Tài liệu Bồi dưỡng kiến thức cần thiết cho lao động đi làm việc tại Israel

Phần 1:Những quy định pháp luật của

Việt Nam và của Israel mà người lao

động cần nắm vững

A. Pháp luật Việt nam về người lao động đi làm việc

ở nước ngoài

I. QUY ĐỊNH VỀ NGƯỜI LAO ĐỘNG ĐI LÀM VIỆC Ở NƯỚC

NGOÀI

1.1 ĐIỀU KIỆN ĐỂ NGƯỜi LAO ĐỘNG ĐI LÀM VIỆC Ở NƯỚC NGOÀI (QUY

ĐỊNH TẠI ĐIỀU 42 LUẬT SỐ 72)

1. Có năng lực hành vi dân sự đầy đủ;

2. Tự nguyện đi làm việc ở nước ngoài;

3. Có ý thức chấp hành pháp luật, tư cách đạo đức tốt;

4. Đủ sức khoẻ theo quy định của pháp luật Việt Nam và yêu cầu của

nước tiếp nhận lao động;3

5. Đáp ứng yêu cầu về trình độ ngoại ngữ, chuyên môn, kỹ thuật, tay

nghề và các điều kiện khác theo yêu cầu của nước tiếp nhận lao động;

6. Được cấp chứng chỉ về bồi dưỡng kiến thức cần thiết;

7. Không thuộc trường hợp cấm xuất cảnh quy định của pháp luật Việt

Nam.

1.2 HỒ SƠ ĐI LÀM VIỆC Ở NƯỚC NGOÀI: (QUY ĐỊNH TẠI ĐIỀU 43 LUẬT

SỐ 72)

1. Người lao động có nguyện vọng đi làm việc ở nước ngoài phải nộp hồ sơ

đi làm việc ở nước ngoài cho doanh nghiệp, tổ chức sự nghiệp, tổ chức, cá

nhân đầu tư ra nước ngoài đưa đi làm việc ở nước ngoài.

2.Hồ sơ của người lao động đi làm việc ở nước ngoài gồm có:

a. Đơn đi làm việc ở nước ngoài;

b. Sơ yếu lý lịch có xác nhận của Uỷ ban nhân dân xã, phường, thị

trấn nơi thường trú hoặc cơ quan, tổ chức, đơn vị quản lý người lao

động và nhận xét về ý thức chấp hành pháp luật, tư cách đạo đức;

c. Giấy chứng nhận sức khoẻ do cơ sở y tế có thẩm quyền cấp;

d. Văn bản, chứng chỉ ngoại ngữ, chuyên môn, tay nghề và chứng

chỉ bồi dưỡng kiến thức cần thiết;

đ. Giấy tờ khác theo yêu cầu của bên tiếp nhận lao động.

1.3 QUYỀN CỦA NGƯỜI LAO ĐỘNG (QUY ĐỊNH TẠI ĐIỀU 44 LUẬT SỐ 72

VÀ MỘT SỐ ĐIỀU CỤ THỂ TẠI QUYẾT ĐỊNH 144TTg)

1. Yêu cầu doanh nghiệp, tổ chức sự nghiệp, tổ chức cá nhân đầu tư ra

nước ngoài cung cấp các thông tin về chính sách, pháp luật của Việt Nam về

người lao động đi làm việc ở nước ngoài; thông tin về chính sách, pháp luật

có liên quan và phong tục, tập quán của nước tiếp nhận người lao động;

quyền và nghĩa vụ của các bên khi đi làm việc ở nước ngoài;4

2. Hưởng tiền lương, tiền công, thu nhập khác, chế độ khám bệnh, chữa

bệnh, bảo hiểm xã hội và các quyền lợi khác quy định trong các hợp đồng và

điều ước quốc tế, thoả thuận quốc tế quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều

40 của luật này;

Tài liệu Bồi dưỡng kiến thức cần thiết cho lao động đi làm việc tại Israel trang 1

