Sổ tay Nghề nghiệp tra cứu nhanh
1. Giáo viên cao đẳng, đại học (College Lecturer)
Giáo viên cao đẳng và đại học là người có kiến thức chuyên môn về môn học
cụ thể và tiến hành giảng dạy sinh viên ở bậc đại học và cao đẳng.
2. Giáo viên trung cấp (Secondary Professional School Teacher)
Giáo viên trung cấp dạy học sinh ở trường trung cấp chuyên nghiệp hay trung
cấp nghề. Họ dạy một hoặc nhiều môn học với mục đích giáo dục, hướng
nghiệp, hoặc dạy nghề.
3. Giáo viên trung học phổ thông (Secondary School Teacher)
Giáo viên trung học phổ thông dạy học sinh ở các trường trung học phổ thông
hoặc tương đương, ví dụ như trung tâm giáo dục thường xuyên. Họ dạy một
hoặc nhiều môn học với mục đích giáo dục, hướng nghiệp, hoặc dạy nghề.
4. Giáo viên trung học cơ sở (Junior Secondary School Teacher)
Giáo viên trung học cơ sở dạy học sinh ở các trường trung học cơ sở hoặc
tương đương, ví dụ như trường trẻ em khuyết tật bậc trung học cơ sở. Họ dạy
một hoặc nhiều môn học với mục đích giáo dục, hướng nghiệp, hoặc dạy
nghề.
5. Chuyên viên quan hệ công chúng (Public Relations Officer)
Chuyên viên quan hệ công chúng, còn được gọi là cán bộ truyền thông, là
người giữ nhiệm vụ kết nối giữa tổ chức, doanh nghiệp với thế giới bên
ngoài. Họ đảm bảo rằng các thông tin chính xác về doanh nghiệp, khách
hàng, sản phẩm hoặc người sử dụng lao động được các đối tượng công chúng
biết đến.
6. Luật sư (Lawyer)
Luật sư là người bào chữa hoặc người bảo vệ quyền lợi cho thân chủ tại tòa
án, trong các vụ án, các vụ việc và yêu cầu khác theo qui định của pháp luật.
Các vụ án, vụ việc và yêu cầu có thể liên quan đến những nhánh pháp luật
khác nhau như hình sự, dân sự, hành chính, hôn nhân và gia đình, kinh doanh,
thương mại, lao động, sở hữu trí tuệ.
7. Chuyên viên lưu trữ văn thư và quản lí bảo tàng (Archivist and
Curator)
Một hệ thống lưu trữ bảo tàng là tập hợp các ghi chép theo lịch sử, bao gồm
chữ cái, giấy tờ, hình ảnh, nhật kí hay bất kỳ loại hiện vật nào khác. Hệ thống2
này cũng đánh dấu vị trí lưu trữ những hồ sơ đó. Chuyên viên lưu trữ văn thư
và quản lí bảo tàng tiến hành nghiên cứu, thu thập, đánh giá và bảo vệ, bảo
tồn các nội dung tài liệu, hiện vật có lợi ích lịch sử, văn hóa và nghệ thuật,
đồng thời tổ chức trưng bày tại bảo tàng và triển lãm nghệ thuật.
