Quy tắc xuất xứ đối với hàng dệt may theo EVFTA và khả năng đáp ứng của Việt Nam

Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam - Liên minh Châu Âu (EVFTA) là

một trong hai Hiệp định thương mại tự do thế hệ mới Việt Nam đã tham gia. Một trong những

tính mới của Hiệp định này là quy tắc xuất xứ đối với hàng dệt may theo tiêu chí hai công

đoạn (hay còn gọi là “từ vải trở đi”). Trong khi đó, các doanh nghiệp dệt may Việt Nam chủ

yếu sản xuất bằng nguyên liệu nhập khẩu từ Trung Quốc và motts số quốc gia không phù hợp

với quy định xuất xứ của EVFTA. Trong bối cảnh EVFTA đang chờ được phê chuẩn và đưa

vào thực thi, việc nghiên cứu về quy tắc xuất xứ đối với hàng dệt may trong Hiệp định này và

tình hình đáp ứng của các doanh nghiệp Việt Nam, đề xuất các giải pháp để nâng cao khả

năng đáp ứng là rất cần thiết. Bài viết dưới đây sẽ tập trung làm rõ các nội dung sau: (i) Giới

thiệu khái quát về nội dung của EVFTA; (ii) Quy tắc xuất xứ đối với hàng dệt may trong

EVFTA; (iii) Tình hình đáp ứng quy tắc xuất xứ đối với hàng dệt may theo EVFTA của Việt

Nam và (iv) Một số giải pháp nâng cao khả năng đáp ứng quy tắc xuất xứ theo EVFTA của

các doanh nghiệp dệt may Việt Nam.

Quy tắc xuất xứ đối với hàng dệt may theo EVFTA và khả năng đáp ứng của Việt Nam trang 1

Trang 1

Quy tắc xuất xứ đối với hàng dệt may theo EVFTA và khả năng đáp ứng của Việt Nam trang 2

Trang 2

Quy tắc xuất xứ đối với hàng dệt may theo EVFTA và khả năng đáp ứng của Việt Nam trang 3

Trang 3

Quy tắc xuất xứ đối với hàng dệt may theo EVFTA và khả năng đáp ứng của Việt Nam trang 4

Trang 4

Quy tắc xuất xứ đối với hàng dệt may theo EVFTA và khả năng đáp ứng của Việt Nam trang 5

Trang 5

Quy tắc xuất xứ đối với hàng dệt may theo EVFTA và khả năng đáp ứng của Việt Nam trang 6

Trang 6

Quy tắc xuất xứ đối với hàng dệt may theo EVFTA và khả năng đáp ứng của Việt Nam trang 7

Trang 7

Quy tắc xuất xứ đối với hàng dệt may theo EVFTA và khả năng đáp ứng của Việt Nam trang 8

Trang 8

Quy tắc xuất xứ đối với hàng dệt may theo EVFTA và khả năng đáp ứng của Việt Nam trang 9

Trang 9

Quy tắc xuất xứ đối với hàng dệt may theo EVFTA và khả năng đáp ứng của Việt Nam trang 10

Trang 10

Tải về để xem bản đầy đủ

pdf 13 trang xuanhieu 2900
Bạn đang xem 10 trang mẫu của tài liệu "Quy tắc xuất xứ đối với hàng dệt may theo EVFTA và khả năng đáp ứng của Việt Nam", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Quy tắc xuất xứ đối với hàng dệt may theo EVFTA và khả năng đáp ứng của Việt Nam

