Tác động của trí tuệ cảm xúc đến căng thẳng trong công việc của nhân viên kế toán tại thành phố Hồ Chí Minh
TÓM TẮT
Mục tiêu của nghiên cứu là tìm hiểu tác động của trí tuệ cảm xúc đến sự căng thẳng trong
công việc của nhân viên kế toán đang làm việc trong các doanh nghiệp tại thành phố Hồ Chí
Minh (TP.HCM). Với kích thước mẫu khảo sát là 291 người, nghiên cứu sử dụng kỹ thuật phân
tích gồm: kiểm tra độ tin cậy thang đo, phân tích nhân tố khám phá (EFA) và phân tích hồi quy
tuyến tính. Kết quả nghiên cứu cho thấy bốn thành tố: (1) tính đa cảm, (2) khả năng tự kiểm
soát, (3) tính hòa đồng, (4) hạnh phúc thuộc trí tuệ cảm xúc có ảnh hưởng đến căng thẳng trong
công việc của nhân viên kế toán tại TP.HCM. Từ kết quả nghiên cứu, chúng tôi đã gợi ý một số
giải pháp nhằm làm giảm căng thẳng trong công việc cho nhân viên kế toán thông qua tăng trí
tuệ cảm xúc.
Trang 1
Trang 2
Trang 3
Trang 4
Trang 5
Trang 6
Trang 7
Trang 8
Trang 9
Trang 10
Tải về để xem bản đầy đủ
Tóm tắt nội dung tài liệu: Tác động của trí tuệ cảm xúc đến căng thẳng trong công việc của nhân viên kế toán tại thành phố Hồ Chí Minh
0,365), thứ nhì là tính hòa đồng (hệ số Beta chuẩn hóa là -0,279), tiếp theo là tính đa cảm (hệ số Beta chuẩn hóa là -0,278) và cuối cùng hạnh phúc (hệ số Beta chuẩn hóa là -0,214). Thành tố tính đa cảm tác động ngược chiều lên căng thẳng trong công việc với hệ số hồi quy Beta chưa chuẩn hóa bằng -0,195. Có nghĩa là, nếu như ảnh hưởng của các thành tố khác đến căng thẳng trong công việc của nhân viên kế toán không đổi thì khi thành tố tính đa cảm biến động 1 đơn vị sẽ tác động đếncăng thẳng trong công việc của nhân viên kế toán biến động ngược chiều 0,195 đơn vị. Nhân viên kế toán có tính đa cảm thấp sẽ không hiểu rõ được cảm xúc của mình trong mọi tình huống, từ đó, cảm thấy bị căng thẳng vì không biết được cảm xúc của mình có đúng trong tình huống đó hay không. Đồng thời anh ta hay chị ta sẽ không hiểu được nhu cầu và mong muốn của đồng nghiệp, nhà quản lý – một khi đã không hiểu được đồng nghiệp và nhà quản lý mong muốn gì ở mình thì có thể xảy ra những xung đột gây ra căng thẳng không đáng có. Mặt khác, không bày tỏ được cảm xúc thì sẽ không thể hiện được hoặc không biết cách thể hiện điều mình mong muốn trong công việc hiện tại, từ đó, dẫn đến hoàn thành công việc đó trong trạng thái lo lắng, căng thẳng. Thành tố khả năng tự kiểm soát tác động ngược chiều lên căng thẳng trong công việc với hệ số hồi quy Beta chưa chuẩn hóa bằng - 0,236. Có nghĩa là, nếu như ảnh hưởng của các thành tố khác đến căng thẳng trong công việc của nhân viên kế toán không đổi thì khi thành tố khả năng tự kiểm soát biến động 1 đơn vị sẽ tác động đến căng thẳng trong công việc của nhân viên kế toán biến động ngược chiều 0,236 đơn vị. Khi một nhân viên kế toán có khả năng kiểm soát tốt cảm xúc và những hành động của mình thì họ xử lý những xung đột và vượt qua nghịch cảnh tốt hơn, những mối quan hệ của họ với đồng nghiệp và quản lý sẽ tốt hơn. Nhận ra và và hiểu được cảm xúc của chính bản thân mình giúp nhân viên cảm nhận tốt hơn và hiểu hơn về những điều đang diễn ra trong môi trường làm việc, từ đó có thể tận dụng được những cảm xúc tích cực và làm cho những cảm xúc tiêu cực dễ dàng giải quyết hơn. Bởi việc hiểu cảm xúc có thể giúp họ diễn đạt được chúng, từ đó sẽ tìm ra cách để giải quyết vấn đề đó và kiểm soát 110 KINH TẾ được căng thẳng. Thành tố tính hòa đồng tác động ngược chiều lên căng thẳng trong công việc với hệ số hồi quy Beta chưa chuẩn hóa bằng -0,275. Có nghĩa là, nếu như ảnh hưởng của các thành tố khác đến căng thẳng trong công việc của nhân viên kế toán không đổi thì khi thành tố tính hòa đồng biến động 1 đơn vị sẽ tác động đến căng thẳng trong công việc của nhân viên kế toán biến động ngược chiều 0,275 đơn vị. Nhân viên kế toán có tính hòa đồng cao sẽ đưa ra quyết định nhanh, dứt khoát, để giải quyết vấn đề trong công việc. Trong cuộc sống cũng như trong công việc không phải mọi quyết định về cách giải quyết vấn đề đều chắc chắn sẽ đạt kết quả như mong muốn. Nhiều tình huống thực tế trong công việc buộc người nhân viên hay người quản lý phải đưa ra quyết định ngay trong khi kết quả có thể còn chưa rõ ràng đối với bản thân hay đối với nhiều người khác. Thiếu tự tin con người sẽ không dám quyết đoán và khi đó sẽ rơi vào tình thế mất phương hướng ứng xử trước những tình huống xảy ra và dễ dẫn đến căng thẳng. Việc một nhân viên không nhận biết được cảm xúc của người khác và không kiểm soát được cảm xúc của mình tác động xấu đến mối giao tiếp và ảnh hưởng tiêu cực đến công việc. Biết làm chủ cảm xúc của mình không chỉ để thành công trong quan hệ giao tiếp xã hội, mà còn làm công việc thuận lợi hơn. Để có thể giảm giảm thiểu những phản ứng tiêu cực do căng thẳng gây ra cần phải xác định nguyên nhân khiến mình căng thẳng và từng bước hành động cụ thể để kiểm soát bản thân. Thành tố hạnh phúc tác động ngược chiều lên căng thẳng trong công việc với hệ số hồi quy Beta chưa chuẩn hóa bằng -0,181. Có nghĩa là, nếu như ảnh hưởng của các thành tố khác đến căng thẳng trong công việc của nhân viên kế toán không đổi thì khi thành tố hạnh phúc biến động 1 đơn vị sẽ tác động đến căng thẳng trong công việc của nhân viên kế toán biến động ngược chiều 0,181 đơn vị. Khi nhân viên kế toán không tự tin sẽ khó đạt được kết quả cao trong công việc. Họ luôn ở trong tình trạng đắn đo đúng sai, không dám khẳng định hoặc phủ định một vấn đề. Công việc là địa ngục đối với họ, những lời chê trách, chọc ghẹo là đòn giáng mạnh vào lòng tự tin. Người không tự tin sẽ không thể nào nhận biết được hết giá trị và sự quan trọng của bản thân mình. Một nhân viên luôn bi quan luôn nhìn mọi sự việc méo mó đi, người đó luôn than trách cuộc đời quá bất công; công việc thì không có lý do nào khiến họ vui vẻ, công việc được giao không có ý nghĩa hay có ích đối với họ hay doanh nghiệp. Một khi người nhân viên đã không hài lòng với cuộc sống hiện tại ở doanh nghiệp, họ sẽ cảm thấy văn phòng làm việc là phòng giam, địa ngục. Vì vậy, họ luôn cảm thấy căng thẳng khi làm việc. 5. Kết luận và kiến nghị 5.1. Kết luận Mô hình nghiên cứu ban đầu gồm bốn thành tố thuộc trí tuệ cảm xúc tác động đến căng thẳng trong công việc của nhân viên kế toán: tính đa cảm, khả năng tự kiểm soát, tính hòa