Sử dụng phương pháp dạy học tích cực vào giảng dạy môn Tư tưởng Hồ Chí Minh

Tóm tắt: Sử dụng phương pháp dạy học tích cực trong dạy học môn Tư tưởng Hồ Chí

Minh có vai trò quan trọng trong đào tạo theo học chế tín chỉ hiện nay. Khi sử dụng một

cách hợp lý phương pháp dạy học tích cực vào việc giảng dạy môn tư tưởng Hồ Chí

Minh sẽ góp phần làm tăng giá trị lý luận cũng như giá trị thực tiễn của môn học, làm

cho bài giảng giảng viên thêm sức hấp dẫn, sinh động, tăng tính thuyết phục đối với sự

nhận thức của sinh viên. Bài viết đã làm rõ thế nào là phương pháp dạy học tích cực

trong dạy học môn tư tưởng Hồ Chí Minh, đặc trưng, vai trò và thực giảng dạy môn Tư

tưởng Hồ Chí Minh, nhằm mục đích góp phần nâng cao chất lượng, đổi mới nội dung

và phương pháp dạy học môn Tư tưởng Hồ Chí Minh ở các Trường Cao đẳng và Đại

học hiện nay

Sử dụng phương pháp dạy học tích cực vào giảng dạy môn Tư tưởng Hồ Chí Minh trang 1

Trang 1

Sử dụng phương pháp dạy học tích cực vào giảng dạy môn Tư tưởng Hồ Chí Minh trang 2

Trang 2

Sử dụng phương pháp dạy học tích cực vào giảng dạy môn Tư tưởng Hồ Chí Minh trang 3

Trang 3

Sử dụng phương pháp dạy học tích cực vào giảng dạy môn Tư tưởng Hồ Chí Minh trang 4

Trang 4

Sử dụng phương pháp dạy học tích cực vào giảng dạy môn Tư tưởng Hồ Chí Minh trang 5

Trang 5

Sử dụng phương pháp dạy học tích cực vào giảng dạy môn Tư tưởng Hồ Chí Minh trang 6

Trang 6

pdf 6 trang xuanhieu 4040
Bạn đang xem tài liệu "Sử dụng phương pháp dạy học tích cực vào giảng dạy môn Tư tưởng Hồ Chí Minh", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Sử dụng phương pháp dạy học tích cực vào giảng dạy môn Tư tưởng Hồ Chí Minh

