Tác động của cơ chế, chính sách đối với kiềm chế lạm phát, ổn định và tăng trưởng kinh tế của Việt Nam giai đoạn 2011-2015

 Trong giai đoạn 2011-2015, kinh tế Việt Nam đã đạt được những kết quả tích

cực, tăng trưởng kinh tế duy trì ở mức khá, chất lượng đời sống của nhân dân được cải

thiện; tình hình giá cả và tiền tệ không có nhiều biến động, an ninh tài chính quốc gia

được đảm bảo Tuy nhiên, nền kinh tế Việt Nam cũng tồn tại những hạn chế nhất định,

chẳng hạn, cán cân thương mại chưa thăng bằng, tăng trưởng kinh tế còn thấp so với khả

năng, năng lực cạnh tranh còn yếu Chính vì vậy, Chính phủ đã ban hành một số chính

sách tái cơ cấu, ổn định kinh tế vĩ mô nhằm kiềm chế lạm phát, thúc đẩy tăng trưởng.

Các chính sách này đã góp phần khắc phục được những hạn chế, yếu kém và bước đầu

phát huy được hiệu quả thiết thực trong bối cảnh hội nhập khu vực và thế giới đang tới gần.

Tác động của cơ chế, chính sách đối với kiềm chế lạm phát, ổn định và tăng trưởng kinh tế của Việt Nam giai đoạn 2011-2015 trang 1

Trang 1

Tác động của cơ chế, chính sách đối với kiềm chế lạm phát, ổn định và tăng trưởng kinh tế của Việt Nam giai đoạn 2011-2015 trang 2

Trang 2

Tác động của cơ chế, chính sách đối với kiềm chế lạm phát, ổn định và tăng trưởng kinh tế của Việt Nam giai đoạn 2011-2015 trang 3

Trang 3

Tác động của cơ chế, chính sách đối với kiềm chế lạm phát, ổn định và tăng trưởng kinh tế của Việt Nam giai đoạn 2011-2015 trang 4

Trang 4

Tác động của cơ chế, chính sách đối với kiềm chế lạm phát, ổn định và tăng trưởng kinh tế của Việt Nam giai đoạn 2011-2015 trang 5

Trang 5

Tác động của cơ chế, chính sách đối với kiềm chế lạm phát, ổn định và tăng trưởng kinh tế của Việt Nam giai đoạn 2011-2015 trang 6

Trang 6

Tác động của cơ chế, chính sách đối với kiềm chế lạm phát, ổn định và tăng trưởng kinh tế của Việt Nam giai đoạn 2011-2015 trang 7

Trang 7

Tác động của cơ chế, chính sách đối với kiềm chế lạm phát, ổn định và tăng trưởng kinh tế của Việt Nam giai đoạn 2011-2015 trang 8

Trang 8

Tác động của cơ chế, chính sách đối với kiềm chế lạm phát, ổn định và tăng trưởng kinh tế của Việt Nam giai đoạn 2011-2015 trang 9

Trang 9

Tác động của cơ chế, chính sách đối với kiềm chế lạm phát, ổn định và tăng trưởng kinh tế của Việt Nam giai đoạn 2011-2015 trang 10

Trang 10

pdf 10 trang xuanhieu 2600
Bạn đang xem tài liệu "Tác động của cơ chế, chính sách đối với kiềm chế lạm phát, ổn định và tăng trưởng kinh tế của Việt Nam giai đoạn 2011-2015", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Tác động của cơ chế, chính sách đối với kiềm chế lạm phát, ổn định và tăng trưởng kinh tế của Việt Nam giai đoạn 2011-2015