Trang 1

Tài liệu Bồi dưỡng kiến thức cần thiết cho lao động đi làm việc tại Israel trang 2

Trang 2

Tài liệu Bồi dưỡng kiến thức cần thiết cho lao động đi làm việc tại Israel trang 3

Trang 3

Tài liệu Bồi dưỡng kiến thức cần thiết cho lao động đi làm việc tại Israel trang 4

Trang 4

Tài liệu Bồi dưỡng kiến thức cần thiết cho lao động đi làm việc tại Israel trang 5

Trang 5

Tài liệu Bồi dưỡng kiến thức cần thiết cho lao động đi làm việc tại Israel trang 6

Trang 6

Tài liệu Bồi dưỡng kiến thức cần thiết cho lao động đi làm việc tại Israel trang 7

Trang 7

Tài liệu Bồi dưỡng kiến thức cần thiết cho lao động đi làm việc tại Israel trang 8

Trang 8

Tài liệu Bồi dưỡng kiến thức cần thiết cho lao động đi làm việc tại Israel trang 9

Trang 9

Tài liệu Bồi dưỡng kiến thức cần thiết cho lao động đi làm việc tại Israel trang 10

Trang 10

Tải về để xem bản đầy đủ

pdf 66 trang xuanhieu 5280
Bạn đang xem 10 trang mẫu của tài liệu "Tài liệu Bồi dưỡng kiến thức cần thiết cho lao động đi làm việc tại Israel", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Tài liệu Bồi dưỡng kiến thức cần thiết cho lao động đi làm việc tại Israel

