Tài liệu Đánh giá Fujifilm X100

Chiếc máy ảnh compact giá 32 triệu đồng mà vẫn đắt hàng có nhiều điểm khác biệt, mới

lạ so với những thông tin về máy ảnh compact thông thường.

X100 có thiết kế cổ điển. (Ảnh: Bảo An).

Fujifilm X100 có thiết kế hoài cổ bởi hình thức từ tông màu trắng tới đen đều mang lại cảm giác

của một chiếc rangefinder. Vỏ máy làm từ hợp kim magie có độ bền cao, vỏ da đẹp, trọng lượng

vừa tay.Mặc dù là máy compact, nhưng người dùng có thể điều chỉnh khẩu độ và lấy nét bằng tay trên

ống kính. Phía trên là nút vặn điều chỉnh chế độ chụp theo ưu tiên khẩu độ hay tốc độ như máy

ảnh phim.

Dưới đây là đánh giá chi tiết chất lượng hình ảnh của Fujifilm X100 (nhấn vào từng phần

để xem chi tiết).

Chất lượng hình ảnh.

Khi chụp ở ISO thấp, X100 cho hình ảnh rất mịn màng, màu sắc bắt mắt, dải tần nhạy sáng cũng

rất tốt khi chụp ở những nơi chênh sáng cao. Nhưng điều ngạc nhiên hơn cả là mặc dù chụp ở

ISO cao, như 6.400, ảnh của X100 vẫn rất ổn. Hiện nay cũng chỉ đếm trên đầu ngón tay các máy

DSLR có cảm biến crop 1.5 hay 1.6 có thể làm được điều này.

Tài liệu Đánh giá Fujifilm X100 trang 1

Trang 1

Tài liệu Đánh giá Fujifilm X100 trang 2

Trang 2

Tài liệu Đánh giá Fujifilm X100 trang 3

Trang 3

Tài liệu Đánh giá Fujifilm X100 trang 4

Trang 4

Tài liệu Đánh giá Fujifilm X100 trang 5

Trang 5

Tài liệu Đánh giá Fujifilm X100 trang 6

Trang 6

Tài liệu Đánh giá Fujifilm X100 trang 7

Trang 7

Tài liệu Đánh giá Fujifilm X100 trang 8

Trang 8

Tài liệu Đánh giá Fujifilm X100 trang 9

Trang 9

Tài liệu Đánh giá Fujifilm X100 trang 10

Trang 10

Tải về để xem bản đầy đủ

pdf 14 trang xuanhieu 6060
Bạn đang xem 10 trang mẫu của tài liệu "Tài liệu Đánh giá Fujifilm X100", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Tài liệu Đánh giá Fujifilm X100