Tác động của cơ chế, chính sách đối với kiềm chế lạm phát, ổn định và tăng trưởng kinh tế của Việt Nam giai đoạn 2011-2015
 tiết kiệm nội địa tăng thấp hơn đầu tư). 
- Cân đối tài khóa 
Bội chi ngân sách của Việt Nam có xu hướng tăng và cao hơn so với các nước trong 
khu vực. Bình quân giai đoạn 2001 - 2010, tỷ lệ bội chi ngân sách không bao gồm chi trả 
nợ gốc so với GDP (tính theo thông lệ quốc tế) tương đương hoặc thấp hơn các nước trong 
khu vực, nhưng những năm gần đây đã tăng cao hơn so với hầu hết các nước. Bội chi ngân 
sách cao đã kéo theo sự gia tăng của nợ chính phủ thời gian qua (tuy vẫn nằm trong 
ngưỡng an toàn theo các mục tiêu đề ra). Điều này đang đặt ra một số thách thức lớn đối 
với yêu cầu đảm bảo bền vững tài khóa trong trung và dài hạn, nhất là khi áp lực phải tăng 
chi NSNN đang lớn. 
- Cán cân thương mại 
Bình quân giai đoạn 2001 - 2010, Việt Nam là nước có tỷ lệ thâm hụt thương mại 
thuộc nhóm cao nhất (-8,3%) so với các nước trong khu vực, khi nhiều nước có thặng dư. 
Từ năm 2011 đến nay, thâm hụt cán cân thương mại được cải thiện nhưng vẫn còn thiếu 
tính bền vững do sự mất cân đối về đối tác thương mại. Nước ta xuất siêu với hầu hết các 
đối tác thương mại lớn nhưng cũng nhập siêu lớn và kéo dài từ Trung Quốc, điều này gây 
ra những rủi ro nhất định khi phụ thuộc quá mức vào một thị trường, đặc biệt khi thị trường 
đó cung cấp nhiều hàng hóa đầu vào quan trọng cho sản xuất - kinh doanh. 
 Tăng trưởng kinh tế còn thấp so với tiềm năng 
Sự chậm lại về tăng trưởng của nền kinh tế trong 5 năm qua đang đặt ra một số thách 
thức về khả năng thu hẹp khoảng cách phát triển so với các nước trong khu vực. Dự báo 
tốc độ tăng trưởng bình quân giai đoạn 2011 - 2015 của Việt Nam chỉ đạt khoảng 
5,82%, thấp hơn so với các nước trong khu vực. Từ năm 2008, Việt Nam đã chính thức trở 
thành một trong những quốc gia có thu nhập trung bình, song thu nhập bình quân đầu 
người của Việt Nam vẫn chênh lệch khá lớn so các nước như Trung Quốc, In-đô-nê-xi-a, 
Thái Lan 
- Năng lực cạnh tranh thấp, khả năng tham gia vào chuỗi giá trị toàn cầu còn hạn chế 
Chỉ số năng lực cạnh tranh toàn cầu (GCI) của Diễn đàn Kinh tế Thế giới cho thấy, vị 
trí xếp hạng của Việt Nam tuy có được cải thiện qua các năm nhưng đến năm 2012 lại gần 
TP CH KHOA HC − S
 13/2017 155 
như trở về mức của năm 2008. Hai năm gần đây, do thực hiện chính sách ổn định kinh tế vĩ 
mô và tái cơ cấu nên tình hình kinh tế diễn biến khả quan hơn, nhưng về cơ bản, GCI của 
Việt Nam vẫn luôn nằm trong nhóm gần thuộc nửa cuối của bảng xếp hạng, thấp hơn nhiều 
so với các nước ASEAN và còn một khoảng cách rất xa so với khu vực Đông Á. 
Đến nay, mức độ tham gia của các doanh nghiệp trong nước vào các chuỗi giá trị toàn 
cầu còn rất thấp. Xuất khẩu vẫn đang dựa vào lợi thế về giá nhân công; chủ yếu gia công 
cho các tập đoàn, công ty nước ngoài, hàm lượng giá trị gia tăng của xuất khẩu còn thấp. 
Nhập khẩu cũng đang bộc lộ nhiều vấn đề, nhập khẩu lớn nhưng đóng góp của nhập khẩu 