Tài liệu Bồi dưỡng kiến thức cần thiết cho lao động đi làm việc tại Israel
H chuyển chính xác, rõ ràng các thông 
tin của người nhận tiền: Họ tên, số tài khoản, số CMND/Hộ chiếu còn 
hiệu lực, địa chỉ liên hệ, số điện thoại (nếu có) và mã SWIFT (Swift 
Code) của Agribank: VBAAVNVX 
Mẫu phiếu chuyển tiền về Việt Nam 
Ben Bank: Vietnam Bank for Agriculture and Rural Development. 
SWIFT Code: VBAAVNVX 
Remitter/ người gửi. 
Remitter Amount/ số tiền chuyển 
Ben name/ người nhận. 
At Bank/ tại ngân hàng 
A/C No/ Số tài khoản (nếu có). 
Ben Addr/ địa chỉ người nhận. 
ID/Passpost No. (CMT/ hộ chiếu người nhận). 
 57
Date of issue/ ngày cấp 
Tel. No/ số điện thoại người nhận (nếu có). 
Nhận tiền ở Việt Nam tại Agribank 
 i. Nhận tiền qua tài khoản ngoại tệ 
 Người nhận tiền mở tài khoản ngoại tệ tại chi nhánh của 
Agribank, khi có tiền chuyển từ nước ngoài về Agribank sẽ tự 
động ghi có vào tài khoản của người nhận. 
 Người nhận tiền chỉ cần mang theo CMND/Hộ chiếu 
(Passport)/Chứng minh sỹ quan quân đội nhân dân còn hiệu lực 
đến bất kỳ chi nhánh hoặc phòng giao dịch nơi mở tài khoản để 
nhận tiền. 
 ii. Nhận tiền qua tài khoản ATM (VNĐ ) 
 Tiền chuyển về sẽ được Agribank qui đổi VNĐ theo tỷ giá qui 
định và chuyển vào tài khoản thẻ ATM của người nhận. 
 Người nhận có thể nhận tiền bất kỳ thời gian nào và tại bất kỳ 
máy ATM nào của Agribank. Hiện nay Agribank có 1702 máy 
ATM trên toàn quốc . 
 Lưu ý: 
- Để nhận tiền được nhanh chóng và thuận tiện, người nhận tiền nên mở 
tài khoản tiền gửi ngoại tệ hoặc VNĐ tại Agribank. 
- Người nhận tiền cung cấp chính xác số tài khoản cho người gửi tiền. 
- Cung cấp cho người gửi mã SWIFT (Swift Code của Agribank 
(VBAAVNVX). 
 Chi tiết liên hệ: Phòng dịch vụ kiều hối 
Sở giao dịch – NHNo & PTNT Việt Nam 
Số 2, Láng Hạ, Ba đình, Hà nội, Việt Nam 
Swift Code: VBAAVNVX 
Điện thoại: 04-37722793/794 Fax: 04-37722795 
Email: csc.vbardwu@fpt.vn 
 VI. Một số địa chỉ liên lạc cần cho NLĐ 
• Đường dây nóng cho lao động di cư: 
 - Điện thoại: 03 560 2535, 
 -Tại: Hachashmal 33,Tel-Aviv 
• Số điện thoại khẩn cấp: 
 - Cảnh sát: 100, Cứu hỏa: 101, Cứu thương: 102, 
 58
• Đại sứ quán Việt nam taị Israel : 
 - Địa chỉ:Beit Asia, No.4 Weizman Str. Tel Aviv 
 - Điện thoại: 00-972-3.6966.304 & 00-72-36966.311 
 Fax:00-972-3.6966.243;Email:vnembassy.il@mofa.gov.vn 
• Địa chỉ của doanh nghiệp xklđ Việt Nam: 
• Địa chỉ của Đại diện Doanh nghiệp xklđ Việt Nam tại Ixrael : 
• Địa chỉ cuả Cục Quản lý lao động ngoài nước: 
 Địa chỉ : 41 B, Lý Thái Tổ, Quận Hoàn Kiếm , Hà Nội 
 Điện thoại : Tổng đài : (84.4) 38249517 , xin máy lẻ: 
- Phòng Quản lý lao động : 305, 306, 307, 308, 309 
- Thanh tra Cục: 301, 302, 303, 304 
- Phòng Thông tin tuyên truyền: 511, 512, 513 
 Fax : (84.4)38240122 . 
 59
Phần III 
Phát huy truyền thống, bản sắc văn hoá dân 
tộc Việt Nam, thực hiện tốt vai trò, trách 
nhiệm của người lao động đi làm việc ở 
nước ngoài. 
 I.Hoạt động XKLĐ - Lợi ích và ý nghĩa 
1. Với giải quyết việc làm: 