Trang 1
Trang 2
Trang 3
Trang 4
Trang 5
Trang 6
Trang 7
Trang 8
Trang 9
Trang 10
Tải về để xem bản đầy đủ
Tóm tắt nội dung tài liệu: Sổ tay Nghề nghiệp tra cứu nhanh
ật xây dựng thực hiện các nhiệm vụ kĩ thuật trong nghiên cứu kĩ thuật dân dụng, thiết kế, xây dựng, thực hiện, duy tu và sửa chữa các nhà cao tầng và các công trình xây dựng khác như cung cấp nước, hệ thống xử lí nước thải, cầu, đường, đập nước và sân bay. 140. Kĩ thuật thủy lợi (Irrigation Technician) Cán bộ kĩ thuật thủy lợi lập qui hoạch, thiết kế và duy tu các hệ thống vận chuyển và phân phối nước cho các vùng sản xuất nông nghiệp và các cụm dân cư. Họ giám sát việc xây dựng, lắp đặt các hệ thống phân phối, tưới tiêu và vận hành sao cho đạt kết quả tối ưu cho trồng trọt hoặc nuôi trồng. 141. Kĩ thuật điện trong công nghệ thông tin và truyền thông (Electrical Engineering Technician: Information-Communication Technology) Cán bộ kĩ thuật điện trong ngành công nghệ thông tin và truyền thông (CNTT&TT) làm công tác kĩ thuật về hệ thống điện của các thiết bị 23 CNTT&TT. Họ lắp đặt, bảo trì, vận hành và sửa chữa hệ thống điện của máy tính, điện thoại 142. Kĩ thuật điện trong phát và truyền tải điện (Electrical Engineering Technician and Operators: Power Generation and Transmission) Cán bộ kĩ thuật điện trong phát và truyền tải điện làm công việc vận hành bảng điều khiển và máy móc thiết bị của nhà máy phát điện và các công ty truyền tải, hoặc sửa chữa bảo dưỡng phần điện của nhà máy, trạm, đường dây. 143. Kĩ thuật tua-bin (Technician Electrical Engineering: Turbines) Tua-bin là các thiết bị cơ khí sản xuất năng lượng bằng cách xoay nhờ các tác động gió, khí hoặc chất lỏng. Cán bộ kĩ thuật tua-bin làm công việc lắp đặt, bảo trì và sửa chữa các thiết bị này. 144. Kĩ thuật viên phần cứng máy tính (Computer Hardware Technologist) Kĩ thuật viên phần cứng máy tính cung cấp hỗ trợ kĩ thuật cho người sử dụng một cách trực tiếp hoặc thông qua điện thoại, thư điện tử hoặc các thiết bị điện tử khác. Họ chẩn đoán và giải quyết các trục trặc về phần cứng, thiết bị ngoại vi, máy tính, mạng, cơ sở dữ liệu và internet. Họ cũng hướng dẫn và hỗ trợ triển khai, lắp đặt và bảo trì các hệ thống này. 145. Kĩ thuật viên điện đài trên tàu thủy (Radio Officer: Ship) Kĩ thuật viên điện đài trên tàu thủy điều hành hoạt động của thiết bị vô tuyến trên tàu để nhận và truyền tải điện văn mã hóa từ điện thoại vô tuyến hoặc hệ thống điện báo vô tuyến. 146. Kĩ thuật viên cơ khí trong sản xuất, lắp ráp và sửa chữa (Mechanical Engineering Technician: Manufacture, Assembly and Repair) Kĩ thuật viên cơ khí trong sản xuất, lắp ráp và sửa chữa là những kĩ thuật viên được đào tạo về sản xuất, lắp ráp, bảo trì và sửa chữa các bộ phận cấu thành của tất cả các loại máy móc cơ khí, bao gồm cả động cơ và tua-bin. 147. Kĩ thuật viên giao thông vận tải (Transport Technician) Kĩ thuật viên giao thông vận tải là những người làm kĩ thuật chuyên môn trong việc đảm bảo hoạt động thông suốt của tất cả các loại phương tiện vận tải công cộng như taxi, xe buýt, xe lửa, xe điện cũng như các loại phương tiện đường thủy như tàu, thuyền, phà và xuồng. 