Tài liệu Đánh giá Fujifilm X100
Đánh giá Fujifilm X100 
Chiếc máy ảnh compact giá 32 triệu đồng mà vẫn đắt hàng có nhiều điểm khác biệt, mới 
lạ so với những thông tin về máy ảnh compact thông thường. 
X100 có thiết kế cổ điển. (Ảnh: Bảo An). 
Fujifilm X100 có thiết kế hoài cổ bởi hình thức từ tông màu trắng tới đen đều mang lại cảm giác 
của một chiếc rangefinder. Vỏ máy làm từ hợp kim magie có độ bền cao, vỏ da đẹp, trọng lượng 
vừa tay. 
Mặc dù là máy compact, nhưng người dùng có thể điều chỉnh khẩu độ và lấy nét bằng tay trên 
ống kính. Phía trên là nút vặn điều chỉnh chế độ chụp theo ưu tiên khẩu độ hay tốc độ như máy 
ảnh phim. 
Dưới đây là đánh giá chi tiết chất lượng hình ảnh của Fujifilm X100 (nhấn vào từng phần 
để xem chi tiết). 
Chất lượng hình ảnh. 
Khi chụp ở ISO thấp, X100 cho hình ảnh rất mịn màng, màu sắc bắt mắt, dải tần nhạy sáng cũng 
rất tốt khi chụp ở những nơi chênh sáng cao. Nhưng điều ngạc nhiên hơn cả là mặc dù chụp ở 
ISO cao, như 6.400, ảnh của X100 vẫn rất ổn. Hiện nay cũng chỉ đếm trên đầu ngón tay các máy 
DSLR có cảm biến crop 1.5 hay 1.6 có thể làm được điều này. 
Ảnh chụp test ISO. 
 X100 cho phép chọn màu sắc theo các loại phim như Provia, Velvia và Astia và cả chụp đen 
trắng. Màu sắc ra có vẻ hơi hơi rực rỡ với các gam màu xanh, đỏ, vàng của film. Khi chuyển 
sang đen trắng, ảnh cho ra cũng rất tốt. Người chụp sẽ có những bức ảnh hoài cổ đẹp mặc dù 
không thông thạo phần mềm chỉnh sửa ảnh. 
 Cùng với chế độ cân bằng trắng trên X100 hoạt động khá chính xác, ấn tượng trong nhiều hoàn 
cảnh, việc điều chỉnh theo nhiệt độ màu cũng rất trực quan với màu sắc thay đổi ngay trên màn 
hình LCD. Giúp cho bức ảnh cuối cùng đẹp và trung thực. 
Ưu điểm. 
Hệ thống kính ngắm lai. (Ảnh: Dpreview). 
Đầu tiên phải kể đến hệ thống kính ngắm lai. Đây quả thực là bước đột phá và là vũ khí "siêu 
hạng" của Fujifilm. Kính quan sát nói chung rất sáng sủa, có cả hiển thị lưới và khung hình chụp 
ảnh. 
Ở chế độ lấy nét bằng tay, màn hình ngắm có thêm thước khoảng cách phía dưới rất tiện lợi, nhất 
là với ai quen ước chừng đúng khoảng cách cần lấy nét. Tuy nhiên, giống như một chiếc 
rangefinder, những gì thực sự được ghi nhận vào phim lại chỉ là một phần diện tích của khung 
ngắm. Khung hình hình chữ nhật màu trắng chỉ hiện khoảng 90% không gian bức ảnh mà bạn sẽ 
chụp, vì vậy, khi chụp đối tượng ở khoảng cách gần, hãy căn cẩn thận. 
Ngược lại, khung hình điện tử sẽ cho bạn thấy 100% bức hình, cụ thể là nhìn sao, ảnh sẽ ra như 
vậy. Việc chuyển đổi giữa 2 chế độ cũng rất tiện lợi, nhanh chóng bằng cách gạt nút này phía 
trước máy ảnh. 
Cần chuyển đồi. (Ảnh: Dpreview). 
Thứ hai là ống kính. Những người yêu thích chụp rangefinder thường dùng ống fix với 2 tiêu cự 
phổ biến là 35mm và 50mm. Tuy nhiên, tiêu cự mà nhiều người ưa thích lại là 35mm (ít nhất, 
Sigma cũng làm tiêu cự này thay vì 43 mm như Leica X1) cùng với độ mở lớn f/2. 
 Hệ thống thấu kính phi cầu trên Fujifilm X100. (Ảnh: Dpreview). 
Fujifilm còn trang bị cho sản phẩm của mình một thấu kính phi cầu cho hình ảnh chất lượng hơn. 
Có thể hiểu là các tia sáng đi gần ngoài rìa bức ảnh thường làm cho hình ảnh mất nét ở rìa đó do 
ánh sáng đi qua rìa thấu kính không hội tụ chính xác trên mặt sensor. Thấu kính phi cầu dùng để 
khắc phục những nhược điểm này. 
 Ảnh chụp với độ mở f/2. 
Ngoài ra, với vòng độ mở gồm 9 lá thép và kết hợp độ mở lớn f/2, X100 sẽ có những bức ảnh 
với bokeh đẹp. 
Hạn chế. 
Di chuyển điểm lấy nét. (Ảnh: Bảo An). 
Với những người đã quen sử dụng DSLR thì tốc độ, việc di chuyển điểm lấy nét cũng như các 
chế độ lấy nét trên X100 còn hơi chậm và điều chỉnh khó khăn. Kinh nghiệm sử dụng máy này là 
để điểm lấy nét vào chính giữa, giữ nửa nút chụp để khoá lấy nét và di chuyển khung hình hợp lý 
rồi chụp. Một số trường hợp đặc biệt thì mới di chuyển điểm lấy nét và giữ nguyên khung hình 
chụp ngay từ đầu. 
Ngoài ra, các diễn đàn về nhiếp ảnh đều chê menu và chức năng trên X100 phức tạp. Thử 
nghiệm thực tế thì thấy các nút điều chỉnh chính như AF, AE, cộng trừ sáng hay ISO, cân bằng 
trắng, chế độ chụp A hay S hay kể cả chụp cận cảnh... điều đặt ở ngoài. Tuy nhiên, vấn đề này 
chỉ là ở thói quen sử dụng máy ảnh. 
Phần mềm điều khiển cũng chưa ổn nên không phải ngẫu nhiên vừa qua Fujifilm đã ra mắt bản 
nâng cấp phần mềm cho X100. 
Fujifilm có thể so với Leica X1. (Ảnh: Bảo An). 
Ngoài ra, giá là vấn đề khá lớn. Theo cửa hàng Máy ảnh JP (Thái Hà, Hà Nội), giá phiên bản 
X100 đầu tiên về nước đã tới 32 triệu đồng. Với tầm đó, bạn có thể mua được Canon 60D, Nikon 
D7000... thích hợp chụp đa dạng hơn. 
Với các máy cùng loại, Fujifilm X100 chỉ nên so sánh với Leica X1 (giá gần 2.000 USD). 

File đính kèm:

  • pdftai_lieu_danh_gia_fujifilm_x100.pdf