trong việc thúc đẩy năng lực cạnh tranh của nền kinh tế còn ở mức thấp. Tỷ trọng nhập 
khẩu từ các nước có trình độ công nghệ thấp có xu hướng tăng. 
- Quản trị nhà nước còn hạn chế 
Xếp hạng các Chỉ tiêu quản trị toàn cầu (WGI) cho thấy vị trí của Việt Nam so với 
Trung Quốc và các nước ASEAN tương đối thấp và ít có sự thay đổi qua hơn 10 năm 
từ 2000 đến 2012. Chỉ tiêu về lãng phí trong chi tiêu chính phủ và chỉ tiêu gánh nặng hành 
chính của Việt Nam thường đứng ở hàng cao trong khu vực. 
- Hạ tầng cơ sở vẫn còn khá lạc hậu 
Theo Báo cáo năng lực cạnh tranh toàn cầu của Diễn đàn Kinh tế Thế giới, từ năm 
2008 đến nay, hệ thống hạ tầng của Việt Nam không có nhiều cải thiện, vẫn xếp thứ 6 ở 
khu vực. Đây được coi là một trong những rào cản lớn đối với sự tăng trưởng và phát 
triển của nền kinh tế, cản trở môi trường kinh doanh cũng như khả năng cạnh tranh của 
doanh nghiệp. 
- Tiềm lực khoa học, công nghệ chậm được cải thiện 
Theo Ngân hàng Thế giới, số bài báo đăng trên các tạp chí chuyên ngành và số lượng 
đăng ký bằng sáng chế của Việt Nam thấp hơn rất nhiều so với các nước như Thái Lan, 
Xin-ga-po và Ma-lai-xi-a, đồng thời chênh lệch cũng ngày càng tăng. Khả năng áp dụng 
KH&CN trong sản xuất - kinh doanh cũng còn nhiều hạn chế, thể hiện ở xếp hạng chỉ số 
nền kinh tế tri thức (KEI) năm 2012 là 3,4 điểm, xếp hạng 104/146, thấp hơn Phi-líp-pin, 
Thái Lan, Ma-lai-xi-a. 
 Quá trình chuyển dịch cơ cấu lao động chậm, chất lượng lao động thấp 
Theo Tổ chức Lao động Quốc tế (ILO), năng suất lao động của Việt Nam vào loại 
thấp so với nhiều nước trong khu vực châu Á - Thái Bình Dương (chỉ bằng 1/5 Ma-lai-xi-a 
và 2/5 Thái Lan) và tốc độ tăng năng suất lao động có chiều hướng giảm. Theo đánh giá 
của Ngân hàng Thế giới, chất lượng nhân lực của Việt Nam chỉ đạt 3,79/10 điểm, xếp thứ 
11 trong 12 nước châu Á tham gia xếp hạng. 
156 TRNG I HC TH  H NI 
 Cán cân vĩ mô còn gặp nhiều khó khăn 
Bên cạnh những điểm sáng đáng ghi nhận, năm 2015 nền kinh tế còn tồn tại những 
hạn chế tác động tiêu cực tới tăng trưởng và ổn định kinh tế vĩ mô, đáng kể nhất là thu - chi 
ngân sách. Tổng thu ngân sách năm 2015 còn gặp nhiều khó khăn do suy giảm giá dầu thô. 
Năm 2015, tổng thu cân đối ngân sách nhà nước (NSNN) đạt 989,69 nghìn tỷ đồng, đạt 
108,69% dự toán. Lưu ý là với việc tham gia các Hiệp định thương mại tự do thế hệ mới 
như Hiệp định đối tác thương mại xuyên Thái Bình Dương (TPP), Cộng đồng kinh tế 
ASEAN (AEC) và Hiệp định thương mại tự do với Liên minh châu Âu (EVFTA), nguồn 
thu từ hoạt động này dự kiến sẽ giảm dần theo lộ trình cam kết trong thời gian tới. 
Việc sụt giảm một số nguồn thu chính buộc Chính phủ tăng cường thu từ các nguồn 
khác nhằm bổ sung ngân sách. Hàng loạt các khoản thu thuế, phí đều có mức thu vượt xa 
so với dự toán đầu năm như thu thuế bảo vệ môi trường (24,1 nghìn tỷ; 186,1%); thu tiền 
sử dụng đất (54,2 nghìn tỷ; 139,1% dự toán); lệ phí trước bạ (21 nghìn tỷ; 135,9% dự 
toán). Xu hướng này hoàn toàn trái ngược so với các năm trước đó, khi mà những khoản 