Sử dụng phương pháp dạy học tích cực vào giảng dạy môn Tư tưởng Hồ Chí Minh
 SỬ DỤNG PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC TÍCH CỰC VÀO GIẢNG DẠY 
 MÔN TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH 
 TS. Nguyễn Thị Thanh Nga 
 Khoa Giáo dục đại cương 
Tóm tắt: Sử dụng phương pháp dạy học tích cực trong dạy học môn Tư tưởng Hồ Chí 
Minh có vai trò quan trọng trong đào tạo theo học chế tín chỉ hiện nay. Khi sử dụng một 
cách hợp lý phương pháp dạy học tích cực vào việc giảng dạy môn tư tưởng Hồ Chí 
Minh sẽ góp phần làm tăng giá trị lý luận cũng như giá trị thực tiễn của môn học, làm 
cho bài giảng giảng viên thêm sức hấp dẫn, sinh động, tăng tính thuyết phục đối với sự 
nhận thức của sinh viên. Bài viết đã làm rõ thế nào là phương pháp dạy học tích cực 
trong dạy học môn tư tưởng Hồ Chí Minh, đặc trưng, vai trò và thực giảng dạy môn Tư 
tưởng Hồ Chí Minh, nhằm mục đích góp phần nâng cao chất lượng, đổi mới nội dung 
và phương pháp dạy học môn Tư tưởng Hồ Chí Minh ở các Trường Cao đẳng và Đại 
học hiện nay. 
Từ khóa: Phương pháp dạy học tích cực, môn Tư tưởng Hồ Chí Minh 
Đặt vấn đề 
 Hiện nay với sự phát triển của cuộc cách mạng Khoa học Công nghệ đã đưa thế 
giới chuyển từ kỉ nguyên công nghệ sang kỉ nguyên thông tin và phát triển tri thức, đồng 
thời tác động đến tất cả các lĩnh vực, làm biến đổi nhanh chóng, sâu sắc đời sống vật 
chất và tinh thần của xã hội. Giáo dục được coi là nền tảng của khoa học công nghệ, là 
chìa khóa mở ra cho nhân loại những kho tàng tri thức mới, là công cụ để nâng cao ý 
thức dân tộc, tinh thần trách nhiệm và năng lực của các thế hệ hiện nay và mai sau. Vì 
vậy, các quốc gia, từ những nước đang phát triển đến những nước phát triển đều nhận 
thức được vị trí, vai trò hàng đầu của giáo dục, đều phải đổi mới giáo dục để có thể đáp 
ứng một cách năng động hơn, hiệu quả hơn, trực tiếp hơn những nhu cầu của sự phát 
triển đất nước. Trong đó, đổi mới phương pháp dạy học là khâu rất quan trọng. Đổi mới 
phương pháp giảng dạy và đánh giá là việc cần phải được tiến hành thường xuyên, liên 
tục nhằm giúp sinh viên chủ động trong việc học, rèn luyện cho sinh viên cách làm việc 
nhóm, phát huy tính sáng tạo, năng động, cách trình bày một vấn đề khoa học, cách 
thuyết trình trước đám đông, cách hùng biện và phản ứng trả lời câu hỏi nhanh và đúng. 
 - 61 - 
Nội dung 
1. Một số khái niệm cơ bản 
 Định hướng đổi mới phương pháp dạy và học đã được xác định trong Nghị quyết 
Trung ương 4 khóa VII (1 - 1993), Nghị quyết Trung ương 2 khóa VIII (12 - 1996), 
được thể chế hóa trong Luật Giáo dục (12 - 1998), được cụ thể hóa trong các chỉ thị của 
Bộ Giáo dục và Đào tạo, đặc biệt là chỉ thị số 15 (4 - 1999). Luật Giáo dục, điều 24, đã 
ghi: "Phương pháp giáo dục phải phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo của 
sinh viên; phù hợp với đặc điểm của từng lớp học, môn học; bồi dưỡng phương pháp tự 
học, rèn luyện kĩ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn; tác động đến tình cảm, đem lại 
niềm vui, hứng thú học tập cho sinh viên". Có thể nói cốt lõi của đổi mới dạy và học là 
hướng tới hoạt động học tập chủ động, chống lại thói quen học tập thụ động. 
 Phương pháp dạy học tích cực là một thuật ngữ rút gọn, được dùng ở nhiều nước 
để chỉ những phương pháp giáo dục, dạy học theo hướng phát huy tính tích cực, chủ 
động, sáng tạo của người học. 
 "Tích cực" trong phương pháp dạy học - tích cực được dùng với nghĩa là hoạt 
động, chủ động, trái nghĩa với không hoạt động, thụ động chứ không dùng theo nghĩa 