148. Kĩ thuật viên khai thác mỏ (Mining Technician) Kĩ thuật viên khai thác mỏ làm công việc hỗ trợ kĩ thuật để thăm dò khoáng sản, kim loại và dầu khí (như than, vàng, sắt, dầu thô, khí thiên nhiên) trên đất 24 liền hoặc dưới biển, khai thác, vận chuyển và lưu trữ quặng và nguyên liệu thô có chứa khoáng chất, đảm bảo an toàn vệ sinh lao động và giảm thiểu tác động môi trường. 149. Kĩ thuật viên luyện kim (Metallurgical Technician) Kĩ thuật viên luyện kim làm công việc hỗ trợ kĩ thuật để nghiên cứu và phát triển các phương pháp tiến bộ để chiết xuất kim loại từ quặng và luyện kim loại. Đó là những công việc liên quan đến chiết xuất kim loại, tinh chế thành các loại kim loại khác nhau, pha trộn kim loại thành hợp kim và chế biến kim loại theo mục đích sử dụng trong các ngành công nghiệp khác nhau. 150. Vận hành máy móc (Mechanical Engineering Technician: Operators) Người vận hành máy móc giám sát, vận hành và kiểm tra tại chỗ hoặc bằng điều khiển từ xa hoạt động của các loại máy móc và thiết bị. 151. Kĩ thuật viên vận hành nhà máy lọc dầu và khí thiên nhiên (Petroleum and Natural Gas Refining Plant Operators) Kĩ thuật viên vận hành nhà máy lọc dầu và khí thiên nhiên, còn gọi là người vận hành thiết bị tinh chế dầu và khí thiên nhiên, làm công tác vận hành và giám sát hoạt động của các hệ thống máy móc thiết bị, điều chỉnh, duy tu bảo dưỡng các thiết bị chế biến, lọc, tinh chế, chưng cất và xử lí dầu thô và các sản phẩm từ dầu hoặc khí thiên nhiên. 152. Kĩ thuật viên bảo vệ môi trường (Environmental Protection Technician) Kĩ thuật viên bảo vệ môi trường làm công việc hỗ trợ kĩ thuật để nghiên cứu và đánh giá các tác động đến môi trường do hoạt động của con người như ô nhiễm không khí, nước và tiếng ồn, ô nhiễm đất, thay đổi khí hậu, rác thải độc hại và sự cạn kiệt, thoái hóa các nguồn lực tự nhiên. Họ hỗ trợ xây dựng các kế hoạch và giải pháp để bảo vệ, bảo tồn, phục hồi và giảm thiểu tác động đến môi trường. 153. Kĩ thuật viên lâm nghiệp (Forester) Kĩ thuật viên lâm nghiệp thực hiện các hoạt động nuôi dưỡng, bảo tồn và khai thác rừng khi cần thiết để bán hoặc phân phối các sản phẩm lâm nghiệp một cách thường xuyên cho người mua buôn, tổ chức buôn bán thương mại hoặc tại các chợ. 154. Điều khiển phương tiện đường thủy (Merchant Navy: Mariner) Người điều khiển phương tiện đường thủy chỉ huy và điều khiển tàu thủy và các tàu chở hàng tương tự, thực hiện các chức năng liên quan trên biển. 25 155. Phi công (Pilot) Phi công phương tiện bay và kĩ thuật viên hỗ trợ liên quan kiểm soát hoạt động của các thiết bị cơ khí, điện và điện tử để điều khiển phương tiện bay vận chuyển hành khách, thư tín, hàng hóa và thực hiện các nhiệm vụ trước và trong khi bay. 156. Kiểm soát viên không lưu (Air Traffic Controller) Kiểm soát viên không lưu, còn gọi là