thuế hay lệ phí này đều có mức thu dưới 100% so với dự toán. Đồng thời, các khoản thu 
chính tới cuối năm luôn cao hơn so với kế hoạch đề ra (thu từ dầu thô đạt 115,2%; thu từ 
doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài đạt 105%; thu từ hoạt động xuất, nhập khẩu đạt 
104,1% trong năm 2014). 
Do gặp nhiều khó khăn trong tìm kiếm nguồn thu, Chính phủ đã phải thực hiện nhiều 
giải pháp nhằm cắt giảm chi ngân sách. Tổng chi NSNN 5 năm 2011-2015 ước xấp xỉ mục 
tiêu 5 năm đã đặt ra. Quy mô chi NSNN năm 2015 ước tăng trên 70% so với năm 2010. Tỷ 
trọng tổng chi NSNN so GDP giảm dần từ mức trên 30% GDP năm 2010 xuống khoảng 
26% GDP năm 2015. 
Một hạn chế khác của nền kinh tế là sự suy yếu của cán cân thương mại. Sau 3 năm 
liên tiếp (2012-2014), cán cân thương mại đạt mức cân bằng và có thặng dư nhẹ, xu hướng 
thâm hụt thương mại đang bắt đầu quay lại trong năm 2015. Theo ước tính, kim ngạch xuất 
khẩu năm 2015 đạt 162,4 tỷ USD, tăng 8,1% so với năm 2014. Tăng trưởng xuất khẩu năm 
2015 tiếp tục suy giảm so với các năm trước đó, giảm dần từ mức 15,4% năm 2013 và 
13,6% năm 2014. Trong đó, xuất khẩu chủ yếu vẫn nằm ở nhóm doanh nghiệp có vốn đầu 
tư nước ngoài, với mức tăng trưởng 13,8% so với năm 2014 (18,5% nếu không tính dầu 
thô), chiếm tỷ trọng 70,9% trong tổng kim ngạch xuất khẩu. Khu vực trong nước thậm chí 
còn suy giảm 3,5%, làm giảm 1,2 điểm phần trăm trong tăng trưởng xuất khẩu hàng hóa. 
Trong khi đó, kim ngạch nhập khẩu tăng 12% so với cùng kỳ năm trước và đạt mức 
165,6 tỷ USD trong năm 2015. Về cơ cấu, nhập khẩu vẫn tập trung chủ yếu vào nhóm hàng 
tư liệu sản xuất, chiếm tới 91,3% kim ngạch nhập khẩu. Năm 2015, cán cân thương mại 
TP CH KHOA HC − S
 13/2017 157 
thâm hụt nhẹ 3,8 tỷ USD, tương đương khoảng 1,65% GDP năm 2015. Sự thay đổi trong 
cấu trúc cán cân thương mại này một phần do tỷ giá thực cao đã không hỗ trợ tốt cho xuất 
khẩu, đồng thời khuyến khích tiêu dùng. 
2.2. Tác động của chính sách kinh tế vĩ mô 
2.2.1. Ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát 
Nhiệm vụ, giải pháp đầu tiên của nghị quyết là ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm 
phát, thúc đẩy tăng trưởng. 
Trong đó, đáng chú ý nhất là nhiệm vụ của Ngân hàng Nhà nước (NHNN). Cơ quan 
này được yêu cầu điều hành tăng trưởng tín dụng phù hợp với diễn biến kinh tế vĩ mô gắn 
với nâng cao chất lượng tín dụng, điều chỉnh cơ cấu tín dụng tập trung vào lĩnh vực sản 
xuất, lĩnh vực ưu tiên gồm nông nghiệp, nông thôn, xuất khẩu, công nghiệp hỗ trợ, doanh 
nghiệp nhỏ và vừa, doanh nghiệp ứng dụng công nghệ cao... Giữ ổn định mặt bằng lãi suất, 
phấn đấu giảm mặt bằng lãi suất, nhất là lãi suất cho vay trung và dài hạn. 
Bên cạnh đó, NHNN hoàn thiện, trình Thủ tướng Chính phủ đề án chống đô la hóa và 
vàng hóa, trong đó các giải pháp cần có lộ trình triển khai phù hợp với thực tiễn của Việt 
Nam; nghiên cứu có lộ trình, giải pháp huy động và sử dụng vào sản xuất kinh doanh 
nguồn lực vàng và ngoại tệ. 
Bộ Tài chính thực hiện chính sách tài khóa chặt chẽ, hoàn thành kế hoạch phát hành 
