Tài liệu Bộ chỉ số về giới trong truyền thông

ĐỐI TượNG Và THIếT kế BỘ CHỈ SỐ VỀ

GIỚI TRONG TRUYỀN THÔNG

Bộ chỉ số về Giới là tập hợp các chỉ số không phải là các quy định1 , được xây dựng đặc biệt

cho truyền thông ở mọi hình thức. Tuy nhiên, Bộ chỉ số cũng phù hợp và hữu ích cho các cơ

quan truyền thông, các tổ chức phi chính phủ; các hiệp hội truyền thông, các câu lạc bộ báo

chí; các bộ, ngành chủ quản; các học viện và trung tâm nghiên cứu như các trường báo chí,

truyền thông và công nghệ, các trường đại học và các cơ sở đào tạo khác. Mục đích của việc

xây dựng Bộ chỉ số là đưa ra các tiêu chí cụ thể, tạo điều kiện để các tổ chức truyền thông có

thể đánh giá một cách hiệu quả việc thực hiện bình đẳng giới; và khuyến khích các tổ chức

truyền thông làm cho các vấn đề bình đẳng giới trở nên công khai và công chúng có thể

nhận biết được, cũng như phân tích những chính sách và việc thực hiện những chính sách

đó để có hành động cần thiết tạo sự biến chuyển.

Các chỉ số có thể sử dụng như một công cụ để xã hội đánh giá việc thực hiện đó. Nội dung

của tài liệu này được bố trí theo cách giải quyết các vấn đề liên quan tới:

u Các yêu cầu chính sách nội bộ cần thiết để đảm bảo bình đẳng giới trong truyền

thông;

u Nâng cao năng lực cho các nhà báo;

u Vai trò của các tổ chức/hiệp hội chuyên môn và các cơ sở học thuật.

Các chỉ số về giới tổng hợp này có tính tới việc thu thập các số liệu định lượng và định tính,

bao gồm cả những ý kiến và quá trình cần thiết để giám sát bình đẳng giới trong truyền

thông.

BỘ CHỉ Số VỀ GIỚI TRONG TRUYỀN THÔNG ĐốI TượNG VÀ THIếT Kế BỘ CHỉ Số VỀ GIỚI TRONG TRUYỀN THÔNG

1. “Chỉ số là một công cụ cung cấp thông tin về hiện trạng và tiến bộ của một trường hợp, quá trình hoặc điều kiện cụ thể.

Chúng cho phép tạo ra những kiến thức đơn giản, trực tiếp có thể tiếp cận được về một hiện tượng đặc biệt. Chúng có thể

đơn giản hoặc phức tạp, phụ thuộc vào việc chúng là một tập hợp các dữ liệu chuyên biệt và chính xác hoặc là kết quả của

một loạt các chỉ số đơn giản được tập hợp lại.”. - Nghiên cứu đánh giá Tiêu chí Trình độ Năng lực Truyền thông,”, Báo cáo cuối

cùng biên tập bởi EAVI cho Ủy ban Châu Âu, 2009.

Tài liệu Bộ chỉ số về giới trong truyền thông trang 1

Trang 1

Tài liệu Bộ chỉ số về giới trong truyền thông trang 2

Trang 2

Tài liệu Bộ chỉ số về giới trong truyền thông trang 3

Trang 3

Tài liệu Bộ chỉ số về giới trong truyền thông trang 4

Trang 4

Tài liệu Bộ chỉ số về giới trong truyền thông trang 5

Trang 5

Tài liệu Bộ chỉ số về giới trong truyền thông trang 6

Trang 6

Tài liệu Bộ chỉ số về giới trong truyền thông trang 7

Trang 7

Tài liệu Bộ chỉ số về giới trong truyền thông trang 8

Trang 8

Tài liệu Bộ chỉ số về giới trong truyền thông trang 9

Trang 9

Tài liệu Bộ chỉ số về giới trong truyền thông trang 10

Trang 10

Tải về để xem bản đầy đủ

pdf 47 trang xuanhieu 3320
Bạn đang xem 10 trang mẫu của tài liệu "Tài liệu Bộ chỉ số về giới trong truyền thông", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Tài liệu Bộ chỉ số về giới trong truyền thông