trái với tiêu cực. 
 “Phương pháp dạy học tích cực”: là hướng tới việc hoạt động hóa, tích cực hóa 
hoạt động nhận thức của người học, nghĩa là tập trung vào phát huy tính tích cực của 
người học chứ không phải là tập trung vào phát huy tính tích cực của người dạy. Tuy 
nhiên để dạy học theo phương pháp tích cực thì giảng viên phải nỗ lực nhiều so với dạy 
theo phương pháp thụ động. Muốn đổi mới cách học phải đổi mới cách dạy. Cách dạy 
chỉ đạo cách học, nhưng ngược lại thói quen học tập của sinh viên cũng ảnh hưởng tới 
cách dạy của thầy. 
 Trong thời gian qua, mặc dù đã có những nỗ lực đổi mới phương pháp dạy học 
đáng ghi nhận trong toàn ngành nhưng Báo cáo chính trị của Ban chấp hành Trung ương 
Đảng Cộng sản Việt Nam lần thứ XI vẫn tiếp tục nhận định: chương trình, nội dung, 
phương pháp dạy và học còn lạc hậu, đổi mới chậm. Nghị quyết Đại hội Đảng lần này 
đặt ra yêu cầu đổi mới cẳn bản và toàn diện nền giáo dục nước nhà, một nhiệm vụ hết 
sức to lớn cho toàn ngành Giáo dục nước ta, trong đó có việc tiếp tục đẩy mạnh đổi mới 
phương pháp dạy học. 
2. Đặc trưng của phương pháp dạy học tích cực. 
 Thứ nhất, dạy và học thông qua tổ chức các hoạt động học tập cho sinh viên. 
 - 62 - 
 Trong phương pháp dạy học tích cực, người học là đối tượng của hoạt động "dạy", 
đồng thời là chủ thể của hoạt động "học" được cuốn hút vào các hoạt động học tập do 
giảng viên tổ chức và chỉ đạo, thông qua đó tự lực khám phá những điều mình chưa rõ 
chứ không phải thụ động tiếp thu những tri thức đã được giảng viên sắp đặt. Được đặt 
vào những tình huống của đời sống thực tế, người học trực tiếp quan sát, thảo luận, giải 
quyết vấn đề đặt ra theo cách suy nghĩ của mình, từ đó nắm được kiến thức, kĩ năng 
mới, vừa nắm được phương pháp "làm ra" kiến thức, kĩ năng đó, không rập theo những 
khuôn mâu sẵn có, được bộc lộ và phát huy tiềm năng sáng tạo. Dạy theo cách này giảng 
viên không chỉ giản đơn truyền đạt tri thức mà còn hướng dẫn hành động. Chương trình 
dạy học phải giúp cho sinh viên biết hành động và tích cực tham gia các chương trình 
hành động của cộng đồng. 
 Thứ 2, dạy và học chú trọng rèn luyện phương pháp tự học. 
 Phương pháp tích cực xem việc rèn luyện phương pháp học tập cho sinh viên 
không chỉ là một biện pháp nâng cao hiệu quả dạy học mà còn là một mục tiêu dạy 
học đặc biệt là đối với môn Tư tưởng Hồ Chí Minh. Trong xã hội hiện đại đang biến 
đổi nhanh, với sự bùng nổ thông tin, khoa học, kĩ thuật, công nghệ phát triển như vũ 
bão thì không thể nhồi nhét vào đầu óc sinh viên khối lượng kiến thức ngày càng nhiều. 
Phải quan tâm dạy cho học sinh phương pháp học ngay từ bậc Tiểu học và càng lên 
bậc học cao hơn càng phải được chú trọng. Trong các phương pháp học thì cốt lõi là 
phương pháp tự học. Nếu rèn luyện cho người học có được phương pháp, kĩ năng, thói 
quen, ý chí tự học thì sẽ tạo cho họ lòng ham học, khơi dậy nội lực vốn có trong mỗi 
con người, kết quả học tập sẽ được nhân lên gấp bội. Vì vậy, ngày nay người ta nhấn 
mạnh mặt hoạt động học trong qúa trình dạy học, nỗ lực tạo ra sự chuyển biến từ học 
tập thụ động sang tự học chủ động, đặt vấn đề phát triển tự học ngay trong trường phổ 
thông, không chỉ tự học ở nhà sau bài lên lớp mà tự học cả trong tiết học có sự hướng 
dẫn của giảng viên. 
3. Vai trò của phương pháp dạy học tích cực đối với việc giảng dạy môn Tư tưởng 
Hồ Chí Minh 
 Việc dạy và học tư tưởng Hồ Chí Minh trong các trường Cao đẳng, Đại học, cũng 