đồng, hạnh phúc với 27 biến quan sát. Sau khi đánh giá độ tin cậy của thang đo và phân tích nhân tố, kết quả các biến quan sát kết quả các quan sát được đưa vào phân tích hồi quy nhóm thành 4 thành tố. Kết quả phân tích độ tin cậy Cronbach’s Alpha loại 3 biến quan sát. Kết quả phân tích nhân tố cho thấy mặc dù có sự xáo trộn ở một số biến quan sát, nhưng sự xáo trộn đó không làm thay đổi tính chất của mỗi thành phần. Do đó, mô hình nghiên cứu và các giả thuyết ban đầu vẫn được giữ nguyên. Kết quả phân tích hồi quy đã xác định căng thẳng trong công việc chịu ảnh hưởng ngược chiều bởi 4 thành tố đó là: tính đa cảm, khả năng tự kiểm soát, tính hòa đồng, hạnh phúc. Trong đó, thành tố Khả năng tự kiểm soát có ảnh hưởng mạnh nhất đối với sự căng thẳng trong công việc, kế đến là Tính hòa đồng, tiếp theo là Tính đa cảm, và cuối cùng là Hạnh phúc. Điều này cho thấy việc nâng cao trí tuệ cảm xúc cho nhân viên kế toán là điều cần thiết đối với doanh nghiệp hiện nay. 5.2. Kiến nghị Kết quả nghiên cứu cho thấy, trí tuệ cảm xúc có ảnh hưởng đến căng thẳng trong công TẠP CHÍ KHOA HỌC TRƯỜNG ĐẠI HỌC MỞ TP.HCM – SỐ 2 (47) 2016 111 việc của nhân viên kế toán tại thành phố Hồ Chí Minh. Nhà quản lý các doanh nghiệp cần xây dựng những phương pháp giúp nâng cao trí truệ cảm xúc của nhân viên từ đó sẽ giảm căng thẳng trong công việc. Thứ nhất, về khả năng tự kiểm soát: Đây là thành tố tác động ngược chiều mạnh nhất đến căng thẳng trong công việc của nhân viên kế toán. Do đó, nếu muốn giảm thiểu căng thẳng trong công việc cho nhân sự trong tổ chức, điều đặt ra hàng đầu là phải cải thiện khả năng tự kiểm soát cho mỗi nhân viên nói chung và kế toán nói riêng. Cần tổ chức các khóa đào tạo với chủ đề “Chăm sóc khách hàng”; “Quản lý căng thẳng”; “Xử lý khủng hoảng” nhằm kết hợp giữa đào tạo kiến thức và vận dụng xử lý các tình huống thực tế trong doanh nghiệp. Mục tiêu của các khóa học đó là giúp nhà quản lý đánh giá được khả năng kiểm soát cảm xúc của nhân viên, khả năng quản lý căng thẳng, khả năng diễn đạt cảm xúc; đồng thời kết hợp đào tạo các kiến thức một cách kịp thời. Để tiết kiệm chi phí, bước đầu, các buổi đào tạo có thể được tổ chức bởi các chuyên gia nội bộ, sau đó tùy tình hình và kết quả thực tế thu được mà có thể mời các chuyên gia bên ngoài cho những chuyên đề chuyên sâu hơn. Thứ hai, về tính hòa đồng: Trong công tác chuyên môn, cần đề cao tinh thần làm việc nhóm, từ đó xây dựng tính đoàn kết, cảm giác cộng đồng của nhân viên trong tổ chức. Ngoài công việc chuyên môn, doanh nghiệp nên tổ chức các hoạt động ngoại khóa nhằm cung cấp một không gian thư giãn thoải mái cho nhân viên trong tổ chức có điều kiện tìm hiểu, thân thiết và gắn bó với nhau ngoài sự vụ hằng ngày. Đồng thời, ban lãnh đạo doanh nghiệp cần tạo điều kiện, khuyến khích nhân viên phát triển cái tôi-tích-cực trong tổ chức, sẵn sàng đấu tranh vì quyền lợi bản thân mình theo hướng tích cực. Trong các mối quan hệ trong công việc, kim chỉ nam đầu tiên là tinh thần hợp tác và hỗ trợ giữa nhân viên với nhân viên, giữa nhân viên với phòng ban và giữa các phòng ban với nhau. Khi xảy ra xung đột trong công việc, cần