Tác động của đại dịch Covid-19 đối với kinh tế Việt Nam

Đại dịch COVID-19 ảnh hưởng sâu rộng đến nền kinh tế toàn cầu và nền kinh tế Việt Nam

theo những mức độ ảnh hưởng khác nhau. COVID-19 sẽ để lại tác động nghiêm trọng đến kinh

tế Việt Nam. Mặc dù Việt Nam thuộc nhóm nước tăng trưởng kinh tế cao nhất thế giới trong năm

2020, nhưng mức tăng GDP 2,91%1 trong năm 2020 là mức tăng trưởng thấp nhất của Việt Nam

kể từ năm 2000 đến nay. Kiềm chế đại dịch sẽ là điều kiện để hồi phục, nhưng rủi ro căng thẳng

tài chính kéo dài vẫn lớn, thậm chí đến sau 2021. Hồi phục, thích nghi, phát triển và nâng cao tốc

độ tăng trưởng của nền kinh tế Việt Nam trong và sau đại dịch COVID-19 là vấn đề không hề dễ

dàng. Chính phủ và Nhà nước cần phải có nhiều giải pháp tích cực, mạnh mẽ hơn nữa trong thời

gian tới. Từ thực tế khách quan, trong bài viết này tác giả phân tích tác động của COVID-19 đối

với nền kinh tế Việt Nam và từ đó đưa ra những khuyến nghị giải pháp để khắc phục những khó

khăn do tác động của COVID-19 đối với nền kinh tế Việt Nam.

Tác động của đại dịch Covid-19 đối với kinh tế Việt Nam trang 1

Trang 1

Tác động của đại dịch Covid-19 đối với kinh tế Việt Nam trang 2

Trang 2

Tác động của đại dịch Covid-19 đối với kinh tế Việt Nam trang 3

Trang 3

Tác động của đại dịch Covid-19 đối với kinh tế Việt Nam trang 4

Trang 4

Tác động của đại dịch Covid-19 đối với kinh tế Việt Nam trang 5

Trang 5

Tác động của đại dịch Covid-19 đối với kinh tế Việt Nam trang 6

Trang 6

Tác động của đại dịch Covid-19 đối với kinh tế Việt Nam trang 7

Trang 7

Tác động của đại dịch Covid-19 đối với kinh tế Việt Nam trang 8

Trang 8

Tác động của đại dịch Covid-19 đối với kinh tế Việt Nam trang 9

Trang 9

Tác động của đại dịch Covid-19 đối với kinh tế Việt Nam trang 10

Trang 10

Tải về để xem bản đầy đủ

pdf 11 trang xuanhieu 8780
Bạn đang xem 10 trang mẫu của tài liệu "Tác động của đại dịch Covid-19 đối với kinh tế Việt Nam", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Tác động của đại dịch Covid-19 đối với kinh tế Việt Nam