như trong hệ thống Giáo dục và Đào tạo hiện nay đang được thực hiện tích cực. Song 
có thể nói, việc đó chưa đạt đến trình độ phát triển mạnh với hiệu quả cao nhất. Để cho 
việc học tập, giảng dạy Tư tưởng Hồ Chí Minh phát triển mạnh cả về bề nổi, bề rộng và 
đi sâu được vào cuộc sống, nhất định phải đổi mới phương pháp giảng dạy, nhằm làm 
cho người học nắm được thực chất cách mạng, khoa học, sự thống nhất giữa lý luận và 
thực tiễn, nói đi đôi với làm trong Tư tưởng Hồ Chí Minh, để người học thực sự vừa học 
tập, vừa làm theo tư tưởng cuả Người. 
 - 63 - 
 Hơn nữa, cần đổi mới phương pháp giảng dạy sao cho người học tăng cường sức 
đề kháng đối với sự xuyên tạc của các thế lực thù địch đối với Tư tưởng Hồ Chí Minh. 
Cần đổi mới phương pháp giảng dạy Tư tưởng Hồ Chí Minh, nhằm khắc phục tình trạng 
người giảng đọc cho người học chép. Học sinh, sinh viên học thuộc lòng, không suy 
nghĩ, không vận dụng được kiến thức vào cuộc sống. Khắc phục việc học tập để phô 
trương, chỉ có hình thức, tốn kém, ít tác dụng. Vai trò của phương pháp dạy học tích cực 
vào giảng dạy môn Tư tưởng Hồ Chí Minh giúp cho sinh viên lĩnh hội tri thức. Nếu 
giảng viên giảng theo phương pháp “đọc - chép” thì sinh viên phải học thuộc lòng (học 
vẹt) để ghi nhớ những tri thức đó (có thể hoàn toàn không hiểu gì) còn nếu giảng viên 
sử dụng phương pháp dạy học tích cực dẫn dắt quá trình học tập của sinh viên qua việc 
giải quyết vấn đề, phát huy vai trò chủ đạo của giảng viên trong quá trình dạy học ở bậc 
đại học và cao đẳng. 
 Sinh viên một mặt là đối tượng của hoạt động dạy, mặt khác là chủ thể của hoạt 
động nhận thức có tính chất nghiên cứu. Sinh viên là chủ thể của hoạt động tích cực, 
độc lập, sáng tạo nhằm chiếm lĩnh tri thức, kỹ năng, kỹ xảo có liên quan đến nghề nghiệp 
tương lai của mình. Trong quá trình dạy học đại học dưới sự tổ chức, điều khiển, hoạt 
động học của giảng viên, sinh viên có thể tự tổ chức, tự điều khiển hoạt động nhận thức 
của bản thân. Tính tích cực, chủ động của sinh viên trong quá trình học tập sẽ tác động 
lại hoạt động giảng dạy của giảng viên. Do dó, đổi mới phương pháp dạy học là vấn đề 
vô cùng cấp thiết, nhằm phát huy cao độ tính tích cực, sáng tạo của sinh viên trong quá 
trình dạy học hiện nay. 
 Giảng viên là người hướng dẫn, tổ chức điều khiển hoạt động học tập của sinh 
viên. Sinh viên là chủ thể chính trong quá trình đào tạo. Dưới sự tổ chức, điều khiển của 
giảng viên, sinh viên chiếm lĩnh tri thức, kỹ năng bằng chính hành động học tập của 
mình. Do đó giảng viên cần đầu tư thời gian, trí tuệ nghiên cứu và tổ chức, dẫn dắt để 
sinh viên khám phá bản chất vấn đề bài học. Sinh viên ghi nhớ vững chắc và lâu dài 
những tri thức cơ bản đó là những tư tưởng chủ đạo, những luận điểm, những nguyên lý 
chủ yếu của khoa học chứ không phải là những chi tiết vụn vặt. Thông qua quá trình 
nắm vững hệ thống tri thức, kỹ năng giúp sinh viên có khả năng năng động, có năng lực 
thích ứng cao trong quá trình lĩnh hội và vận dụng tri thức trong các tình huống quen 
thuộc mà còn vào các tình huống mới muôn màu muôn vẻ trong thực tiễn nghề nghiệp 
trong tương lai. 
4. Thực trạng giảng dạy môn Tư tưởng Hồ Chí Minh hiện nay tại trường Cao đẳng 
Sư phạm Trung ương 
 Trong quá trình giảng dạy tại trường Cao đẳng Sư phạm Trung ương, tôi nhận 
thấy dạy theo phương pháp dạy học tích cực, giảng viên phải vận dụng tổng hợp tất cả 
 - 64 - 
các phương pháp phối hợp một cách linh hoạt cả phương pháp dạy học truyền thống và 
phương pháp dạy học hiên đại vào quá trình giảng dạy như thuyết trình, nêu vấn đề, thảo 