đề cao tinh thần tranh luận, xử lý tích cực, tránh thái độ bảo thủ, tiêu cực. Thứ ba, về tính đa cảm: Doanh nghiệp nên tạo dựng và duy trì các hoạt động có tính đồng đội, gắn kết cao, đặc biệt là các hoạt động ngoài chuyên môn như văn nghệ, thể thao Đây là hình thức giúp nhân viên có điều kiện mở lòng và hiểu thêm lẫn nhau, tạo tiền đề cho việc dễ đặt bản thân mình vào vị trí đồng nghiệp, tránh các hiểu lầm và căng thẳng không cần thiết. Việc duy trì mối quan hệ trong doanh nghiệp cũng luôn tồn tại tình trạng “bằng mặt chứ không bằng lòng”, (thái độ hợp tác tiêu cực trong công việc mà đằng sau đó là sự kìm nén cảm xúc) nên việc khuyến khích nhân viên trao đổi riêng, thẳng thắn để tìm hướng giải quyết là điều cần thiết và phải can thiệp ngay khi sự căng thẳng bắt đầu tăng. Thứ tư, về hạnh phúc: Doanh nghiệp cần có cơ chế lương, thưởng và phúc lợi phù hợp với từng công việc cụ thể và cạnh tranh được với mặt bằng chung. Khi các yêu cầu cơ bản - mà ở đây là cơm, áo, gạo, tiền - có thể được san sẻ từ phía doanh nghiệp thông qua cơ chế thu nhập hợp lý, người lao động sẽ cảm thấy hạnh phúc, bớt lo âu căng thẳng và gắn bó hơn với doanh nghiệp. Ngoài ra, doanh nghiệp tổ chức các chuyến du lịch, các chuyến công tác từ thiện hoặc du lịch kết hợp với công tác từ thiện (có thể duy trì định kỳ tùy thuộc nguồn lực của tổ chức). Đồng thời, doanh nghiệp còn có thể nâng cao cảm nhận hạnh phúc của người lao động bằng cách cho họ cảm nhận được sự quan tâm của tổ chức, cảm nhận hạnh phúc khi nhận thấy điều kiện của bản thân so với các hoàn cảnh bất hạnh, cảm nhận hạnh phúc do làm được điều tốt). Và theo xu hướng lan tỏa, khi một nhân viên cảm thấy hạnh phúc, nhân viên đó sẽ có những hành động lan truyền hạnh phúc ra xung quanh, mà gần nhất là người thân, đồng nghiệp, đối tác, xa hơn nữa là cộng đồng, xã hội Kết luận Kết quả nghiên cứu cho thấy sự cần thiết phải phát triển các chương trình đào tạo nhằm tăng trí tuệ cảm xúc và đối phó tốt hơn với sự 112 KINH TẾ căng thẳng. Các giải pháp nâng cao trí tuệ cảm xúc của nhân viên nói chung và nhân viên kế toán nói riêng phần lớn tập trung vào các hoạt động ngoại khóa ngoài công tác chuyên môn, do đó, nên kết hợp một gói giải pháp nhằm tiết kiệm thời gian, tài chính cho doanh nghiệp cũng như người lao động. Doanh nghiệp có thể thiết kế chương trình hội nghị cán bộ viên chức hoặc chương trình đào tạo kết hợp hoạt động nhóm, trong đó có các hoạt động đào tạo, hoạt động ngoại khóa, du lịch, từ thiện trong một số ngày cụ thể, tránh được tình trạng nhiều hoạt động dàn trải, gây mất thời gian, mệt mỏi và tốn sức cho người lao động; tốn kém chi phí tài chính cho doanh nghiệp. Tùy thuộc vào điều kiện nguồn lực của doanh nghiệp mà có thể tổ chức các hoạt động này thường niên hoặc bán niên. TÀI LIỆU THAM KHẢO Arora, S., Russ, S., Petrides, K. V., Sirimanna, P., Aggarwal, R., Darzi, A., & Sevdalis, N. (2011). Emotional intelligence and stress in medical students performing surgical tasks. Academic Medicine, 86(10), 1311 - 1317. Bar-On, R. (1997). The emotional quotient inventory (EQ-i): A test of emotional intelligence. Toronto: Multi-Health