kiểm soát viên giao thông đường hàng không, hướng dẫn hướng bay trên không trung và dưới mặt đất qua các thiết bị như đài, ra-đa hay hệ thống đèn và cung cấp thông tin cần thiết cho hoạt động của phương tiện bay. 157. Kĩ thuật viên y tế: công nghệ y học hạt nhân (Medical Technologist: Nuclear Medicine Technology) Kĩ thuật viên công nghệ y học hạt nhân làm công việc vận hành máy móc liên quan đến y học hạt nhân, như máy chụp cắt lớp, chụp cộng hưởng từ, máy chạy tia gamma... 158. Kĩ thuật viên phòng xét nghiệm (Laboratory Technician) Kĩ thuật viên phòng xét nghiệm trong các bệnh viện, cơ sở y tế, còn gọi là kĩ thuật viên phòng thí nghiệm y tế, tiến hành các xét nghiệm sinh hóa, kiểm tra bằng kính hiển vi và soi vi khuẩn trong phòng thí nghiệm để kiểm tra máu, mô và các chất dịch của bệnh nhân để tìm ra nguyên nhân gây bệnh. 159. Kĩ thuật viên y tế: kĩ thuật viên phẫu thuật (Medical Technologist: Surgical Technology) Kĩ thuật viên phẫu thuật, còn là kĩ thuật viên phòng mổ, làm việc dưới sự giám sát của bác sĩ phẫu thuật, y tá, bác sĩ gây mê hoặc nhân viên phẫu thuật khác. Trách nhiệm của họ là chuẩn bị phòng mổ và bệnh nhân trước ca phẫu thuật và thực hiện chăm sóc bệnh nhân ngay sau khi hoàn thành ca phẫu thuật. 160. Kĩ thuật viên y tế: kĩ thuật viên và phụ tá nha khoa (Dental Assistant and Therapist) Kĩ thuật viên và phụ tá nha khoa trợ giúp cho bác sĩ nha khoa trong tư vấn, chẩn đoán, phòng và chữa bệnh về răng miệng. 161. Vận động viên và người chơi thể thao chuyên nghiệp (Sports Professional) Vận động viên và người chơi thể thao chuyên nghiệp tham gia vào một môn thể thao nào đó với tư cách là một người chơi hoặc huấn luyện viên chuyên 26 nghiệp. Họ tham gia vào các câu lạc bộ, tổ chức hoặc các cuộc thi đấu về các môn thể thao để đạt được thành tích cao. 162. Giáo viên giáo dục thể chất (Physical Education Teacher) Giáo viên giáo dục thể chất, thường gọi là giáo viên thể dục, thực hiện việc giảng dạy các lớp học thể chất, tổ chức các trò chơi, huấn luyện học viên tham gia các trò chơi và các môn thể dục thể thao. 163. Kĩ thuật viên kĩ thuật viễn thông (Telecommunications Technician) Kĩ thuật viên kĩ thuật viễn thông thực hiện các công việc về kĩ thuật liên quan tới nghiên cứu kĩ thuật viễn thông, thiết kế, sản xuất, lắp ráp, xây dựng, vận hành, duy tu và sửa chữa các hệ thống viễn thông. 164. Cảnh sát cứu hỏa (Fire-Fighter) Cảnh sát cứu hoả thực hiện công việc ngăn chặn, phòng chống hỏa hạn và dập tắt đám cháy. Họ cũng có nhiệm vụ giải cứu những người bị mắc kẹt trong hỏa hoạn, cứu hàng hoá, tài sản trong và sau hoả hoạn hoặc tai nạn nghiêm trọng. 165. Trồng trọt (Crop Grower) Lao động trồng trọt lập kế hoạch, tổ chức và thực hiện các hoạt động trồng trọt và thu hoạch các loại cây lương thực, thực phẩm như lúa và cây có hạt, rau và hoa màu, cây công nghiệp như mía đường, thuốc lá, chè, cà phê, cao cu, cây ăn quả như bưởi, xoài, cam chanh. Họ cung cấp hoặc bán thường xuyên cho cơ sở bán buôn, doanh nghiệp kinh doanh thương mại hoặc trực tiếp bán ra thị trường. 