- Tạo mở việc làm ngoài nước cho lao động Việt Nam - mở rộng 
không gian sinh tồn ra nước ngoài cho người Việt; 
- Việc làm với thu nhập cao hơn ở trong nước cho người lao động; 
- Góp phần tạo cơ hội việc làm cho người khác. 
2. Với phát triển nguồn nhân lực 
- Nâng cao trình độ kỹ năng nghề, ngoại ngữ, tác phong làm việc công 
nghiệp, tiên tiến cho người lao động; 
- Mở rộng tầm nhìn, kiến thức, điều kiện học hỏi cho người lao động. 
3. Với xoá đói, giảm nghèo cho gia đình và xã hội: 
- Hộ gia đình nghèo có người lao động đi làm việc ở nước ngoài thực 
hiện tốt hợp đồng: Thoát nghèo bền vững. 
- Hộ gia đình khá giả: có người đi làm việc ở nước ngoài hoàn thành tốt 
hợp đồng: có điều kiện vươn lên làm giàu. 
- Xã nghèo: Như Cương Gián (Huyện Nghi Xuân, Hà Tĩnh) sau khi có 
1800 lao động đi làm việc ở nước ngoài đã trở nên khá giả, làng xóm khang 
trang, kinh tế phát triển. 
II.Vai trò, vị trí của người lao động đi làm việc ở 
nước ngoài 
1. Người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài trong bối cảnh 
nào? 
- Trong chủ trương, chính sách luật pháp của Đảng, Nhà nước: 
 60
+ Tạo điều kiện cho doanh nghiệp tìm kiếm đối tác ký kết hợp đồng để 
đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài. 
+ Tạo điều kiện cho người lao động: Tiếp cận thông tin, được tư vấn, làm 
thủ tục ( hồ sơ, hộ chiếu) vay vốn để đi làm việc ở nước ngoài. 
+ Bảo hộ quyền, lợi ích hợp pháp của người lao động. 
 Suy nghĩ trách nhiệm của mình phải làm gì, làm thế nào để góp phần 
phát triển chương trình XKLĐ nhằm tạo cơ hội cho nhiều người Việt Nam, 
trước hết là người thân, người quê hương mình được tham gia chương trình 
này, đem lại lợi ích cho gia đình, quê hương và đất nước. 
- Do công ty xuất khẩu lao động (hoặc tổ chức sự nghiệp của nhà nước) 
trực tiếp chịu trách nhiệm tổ chức, giúp đỡ, quản lý và phục vụ. 
 Làm gì, làm thế nào giữ vững và bồi đắp chữ tín của người lao động 
do công ty đưa đi nước ngoài? 
 Thực hiện nghĩa vụ với: + Doanh nghiệp XKLĐ 
 + Với tổ chức tín dụng 
- Trong bối cảnh Việt Nam hội nhập sâu rộng vào nền kinh tế thế giới: 
+ Những hình ảnh tích cực, những ấn tượng tốt về người lao động Việt 
Nam khi làm việc ở nước ngoài => giúp đất nước có điều kiện tốt phát triển 
đầu tư cả trong nước và ra nước ngoài => mở rộng cơ hội việc làm, làm giàu 
cho gia đình, quê hương và đất nước. 
+ Những hình ảnh tiêu cực, những ấn tượng xấu của người lao động Việt 
Nam ở nước ngoài => nhanh chóng bị lan truyền, gây tiếng xấu, hậu quả xấu 
về nhiều mặt. 
2.Vị trí của người lao động đi làm việc ở nước ngoài 
- Là người đi làm công ăn lương – " làm thuê" cho chủ sử dụng lao 
động ở nước ngoài. 
+ Làm công ăn lương: Thu nhập cao hay thấp tuỳ thuộc vào kỹ năng nghề 
và công sức mình bỏ ra làm cho chủ. 
(Không có chuyện: làm ít muốn hưởng nhiều, trình độ kỹ năng nghề thấp đòi 
hưởng lương cao). 
+ Làm thuê: Quan hệ chủ thợ theo hợp đồng: 
 Làm tốt, tôn trọng, chấp hành tốt => được trọng dụng, đãi ngộ 
tốt,thu nhập cao 
 61
 Làm tồi, ý thức kém => thu nhập thấp, không được trọng dụng,quý 
