng theo

hướng tiêu cực đều bị cắt bỏ nhưng các nhà sản xuất chương trình

truyền hình thực tế hiện nay khó chấp nhận vì luôn bị áp lực rất lớn về

lượng khán giả.

Dù tuân thủ quy tắc chung “phải sử dụng chất liệu thực tế có được vì đó là

một chương trình truyền hình thực tế” nhưng khi làm chương trình, mỗi nhà

sản xuất đều lựa chọn cho mình một phương thức biên tập theo kịch bản mà

họ tạo nên. Đặc quyền của nhà sản xuất được thể hiện ở chính giai đoạn biên

tập những thước phim phát sóng, cái mà khán giả được theo dõi qua sóng

truyền hình. Điều này không bị ràng buộc trong khuôn khổ format (định

dạng) chương trình trong trường hợp phải mua bản quyền ở nước ngoài.

Áp lực chỉ số người xem

Tôn trọng tuyệt đối tính thực tế, kịch bản chương trình được các nhà sản

xuất xây dựng chủ yếu là những thước phim thu lượm ở hiện trường, tất

nhiên có dàn dựng và có phát sinh. Với mục tiêu thu hút càng nhiều khán giả

càng tốt, các yếu tố hài, gây sốc luôn được ưu tiên lựa chọn để tạo sốt.

Tài liệu Đạo diễn truyền hình thực tế: Chơi dao hai lưỡi trang 1

Trang 1

Tài liệu Đạo diễn truyền hình thực tế: Chơi dao hai lưỡi trang 2

Trang 2

Tài liệu Đạo diễn truyền hình thực tế: Chơi dao hai lưỡi trang 3

Trang 3

Tài liệu Đạo diễn truyền hình thực tế: Chơi dao hai lưỡi trang 4

Trang 4

Tài liệu Đạo diễn truyền hình thực tế: Chơi dao hai lưỡi trang 5

Trang 5

Tài liệu Đạo diễn truyền hình thực tế: Chơi dao hai lưỡi trang 6

Trang 6

pdf 6 trang xuanhieu 7340
Bạn đang xem tài liệu "Tài liệu Đạo diễn truyền hình thực tế: Chơi dao hai lưỡi", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Tài liệu Đạo diễn truyền hình thực tế: Chơi dao hai lưỡi