Tác động của đại dịch Covid-19 đối với kinh tế Việt Nam
 ngành giáo dục và đào tạo là 
không hề nhỏ và phạm vi tác động diện rộng. 
Bảng 1. Tóm tắt đánh giá tác động đại dịch COVID-19
đối với các ngành kinh tế Việt Nam năm 20201
Nguồn: Viện Dào tạo và Nghiên cứu BIDV tính toán trên số liệu TCTK, HSX 
1 Thị trường Tài chính tiền tệ, “COVID-19 tác động tiêu cực đến nhiều đến nhiều ngành kinh tế Việt Nam”, đăng 
ngày 14 tháng 04 năm 2020, trang web https://thitruongtaichinhtiente.vn/COVID-19-tac-dong-tieu-cuc-den-nhieu-
nganh-kinh-te-cua-viet-nam-27198.html [Truy cập ngày 02/02/2021]
KỶ YẾU HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC GIA
60
3. DỰ BÁO TÁC ĐỘNG CỦA ĐẠI DỊCH COVID-19 ĐẾN KINH TẾ VIỆT NAM TRONG 
NĂM 2021
Theo nghiên cứu của VinaCapital về tác động của đại dịch COVID-19 tới Việt Nam, Chính 
phủ Việt Nam đang được thế giới đánh giá cao vì là một trong những quốc gia đầu tiên trên thế 
giới đã “làm phẳng đường cong” biểu đồ dịch COVID-19. Đồng thời, có nghĩa là tác động của 
COVID-19 đến nền kinh tế Việt Nam ít hơn các quốc gia khác trên thế giới. 
Theo thống kê mới nhất Bộ Kế hoạch và Đầu tư và Tổng cục Thống kê, do sự bùng phát đợt 
ba của dịch bệnh COVID-19 tại Việt Nam, trong tháng 1/2021, số doanh nghiệp giải thể, ngừng 
hoạt động tăng mạnh. “Có tới hơn 25.750 doanh nghiệp doanh nghiệp rút khỏi thị trường, tăng 
hơn 36% so với cùng kỳ năm trước. Trong đó, hơn 18.750 doanh nghiệp tạm ngừng kinh doanh 
có thời hạn; 5.602 doanh nghiệp tạm ngừng hoạt động chờ giải thể; 2.095 doanh nghiệp hoàn tất 
các thủ tục giải thể. Số doanh nghiệp hoàn tất thủ tục giải thể trong tháng 1/2021 là 2.095 doanh 
nghiệp, tăng 29,2% so với cùng kỳ năm 2020. Các ngành kinh doanh có số lượng doanh nghiệp 
chờ giải thể lớn nhất là: bán buôn, bán lẻ, sửa chữa ô tô, xe máy (chiếm 38,4%); công nghiệp chế 
biến, chế tạo (chiếm 11,6%); xây dựng (chiếm 9,4%)”1. 
Cùng với đó, những ngành chủ chốt cũng bị tác động mạnh mẽ do bùng dịch COVID-19 đợt 
ba tại Việt Nam, khi mà dịch bệnh đang ngày càng diễn biến phức tạp và nguy hiểm hơn. Điều 
này ảnh hưởng trực tiếp đến kinh tế toàn xã hội trên diện rộng. Có thể nói rằng, thiệt hại về kinh 
tế do đại dịch COVID-19 gây ra rất nặng nề. Tuy nhiên, với mục tiêu kép chống dịch và ổn định 
kinh tế trên tất cả mọi mặt trận, nhiều tổ chức quốc tế đã đưa ra những dự báo khả quan về nền 
kinh tế Việt Nam trong năm 2021. Tuy nhiên, đây chỉ là mức độ dự báo dựa vào tình hình phát 
triển kinh tế của Việt Nam dựa vào mục tiêu phát triển kinh tế năm 2021 cũng như khả năng 
1 Thị trường Tài chính tiền tệ, “COVID-19 tác động tiêu cực đến nhiều đến nhiều ngành kinh tế Việt Nam”, đăng 
ngày 14 tháng 04 năm 2020,trang web https://thitruongtaichinhtiente.vn/COVID-19-tac-dong-tieu-cuc-den-nhieu-
nganh-kinh-te-cua-viet-nam-27198.html [Truy cập ngày 02/02/2021]
KINH TẾ VIỆT NAM NĂM 2020 VÀ TRIỂN VỌNG NĂM 2021 
ỨNG PHÓ VÀ VƯỢT QUA ĐẠI DỊCH COVID-19, HƯỚNG TỚI PHỤC HỒI VÀ PHÁT TRIỂN
61
phòng chống dịch bệnh COVID-19. Điều này phụ thuộc nhiều vào các chính sách phát triển cũng 