Tài liệu Bộ chỉ số về giới trong truyền thông
 định hướng sự quan tâm về các vấn đề xã hội của nam và nữ trên tin tức và 
thời sự kể cả hình ảnh (vd: liên quan tới việc làm chứ không phải là liên quan tới việc 
nhà, liên quan tới quan hệ xã hội chứ không phải liên quan tới quan hệ gia đình). 
 u Tỷ lệ nữ và nam trong nội dung tin tức và thời sự phân chia theo vị trí xã hội (vd: lãnh 
đạo, doanh nhân, công nhân, nông dân). 
 u Tỷ lệ nữ và nam trong nội dung tin tức và thời sự được phỏng vấn, trích dẫn để lấy 
thông tin, ý kiến được phân chia theo chủ đề: 1) Chính trị; 2) Kinh tế; 3) Chiến tranh 
và xung đột; 4) Khoa học và công nghệ; 5) Các chủ đề khác. 
 u Tỷ lệ tin bài tập trung, chủ yếu về phụ nữ và các chủ đề đặc biệt mà phụ nữ quan 
tâm trong tin tức và thời sự (vd: bạo lực liên quan tới giới, quyền của phụ nữ, thành 
tựu của phụ nữ v.v). 
 u Tỷ lệ (%) thời gian, dung lượng và vị trí (thời gian vàng, hay thời gian cao điểm, 
trang một hoặc bài chuyên đề) cho các tin bài về phụ nữ để lấy thông tin, ý kiến và 
tập trung chủ yếu vào phụ nữ hay những vấn đề đặc biệt phù hợp, là quan tâm của 
phụ nữ trong tin tức và thời sự. 
2. Xóa bỏ các hình thức khuôn mẫu, tăng cường sự hiện diện và 
thông tin đa chiều để đạt được sự bình đẳng trong phản ánh về nữ 
giới và nam giới.
Báo cáo cần phản ánh được các nội dung và số liệu cụ thể sau:
 u Tỷ lệ tin bài theo khuôn mẫu (diễn giải công khai phân biệt theo giới tính các đặc 
điểm và vai trò của phụ nữ và nam giới trong xã hội).
 u Tỷ lệ tin bài theo khuôn mẫu (mô tả những đặc điểm truyền thống “nữ tính”/“nam 
tính” và vai trò của nam/nữ, vì thế làm cho những đặc điểm này trở nên bình thường 
trong khi lại bỏ qua những đặc tính khác và những chức năng khác của nam giới và 
nữ giới trong xã hội).
 u Tỷ lệ nữ và nam bị mô tả là nạn nhân (vd: của tội ác, bạo lực, xung đột, thảm họa, 
nghèo đói, v.v). 
 u Tỷ lệ nữ và nam được mô tả là người sống sót (có nghĩa là với minh chứng cho hành 
động tích cực mặc cho những hoàn cảnh/tình huống khó khăn như tội ác, bạo lực, 
xung đột, thảm họa, nghèo đói, v.v). 
 u Tỷ lệ tin bài có dự hiện diện, phản ảnh nam và nữ trên các lĩnh vực (ám chỉ những cố 
gắng loại bỏ cách thức khuôn mẫu về giới). 
 u Tỷ lệ tin bài sử dụng ngôn ngữ phân biệt giới tính của các phóng viên không tính 
trường hợp trích nguồn (có nghĩa là ám chỉ hoặc phân biệt, định kiến hoặc rập khu-
ôn theo giới tính hoặc theo vai trò giới).
BỘ CHỉ Số VỀ GIỚI TRONG TRUYỀN THÔNG MẫU BáO CáO CHO CáC CƠ QUAN TRUYỀN THÔNG 
76 77
3. Đưa tin bài về bình đẳng và công bằng giới như một bộ phận quan 
trọng cấu thành vai trò là người giám sát xã hội của truyền thông. 
Báo cáo cần thể hiện được các nội dung và số liệu thống kê như sau:
 u Tỷ lệ tin bài về các chủ đề về bình đẳng, bất bình đẳng giới (tin bài về các trường 
hợp đặc biệt về bình đẳng hoặc bất bình đẳng giữa nam và nữ, các chính sách phù 
hợp, các vấn đề pháp lý, chương trình được thiết lập để bảo vệ và thúc đẩy quyền 
con người, quyền của phụ nữ và bình đẳng giới).