Tài liệu Đạo diễn truyền hình thực tế: Chơi dao hai lưỡi
 Đạo diễn" truyền hình 
thực tế: Chơi dao hai lưỡi 
Event Channel - Về nguyên tắc, những hình ảnh méo mó, ảnh hưởng 
đến thuần phong mỹ tục hoặc mang tính kích thích công chúng theo 
hướng tiêu cực đều bị cắt bỏ nhưng các nhà sản xuất chương trình 
truyền hình thực tế hiện nay khó chấp nhận vì luôn bị áp lực rất lớn về 
lượng khán giả. 
Dù tuân thủ quy tắc chung “phải sử dụng chất liệu thực tế có được vì đó là 
một chương trình truyền hình thực tế” nhưng khi làm chương trình, mỗi nhà 
sản xuất đều lựa chọn cho mình một phương thức biên tập theo kịch bản mà 
họ tạo nên. Đặc quyền của nhà sản xuất được thể hiện ở chính giai đoạn biên 
tập những thước phim phát sóng, cái mà khán giả được theo dõi qua sóng 
truyền hình. Điều này không bị ràng buộc trong khuôn khổ format (định 
dạng) chương trình trong trường hợp phải mua bản quyền ở nước ngoài. 
Áp lực chỉ số người xem 
Tôn trọng tuyệt đối tính thực tế, kịch bản chương trình được các nhà sản 
xuất xây dựng chủ yếu là những thước phim thu lượm ở hiện trường, tất 
nhiên có dàn dựng và có phát sinh. Với mục tiêu thu hút càng nhiều khán giả 
càng tốt, các yếu tố hài, gây sốc luôn được ưu tiên lựa chọn để tạo sốt. 
 Một tiết mục trình diễn của Thanh Thủy (trái) và Bảo Anh trong vòng Ðối 
 ðầu chuong trình Giọng hát Việt. Ảnh: Lý Võ Phú Hưng 
Minh chứng rõ nét nhất là trường hợp thí sinh Quỳnh Anh trong chương 
trình Vietnam’s Got Talent mùa giải đầu tiên cách đây không lâu. Sự tranh 
cãi giữa gia đình Quỳnh Anh với ban giám khảo hoặc sự tôn vinh thái quá 
khả năng hát của các thành viên trong gia đình đối với Quỳnh Anh sẽ không 
trở thành chủ đề khiến đông đảo khán giả lên án, chỉ trích nếu như nhà sản 
xuất cắt gọt khéo léo hơn những chất liệu họ thu nhận được. Hay như trong 
chương trình Vietnam’s Next Top Model mùa giải trước, khán giả truyền 
hình sẽ không mang cảm giác ngao ngán đối với chương trình nếu khâu biên 
tập đừng quá tập trung vào cảm xúc của thí sinh nhằm lấy lòng người xem 
bằng những hình ảnh tràn ngập nước mắt, thay vì cho khán giả thấy sự kiên 
cường, bản lĩnh và tài năng của một người mẫu tiềm năng. 
Bỏ qua vòng tuyển sinh vốn có rất nhiều tiết mục trình diễn hài hước, hấp 
dẫn nhằm thu hút sự chú ý của khán giả, nhiệm vụ tiên quyết của các nhà 
sản xuất là giữ chân khán giả cho đến phút đăng quang của một quán quân 
mới. Đây chính là lý do trong khối lượng phim đồ sộ quay được từ thực tế 
hiện trường, ê-kíp sản xuất chương trình sẽ sàng lọc lại để có những thước 
phim phù hợp nhất với tiêu chí phát sóng của mình nhưng cũng phải tạo 
được sức hấp dẫn đối với người xem. 
Về nguyên tắc, những hình ảnh méo mó, ảnh hưởng đến thuần phong mỹ tục 
hoặc mang tính kích thích công chúng theo hướng tiêu cực đều bị cắt bỏ. 
Tuy nhiên, lựa chọn này dường như ít được các nhà sản xuất chương trình 
truyền hình thực tế hiện nay chấp nhận vì luôn bị áp lực rất lớn về lượng 
khán giả. Vì vậy, sử dụng những thước phim độc, những hình ảnh gây sốc 
luôn được các nhà sản xuất ưu tiên, thậm chí được tận dụng như một gia vị 
mạnh nhằm tăng thêm độ “nóng” cho chương trình. Cũng chính từ đây, 
nhiều chương trình bị tác dụng ngược. 
Biên tập phải có tài 
Với bất kỳ lĩnh vực nào trong cuộc sống, vấn đề được nhìn dưới góc độ nào, 
diễn đạt ra sao mới là điều quan trọng nhất. Công tâm nhận định thì The 
Voice phiên bản Việt đang diễn ra là một trong những chương trình truyền 
hình thực tế được đánh giá cao về khâu biên tập phát sóng cho đến thời điểm 