như phục hồi kinh tế của Chính phủ.
Theo Báo cáo Nghiên cứu toàn cầu của Ngân hàng Standard Chartered, Việt Nam sẽ đạt mức 
tăng trưởng 3% trong năm 2020 và vượt lên 7,8% vào năm 20211. Việt Nam nằm trong số ít 
những nền kinh tế ở châu Á ghi nhận mức tăng trưởng dương trong năm nay, bất kể những ảnh 
hưởng của làn sóng COVID-19 thứ hai. Tăng trưởng trong quý IV/2020 sẽ gia tăng nhờ sự phục 
hồi của hoạt động kinh tế trong nước và yếu tố tâm lý thị trường. Ngoài ra, đầu tư vào cơ sở hạ 
tầng và tăng trưởng của lĩnh vực dịch vụ được cải thiện sẽ giúp Việt Nam đạt được tốc độ tăng 
trưởng vượt trội hơn so với các nền kinh tế khác tại châu Á. Dòng vốn FDI đăng ký mới vào Việt 
Nam sẽ suy giảm trong năm nay, nhưng vẫn ở mức cao, đạt 13 tỷ USD. 
Trước đó, trong báo cáo “Điểm lại - Cập nhật tình hình kinh tế Việt Nam”, Ngân hàng Thế 
giới (WB) dự báo tăng trưởng kinh tế của Việt Nam có thể đạt khoảng “6,8%” trong năm 2021 
và sẽ ổn định quanh mức “6,5% các năm tiếp theo”2. Các phân tích và dự báo của WB được đưa 
ra dựa trên giả định rằng, khủng hoảng COVID-19 sẽ dần được kiểm soát, đặc biệt khi vắc-xin 
COVID-19 chứng minh được tính hiệu quả.
Nguồn: Tổng cục Thống kê
Liên quan đến các dự báo về tăng trưởng kinh tế Việt Nam trong năm 2021, Trung tâm 
Nghiên cứu Kinh tế và Kinh doanh (CEBR) của Anh mới đây cũng công bố báo cáo về triển 
vọng phát triển của 193 nền kinh tế đến năm 2035. Trong số này, dữ liệu gây chú ý của CEBR là 
kinh tế Việt Nam có thể sẽ vươn lên vị trí thứ 19 thế giới vào 2035. Cụ thể, trong giai đoạn 2021 
- 2025, CEBR dự báo kinh tế Việt Nam sẽ đạt tốc độ tăng trưởng “trung bình 7%, giảm nhiệt 
xuống còn 6,6% trong 10 năm tiếp theo và đến năm 2035 sẽ vượt qua Đài Loan (Trung Quốc) 
1 Thời báo ngân hàng, “Standard Chartered dự báo kinh tế Việt Nam sẽ tăng trưởng 7,8% trong năm 2021”, đăng 
ngày 20 tháng 10 năm 2020, trang web https://thoibaonganhang.vn/standard-chartered-du-bao-kinh-te-viet-nam-
tang-78-nam-2021-107703.html [Truy cập ngày 02/02/2021]
2 VietNam Finance, “Báo cáo cập nhật tình hình kinh tế của World Bank”, đăng ngày 21 tháng 12 năm 2020, trang 
web https://thoibaonganhang.vn/standard-chartered-du-bao-kinh-te-viet-nam-tang-78-nam-2021-107703.html 
[Truy cập ngày 02/02/2021]
KỶ YẾU HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC GIA
62
và Thái Lan”1. Đây là hai nền kinh tế được CEBR dự báo có thứ hạng lần lượt là 21 và 25. Đánh 
giá về kết quả tăng trưởng năm 2020, báo cáo của CEBR cũng nhìn nhận, nhờ kiểm soát chặt chẽ 
và hiệu quả dịch bệnh COVID-19, kinh tế Việt Nam năm 2020 vẫn tăng trưởng dương và thuộc 
nhóm cao nhất thế giới. 
4. GIẢI PHÁP GÓP PHẦN DUY TRÌ TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ VIỆT
Với sự bùng phát dịch bệnh COVID-19 lần thứ ba, Việt Nam cần có những bước đi nhất quán 
và có sự điều phối rõ ràng để ứng phó với đại dịch. Các chính sách cần ưu tiên bảo vệ mạng sống 
và điều kiện sống cho người dân. Đặc biệt là những nhóm dễ chịu tác động và đảm bảo người lao 
động trở lại làm việc và các doanh nghiệp nối lại hoạt động trong môi trường an toàn. Đây đều 