 u Tỷ lệ tin bài nêu bật khía cạnh bình đẳng, bất bình đẳng giới của các sự kiện và các 
vấn đề (kể cả chính trị, kinh tế, chiến tranh và xung đột, tội ác, bạo lực, nghèo đói, 
khoa học và công nghệ, thể thao, v.v).
 u Tỷ lệ thời lượng, không gian, vị trí (thời gian vàng hoặc cao điểm, trang nhất hoặc 
chuyên đề) dành cho tin bài nêu bật các vấn đề liên quan tới giới hoặc nêu rõ khía 
cạnh giới của các sự kiện hoặc vấn đề so với các tin bài khác. 
4. Ý thức giới trong các thể loại báo chí (vd: phóng sự, bình luận, 
chuyên đề, tài liệu, phỏng vấn, talk show, v.v) và trên các lĩnh vực 
khác nhau (chính trị, kinh tế, chiến tranh và xung đột, tội ác, bạo lực, 
nghèo đói, khoa học và công nghệ, thể thao, v.v) và các chuyên 
mục, chuyên trang (vd: trang tin, trang kinh tế, trang thể thao, v.v). 
Báo cáo cần thể hiện được các nội dung và số liệu thống kê như sau:
 u Tỷ lệ các tin bài trên trang nhất hoặc trong bản tin vào các giờ cao điểm, trên trang 
khác, trong các chuyên mục, trong các tọa đàm, phỏng vấn, chuyên đề, talk show, 
v.v). 
 u Tỷ lệ tin bài về các vấn đề liên quan tới giới hoặc các khía cạnh giới của các sự kiện, 
vấn đề trong các chủ để như chính trị (kể cả đưa tin về bầu cử), kinh tế khoa học và 
công nghệ, phát triển nông thôn, thể thao, v.v). 
 u Tỷ lệ các tin bài có các số liệu phân chia theo giới về các sự kiện hoặc vấn đề như 
trên. 
5. Sự hiểu biết và phản ánh về bạo lực trên cơ sở giới trên các sản 
phẩm truyền thông.
Đánh giá việc phản ánh về bạo lực giới trên các sản phẩm truyền thông, gồm:
 u Sử dụng ngôn ngữ không thiên kiến, phân biệt giữa hoạt động tình dục có sự đồng 
tình và hành động phạm tội, cẩn trọng không cáo buộc nạn nhân về tội đó. 
 u Xác định những người bị ảnh hưởng bởi bạo lực trên cơ sở giới là những nguồn tin 
do đó khi đưa tin phải có sự đồng ý của họ. 
 u Tỷ lệ tin bài xâm phạm quyền riêng tư xúc phạm nhân phẩm của người bị bạo hành 
về giới và tình dục. 
 u Sử dụng các thông tin và và con số thống kê để phản ánh bạo lực giới là một vấn đề 
xã hội hơn là một bi kịch của cá nhân. 
 u Đưa các thông tin về các đầu mối liên hệ tại địa phương cho các tổ chức và dịch vụ 
hỗ trợ những người bị tác động bởi bạo lực giới. 
 u Tỷ lệ thời lượng, trang báo và vị trí của các tin bài về bạo lực giới so với các tin bài 
khác. 
6. Phản ánh nữ giới và nam giới bình đẳng trong các thông điệp 
quảng cáo trên truyền thông.
Báo cáo cần thể hiện được các nội dung và số liệu thống kê như sau:
BỘ CHỉ Số VỀ GIỚI TRONG TRUYỀN THÔNG MẫU BáO CáO CHO CáC CƠ QUAN TRUYỀN THÔNG 
78 79
 u Tỷ lệ nữ và nam xuất hiện trong quảng cáo (giọng nói và hình ảnh). 
 u Tỷ lệ nữ và nam thể hiện quảng cáo (giọng nói có quyền lực). 
 u Tỷ lệ nữ và nam xuất hiện rất chủ động chứ không bị động trong quảng cáo (giọng 
nói và hình ảnh).
 u Tỷ lệ nữ và nam xuất hiện với tư cách chuyên gia,cố vấn, người tiêu dùng thạo tin, 
thông minh, có ý thức, cẩn trọng; người tiêu dùng không thạo tin, cả tin/dễ bị tác 
động, người chống đỡ.