166. Chăn nuôi gia súc, gia cầm (Animal Husbandry Specialist) Lao động chăn nuôi gia súc, gia cầm thực hiện các hoạt động nuôi dưỡng và chăm sóc gia súc gia cầm như trâu, bò, cừu, lợn, dê, ngựa, chó, mèo, gà, vịt, ngan, ngỗng, chim cho các mục đích như làm việc, chơi thể thao hoặc làm thú cảnh, lấy thịt, sữa, lông, da và các sản phẩm khác để cung cấp hoặc bán thường xuyên cho cơ sở bán buôn, doanh nghiệp kinh doanh thương mại hoặc trực tiếp bán ra thị trường. 167. Nuôi ong và nuôi tằm (Apiarists and Sericulturist) Lao động nuôi ong và nuôi tằm lập kế hoạch và thực hiện các hoạt động nuôi và chăm sóc cần thiết đối với các loài ong mật và tằm để sản xuất và bán mật ong, sáp ong, kén tằm một cách thường xuyên cho người mua buôn, tổ chức thương mại hoặc người bán lẻ ở chợ. 27 168. Thợ đường ống (Plumber and Pipe Fitter) Thợ đường ống lắp đặt, thay thế và bảo dưỡng hệ thống ống dẫn và máy móc cho đường cấp nước, khí đốt, hệ thống thoát nước, hệ thống cống rãnh và thiết bị chạy bằng sức nước và khí nén. 169. Thợ chế tạo khuôn và công cụ (Tool and Die Maker) Thợ chế tạo khuôn và công cụ chế tạo các loại khuôn và lõi khuôn. 170. Thợ mộc và thợ làm đồ gỗ (Carpenters and Joiner) Thợ mộc và thợ làm đồ gỗ gia dụng cắt, tạo dáng, lắp ráp, chế tạo và bảo dưỡng sửa chữa nhiều loại công trình và đồ đạc bằng gỗ. 171. Kĩ thuật viên thiết bị lạnh và điều hòa không khí (Refrigeration and Air-conditioning Technician) Kĩ thuật viên thiết bị lạnh và điều hòa không khí lắp đặt, bảo dưỡng và sửa chữa máy điều hòa không khí, hệ thống máy lạnh và các thiết bị liên quan, ví dụ như điều hòa, tủ lạnh, kho lạnh và các hệ thống làm lạnh công nghiệp. 172. Thợ hàn và thợ cắt kim loại bằng nhiệt (Welder and Flame Cutter) Thợ hàn và thợ cắt kim loại bằng nhiệt hàn và cắt các bộ phận kim loại bằng cách sử dụng lửa khí gas hoặc hồ quang điện và các nguồn nhiệt khác làm chảy rồi cắt hoặc nối kim loại. 173. Kĩ thuật viên cơ khí trong đóng tàu (Mechanical Engineering Technician: Ship Building) Kĩ thuật viên cơ khí đóng tàu làm công việc đóng thân tàu (phần thân cách nước của một con tàu) cũng như lắp đặt các máy móc bên trong tàu như đường ống và các loại phụ kiện khác nhau. 174. Kĩ thuật viên cơ khí trong gia công kim loại (Mechanical Technician: Metal Working) Thuật ngữ “gia công kim loại” bao hàm phạm vi rộng các công việc, từ việc gia công các con tàu và cây cầu lớn tới việc gia công các chi tiết động cơ chính xác và đồ trang sức tinh xảo. Thợ gia công kim loại thực hiện các kĩ thuật nguội như ép nguội, uốn nguội, kéo nguội, cắt nguội, hoặc các kĩ thuật rèn như rèn nóng, rèm ấm và rèn nguội để chế biến kim loại thành những bộ phận, phần lắp ráp hoặc cấu kiện qui mô lớn. 175. Thợ cơ khí và sửa chữa xe có động cơ (Auto Mechanic) Thợ cơ khí và sửa chữa xe có động cơ làm công việc bảo trì, sửa chữa động cơ và các bộ phận cơ khí của xe máy, xe ô tô chở khách, ô tô