này. Mọi thứ đều ở mức vừa phải đủ để chấp nhận được, từ cảm xúc của thí 
sinh đến huấn luyện viên. 
Ông Nguyễn Quang Minh (Tổng Giám đốc Công ty Cát Tiên Sa) nói: “Với 
chỉ số người xem đang cán mức hơn 60 triệu lượt theo dõi chương trình, 
Giọng hát Việt đã có những hiệu ứng riêng bắt nguồn từ chính tiếng tăm của 
chương trình gốc The Voice và của những phiên bản đã thành công ở nhiều 
nước. Đó chính là lý do Giọng hát Việt không cần tạo ra bất kỳ xì-căng-đan 
nào để quảng bá cho chương trình, kể cả vụ việc Thanh Lam - Đàm Vĩnh 
Hưng vừa qua cũng chỉ là một sự cố ngoài chương trình. Hơn hết, qua nhiều 
chương trình, chúng tôi có tiêu chí lọc một cách kỹ lưỡng những chất liệu 
mình có được. Tất nhiên, những thông tin nóng luôn cần thiết nhưng quá 
nhiều cũng sẽ trở thành nhàm chán. Tất cả chỉ hay khi vừa đủ thôi”. 
Theo ông Minh, Giọng hát Việt phản ánh chân thực những điều đang diễn 
ra, những thứ có thể gây nên sự kích động cho thí sinh, giám khảo và cả 
khán giả không được khuyến khích đưa vào chương trình. “Với một chương 
trình có nhiều hạt nhân tốt như hiện tại, chất lượng thí sinh như mong đợi thì 
việc xào nấu, thêm gia vị cho Giọng hát Việt sẽ trở thành thừa, thậm chí có 
thể gây phản cảm” - ông Minh cho biết. 
Trong khi đó, đại diện của BHD (đơn vị tổ chức khá thành công hai chương 
trình Vietnam Idol, Vietnam’s Got Talent) cho biết: “Chương trình Vietnam 
Idol 2012 dành rất nhiều thời lượng cho thí sinh và những câu chuyện về 
đam mê âm nhạc của họ để khán giả có thể thấy tình yêu âm nhạc chính là 
động lực mạnh mẽ nhất cho thí sinh. Với những tiết mục gây cười như khán 
giả đã thấy, mục đích của nhà sản xuất là khiến khán giả yêu mến hơn sự 
hồn nhiên và niềm đam mê của thí sinh mà thôi. Trong tập đầu tiên của 
Vietnam Idol 2012 phát sóng, ngoài một số giọng hát hay đại diện cho rất 
nhiều thí sinh nhận được vé vàng tại vòng thử giọng Hà Nội, cũng có những 
thí sinh mang đến những tiếng cười vui vẻ cho khán giả và có sự giao lưu 
góp ý đầy thiện ý từ ban giám khảo”. 
Dễ bị lừa 
Sẽ không có gì là lạ nếu xem kỹ các phiên bản chương trình truyền hình thực 
tế ở nước ngoài, trong đó những câu chuyện được dàn dựng nhằm thu hút sự 
chú ý của khán giả là một phần quan trọng trong kịch bản. Cách đây không 
lâu, cuộc thi The Voice ở Trung Quốc bị tố cáo là dựng lên câu chuyện 
không có thật của thí sinh Từ Hải Tinh rằng bố cô vừa qua đời 3 tháng truớc 
khi cuộc thi diễn ra để lấy lòng thương cảm của giám khảo và khán giả. Thí 
sinh thứ hai bị đưa ra mổ xẻ là Hoàng Dũng. Trong chương trình phát sóng, 
Hoàng Dũng giới thiệu bản thân mở một tiệm làm móng tay, cuộc sống rất 
cơ cực, anh từng đi làm thuê ở công xưởng, từng làm bảo vệ, nguời bán vé... 
Tuy nhiên, thân thế thực sự của Hoàng Dũng sau đó bị báo chí phơi bày. Ðó 
là một ca sĩ chuyên nghiệp chưa nổi tiếng, từng ký hợp đồng với một công ty 
giải trí và đã có album riêng. Hơn nữa, anh là con trai của ông chủ một 
doanh nghiệp giàu có. Trâu Hoành Vũ - thí sinh nông dân”đến từ tỉnh Liêu 
Ninh - cũng bị cho là lừa dối khán giả về thân phận khi cu dân mạng phát 
hiện anh không phải nông dân nghèo chân lội bùn, nhà nuôi gà như đã giới 
thiệu. 
Những câu chuyện cổ tích thời hiện đại như vậy có thể không do nhà sản 
xuất dựng lên nhưng được họ trưng dụng một cách chủ ý cho chiến luợc 
quảng bá chương trình của mình, thay vì phải tiến hành kiểm chứng, xác 
minh truớc khi lên sóng. 
Theo NLĐ 

File đính kèm:

  • pdftai_lieu_dao_dien_truyen_hinh_thuc_te_choi_dao_hai_luoi.pdf