 u Nghề nghiệp của nữ và nam trong quảng cáo.
 u Xu hướng xã hội của nữ và nam trong quảng cáo (vd: liên quan tới công việc, liên 
quan tới việc nhà, liên quan tới gia đình/quan hệ, v.v). 
 u Ngoại hình (kể cả cận cảnh và dáng điệu) của nam và nữ trong quảng cáo được mô 
tả chủ yếu và những tính cách khác chỉ là thứ yếu hoặc không nói tới.
 u Tỷ lệ nữ và nam trong quảng cáo cho các loại sản phẩm mà các quảng cáo này cứ 
rập khuôn hoặc cứ tự nhiên áp đặt những vai trò giới (vd: các mặt hàng gia dụng 
gắn với nấu ăn và lau dọn, thực phẩm, đồ uống (rượu, không phải rượu), làm vệ sinh 
và các đồ vệ sinh, các sản phẩm cho trẻ em, các mặt hàng điện tử, ô tô, các thiết bị, 
dụng cụ thể thao, v.v).
 u Tỷ lệ nữ và nam trong quảng cáo về các loại dịch vụ, hoạt động khác nhau mà các 
quảng cáo này cứ rập khuôn hoặc tự nhiên áp đặt những vai trò giới (vd: đi lại và 
nghỉ ngơi, hiếu khách, giáo dục, sức khỏe, chăm sóc trẻ em, viễn thông, ngân hàng 
và đầu tư, bất động sản, các sự kiện thể thao).
 u Mô tả tình dục trong quảng cáo một cách phù hợp.
7. Xác định các kiểu khuôn mẫu giới trong các thông điệp quảng cáo 
trên truyền thông. 
 u Tỷ lệ quảng cáo thể hiện khuôn mẫu rõ nét (quảng cáo nhấn mạnh “nữ tính”, “nam 
tính” và vai trò nam, nữ làm cho điều này trở nên bình thường).
 u Tỷ lệ quảng cáo có sự phản ánh đa chiều nam và nữ (chỉ ra những nỗ lực chống 
khuôn mẫu giới và những hình thức phản ánh phân biệt giới tính khác).
III. Đánh giá chung
1. Những kết quả tích đạt được 
2. Khó khăn, thách thức và nguyên nhân
IV. Những kiến nghị, đề xuất
 LÃNH ĐẠO CƠ QUAN
 (Ký và đóng dấu)
BỘ CHỉ Số VỀ GIỚI TRONG TRUYỀN THÔNG MẫU BáO CáO CHO CáC CƠ QUAN TRUYỀN THÔNG 
80 81
MẪu BÁo cÁo cho cÁc hiỆp hội, cÂu LẠc Bộ vÀ tổ chức nhÀ BÁo 
 ĐƠN VỊ CộNG HOà XÃ HộI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
 ....................................... Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
 Số: , ngày tháng năm 
BáO CáO KẾT QuẢ THỰC HIỆN
CáC CHỈ SỐ Về GIớI TrONG TruyềN THôNG
(Dành cho các Hiệp hội, câu lạc bộ và tổ chức nhà báo)
I. Kết quả thực hiện bình đẳng giới tại hiệp hội, câu lạc 
 bộ và tổ chức nhà báo
1. Sự tham gia bình đẳng của phụ nữ vào quá trình ra quyết định tại 
hiệp hội, câu lạc bộ, tổ chức nhà báo.
 u Báo cáo các số liệu về: tỷ lệ nam và nữ tham gia thành viên; tỷ lệ nữ và nam trong 
hồ sơ bầu cử; tỷ lệ nam và nữ làm việc tại tổ chức; tỷ lệ nữ và nam trong các vị trí ra 
quyết định.
 u Việc xây dựng và thực hiện các chương trình nhằm tăng tỷ lệ phụ nữ tham gia lãnh 
đạo tại tổ chức như: xây dựng hệ thống chỉ tiêu về số lượng và sự hiện diện của phụ 
nữ trong quá trình ra quyết định; các chương trình đào tạo, bồi dưỡng kỹ năng lãnh 
đạo cho phụ nữ; các biện pháp nhằm tăng số lượng nữ lãnh đạo; có hệ thống và 
BỘ CHỉ Số VỀ GIỚI TRONG TRUYỀN THÔNG MẫU BáO CáO CHO CáC HIỆP HỘI, CLB VÀ TỔ CHỨC NHÀ BáO 
82 83
thực hiện hệ thống giám sát, đánh giá số lượng và sự tham gia của phụ nữ vào quá 
trình ra quyết định. 
 u Việc thực hiện đánh giá thường niên để khẳng định và báo cáo về sự tham gia của 
