Sơ thảo lần thứ nhất những luận cương về vấn đề dân tộc và vấn đề thuộc địa của V.I. Lênin đối với sự hình thành con đường cách mạng của Nguyễn Ái Quốc

Tóm tắt

Sơ thảo lần thứ nhất những luận cương về vấn đề dân tộc và vấn đề thuộc địa của

V.I. Lênin là một đóng góp quan trọng vào học thuyết Mác - Lênin, vào quá trình

hoạt động của Quốc tế Cộng sản, nhất là ở Đại hội II và vào sự phát triển của

phong trào cộng sản, công nhân quốc tế. Trên hành trình tìm đường cứu nước,

Nguyễn Ái Quốc - Hồ Chí Minh đã tìm thấy con đường giải phóng cho dân tộc

Việt Nam khi đọc Sơ thảo lần thứ nhất những luận cương về vấn đề dân tộc và vấn

đề thuộc địa. Tư tưởng của Lênin trong Luận cương như thắp sáng cho Nguyễn Ái

Quốc một niềm tin, đặt cơ sở, nền tảng vững chắc về mặt lý luận để Người có thể

hình thành con đường cách mạng Việt Nam.

Sơ thảo lần thứ nhất những luận cương về vấn đề dân tộc và vấn đề thuộc địa của V.I. Lênin đối với sự hình thành con đường cách mạng của Nguyễn Ái Quốc trang 1

Trang 1

Sơ thảo lần thứ nhất những luận cương về vấn đề dân tộc và vấn đề thuộc địa của V.I. Lênin đối với sự hình thành con đường cách mạng của Nguyễn Ái Quốc trang 2

Trang 2

Sơ thảo lần thứ nhất những luận cương về vấn đề dân tộc và vấn đề thuộc địa của V.I. Lênin đối với sự hình thành con đường cách mạng của Nguyễn Ái Quốc trang 3

Trang 3

Sơ thảo lần thứ nhất những luận cương về vấn đề dân tộc và vấn đề thuộc địa của V.I. Lênin đối với sự hình thành con đường cách mạng của Nguyễn Ái Quốc trang 4

Trang 4

Sơ thảo lần thứ nhất những luận cương về vấn đề dân tộc và vấn đề thuộc địa của V.I. Lênin đối với sự hình thành con đường cách mạng của Nguyễn Ái Quốc trang 5

Trang 5

Sơ thảo lần thứ nhất những luận cương về vấn đề dân tộc và vấn đề thuộc địa của V.I. Lênin đối với sự hình thành con đường cách mạng của Nguyễn Ái Quốc trang 6

Trang 6

Sơ thảo lần thứ nhất những luận cương về vấn đề dân tộc và vấn đề thuộc địa của V.I. Lênin đối với sự hình thành con đường cách mạng của Nguyễn Ái Quốc trang 7

Trang 7

Sơ thảo lần thứ nhất những luận cương về vấn đề dân tộc và vấn đề thuộc địa của V.I. Lênin đối với sự hình thành con đường cách mạng của Nguyễn Ái Quốc trang 8

Trang 8

Sơ thảo lần thứ nhất những luận cương về vấn đề dân tộc và vấn đề thuộc địa của V.I. Lênin đối với sự hình thành con đường cách mạng của Nguyễn Ái Quốc trang 9

Trang 9

Sơ thảo lần thứ nhất những luận cương về vấn đề dân tộc và vấn đề thuộc địa của V.I. Lênin đối với sự hình thành con đường cách mạng của Nguyễn Ái Quốc trang 10

Trang 10

Tải về để xem bản đầy đủ

pdf 11 trang xuanhieu 8500
Bạn đang xem 10 trang mẫu của tài liệu "Sơ thảo lần thứ nhất những luận cương về vấn đề dân tộc và vấn đề thuộc địa của V.I. Lênin đối với sự hình thành con đường cách mạng của Nguyễn Ái Quốc", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Sơ thảo lần thứ nhất những luận cương về vấn đề dân tộc và vấn đề thuộc địa của V.I. Lênin đối với sự hình thành con đường cách mạng của Nguyễn Ái Quốc