sẽ là những điều kiện thiết yếu để bảo đảm kinh tế nước ta sẽ dần hồi phục một cách toàn diện 
và bền vững.
 Song song với việc kiểm soát dịch bệnh, Việt Nam cũng cần đẩy nhanh tiến độ triển khai các 
gói hỗ trợ mà Chính phủ đang tập trung chỉ đạo: Gói chính sách tiền tệ - tín dụng, Gói tài khóa, 
Gói an sinh xã hội. Đặc biệt, nên tập trung chủ yếu vào 15 ngành, lĩnh vực nêu trên và khối doanh 
nghiệp nhỏ, vừa và siêu nhỏ. Chính phủ cần cập nhật kịch bản phát triển kinh tế - xã hội năm 
2020 trong bối cảnh đại dịch COVID-19 và kết quả điều hành kinh tế - xã hội quý I/2020, nhất 
là kịch bản, giải pháp thúc đẩy sản xuất kinh doanh, các hoạt động kinh tế - xã hội ngay sau khi 
dịch bệnh cơ bản kết thúc tại Việt Nam.
Từ các kết quả đánh giá nêu trên, bài viết đề xuất một số giải pháp quan trọng góp phần thúc 
đẩy sự phát triển nền kinh tế Việt Nam trong giai đoạn dịch bệnh và hậu dịch bệnh COVID -19.
Thứ nhất, Nhà nước cần tiếp tục thực hiện nhiệm vụ phòng, chống dịch COVID-19 hiệu quả 
trong bối cảnh đại dịch còn diễn biến phức tạp trên phạm vi toàn cầu và tại Việt Nam, cụ thể: 
thực hiện các biện pháp tuyên truyền làm cho người dân nâng cao ý thức trong công tác phòng, 
chống dịch; có những biện pháp xử lý những người trốn tránh cách ly khi nghi ngờ bị lây nhiễm 
COVID-19. Khi dịch bệnh bùng phát, các địa phương cần phải thực hiện nghiêm các biện pháp 
giãn cách xã hội và phong tỏa nếu việc đó cần thiết cho việc dập dịch. Điều này cũng chính là 
góp phần quan trọng ổn định kinh tế - xã hội và thúc đẩy tăng trưởng kinh tế trong giai đoạn hậu 
COVID-19. Bởi vì khi chúng ta phòng chống dịch tốt, các vấn đề ngân sách chi cho phòng, chống 
dịch bệnh sẽ giảm, nhờ đó mà có thể tập trung nguồn lực vào việc phục hồi và phát triển kinh tế.
Thứ hai, khai thác hiệu quả nguồn lực hỗ trợ của các tổ chức quốc tế như: Ngân hàng Thế 
giới (WB), Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF), Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB), các nhà tài trợ song 
phương nhằm có thêm nguồn lực hỗ trợ khó khăn cho nền kinh tế Việt Nam. Khi dịch bệnh diễn 
ra, các gói ngân sách dự trữ đều tập trung cho công tác phòng, chống dịch bệnh và chữa trị bệnh. 
Điều này ảnh hưởng rất nhiều tới tái sản xuất cũng như ổn định phát triển kinh tế. Do đó, có sự 
hỗ trợ của các tổ chức quốc tế sẽ giúp nền kinh tế Việt Nam phục hồi nhanh. Những sự hỗ trợ này 
sẽ ổn định các ngành sản xuất bị thiệt nặng và ổn định lại môi trường nền kinh tế.
1 Xây dựng, “Nhiều dự báo tích cực về tăng trưởng kinh tế Việt Nam năm 2021”, đăng ngày 07 tháng 01 năm 2021, 
trang web https://baoxaydung.com.vn/nhieu-du-bao-tich-cuc-ve-tang-truong-kinh-te-viet-nam-2021-296865.html 
[Truy cập ngày 02/02/2021]
KINH TẾ VIỆT NAM NĂM 2020 VÀ TRIỂN VỌNG NĂM 2021 
ỨNG PHÓ VÀ VƯỢT QUA ĐẠI DỊCH COVID-19, HƯỚNG TỚI PHỤC HỒI VÀ PHÁT TRIỂN
63
Thứ ba, Chính phủ cần có sự lựa chọn hợp lý các chính sách cũng như đối tượng hỗ trợ. Bởi 
vì, sự tác động vào ngành nghề kinh tế cũng như hậu quả của đại dịch COVID-19 đối với mỗi 