trái phiếu Chính phủ, nhưng không làm ảnh hưởng đến việc huy động và tăng trưởng tín 
dụng phục vụ đầu tư sản xuất kinh doanh của nền kinh tế. 
Triệt để tiết kiệm ngân sách nhà nước; kiểm soát chặt chẽ dự toán chi ngân sách nhà 
nước, nhất là kinh phí họp, hội nghị, hội thảo, tiếp khách, đi công tác trong nước, nước 
ngoài, lễ hội, mua sắm ô tô và trang thiết bị đắt tiền của các bộ, ngành trung ương và địa 
phương theo tinh thần triệt để tiết kiệm. Quản lý chặt chẽ việc sử dụng nguồn kinh phí cải 
cách tiền lương của các bộ, ngành trung ương và địa phương.Các bộ, ngành trung ương và 
địa phương triệt để tiết kiệm các khoản chi thường xuyên. 
2.2.2. Nâng cao năng suất, sức cạnh tranh của nền kinh tế 
Chính phủ yêu cầu Bộ Kế hoạch và Đầu tư chủ trì, phối hợp với các Bộ Công Thương, 
Khoa học và Công nghệ cùng các bộ, ngành trung ương và địa phương xây dựng, hoàn 
thiện chính sách hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa, đặc biệt là các doanh nghiệp khởi nghiệp 
đổi mới sáng tạo có tiềm năng phát triển trong một số ngành lĩnh vực có lợi thế cạnh tranh. 
Bộ Khoa học và Công nghệ chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành trung ương và địa 
phương chủ động nghiên cứu về cách mạng công nghiệp lần thứ 4, tác động đến phát triển 
158 TRNG I HC TH  H NI 
kinh tế nước ta và đề xuất cơ chế, chính sách tận dụng tối đa cơ hội của cuộc cách mạng 
công nghiệp lần thứ 4, báo cáo Thủ tướng Chính phủ trong quí 1-2017. 
Các Bộ Tài chính, Tài nguyên và Môi trường, Ngân hàng Nhà nước chủ trì, phối hợp 
với các bộ, ngành trung ương và địa phương thực hiện có hiệu quả các chính sách ưu đãi, 
nhất là về thuế, tín dụng, đất đai, nhân lực để đẩy mạnh ứng dụng công nghệ cao, phát triển 
công nghiệp hỗ trợ, khuyến nông, sản xuất, chế biến, tiêu thụ nông sản, nông nghiệp công 
nghệ cao, hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa. Các địa phương đặt ra các mục tiêu, chỉ tiêu và 
có giải pháp cụ thể để cải thiện từng chỉ số trong Bộ chỉ tiêu đánh giá năng lực cạnh tranh 
cấp tỉnh (PCI) và cải cách hành chính (PAPI). 
2.2.3. Tiếp tục cơ cấu lại nền kinh tế gắn với đổi mới mô hình tăng trưởng 
Chính sách của chính phủ tiếp tục cơ cấu lại nền kinh tế gắn với đổi mới mô hình tăng 
trưởng gồm: tập trung xây dựng và thực hiện cơ cấu lại ba trọng tâm gồm cơ cấu lại đầu tư 
công, doanh nghiệp nhà nước và các tổ chức tín dụng; cơ cấu lại ngân sách nhà nước, nợ 
công và các đơn vị sự nghiệp công lập; cơ cấu lại các ngành, lĩnh vực gắn với đổi mới mô 
hình tăng trưởng nâng cao năng suất, hiệu quả và sức cạnh tranh của nền kinh tế; xúc tiến 
thương mại, mở rộng thị trường xuất khẩu; đẩy mạnh phát triển thị trường nội địa. 
Trong đó, về cơ cấu lại các ngành, lĩnh vực gắn với đổi mới mô hình tăng trưởng nâng 
cao năng suất, hiệu quả và sức cạnh tranh của nền kinh tế, Chính phủ yêu cầu Bộ Nông 
nghiệp và Phát triển nông thôn chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành trung ương và địa 
phương tổ chức triển khai thực hiện quyết liệt cơ cấu lại nông nghiệp; phát triển kinh tế 