Sơ thảo lần thứ nhất những luận cương về vấn đề dân tộc và vấn đề thuộc địa của V.I. Lênin đối với sự hình thành con đường cách mạng của Nguyễn Ái Quốc
àn thế giới. 
 Luận cƣơng đã giúp những ngƣời yêu nƣớc và cộng sản trên toàn thế giới hiểu rõ 
hơn về vai trò, vị trí của cách mạng thuộc địa. Từ đó, họ có những suy nghĩ và hành 
động đúng đắn nhằm tìm ra con đƣờng cứu nƣớc cho dân tộc mình và giúp đỡ, ủng hộ 
thiết thực đối với phong trào cách mạng chung của toàn thế giới. Hàng loạt các Đảng 
Cộng sản ở nhiều nƣớc tƣ bản chủ nghĩa và thuộc địa đƣợc thành lập nhƣ: Đảng Cộng 
sản Anh, Đảng Cộng sản Pháp, Đảng Cộng sản Inđônêxia (1920), Đảng Cộng sản Trung 
Quốc, Đảng Cộng sản Mông Cổ, Đảng Cộng sản Italia, Đảng Cộng sản Ai Cập, Đảng 
Cộng sản Nam Phi (1921), Đảng Cộng sản Nhật Bản, Đảng Cộng sản Braxin (1922), 
Đảng Cộng sản Cuba (1925), Đảng Cộng sản Việt Nam (1930)... 
2.2. Ảnh hưởng của Luận cương đối với sự hình thành con đường cách mạng Việt 
Nam của Nguyễn Ái Quốc 
 Sơ thảo lần thứ nhất những luận cương về vấn đề dân tộc và vấn đề thuộc địa đã 
giúp các dân tộc nhỏ yếu, thuộc địa và phụ thuộc tìm thấy con đƣờng đi cho dân tộc 
mình: con đường cách mạng vô sản. Trong hàng loạt các nƣớc tìm thấy và lựa chọn 
 143| 
Phần II. Hồ Chí Minh tiếp thu, kiên định, vận dụng và phát triển sáng tạo chủ nghĩa Mác - Lênin vào Việt Nam 
con đƣờng cách mạng vô sản vào những năm nửa đầu thế kỷ XX thì Việt Nam là một 
trong những nƣớc sớm nhất và tiêu biểu nhất. 
 Việc tìm ra con đƣờng cách mạng vô sản “để cho cả dân tộc theo đi” là một quá 
trình đấu tranh, lựa chọn đầy gian khổ chứ không phải ngẫu nhiên. Chỉ có lòng yêu 
nƣớc nồng nàn, ý chí quyết tâm sắt đá và phƣơng pháp tƣ duy sáng suốt của một bậc 
anh minh mới đƣa Ngƣời đến với sự lựa chọn lịch sử ấy. Tƣ duy về con đƣờng giải 
phóng dân tộc của Nguyễn Ái Quốc - Hồ Chí Minh đƣợc hình thành trên cơ sở nền tảng 
văn hoá, thực tiễn của dân tộc và thời đại và vào những phẩm chất cá nhân của Ngƣời. 
 Trƣớc yêu cầu cấp bách phải tìm một con đƣờng cứu nƣớc mới, bằng thiên tài trí 
tuệ và nhãn quan chính trị sắc bén, ngày 05/6/1911, Nguyễn Ái Quốc ra nƣớc ngoài tìm 
đƣờng cứu nƣớc. Ngƣời đã qua nhiều quốc gia trên thế giới, nhất là các nƣớc tƣ bản 
phát triển nhƣ Mỹ, Pháp, Anh. Qua nghiên cứu lý luận và khảo sát thực tiễn các cuộc 
cách mạng tƣ sản Mỹ và Pháp, đồng thời tham gia lao động và đấu tranh trong hàng 
ngũ giai cấp công nhân và nhân dân lao động thuộc đủ các màu da, Ngƣời nhận ra rằng, 
những cuộc cách mạng ấy là “những cuộc cách mạng chƣa đến nơi”, nghĩa là cách 
mạng rồi mà nhân dân lao động ở đó vẫn chƣa đƣợc giải phóng, vẫn còn bị áp bức, bóc 
lột và rất cực khổ. Vì vậy, sự nghiệp cứu nƣớc, giải phóng dân tộc khỏi mọi áp bức, 
bóc lột không thể đi theo con đƣờng của những cuộc cách mạng đó, mà phải theo con 
đƣờng khác. 
 Cuối năm 1917, Ngƣời từ nƣớc Anh trở lại nƣớc Pháp và tham gia các hoạt động 
xã hội, đặc biệt Ngƣời rất quan tâm tìm hiểu Cách mạng tháng Mƣời Nga. Ngƣời ủng 
hộ cuộc đấu tranh của nhân dân Nga chống lại sự can thiệp của bọn đế quốc, nhƣng 