ngành nghề là khác nhau. Do một số ngành chịu ảnh hưởng nặng nề, các doanh nghiệp trong các 
lĩnh vực phá sản hàng loạt. Người lao động bị mất việc và không có thu nhập lo cho cuộc sống. 
Tuy nhiên, một số ngành vẫn có cơ hội phát triển và tăng trưởng trong dịch bệnh COVID-19. 
Những ngành chịu tổn thất nặng như du lịch, thương mại, nông sản Điều này làm xáo trộn giá 
cả dịch vụ thương mại cũng như thị trường tiêu dùng.
Thứ tư, do tính chất và diễn biến phức tạp của dịch bệnh COVID-19, việc tác động và dự báo 
sự phục hồi nền kinh tế Việt Nam trong một khoảng thời gian cụ thể là rất khó khăn vì còn chịu 
sự tác động của nền kinh tế toàn cầu. Cho đến thời điểm hiện tại, dịch bệnh trên toàn thế giới vẫn 
tiếp tục lây lan và chưa có vắc-xin chữa trị dứt điểm. Hồi phục nền kinh tế toàn cầu không hề dễ 
dàng khi dịch COVID-19 chưa kết thúc ở tất cả các quốc gia. Vì vậy, cần có những chính sách 
cụ thể để ổn định và định hướng lâu dài cho nền kinh tế.
 Thứ năm, ưu tiên việc đảm bảo an ninh lương thực và phòng, chống sự lây lan của bệnh dịch 
trên diện rộng. Khi dịch bệnh đang diễn phức tạp, việc đảm bảo lương thực sẽ là yếu tố bảo đảm 
nhu cầu thiết yếu cho người dân. Việc hạn chế xuất khẩu gạo sang các quốc gia khác trong tình 
hình dịch bệnh khiến cho ngành nông nghiệp cũng chịu những tác động nhất định. Ngoài ra, sự 
tác động chéo giữa các ngành kinh tế với nhau cũng ảnh hưởng rất nhiều đến các ngành.
 Thứ sáu, Chính phủ cần ban hành các chính sách nhằm vào việc cải thiện khả năng thanh 
khoản, kéo dài khả năng chống đỡ của doanh nghiệp và đảm bảo an sinh xã hội, giảm thiểu sự 
phá sản của các doanh nghiệp ở các ngành nghề, lĩnh vực. Vì điều này sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến 
GDP, tổng thu nhập ngành nghề và sự phục hồi cơ bản của nền kinh tế, đặc biệt là những ngành 
trọng yếu và then chốt tác động đến kinh tế lâu dài.
Thứ bảy, Chính phủ cần đưa ra các chính sách kích cầu tiêu dùng và ổn định thị trường tiêu 
dùng trong nước. Ổn định giá cả thị trường, bình ổn nhu cầu tiêu dùng trên các phương diện tổng 
thể. Vì khi dịch bệnh xảy ra, người dân chỉ có nhu cầu mua những hàng hóa, đồ dùng thiết yếu, 
còn lại cắt giảm nhu cầu tiêu dùng đối với những hàng hóa, đồ dùng không thiết yếu. Đại dịch 
COVID-19 kéo dài trên toàn cầu sẽ là nguy cơ lớn nhất, căng thẳng thương mại toàn cầu. Từ đó, 
dẫn tới gia tăng bảo hộ thương mại và các rủi ro tài chính có thể trầm trọng thêm bởi đại dịch 
kéo dài. Tiêu dùng nội địa sẽ tiếp tục ở mức thấp bởi thu nhập hộ gia đình và doanh nghiệp giảm. 
5. KẾT LUẬN
 Mặc dù chịu sự ảnh hưởng của đại dịch COVID-19 nhưng nền kinh tế Việt Nam vẫn đạt 
được những kết quả khả quan. Đặc biệt, Việt Nam dẫn đầu thế giới về tăng trưởng GDP trong 
năm 2020. Đây là tiền đề quan trọng để nền kinh tế và các ngành nghề, lĩnh vực nói riêng vượt 
qua tác động dịch bệnh, hoàn thành các chỉ tiêu kế hoạch đề ra trong năm 2021. Trên cơ sở đó, 
Nhà nước và Chính phủ cần nỗ lực hơn nữa, tập trung thực hiện các giải pháp quan trọng và linh 