luận nhóm, tiểu luận, khuyến khích sự trao đổi đối thoại hợp tác giữa giảng viên với sinh 
viên, giữa sinh viên với nhau. Qua đó phát huy vai trò tích cực, chủ động sáng tạo của 
sinh viên, hướng dẫn họ biết cách tự học, tự nghiên cứu của sinh viên. Theo tôi giảng 
viên là nhân tố quyết định sự thành công của đổi mới phương pháp giảng dạy và đánh 
giá trong đào tạo nói chung và đặc biệt là đối với việc sử dụng các phương pháp giảng 
dạy tích cực vào môn Tư tưởng Hồ Chí Minh, nhất là đối với sinh viên hiện nay chất 
lượng đầu vào thấp, ý thức tự học tự nghiên cứu của sinh viên nhất định không thể cao 
được và không đồng đều. Vì vậy mỗi giảng viên phải nhận thức một cách đúng đắn sự 
tất yếu phải đổi mới, từ đó chủ động suy nghĩ, tìm tòi vận dụng linh hoạt các phương 
pháp và các hình thức tổ chức dạy học khác nhau nhằm định hướng gợi mở dẫn dắt sinh 
viên, giúp họ biết cách tự học, tự nghiên cứu có kết quả cao nhất. Chính vì lẽ đó môn 
Tư tưởng Hồ Chí Minh với khối lượng kiến thức nhiều, thời gian lại bị rút ngắn từ 3 đơn 
vị học trình còn 2 tín chỉ, nhưng nội dung kiến thức không có gì thay đổi nên tôi suy 
nghĩ nội dung nào nên giảng sâu cho sinh viên theo phương pháp thuyết trình, nêu vấn 
đề còn nội dung nào để sinh viên thảo luận theo nhóm. Do đó, thực tế giảng dạy môn 
Tư tưởng Hồ Chí Minh hiện nay cho thấy việc dạy học của giảng viên vẫn là thuyết trình 
trên lớp. Bên cạnh đó trong quá trình dạy học giảng viên ít kết hợp được với những 
phương pháp dạy học tích cực khác, làm cho người học bị động trong việc học tập và 
lĩnh hội tri thức, làm cho ý thức học tập của đa số sinh viên không cao, phổ biến chỉ là 
đối phó để thi. 
 Để khắc phục thực trạng trên tất yếu cần phải đổi mới phương pháp dạy học và 
cần thiết phải sử dụng các phương pháp dạy học tích cực vào trong quá trình giảng dạy 
của giảng viên nhằm mục đích đạt hiệu quả cao trong quá trình học tập của sinh viên. 
 Để nâng cao hiệu quả giảng dạy môn Tư tưởng Hồ Chí Minh, đòi hỏi chúng ta 
phải đổi mới phương pháp, sử dụng kết hợp nhiều phương pháp khác nhau nhằm thực 
hiện mục tiêu dạy học theo nhiều cấp độ khác nhau. Hơn nữa, khi giáo dục Việt Nam 
hiện nay đang chuyển từ tiếp cận kiến thức sang tiếp cận năng lực, khi về bản chất yêu 
cầu của việc học tập môn Tư tưởng Hồ Chí Minh là biết vận dụng những vấn đề lý luận 
đó vào thực tiễn cuộc sống và công việc thì việc sử dụng nhiều phương pháp dạy học 
bên cạnh phương pháp thuyết trình là một đòi hỏi tất yếu. Người giảng viên phải nắm 
rõ mục tiêu, nội dung của từng phần giảng cũng như đối tượng sinh viên để có thể lựa 
chọn những phương pháp phù hợp và hiệu quả nhất 
 - 65 - 
Kết luận 
 Để nâng cao hiệu quả giảng dạy môn Tư tưởng Hồ Chí Minh, đòi hỏi chúng ta 
phải đổi mới phương pháp, sử dụng kết hợp nhiều phương pháp khác nhau nhằm thực 
hiện mục tiêu dạy học theo nhiều cấp độ khác nhau. Hơn nữa, khi giáo dục Việt Nam 
hiện nay đang chuyển từ tiếp cận kiến thức sang tiếp cận năng lực, khi về bản chất yêu 
cầu của việc học tập môn Tư tưởng Hồ Chí Minh là biết vận dụng những vấn đề lý luận 
đó vào thực tiễn cuộc sống và công việc thì việc sử dụng nhiều phương pháp dạy học 
bên cạnh phương pháp thuyết trình là một đòi hỏi tất yếu. Người giảng viên phải nắm 
rõ mục tiêu, nội dung của từng phần giảng cũng như đối tượng sinh viên để có thể lựa 
chọn những phương pháp phù hợp và hiệu quả nhất. 
 - 66 - 

File đính kèm:

  • pdfsu_dung_phuong_phap_day_hoc_tich_cuc_vao_giang_day_mon_tu_tu.pdf