chƣa hiểu rõ ý nghĩa của Cách mạng tháng Mƣời. Tháng 7/1920, Nguyễn Ái Quốc 
đƣợc đọc Sơ thảo lần thứ nhất những luận cương về vấn đề dân tộc và vấn đề thuộc địa 
đăng trên báo Nhân đạo của Đảng Xã hội Pháp. Ngƣời tìm thấy sự chỉ dẫn về con 
đƣờng cách mạng giải phóng dân tộc ở các nƣớc thuộc địa nói chung và ở Việt Nam 
nói riêng ở những luận điểm 5, 6, 8, 9, 11 của Luận cương. Những luận điểm ấy đã 
nhấn mạnh rằng, cần phải có sự giúp đỡ của các Đảng cộng sản và giai cấp công nhân ở 
các nƣớc tiên tiến đối với cuộc đấu tranh của các dân tộc thuộc địa và lạc hậu; tất cả 
những ngƣời vô sản và quần chúng lao động của các nƣớc trên thế giới cùng nhau tiến 
hành một cuộc đấu tranh cách mạng chung; đối với các dân tộc thuộc địa, phụ thuộc và 
nhỏ yếu, không có con đƣờng nào khác ngoài con đƣờng liên minh với nƣớc Cộng hòa 
Xô viết. Nguyễn Ái Quốc tìm thấy ở Luận cƣơng của Lênin con đƣờng giải phóng dân 
tộc và rút ra kết luận quan trọng: “Muốn cứu nước và giải phóng dân tộc, không có con 
đường nào khác con đường cách mạng vô sản” [4; tr.314]. 
|144 
 “100 năm Chủ tịch Hồ Chí Minh đến với chủ nghĩa Mác - Lênin” (1920 - 2020) 
 Đi theo con đƣờng cách mạng vô sản có nghĩa là cần phải xây dựng khối đoàn kết 
và liên minh chiến đấu với giai cấp vô sản thế giới, trong đó có giai cấp công nhân và 
nhân dân lao động chính quốc. Ngƣời cho rằng: “Dù màu da có khác nhau, trên đời này 
chỉ có hai giống người: giống người bóc lột và giống người bị bóc lột. Mà cũng chỉ có 
một mối tình hữu ái là thật mà thôi: tình hữu ái vô sản” [2; tr.266]. 
 Tại Đại hội lần thứ 18 của Đảng Xã hội Pháp họp ở thành phố Tua, Nguyễn Ái 
Quốc đã “bỏ phiếu tán thành gia nhập Quốc tế III” và “hoàn toàn tin theo Lênin, tin 
theo Quốc tế III” [5; tr.471]. Ngƣời từ chối Quốc tế II vì nó ủng hộ chính sách đế quốc 
chủ nghĩa mà bọn tƣ bản thực hiện ở các nƣớc thuộc địa, hoặc nếu có nói quyền tự 
quyết thì chỉ đáp ứng cho các dân tộc da trắng, lờ đi các dân tộc da đen hoặc chỉ nói 
quyền tự trị văn hóa. Nguyễn Ái Quốc đứng về phía Quốc tế III vì nó giải quyết hợp lý 
vấn đề giai cấp và dân tộc, không chỉ quan tâm giải phóng nhân dân lao động và vô sản 
chính quốc, mà còn giải phóng các dân tộc bị áp bức, trong đó có Việt Nam. Giải thích 
một cách ngắn gọn lý do ủng hộ Quốc tế III, Ngƣời nói: “Tự do cho đồng bào tôi, độc 
lập cho Tổ quốc tôi, đấy là tất cả những gì tôi muốn, đấy là tất cả những gì tôi hiểu” 
[7; tr.65]. 
 Dƣới ánh sáng Luận cƣơng của Lênin, Nguyễn Ái Quốc nhận thấy rằng, tinh thần 
yêu nƣớc, tinh thần dân tộc cần phải gắn bó chặt chẽ với tinh thần quốc tế vô sản và 
vấn đề độc lập dân tộc của Việt Nam cần phải gắn bó khăng khít với phong trào cách 
mạng thế giới. Muốn giành thắng lợi hoàn toàn, các dân tộc thuộc địa và phụ thuộc 
phải thực hiện cuộc cách mạng không ngừng, phải giữ vững tính độc lập của phong 
trào vô sản, thực hiện cuộc cách mạng giải phóng dân tộc dƣới sự lãnh đạo của giai cấp 
công nhân - có thể liên minh với giai cấp tƣ sản dân tộc và các giai cấp, tầng lớp khác, 
