Tài liệu 3 Vấn đề quan trọng khi dàn dựng, set up trong Event (Phần 2)
Những trục trặc thường gặp với các thiết bị
Event càng sử dụng nhiều thiết bị hiện đại để tạo hiệu ứng thì rủi ro xảy ra
cũng càng cao. Đầu tiên đơn giản nhất là bộ đàm, chúng ta cần kiểm tra xem
bộ đàm có đủ tai nghe hay không vì sẽ thật là xui xẻo nếu tại hiện trường
quá ồn ào mà bộ đàm của bạn lại không có tai nghe. Bộ đàm cũng phải đặc
biệt tốt, chống nhiễu, pin có thời lượng lâu. Nên set up 1 máy có cùng line
với bảo vệ, 1 máy có cùng line với xe màu (nếu có truyền hình trực tiếp) để
tiện bao quát chương trình ở mọi góc độ.
Bạn cũng cần lên kế hoạch dự phòng cho những rủi ro như cháy nổ, chập
điện, rò điện hay đổ vỡ các thiết bị. Nên làm việc thật kỹ lưỡng về tiêu
chuẩn an toàn và kỹ thuật đấu nối với nhà cung ứng âm thanh, ánh sáng, sân
khấu. Dù trong nhà hay ngoài trời tất cả thiết bị phải có ống cách điện hoặc
ít nhất phải có cầu dao mát, cảm biến chống giật, cảm biến chống nhảy pha,đối với chương trình ngoài trời và truyền hình trực tiếp việc này càng đặc
biệt cần thiết.
Trang 1
Trang 2
Trang 3
Trang 4
Trang 5
Tóm tắt nội dung tài liệu: Tài liệu 3 Vấn đề quan trọng khi dàn dựng, set up trong Event (Phần 2)
3 vấn đề quan trọng khi dàn dựng, set up trong Event (Phần 2) Những trục trặc thường gặp với các thiết bị Event càng sử dụng nhiều thiết bị hiện đại để tạo hiệu ứng thì rủi ro xảy ra cũng càng cao. Đầu tiên đơn giản nhất là bộ đàm, chúng ta cần kiểm tra xem bộ đàm có đủ tai nghe hay không vì sẽ thật là xui xẻo nếu tại hiện trường quá ồn ào mà bộ đàm của bạn lại không có tai nghe. Bộ đàm cũng phải đặc biệt tốt, chống nhiễu, pin có thời lượng lâu. Nên set up 1 máy có cùng line với bảo vệ, 1 máy có cùng line với xe màu (nếu có truyền hình trực tiếp) để tiện bao quát chương trình ở mọi góc độ. Bạn cũng cần lên kế hoạch dự phòng cho những rủi ro như cháy nổ, chập điện, rò điện hay đổ vỡ các thiết bị. Nên làm việc thật kỹ lưỡng về tiêu chuẩn an toàn và kỹ thuật đấu nối với nhà cung ứng âm thanh, ánh sáng, sân khấu. Dù trong nhà hay ngoài trời tất cả thiết bị phải có ống cách điện hoặc ít nhất phải có cầu dao mát, cảm biến chống giật, cảm biến chống nhảy pha, đối với chương trình ngoài trời và truyền hình trực tiếp việc này càng đặc biệt cần thiết. Không cho khán giả bu quanh hay leo lên các cột treo đèn, xử lý an toàn về thiết bị điện tránh hiện tượng rò điện, nhất là ở những môi trường ẩm ướt. Khi đi dây điện phải bao bọc dây điện bằng băng keo, tránh người tham dự đi qua đi lại vấp ngã hoặc bị giật điện. Trong khách sạn thường không cho bắn pháo sáng nên bạn cần lưu ý, và không để phát sinh khói lửa vì hệ thống chữa cháy tự động sẽ tự phun nước xuống khán phòng. Nếu khéo bố trí, có thể kết hợp tiết mục phòng ngừa rủi ro vào một phần của chương trình, chẳng hạn như trong liveshow của Linkin Park, nhà tổ chức đã set up khéo léo sao cho khi pháo