nữ vào công tác lãnh đạo và trong tất cả các hoạt động/chương trình. 
2. Việc thực hiện lồng ghép giới vào các hoạt động của tổ chức.
 u Các quy định về thực hiện lồng ghép giới vào quá trình xây dựng và triển khai các 
hoạt động có liên quan tại tổ chức
 u Các vấn đề liên quan đến bình đẳng giới đã được lồng ghép trong chương trình kế 
hoạch, dự án của tổ chức. 
 u Các cuộc họp, hội nghị, hội thảo nhằm thúc đẩy bình đẳng giới. 
3. Việc thúc đẩy bình đẳng giới tại nơi làm việc của tổ chức.
 u Báo cáo kết quả triển khai các hoạt động nhằm thúc đẩy thực hiện bình đẳng giới 
tại nơi làm việc của tổ chức: Các hội nghị tập huấn bồi dưỡng nâng cao nhận thức 
về bình đẳng giới; Tỷ lệ nữ và nam tham gia các hội nghị tập huấn bồi dưỡng nâng 
cao nhận thức về bình đẳng giới; việc xây dựng và đưa ra các khuyến nghị thúc đẩy 
hơn nữa bình đẳng giới (quyết định, lương, nghỉ) tới các nhà quản lý báo chí và các 
cơ quan chủ quản báo chí; các cuộc khảo sát định kỳ các thành viên về sự hiểu biết 
về bình đẳng giới tại nơi làm việc. 
 u Các hoạt động tư vấn và ủng hộ thành viên trong các trường hợp bất bình đẳng giới 
tại nơi làm việc, cung cấp và chỉ cho họ những cơ chế tự vệ chống phân biệt đối xử 
hoặc những khó khăn về pháp lý ; các trường hợp xử lý của hội, câu lạc bộ liên 
quan tới bạo lực với phụ nữ. 
4. Lồng ghép nhận thức về giới vào thực tiễn truyền thông và tiến hành 
các sáng kiến nâng cao ý thức về giới nhằm tăng cường sự đa dạng 
trong truyền thông. 
 u Đưa bình đẳng giới vào các nguyên tắc, quy định của hiệp hội nghề nghiệp. 
 u Thúc đẩy những nguyên tắc và quy định giá trị này trong các thành viên.
 u Thông qua và thúc đẩy thực hiện các chính sách, pháp luật quy định về đạo đức 
nghề nghiệp, sổ tay, cẩm nang nghiệp vụ phản ảnh sự cần thiết phải có bình đẳng 
giới và tôn trọng sự đa dạng trong tác nghiệp truyền thông. 
 u Chủ trì, phối hợp tổ chức các chương trình, hội thảo đào tạo bồi dưỡng cho các 
thành viên, và các nhà báo, khuyến khích lồng ghép nhận thức về giới vào tác ng-
hiệp truyền thông. 
II. Đánh giá chung
1. Những kết quả tích đạt được 
2. Khó khăn, thách thức và nguyên nhân
III. Những kiến nghị, đề xuất
 LÃNH ĐẠO CƠ QUAN
 (Ký và đóng dấu)
BỘ CHỉ Số VỀ GIỚI TRONG TRUYỀN THÔNG MẫU BáO CáO CHO CáC HIỆP HỘI, CLB VÀ TỔ CHỨC NHÀ BáO 
84 85
 MẪu BÁo cÁo cho cÁc cƠ sỞ ĐÀo tẠo về Lĩnh vỰc BÁo chÍ, truyền thông
 ĐƠN VỊ CộNG HOà XÃ HộI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
 ....................................... Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
 Số: , ngày tháng năm 
BáO CáO KẾT QuẢ THỰC HIỆN
CáC CHỈ SỐ Về GIớI TrONG TruyềN THôNG
(Dành cho các cơ sở đào tạo về lĩnh vực báo chí, truyền thông)
I. Kết quả thực hiện bình đẳng giới
1. Nhận thức về bình đẳng giới của các giảng viên, sinh viên báo chí 
và các sinh viên khác theo học các khóa liên quan tới truyền thông 
và báo chí 
Báo cáo các số liệu cụ thể giảng viên gồm: 
 u Tỷ lệ giảng viên nữ và nam giảng dạy báo chí và các khóa báo chí, truyền thông 