nhƣng không đƣợc xa rời mục tiêu của mình là thủ tiêu giai cấp. Trong lý luận cũng 
nhƣ trong hoạt động thực tiễn, Nguyễn Ái Quốc luôn nhấn mạnh mối quan hệ khăng 
khít giữa cách mạng ở thuộc địa và cách mạng ở chính quốc. Ngƣời viết: “Chủ nghĩa 
tư bản là một con đỉa, có một cái vòi bám vào giai cấp vô sản ở chính quốc và một cái 
vòi khác bám vào giai cấp vô sản ở các thuộc địa. Nếu người ta muốn giết con vật ấy, 
người ta phải đồng thời cắt cả hai vòi” [2; tr.298]; đồng thời, kêu gọi giai cấp công 
nhân ở các nƣớc phƣơng Tây phải đẩy mạnh việc ủng hộ cuộc đấu tranh giải phóng dân 
tộc của các nƣớc thuộc địa. Trong những bài phát biểu tại Đại hội V Quốc tế Cộng sản, 
Ngƣời nói: “Tất cả các đồng chí đều biết rằng, hiện nay nọc độc và sức sống của con 
rắn độc tư bản chủ nghĩa đang tập trung ở các thuộc địa hơn là ở chính quốc. Các 
 145| 
Phần II. Hồ Chí Minh tiếp thu, kiên định, vận dụng và phát triển sáng tạo chủ nghĩa Mác - Lênin vào Việt Nam 
thuộc địa cung cấp nguyên liệu cho các nhà máy; các thuộc địa cung cấp binh lính cho 
quân đội của chủ nghĩa đế quốc. Các thuộc địa trở thành nền tảng của lực lượng phản 
cách mạng” [2; tr.274]. Vì vậy, muốn đánh thắng chủ nghĩa đế quốc, trƣớc hết cần xóa 
bỏ hệ thống thuộc địa của nó. Từ đó, Ngƣời đề xuất luận điểm: “Cách mạng giải phóng 
dân tộc cần chủ động và có thể giành thắng lợi trước cách mạng vô sản ở chính quốc 
và bằng thắng lợi đó, tác động mạnh mẽ đối với cách mạng ở chính quốc”. Luận điểm 
này đƣợc coi là một sáng tạo lớn của Nguyễn Ái Quốc về cách mạng giải phóng dân 
tộc, là sự bổ sung quan trọng vào kho tàng lý luận của chủ nghĩa Mác - Lênin. 
 Từ khi trở thành ngƣời cộng sản, cùng với việc thực hiện những nhiệm vụ đối với 
phong trào cộng sản và công nhân quốc tế, Nguyễn Ái Quốc xúc tiến mạnh mẽ việc 
nghiên cứu lý luận giải phóng dân tộc theo học thuyết cách mạng vô sản của chủ nghĩa 
Mác - Lênin để truyền bá vào nƣớc ta, từng bƣớc chuẩn bị về tƣ tƣởng, chính trị và tổ 
chức cho việc thành lập chính Đảng Cộng sản ở Việt Nam 
 Từ năm 1921 đến tháng 2/1930, Nguyễn Ái Quốc hoạt động cách mạng sôi nổi ở 
nhiều nƣớc: Pháp, Liên Xô, Trung Quốc, Pháp, Bỉ, Đức, Xiêm. Trong thời gian này, 
Ngƣời xuất bản tác phẩm Bản án chế độ thực dân Pháp năm 1925 và tác phẩm Đường 
Kách mệnh năm 1927. Thông qua hai tác phẩm này, Nguyễn Ái Quốc hình thành hệ 
thống luận điểm chính trị tuyên truyền về nƣớc (sau này phát triển thành những nội 
dung cơ bản trong Cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng) nhƣ sau: 
 Vạch rõ bản chất phản động của chủ nghĩa thực dân, xác định chủ nghĩa thực dân là 
kẻ thù chung của các dân tộc thuộc địa, của giai cấp công nhân và nhân dân lao động trên 
thế giới, là kẻ thù trực tiếp và nguy hại nhất của nhân dân các nƣớc thuộc địa... 
 Tính chất và nhiệm vụ của cách mạng Việt Nam là làm cuộc cách mạng giải 
phóng dân tộc, mở đường tiến lên chủ nghĩa xã hội. Hai giai đoạn cách mạng này có 
quan hệ mật thiết, tác động qua lại lẫn nhau. 
 Xác định cách mạng giải phóng dân tộc là một bộ phận của cách mạng vô sản thế 