tải và các loại xe có động cơ khác. 28 176. Kĩ thuật viên cơ khí nông nghiệp (Mechanical Engineering Technician: Agricultural) Kĩ thuật viên cơ khí nông nghiệp là những người chuyên bảo trì và sửa chữa các loại máy móc sử dụng trong nông nghiệp như máy kéo, máy gặt, hệ thống tưới tiêu và máy bơm. 177. Thợ lặn (Underwater Diver) Thợ lặn sử dụng thiết bị chuyên dụng để làm việc dưới nước. Các hoạt động này có thể là để thăm dò tài nguyên thiên nhiên, cứu hộ và tìm kiếm người, tàu và hàng hoá trong trường hợp đắm tàu... Thợ lặn cũng có thể kiểm tra, lắp đặt, sửa chữa các thiết bị dưới nước; kiểm tra, thí nghiệm và chụp ảnh sinh cảnh biển hoặc các cấu trúc dưới nước cho các mục đích thương mại hoặc nghiên cứu. Ngoài lặn dưới nước, còn có lặn HAZMAT là một hình thức lặn mà ở đó các thợ lặn lặn vào một môi trường không phải là nước mà là các chất lỏng khác như bột giấy, xi măng lỏng hoặc bùn dầu. 178. Lái đầu máy xe lửa (Locomotive) Người lái đầu máy xe lửa và các phương tiện vận chuyển trên đường ray điều khiển hoặc hỗ trợ việc điều khiển đầu máy xe lửa để vận chuyển hành khách và hàng hóa. 179. Lái xe con, taxi và xe tải hạng nhẹ (Car, Taxi and Light Truck Driver) Người lái xe con, taxi và xe tải nhẹ điều khiển và giữ gìn xe ô tô chở người đến 9 chỗ ngồi, xe tải, máy kéo có trọng tải dưới 3.500 kg để vận chuyển hành khách, thư tín và hàng hóa. 180. Lái xe buýt, xe khách và xe điện (Bus and Tram Driver) Người lái xe buýt, xe khách trên 30 chỗ ngồi và xe điện điều khiển và giữ gìn xe buýt, xe khách hoặc xe điện để vận chuyển hành khách, thư tín hoặc hàng hóa. 181. Sĩ quan quân đội (Army Officer) Sĩ quan quân đội là người chỉ huy và quản lí các đơn vị trong lực lượng quốc phòng. Lục quân, hải quân và không quân là ba quân chủng quốc phòng và là lực lượng rất quan trọng đối với việc bảo vệ an ninh quốc gia. Họ bảo vệ lãnh thổ quốc gia bao gồm vùng đất, vùng biển và vùng trời. Bạn cũng có thể tham gia vào lực lượng quốc phòng với tư cách là chuyên gia trong nhiều ngành nghề khác nhau (ví dụ như kĩ sư, bác sĩ, y tá, kế toán, bác sĩ thú y, luật sư). Hầu như bất kỳ ngành nghề nào cũng có trong các quân chủng quốc phòng. SỔ TAY NGHỀ NGHIỆP TRA CỨU NHANH Tài liệu này cung cấp thông tin tham khảo giúp cho thanh thiếu niên, các thầy cô giáo và cha mẹ học sinh xây dựng các phương án lựa chọn nghề nghiệp phù hợp. Được biên soạn dựa trên Bảng Phân loại Nghề nghiệp Chuẩn Quốc tế (ISCO-08) và Danh mục Nghề nghiệp Việt Nam, sổ tay mô tả ngắn gọn các nghề nghiệp phổ biến, phù hợp để hướng nghiệp cho thanh thiếu niên trong độ tuổi 15-18. Tài liệu được sử dụng trong việc tổ chức các hoạt động giáo dục hướng nghiệp ở trường phổ thông, các đơn vị đào tạo nghề và tại cộng đồng. Văn phòng ILO Việt Nam 48 – 50 Nguyễn Thái Học, Ba Đình, Hà Nội Điện thoại: (0084) 43734 0902 Fax: (0084) 43734 0904 Email: HANOI@ilo.org Website: 9789228291698 (bản in) 9789228291704 (web pdf)
File đính kèm:
- so_tay_nghe_nghiep_tra_cuu_nhanh.pdf