khác; 
 u Tỷ lệ giảng viên nữ và nam là trưởng khoa, giám đốc chương trình và đang giữ vị trí lãnh 
đạo khác. 
 u Các giáo sư của các trường đại học, cao đẳng báo chí được đào tạo lồng ghép nội 
dung chuyên biệt về giới và lồng ghép giới vào chương trình và bài giảng. 
BỘ CHỉ Số VỀ GIỚI TRONG TRUYỀN THÔNG MẫU BáO CáO CHO CáC CƠ SỞ ĐÀO TẠO VỀ LĩNH VựC BáO CHí, TRUYỀN THÔNG
86 87
 u Có nội dung chuyên biệt về giải quyết những vấn đề bình đẳng giới và giới được 
lồng ghép vào chương trình đào tạo của các trường đại học, cao đẳng về báo chí, 
truyền thông và các khóa học khác. 
 u Vấn đề bình đẳng giới được đưa vào học tập, nghiên cứu, thảo luận và thực hành. 
 u Có các khóa về sản xuất các chương trình báo chí điều tra sâu và thảo luận về các 
vấn đề bình đẳng giới.
 u Các hoạt động/chương trình dành cho sinh viên nữ. 
 u Việc tiến hành giám sát, đặc biệt là kết quả học tập của các sinh viên nữ trong 
trường báo chí trong khi học tập và sau khi ra trường. 
 u Tỷ lệ các thỏa thuận giữa cơ quan đào tạo báo chí và các tổ chức truyền thông nhận 
thực tập sinh và cấp học bổng, trong đó có điều khoản cho sinh viên nữ. 
 u Tỷ lệ sinh viên nữ và nam tham dự các khóa đào tạo về giới và trao đổi kinh nghiệm 
ở các nước khác. 
 u Tỷ lệ nữ và nam tuyển vào các khóa chính quy trong các lĩnh vực báo chí và truyền 
thông tại trường đại học và viện đào tạo báo chí. 
 u Có hệ thống chỉ tiêu cho tuyển sinh nữ và nam vào các lĩnh vực khác nhau của báo 
chí tại cơ quan đào tạo báo chí chuyên ngành. 
2. Nâng cao nhận thức về bình đẳng giới và tiếp cận giáo dục và đào 
tạo kể cả những vấn đề liên quan đến giới cho các nhà báo, những 
người làm truyền thông và cán bộ truyền thông (nam và nữ). 
Báo cáo về các số liệu cụ thể như: 
 u Tỷ lệ giữa nữ và nam trong các khóa đào tạo về giới; Tỷ lệ các khóa đào tạo về giới 
trên tổng số các khóa được tổ chức; Tỷ lệ nữ được tuyển tham gia vào các chương 
trình đào tạo bồi dưỡng nâng cao trình độ trên tổng số được tuyển. 
 u Các biện pháp tăng số lượng nữ được tuyển sinh vào các khóa, lớp đào tạo.
 u Các biện pháp tăng số lượng nam được tuyển vào các khóa, lớp đào tạo về giới. 
 u Các tổ chức truyền thông giám sát nghề nghiệp của các học viên báo chí nữ trong 
và sau khi tham gia các khóa đào tạo. 
II. Đánh giá chung
1. Những kết quả tích đạt được 
2. Khó khăn, thách thức và nguyên nhân
III. Những kiến nghị, đề xuất
 LÃNH ĐẠO CƠ QUAN
 (Ký và đóng dấu)
BỘ CHỉ Số VỀ GIỚI TRONG TRUYỀN THÔNG MẫU BáO CáO CHO CáC CƠ SỞ ĐÀO TẠO VỀ LĩNH VựC BáO CHí, TRUYỀN THÔNG
88
BỘ CHỈ SỐ
VỀ GIỚI TRONG
TRUYỀN THÔNG 
CHỊu TráCH NHIỆM NộI DuNG: CụC BáO CHí
CHỊu TráCH NHIỆM XuấT BẢN: TRUNG TÂM BồI DưỡNG Kỹ NăNG NGHIỆP Vụ 
BáO CHí (CụC BáO CHí-BỘ TTTT)
THIẾT KẾ: DưƠNG ANH PHưƠNG 
In 2000 cuốn. Khổ 18cm x 20cm. Giấy phép xuất bản số 41/GP-CXBIPH ngày 26 
tháng 9 năm 2014 của Cục Xuất bản, In và Phát hành. In xong và nộp lưu chiểu tháng 
10/2014. In tại Công ty in VũVy.

File đính kèm:

  • pdftai_lieu_bo_chi_so_ve_gioi_trong_truyen_thong.pdf