hoạt nhằm phát huy lợi thế của nền kinh tế Việt Nam. Việt Nam chủ trương vừa bảo vệ sức khỏe 
nhân dân vừa phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội trong trạng thái bình thường mới trên cơ sở 
giữ vững ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát, bảo đảm các cân đối lớn. Đồng thời, thúc 
đẩy mạnh mẽ cơ cấu lại nền kinh tế gắn với đổi mới mô hình tăng trưởng, nâng cao năng suất, 
KỶ YẾU HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC GIA
64
chất lượng, hiệu quả, tính tự chủ và sức cạnh tranh; từ đó, vừa phục hồi và phát triển bền vững 
nền kinh tế, vừa tạo những tiền đề, cơ hội để các doanh nghiệp và các lĩnh vực kinh tế có điều 
kiện tái sản xuất và phát triển trong bối cảnh dịch bệnh.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Bộ Kế hoạch và Đầu tư (2020), “Báo cáo tình hình kinh tế - xã hội quý IV và năm 
2020”, đăng ngày 27 tháng 12 năm 2020, 
aspx?idTin=48535&idcm=293. [Truy cập ngày 02/02/2021]
2. “Báo cáo đánh giá tác động của COVID-19 đến nền kinh tế và các khuyến nghị chính 
sách”, https://neu.edu.vn/Resources/Docs/SubDomain/HomePage/ThongBao/2020/2020_4/
FormatFactory%20PDF%20Joiner%20BIA%201%20bao%20cao_1.pdf [Truy cập ngày 
02/02/2021]
3. Doanh nghiệp, “COVID-19 ập đến, 25 nghìn doanh nghiệp lập tức ngừng hoạt động chỉ 
trong một tháng”, đăng ngày 02 tháng 02 năm 2021, https://www.24h.com.vn/doanh-nghiep/
COVID-19-ap-toi-hon-25-nghin-doanh-nghiep-lap-tuc-ngung-hoat-dong-chi-trong-1-
thang-c849a1223409.html [Truy cập ngày 02/02/2021]
4. “Đánh giá tác động của đại dịch COVID-19: Phân tích các tác động tiềm ẩn của COVID-19 
đối với kinh tế Việt Nam”, https://www.pwc.com/vn/vn/publications/vietnam-publications/
economy-covid19.html [Truy cập ngày 02/02/2021]
5. Dân kinh tế, “Khái niệm kinh tế là gì?”,  
[Truy cập ngày 02/02/2021]
6. Phạm Thế Anh (2021), “Toàn cảnh kinh tế Việt Nam năm 2020 và triển vọng 2021”, Tạp chí 
Kinh tế và Phát triển, Số 283, tháng 01 năm 2021, tr. 2-9 
7. Lao động, “Nhiều dự báo tích cực về tăng trưởng kinh tế Việt Nam 2021”, đăng ngày 07 
tháng 01 năm 2021, https://laodong.vn/kinh-te/nhieu-du-bao-tich-cuc-ve-tang-truong-kinh-
te-viet-nam-2021-868533.ldo [Truy cập ngày 02/02/2021]
8. Tô Trung Thành (2021), “Đánh giá các chính sách ứng phó với COVID-19 để hỗ trợ nền 
kinh tế và các khuyến nghị chính sách cho giai đoạn tiếp theo”, Tạp chí Kinh tế và Phát triển, 
Số 283, tháng 01 năm 2021, tr. 10-20
9. Tạp chí Tài chính, “Tác động của COVID-19 đối với nền kinh tế Việt Nam sẽ ít hơn các 
nước khác”, đăng ngày 16 tháng 04 năm 2020, https://tapchitaichinh.vn/nghien-cuu-trao-
doi/tac-dong-cua-covid19-doi-voi-nen-kinh-te-viet-nam-se-it-hon-cac-nuoc-khac-321629.
html [Truy cập ngày 02/02/2021]
10. Thị trường Tài chính tiền tệ, “COVID-19 tác động tiêu cực đến nhiều đến nhiều ngành kinh tế 
Việt Nam”, đăng ngày 14 tháng 04 năm 2020, https://thitruongtaichinhtiente.vn/COVID-19-tac-
dong-tieu-cuc-den-nhieu-nganh-kinh-te-cua-viet-nam-27198.html[Truy cập ngày 02/02/2021]

File đính kèm:

  • pdftac_dong_cua_dai_dich_covid_19_doi_voi_kinh_te_viet_nam.pdf