nông thôn gắn với xây dựng nông thôn mới; thực hiện chuyển đổi cơ cấu, diện tích cây 
trồng phù hợp với lợi thế và nhu cầu thị trường, thích ứng với biến đổi khí hậu; tập trung 
cải tạo giống và nâng cao năng suất, chất lượng đàn vật nuôi; phát triển đồng bộ khai thác 
và nuôi trồng thủy sản; khuyến khích nuôi công nghiệp, thực hành quy trình nuôi tốt 
(GAP) theo quy chuẩn quốc tế, bảo đảm nguồn gốc, xuất xứ sản phẩm nông nghiệp. 
3. KẾT LUẬN 
Trong giai đoạn 2011- 2015, Việt Nam đối mặt với sự suy giảm tăng trưởng kinh tế do 
nhiều nguyên nhân, trong đó nguyên nhân chính là lạm phát. Tuy nhiên, với sự điều tiết 
kinh tế thông qua một số công cụ chính sách như cắt giảm ngân sách chi tiêu công, tái cơ 
cấu nền kinh tế, lạm phát bước đầu đã được kiềm chế, tăng trưởng và phát triển kinh tế 
được phục hồi, đời sống của người dân được cải thiện, cán cân thương mại được điều 
chỉnh theo hướng đẩy mạnh xuất khẩu. Đây chính là tiền đề, cơ sở, động lực cho những 
bước phát triển, đổi mới tiếp theo của nước ta. 
TP CH KHOA HC − S
 13/2017 159 
TÀI LIỆU THAM KHẢO 
1. Bùi Tất Thắng (2011), “Tăng trưởng kinh tế Việt Nam và vấn đề đặt ra đối với công tác 
nghiên cứu lý luận”, Kỷ yếu Hội thảo khoa học quốc tế “Chất lượng tăng trưởng kinh tế Việt 
Nam: Giai đoạn 2001 - 2010 và định hướng tới năm 2020”. 
2. Ngô Thắng Lợi (2013), “Nhìn lại nửa chặng đường thực hiện kế hoạch vốn đầu tư giai đoạn 
2011-2015 và những điều chỉnh cần thiết cho những năm còn lại”, Kỷ yếu Hội thảo khoa học 
quốc tế “Nhìn lại nửa chặng đường phát triển kinh tế xã hội 5 năm 2011 - 2015 và những điều 
chỉnh chiến lược”. 
3. Diễn đàn Kinh tế Thế giới, Báo cáo Năng lực cạnh tranh toàn cầu các năm từ 2007 đến 2014. 
4. ILO, Báo cáo Con đường đến Cộng đồng Kinh tế ASEAN (AEC) 2015: Những thách thức và 
cơ hội đối với các doanh nghiệp, - 
5. 
nam-2015-va-trien-vong-2016-76096.html 
6. Nguyễn Đức Thành, “Thực trạng kinh tế Việt Nam trong viễn cảnh toàn cầu”, - 
7.  
8. Chính phủ kiên định ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát, - 
lam-phat.html 
IMPACT OF MECHANISMS AND POLICIES FOR RESTRAINT 
INFLATION, STABILITY AND ECONOMIC GROWTH 
 IN VIETNAM, PERIOD 2011-2015 
Abstract: In the period 2011-2015, Vietnam's economy has achieved positive results such 
as economic growth remained at a moderate level and living quality improved; price and 
currency were stable; national financial security was guaranteed... During this period, 
Vietnam's economy also existed certain restrictions such as the balance of the economy 
was not stable; economic growth was still low compared to the possibilities; the 
competitiveness of the economy was weakTherefore, the government has issued policies 
to curb inflation and to increased macroeconomic stability. These policles contribute to 
minimize the weaknesses and to foster achievements of the economy. 
Keywords: Economic growth, inflation, restructuring the economy, macroeconomic 
stability 

File đính kèm:

  • pdftac_dong_cua_co_che_chinh_sach_doi_voi_kiem_che_lam_phat_on.pdf