giới. Cách mạng giải phóng dân tộc ở các nƣớc thuộc địa và cách mạng chính quốc có 
mối quan hệ chặt chẽ với nhau, hỗ trợ cho nhau, nhƣng không phụ thuộc vào nhau. 
Cách mạng giải phóng dân tộc có thể thành công trƣớc cách mạng chính quốc, góp 
phần thúc đẩy cách mạng chính quốc. 
 Về lực lượng cách mạng: Cách mạng là sự nghiệp chung của quần chúng nhân dân, 
chứ không phải việc của một vài ngƣời, công nông là chủ, là gốc của cách mệnh; còn học 
trò, nhà buôn nhỏ, điền chủ nhỏ, là bầu bạn cách mệnh của công nông. 
|146 
 “100 năm Chủ tịch Hồ Chí Minh đến với chủ nghĩa Mác - Lênin” (1920 - 2020) 
 Về phương pháp cách mạng: Ngƣời nhấn mạnh đến việc phải giác ngộ và tổ chức 
quần chúng cách mạng, phải làm cho quần chúng hiểu rõ mục đích cách mạng, biết đồng 
tâm hiệp lực, làm cách mạng phải biết cách làm, phải có mưu chước 
 Về đoàn kết quốc tế: Đặt cách mạng Việt Nam là một bộ phận của cách mạng thế 
giới; phải thực hiện sự liên minh, đoàn kết với các lực lƣợng cách mạng thế giới. 
 Về vai trò lãnh đạo của Đảng: Muốn đƣa cách mạng đến thắng lợi, trước hết phải 
có Đảng cách mệnh. Đảng có vững thì cách mệnh mới thành công, cũng như người cầm 
lái có vững thì thuyền mới chạy. Đảng đó phải lấy chủ nghĩa Mác - Lênin làm hệ tƣ 
tƣởng và vận dụng học thuyết đó vào Việt Nam. 
 Đường Kách mệnh tạo nên bƣớc ngoặt trong nhận thức về đƣờng lối cách mạng 
giải phóng dân tộc của Hồ Chí Minh và của dân tộc. Điểm mới của cuốn sách so với lý 
luận cách mạng trƣớc đó là trình bày một cách hệ thống về đối tƣợng cách mạng, các 
loại cách mạng trong lịch sử và điều cần thiết phải làm cách mạng “cho đến nơi” (tức 
cách mạng triệt để), về gắn cách mạng giải phóng dân tộc với cách mạng vô sản thế 
giới và điều kiện phải có để bảo đảm cho cách mạng thắng lợi Nội dung và thực chất 
của lý luận cách mạng trong cuốn sách là chƣa từng có ở nƣớc ta. Cuốn sách ra đời nhƣ 
là kết quả của hàng loạt thử nghiệm cách mạng trƣớc đó của dân tộc. Lập trƣờng yêu 
nƣớc của Nguyễn Ái Quốc đƣợc sự dẫn đƣờng của tƣ tƣởng Lênin trong Sơ thảo lần 
thứ nhất những luận cương về vấn đề dân tộc và vấn đề thuộc địa đã giúp Ngƣời tạo ra 
một lý luận mới về con đƣờng giải phóng dân tộc Việt Nam - một bƣớc ngoặt thật sự 
trong lý luận giải phóng dân tộc. 
 Có thể khẳng định, những tƣ tƣởng cơ bản trong Luận cương có nhiều điểm phù 
hợp với tƣ tƣởng của Nguyễn Ái Quốc, đặc biệt là sự đau xót của Ngƣời trƣớc nỗi 
thống khổ của quần chúng lao động khắp thế giới và sự quan tâm đến vấn đề giải 
phóng các dân tộc thuộc địa cũng nhƣ tinh thần đoàn kết của quần chúng lao động 
trong đấu tranh. Chính những nội dung lớn đó mang lại sự vui mừng, phấn khởi cho 
Nguyễn Ái Quốc khi tiếp cận, tiếp thu những tƣ tƣởng cơ bản của Lênin trong Sơ thảo 
luận cương. Sau này, Ngƣời đã kể lại: “Luận cương của Lênin làm cho tôi rất cảm 
động, phấn khởi, sáng tỏ, tin tưởng biết bao! Tôi vui mừng đến phát khóc lên. Ngồi một 
mình trong buồng mà tôi nói to lên như đang nói trước quần chúng đông đảo: “Hỡi đồng 