Systems, 28. Bar-On, R. (2004). The bar-on emotional quotient inventory (EQ-i): Rationale, description and summary of psychometric properties. Cooper, A., & Petrides, K. V. (2010). A psychometric analysis of the Trait Emotional Intelligence Questionnaire - Short Form (TEIQue–SF) using item response theory. Journal of Personality Assessment, 92(5), 449 - 457. Goleman, D. Emotional Intelligence: Why it can matter more than IQ (New York: Bantam, 1995); J. Maree and L. Ebersohn, “Emotional intelligence and achievement: Redefining giftedness,” Gifted Education Journal, 16, 262 - 73. Goleman, D. (1998). Working with emotional intelligence. Bantam. Landa, J. M. A., López-Zafra, E., Martos, M. P. B., & del Carmen Aguilar-Luzón, M. (2008). The relationship between emotional intelligence, occupational stress and health in nurses: A questionnaire survey. International Journal of Nursing Studies, 45(6), 888 - 901. Mayer, J. D., & Salovey, P. (1993). The intelligence of emotional intelligence. Intelligence, 17(4), 433 - 442. Mayer, J. D., Salovey, P. (1997), “What is emotional intelligence?” in Salovey, P. & Sluyter, D. (Eds), Emotional development and emotional intelligence: Educational implications, pp. 3-31. Mikolajczak, M., Roy, E., Luminet, O., Fillée, C., & de Timary, P. (2007). The moderating impact of emotional intelligence on free cortisol responses to stress. Psychoneuroendocrinology, 32(8), 1000 - 1012. Mo, Y. Y. (2010). Measuring and enhancing the emotional intelligence of built environment students (Doctoral dissertation, © Yi Yi Mo). TẠP CHÍ KHOA HỌC TRƯỜNG ĐẠI HỌC MỞ TP.HCM – SỐ 2 (47) 2016 113 Nurmi, N. (2010). World-wide work stress multi-case study of the stress-coping process in distributed work. Oginska-Bulik, N. (2005). Emotional intelligence in the workplace: Exploring its effects on occupational stress and health outcomes in human service workers. International Journal of Occupational Medicine and Environmental Health, 18(2), 167 - 175. Parker, D. F., & DeCotiis, T. A. (1983). Organizational determinants of job stress. Organizational behavior and human performance, 32(2), 160 - 177. Petrides, K. V., & Furnham, A. (2001). Trait emotional intelligence: Psychometric investigation with reference to established trait taxonomies. European Journal of Personality, 15(6), 425-448. Pérez, J. C., Petrides, K. V., & Furnham, A. (2005). Measuring trait emotional intelligence. Emotional intelligence: An international handbook, 181 - 201. Spooner-Lane, R. (2004). The influence of work stress and work support on burnout in public hospital nurses Viljoen, J. P., & Rothmann, S. (2009). Occupational stress, ill health and organisational commitment of employees at a university of technology. SA Journal of Industrial Psychology, 35(1), 67 - 77. Yamani, N., Shahabi, M., & Haghani, F. (2014). The relationship between emotional intelligence and job stress in the faculty of medicine in Isfahan University of Medical Sciences. Journal of Advances in Medical Education & Professionalism, 2(1), 20.
File đính kèm:
- tac_dong_cua_tri_tue_cam_xuc_den_cang_thang_trong_cong_viec.pdf