sáng bùng lên, nếu có xảy ra cháy nổ thì hệ thống chữa cháy lập tức phun nước tạo hiệu ứng như ban nhạc đang biểu diễn dưới màn mưa. Sau đó nước sẽ được các máng dọc sân khấu chuyển ra ngoài và sàn ngay lập tức khô ráo nhờ làm bằng một loại vật liệu đặc biệt. Khi có sự cố xảy ra như loa bị nổ, sân khấu bị méo, pháo lửa không hoạt động... thì cũng không nên leo lên sân khấu giữa lúc chương trình đang diễn ra để khắc phục, sửa chữa nếu việc đó không thật sự bức thiết. Nên sử dụng nguồn 3 pha để đảm bảo khả năng chịu tải của dòng điện, nhất là trong các chương trình sử dụng nhiều đèn hoặc các tiết mục mà tất cả các đèn đồng loạt sáng bừng thì lúc đó dòng điện có thể lên đến mười mấy, hai ngàn vôn. Cần thiết hơn nữa thì hãy kèo xe hoặc tủ điện dự phòng. Ở các khách sạn lớn thường có tủ điện dự phòng để phòng khi cúp điện nên bạn có thể kiểm tra với họ về việc này. Tuy nhiên nếu không đấu trực tiếp vào tủ điện mà bạn cần phải đấu qua mối nối thì bạn cần phải chú ý mức độ chịu tải của Đomino (Đầu nối dây điện) xem chúng có chịu được sức nóng của nguồn 3 pha hay không. Nếu tại nơi tổ chức có sử dụng sàn nâng kỹ thuật (loại sàn tạo một không gian bên dưới để đi dây điện, hệ thống làm mát) thì bạn có thể chạy các dây điện hay thiết bị khác dưới đó vừa đảm bảotính thẩm mỹ vừa tránh các nguy hiểm như bị vấp dây, giật điện. Đối với các thiết bị khác như âm thanh ánh sáng, hiệu ứng sân khấu, bạn cũng cần làm việc thật kỹ lưỡng và chi tiết đối với tiêu chuẩn trang thiết bị. Việc này vừa giúp bạn quản lý tốt công việc của nhà cung ứng, lại tránh bị đội giá không cần thiết nếu gặp phải những nhà cung ứng lợi dụng sự mù mờ của bạn để tư vấn những thiết bị không cần thiết, không có quy cách phù hợp hoặc đưa ra chi phí không phù hợp với thông số kỹ thuật của trang thiết bị. (chẳng hạn nếu nhà cung cấp đem đến cho bạn 1 bàn mix giá rẻ nhưng lại là bàn mix mono thì khi có 2 người cùng cầm micro nói một lúc thì tiếng sẽ bị nhiễu). Đối với các thiết bị mới và lạ, lần đầu sử dụng bạn nên yêu cầu chuyên gia huấn luyện, giải thích, chỉ dẫn cặn kẽ cách sử dụng, vận hành chúng. Bạn nên học cách sử dụng các thiết bị kỹ thuật cơ bản như mixer, loa, máy tính, các loại đèn thường dùng để có thể tự vận hành trong những trường hợp cấp thiết chẳng hạn như đi xuống những tỉnh xa xôi mà người làm kỹ thuật đột xuất không thể điều khiển chúng được. Việc này cũng sẽ giúp ích cho bạn trong việc đạo diễn được những hiệu ứng sân khấu bạn mong muốn. Bạn cũng nên cập nhật các thiết bị mới để tránh lạ tai khi khách hàng yêu cầu chúng phải có trong sự kiện của họ như máy chiếu cắt smart, đèn gobo moving head, máy chụp hình hồng ngoại, đèn neon phát sáng khi vỗ tay. Nói tóm lại bạn nên tìm hiểu cơ bản về kỹ thuật điện, kỹ thuật thiết bị... nếu thực sự muốn đạt đến đỉnh cao trong nghề Event.
File đính kèm:
- tai_lieu_3_van_de_quan_trong_khi_dan_dung_set_up_trong_event.pdf