mến, thậm chí có thể bị đuổi việc. 
+ Làm cho chủ sử dụng là người nước ngoài: yêu cầu : ngoại ngữ, phong 
cách làm việc, phong tục nước ngoài, ứng xử phù hợp. 
- Là người làm ra một khoản thu nhập đáng kể, quan trọng cho bản thân 
và gia đình để giảm nghèo tạo đà phát triển kinh tế sau thời gian hoàn thành 
hợp đồng lao động ở nước ngoài. 
 Xây dựng quyết tâm vượt khó để đạt kết quả cao nhất bằng chính sức 
lao động của mình; 
 Tiết kiệm, chi tiêu hợp lý để sử dụng hiệu quả. 
(Ví dụ về tiêu sài lãng phí và hậu quả phải gánh chịu. 
Ví dụ về chi tiêu tiết kiệm ,hợp lý và hiệu quả mang lại.) 
- Là người đi học, đi tu nghiệp: 
+ Tại sao? 
+ Học gì? 
Học nghề, nâng cao trình độ kỹ năng nghề; 
Học tập, rèn luyện tác phong công nghiệp, tác phong làm việc hiện đại, 
tiên tiến; 
Học ngoại ngữ; 
Học kiến thức quản lý; 
Học quan hệ ứng xử 
 Cần có ý thức đầy đủ,thường trực để học tập. 
 Có rất nhiều ví dụ thực tế từ những người đi lao đông ở nước ngoài do 
quyết tâm học hỏi ,nên đã có thành công lớn cho cả sự nghiệp lâu dài của 
mình: 
Trường hợp cụ thể 1: 
- Tháng 9 năm 2001, chị Nguyễn Thị Hương quê ở xã Phúc Thuận, 
Huyện Phổ Yên, Tỉnh Thái Nguyên được Tổng công ty Sông Đà tuyển 
chọn, sau thời gian đào tạo nghề, ngoại ngữ, giáo dục định hướng tại 
 62
Sở LĐTBXH Thái Nguyên, đã đi làm việc tại Đài Loan.Công việc của 
Chị là chăm sóc người bệnh tại một gia đình ở Đài bắc. 
- Tiếp thu những kiến thức và đặc biệt là xác định được những trách 
nhiệm của mình sau thời gian học tập ở trong nước, chị Hương đã có 
quyết tâm cao, tận tâm thực hiện công việc khó khăn, được gia đình 
người bệnh quý trọng. Trong thời gian làm việc ở Đài Loan chị đã 
được thị trưởng thành phố Đài bắc trao tặng phần thưởng dành cho lao 
động nước ngoài có thành tích xuất sắc, được lãnh đạo Bộ LĐTBXH 
đến thăm, động viên. 
- Ngoài hoàn thành xuất sắc công việc, chị Hương say sưa học thêm tiếng 
Hoa. Quê chị là vùng đất trồng và sản xuất trà. Được thưởng thức trà 
Đài Loan, thấy vị ngon lại không gây mất ngủ và một điều trăn trở đã 
đến với chị tại sao cũng 1kg trà búp khô như tra Ô Long, Hồng Trà của 
Đài Loan lại có giá gấp hàng chục lần 1kg trà Thái Nguyên quê chị.Thế 
là bắt đầu cuộc tìm hiểu công nghệ chế biến trà Đài Loan. Do là người 
tận tâm, có kỹ năng và chăm sóc người bệnh bằng cả tấm lòng của 
mình, biết chị mong muốn và quyết tâm tìm hiểu để khi về nước sản 
xuất trà Ô Long theo công nghệ Đài Loan, gia chủ đã tìm giúp các tài 
liệu, băng đĩa hướng dẫn, tạo điều kiện để chị đi thăm quan cơ sở trồng 
cây nguyên liệu và chế biến trà ở Đài Loan trước khi về nước. 
- Năm 2006 về nước với số vốn tích góp của mình và được Quỹ Quốc 
gia hỗ trợ việc làm (thông qua đoàn thanh niên) cho vay 350 triệu đồng 
chị đã trở lại Đài Loan nhập thiết bị sản xuất trà Ô Long và Hồng trà. 
- Công ty vạn tài của chị nay đã có 10 ha chè kinh doanh (sản xuất chè 
nguyên liệu sạch theo công nghệ Đài Loan), đã mua thêm 20ha đất đồi 
để trồng chè, sản xuất trà Ô Long cao cấp, Xưởng sản xuất tạm hiện 