bào bị đọa đày đau khổ! Đây là cái cần thiết cho chúng ta, đây là con đường giải phóng 
chúng ta!”. Từ đó, tôi hoàn toàn tin theo Lênin, tin theo Quốc thế thứ ba” [5; tr.471]. 
Chính Ngƣời đã viết thƣ bằng tiếng Pháp gửi Quốc tế Cộng sản cho biết, Luận cƣơng 
này có ảnh hƣởng rất lớn đến sự hình thành thế giới quan và giúp Ngƣời dứt khoát đi 
theo Quốc tế III. 
 147| 
Phần II. Hồ Chí Minh tiếp thu, kiên định, vận dụng và phát triển sáng tạo chủ nghĩa Mác - Lênin vào Việt Nam 
III. KẾT LUẬN 
 Vấn đề dân tộc - thuộc địa đã chiếm một vị trí to lớn trong công tác Đại hội II của 
Quốc tế Cộng sản. V.I. Lênin đã có vai trò quan trọng trong việc thảo các văn bản về 
mục này trong chƣơng trình nghị sự. Ngƣời đã soạn Sơ thảo lần thứ nhất những luận 
cương về vấn đề dân tộc và vấn đề thuộc địa mà về sau Đại hội II thông qua và đƣợc 
coi là Cương lĩnh hành động của Quốc tế Cộng sản và các Đảng Cộng sản. Luận cương 
có ý nghĩa sâu sắc, to lớn về cả lý luận và thực tiễn đối với phong trào cộng sản và 
công nhân quốc tế, phong trào cách mạng giải phóng dân tộc ở các nƣớc thuộc địa và 
phụ thuộc. Cũng chính từ bản Luận cương này, lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc đã tìm thấy 
con đƣờng giải phóng dân tộc đúng đắn cho Việt Nam. 
 Sơ thảo lần thứ nhất những luận cương về vấn đề dân tộc và vấn đề thuộc địa của 
Lênin đã ảnh hƣởng sâu sắc tới nhận thức của Nguyễn Ái Quốc trong quá trình tìm 
đƣờng cứu nƣớc. Qua nghiên cứu Luận cương, Ngƣời đã hoàn toàn tin theo Lênin và 
Quốc tế thứ ba. Đồng thời, vận dụng sáng tạo và phát triển Luận cƣơng của Lênin, 
khẳng định con đƣờng duy nhất đúng của cách mạng Việt Nam là đi theo con đƣờng 
cách mạng vô sản. Chính Luận cƣơng của Lênin đã tạo ra bƣớc ngoặt căn bản về chất 
trong sự phát triển nhận thức, tƣ tƣởng và lập trƣờng chính trị của Nguyễn Ái Quốc: Từ 
chủ nghĩa yêu nước đến chủ nghĩa Mác - Lênin, từ giác ngộ dân tộc đến giác ngộ giai 
cấp, từ người yêu nước trở thành người cộng sản. 
 Ngày nay, sau 100 năm, mặc dù tình hình thế giới có nhiều đổi thay, hầu hết các 
nƣớc thuộc địa và phụ thuộc đã giành đƣợc độc lập tự do, chủ nghĩa tƣ bản vẫn đang phát 
triển cùng với những điều chỉnh chính sách của nó nhƣng tƣ tƣởng cơ bản trong Sơ thảo 
lần thứ nhất những luận cương về vấn đề dân tộc và vấn đề thuộc địa của V.I. Lênin vẫn 
giữ nguyên giá trị. 
 TÀI LIỆU THAM KHẢO 
 1. V.I. Lênin (1977), Toàn tập, tập 41, Nxb Tiến bộ, Mátxcơva. 
 2. Hồ Chí Minh (1995), Toàn tập, tập 1 Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội,. 
 3. Hồ Chí Minh (1995), Toàn tập, tập 2, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. 
 4. Hồ Chí Minh (2002), Toàn tập, tập 8, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. 
 5. Hồ Chí Minh (1995), Toàn tập, tập 9, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. 
 6. Nguyễn Anh Thái (Chủ biên) (2003), Lịch sử thế giới hiện đại, Nxb Giáo 
 dục, Hà Nội. 
 7. Mai Chí Thọ (1985), Bác Hồ ra đi tìm đường cứu nước, Nxb Thành phố Hồ 
 Chí Minh. 
|148 

File đính kèm:

  • pdfso_thao_lan_thu_nhat_nhung_luan_cuong_ve_van_de_dan_toc_va_v.pdf