nay có 700 m2 đã thuê được 1ha để qui hoạch mở rộng xưởng trong 
thời gian tới. 
- Hiện tại công ty có 50 lao động thýờng xuyên (không kể lao động thời 
vụ). Lúc đầu thuê 2 chuyên gia kỹ thuật Đài Loan để đào tạo, giám sát 
kỹ thuật sản xuất dự kiến quy mô sản xuất khoảng 50 ha chè sạch.Nay 
đã có 30 ha, số còn lại sẽ hợp đồng với các hộ dân hýớng dẫn kỹ thuật 
và giám sát thực hiện sản xuất và thu mua nguyên liệu. 
- Trà Ô Long, Hồng Trà sản phẩm của công ty chị đang tiêu thụ tốt ở Đài 
Loan, Nhật Bản, Hàn Quốc. 
 63
 Trường hợp cụ thể 2: 
 Chị Nguyễn thị Sy ở Ấp Bình Hà Đông,xã Thái Mỹ, Huyện củ Chi,TP Hồ 
chí Minh đi làm việc tai Hàn Quốc tháng 8/1997 do Công ty Suleco tuyển 
chọn và phái cử. 
 Hoàn thành tốt hợp đồng,về nước vào tháng 8/2000, 
 chị đã dùng số tiền tich góp được đầu tư mở xưởng sản xuất cử sổ sắt ngay 
trên nền đất vườn của gia đình chị. 
 Xưởng sản xuất của chị đã tạo việc làm cho 8 công nhân (lúc cao điểm là 
20 người). .Hiện tại tiền lương của công nhân ở đây thợ chính đạt 4 triệu 
đồng, thợ phụ đạt 2,5 đến 3 triệu đồng. 
 Sau thời gian tích luỹ được từ sản xuất, gia đình chị đã mua thêm đất, mở 
thêm xưởng sản xuất đồ gỗ và cửa hàng bán đồ trang trí nội thất. 
 Trường hợp cụ thể kh ác: Rất nhiều người lao động sau khi hoàn thành 
hợp đồng làm việc ở nước ngoài trở về đã có ngay việc làm với vị trí và thu nhập 
xứng đáng như : Trưỏng truyền sản xuất ,thợ kỹ thuật cao trong các tạp đoàn 
sản xuất của Nhật bản, Hàn Quốc, Đài Loan tại Việt nam , Đội trưởng,cán bộ 
quản lý lao động ở nước ngoài của doanh nghiệp. 
-Là người tham gia đóng góp cho phát triển kinh tế - xã hội của đất nước 
mình đến làm việc. 
-Là “nhà ngoại giao nhân dân" hoạt động ở nước ngoài. 
 Mỗi việc làm, lời nói, cách ứng xử với đồng nghiệp, với cộng đồng, 
tinh thần và tác phong làm việc, sinh hoạt đều là những dấu ấn để người 
nước ngoài hiểu về dân tộc, người lao động Việt nam (Đoàn kết, quyết tâm 
giúp đỡ đồng nghiệp, không bao che việc xấu). 
 64
IV.Giữ gìn và phát huy truyền thống, bản sắc văn hoá 
dân tộc khi đi làm việc ở nước ngoài. 
1.1.Truyền thống 
- Yêu nước, tự hào, tự tôn dân tộc: 
+ Ngày nay chúng ta đang được sống trong hoà bình, trên một đất nước 
độc lập, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ; dân tộc ta thoát khỏi cuộc sống nô 
lệ của người dân mất nước, của nghìn năm Bắc thuộc, gần trăm năm đô hộ 
của thực dân Pháp, của cuộc sống đầy thảm hơn, tàn khốc hơn bởi chiến 
tranh xâm lược của đế quốc; vị thế của đất nước ngày càng cao trên trường 
quốc tế. Có được điều kỳ diệu đó chính là nhờ truyền thống yêu nước của 
dân tộc ta. 
+ Do có lòng yêu nước, biết bao anh hùng dân tộc, hàng triệu người con 
ưu tú của Tổ quốc cà cả những người dân bình thường " Nam, Phụ, Lão, Ẫu" 
đã sẵn sàng hi sinh tính mạng, tài sản của mình cho sự nghiệp giải phóng 
dân tộc, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. 
+ Người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài được thừa hưởng di 
sản và thành quả quý báu đó cần có suy nghĩ và hành động thế nào? 
 Nhận thức sâu sắc vinh dự và trách nhiệm; 
 Làm những việc tốt để góp phần tôn vinh người lao động Việt Nam, 
dân tộc Việt Nam; 
 Hoàn thành tốt hợp đồng lao động, trau dồi kỹ năng nghề nghiệp để góp 
phần xây dựng quê hương đất nước; 
 Kiên quyết, tránh những việc xấu làm tổn hại đến danh dự của lao động 
Việt Nam, dân tộc Việt Nam. 
- Đoàn kết, tương thân, tương ái: 
+ Đoàn kết, tương thân, tương ái cũng là truyền thống cô cùng quý báu 
của dân tộc ta; 
+ Chính nhờ đoàn kết dân tộc mà chúng ta có sức mạnh để chiến thắng 
mọi kẻ thù xâm lược cho là mạnh nhất của các thời đại; 
+ Đoàn kết là nguồn gốc, là sức mạnh cho mọi thắng lợi. Bác Hồ: " Đoàn 
kết, đoàn kết, đại đoàn kết – Thành công, thành công, đại thành công"; 
+ Cưu mang, đùm bọc, giúp đỡ lẫn nhau đồng lòng nhân ái luôn là nét 
đẹp trong truyền thống, trong đời sống thống nhất cử dân tộc Việt Nam ta. 
 65
Thế hệ này qua thế hệ khác còn để lại biết bao tâm gương đẹp đẽ và cả 
những lời răn bằng ca dao hò vè: 
" Nhiễu điều phủ lấy giá gương, 
Người trong một nước phải thương nhau cùng" 
" Bầu ơi thương lấy bí cùng 
Tuy rằng khác giống nhưng chung một giàn" 
+ Người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài phát huy truyền 
thống này như thế nào? 
 Sống chan hoà, quan tâm, chia sẻ, giúp đỡ bạn bè, đồng nghiệp; 
 Sống chân thành, không gây chia rẽ mất đoàn kết mà phải quan tâm 
đóng góp xây dựng tình đoàn kết với bạn bè, cộng đồng; 
 Đoàn kết, quan hệ tốt thân thiện với cả người bản xứ hoặc người lao 
động nước ngoài khác; 
 Lấy đoàn kết, xây dựng quan hệ thân thiện để hoá giải mọi hiểu lầm 
hoặc mâu thuẫn, tránh xung đột, đánh chửi nhau. 
1.2. Những nét đẹp trong văn hoá ứng xử của người Việt Nam 
- " Uống nước nhớ nguồn" nét đẹp trong văn hoá ứng xử này đã trở thành 
như một đạo lý cho phần lớn số người Việt Nam chân chính. 
+ Trong gia đình: Con cháu biết ơn, làm những việc tốt để đền đáp công 
ơn, sinh thành dưỡng dục của tổ tông, cha mẹ. 
+ Trong xã hội: 
 Tôn sư, trọng đạo, 
 Biết ơn các bậc tiền bối, những anh hùng, liệt sỹ, những người có công 
đem lại tự do độc lập, cuộc sống hoà bình cho dân, 
 Biết ơn những người giúp đỡ mình trong khó khăn, hoạn nạn, tạo điều 
kiện cho mình có cuộc sống tốt đẹp hơn, 
- Sống nhân nghĩa, thuỷ chung, vị tha: 
Đó là những đức tính, những nét ứng xử cao đẹp mà dân tộc ta đã thể 
hiện và luôn hướng tới. Ngay với kẻ thù, ta cũng " lấy nhân nghĩa thắng 
hung tàn, lấy trí nhân thay cường bạo". 
- Kính trên, nhường dưới, thân thiện với bạn bè: 
 66
=> Người Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài phát huy được những nét 
đẹp trong văn hoá ứng xử trên đây sẽ làm cho mình trở thành con người tốt, 
được bạn bè đồng nghiệp yêu quý, hoá giải được nhiều điều phức tạp trong 
cuộc sống, tránh được cái xấu, cũng là góp phần tôn vinh người Việt Nam 
trước bạn bè quốc tế. 

File đính kèm:

  • pdftai_lieu_boi_duong_kien_thuc_can_thiet_cho_lao_dong_di_lam_v.pdf