Quy tắc xuất xứ đối với hàng dệt may theo EVFTA và khả năng đáp ứng của Việt Nam
% vải các loại từ Trung Quốc, Đài Loan, Hàn Quốc... hay 80% sợi để sản 
xuất là nhập khẩu từ Mỹ, Tây Phi, Ấn Độ... Bên cạnh đó, theo Hiệp hội dệt may Việt Nam 
(Vitas), trung bình mỗi năm, cả ngành dệt may sử dụng khoảng 820.000 tấn nguyên phụ liệu, 
trong đó khoảng 70% nhập từ Trung Quốc. Như vây, nếu không có sự chuyển hướng thị 
trường khai thác nguyên phụ liệu phù hợp, các doanh nghiệp dệt may Việt Nam khó có cơ hội 
được hưởng ưu đãi từ các Hiệp định thương mại tự do thế hệ mới như EVFTA và CPTPP. 
Theo quy tắc xuất xứ trong EVFTA, hàng dệt may khi xuất khẩu sang EU phải đáp 
ứng nguồn nguyên liệu vải sử dụng phải có xuất xứ từ Việt Nam/EU hoặc vải nhập khẩu từ 
Hàn Quốc và việc cắt, may phải được thực hiện tại Việt Nam/EU. Tuy nhiên, hiện nay nguồn 
nguyên liệu vải của Việt Nam chủ yếu đến từ nguồn nhập khẩu từ các thị trường khác ngoài 
EU và Hàn Quốc. 
 409 
Nguồn: Tổng c c Hải quan, “Sơ bộ tình hình xuất nhập khẩu hàng hóa của Việt Nam 
trong nửa cuối tháng 12/2019 (từ ngày 16/12 đến ngày 31/12/2019)”, 
https://www.customs.gov.vn/Lists/ThongKeHaiQuan/ViewDetails.aspx?ID=1733&Category=
Ph%C3%A2n%20t%C3%ADch%20%C4%91%E1%BB%8Bnh%20k%E1%BB%B3&Group=
Ph%C3%A2n%20t%C3%ADch 
Hình 1: Trị giá nhập khẩu 10 nhóm hàng lớn nhất vào Việt Nam 
trong năm 2019 so với cùng kỳ năm 2018 
Nhìn chung, cho đến giữa năm 2019, Việt Nam đa số nhập khẩu nguyên phụ liệu dệt 
nay từ nước ngoài. Trong giai đoạn này, nguồn cung nguyên phụ liệu dệt may nhập khẩu cũng 
ngày càng có xu hướng tăng mạnh qua các năm. Trong đó, nguyên liệu quan trọng nhất để 
đáp ứng quy tắc xuất xứ đối với hàng dệt may trong EVFTA là vải cũng có xu hướng tăng 
mạnh. Nguồn nguyên vật liệu nhập khẩu của Việt Nam chủ yếu đến từ Trung Quốc, Hàn 
Quốc, và các nước châu Á khác như Đài Loan, Nhật Bản, v.v. Trong đó. thị trường Trung 
Quốc chiếm tỷ trọng gần 40% năm 2017, 2018 và trên 50% trong 6 tháng đầu năm 2019, còn 
nhập khẩu từ thị trường Hàn Quốc lần lượt là gần 14% và gần 16% (xem bảng 1 và hình 2). 
Nguyên nhân chính của tình trạng trên là do nguồn nguyên phụ liệu dệt may từ Trung Quốc 
khá đa dạng, giá cả lại r hơn các thị trường khác. Tuy nhiên Trung Quốc hiện nay không phải 
là nước thỏa mãn quy tắc xuất xứ cộng gộp theo EVFTA. Đây là hạn chế lớn của ngành dệt 
may Việt Nam khi quá phụ thuộc vào nguồn nguyên liệu từ Trung Quốc mà chưa có xu 
hướng chuyển sang các thị trường phù hợp với EVFTA như thị trường EU, thị trường Hàn 
Quốc hay sử dụng các nguồn cung nguyên liệu trong nước. 
 410 
Bảng 2.8: Tình hình nhập khẩu nguyên phụ liệu dệt may, da giày của Việt Nam 
từ các thị trường năm 2017 và 2018 
Thị 
trƣờng 
Năm 2017 Năm 2018 
6 tháng đầu năm 
2019 
2018 
so 
với 
2017 
(%) 
Tổng 
kim 
ngạch 
Giá trị (USD) 
Tỷ 
trọng 
(%) 
Giá trị (USD) 
Tỷ 
trọng 
(%) 
Giá trị (USD) 
Tỷ 
trọng 
(%) 
5.428.510.825 100 5.709.371.037 100 6.564.958.938 100 5,17 
Trung 
Quốc 
2.046.795.859 37,71 2.196.929.068 38,48 
3.791.778.194 
57,76 7,34 
Hàn 
Quốc 
753.953.673 13,89 771.020.396 13,5 
1.042.009.500 
15,87 2,26 
Thị 
trường 
khác 
1.929.806.107 48,4 2.078.947.733 48,02 1.731.171.244 26,37 7,73 
Nguồn: Tác giả tổng hợp và tính toán từ số liệu của tổng c c Hải quan 
(
giay-hang-dau-cua-viet-nam-nam-2018) 
Nguồn: Tác giả tổng hợp và tính toán từ số liệu của tổng c c Hải quan 
Hình 2: Cơ cấu thị trường nhập khẩu nguyên phụ liệu dệt may, da giày của Việt Nam 
năm 2017, 2018 
4.1.2. Về nguồn nguyên liệu trong nước 
Theo đánh giá của Tập đoàn Dệt may Việt Nam, cho đến hết năm 2019, diện tích 
trồng bông của Việt Nam là khoảng 1 nghìn hecta, sản lượng bông hàng năm đạt 1,38 nghìn 
tấn. Sản lượng này chỉ đáp ứng được khoảng 1% nhu cầu của thị trường. Ngành bông, xơ ở 
Việt Nam kém phát triển là do nước ta không có điều kiện tự nhiên thuận lợi cho trồng trọt 
cây công nghiệp phục vụ dệt may và không chú trọng đầu tư vào trồng bông và sản xuất xơ. 
[VALUE] 
[VALUE] 
[VALUE] 
2017 
Trung Quốc Hàn Quốc Thị trường khác 
 411 
 Trồng bông chịu tác động nhiều bởi thời tiết, khí hậu, và cũng là ngành rất thâm dụng 
đất đai, vì thế dẫn tới việc diện tích trồng bông ở Việt Nam vẫn còn thấp và còn rất manh 
mún. Bên cạnh đó, kinh nghiệm, trình độ của nông dân trong việc thâm canh chưa tốt, hệ 
thống thủy lợi hỗ trợ không có, chủ yếu phụ thuộc nhiều vào thiên nhiên, sản xuất thu hoạch 
chủ yếu bằng tay, chưa có máy móc hỗ trợ nên chất lượng bông của nước ta thấp dẫn tới giá 
bán không cạnh tranh so với các nước khác. 
Nguyên nhân thứ hai khiến ngành dệt may thiếu hụt nguồn cung nguyên phụ liệu trong 
nước là do hàng loạt địa phương đang từ chối các dự án dệt nhuộm vì lo ngại ảnh hưởng môi 
trường. Nhưng tới nay công nghệ đã khác, cùng với đó quy định của các FTA thế hệ mới như 
EVFTA và CPTPP rất đề cao công tác bảo vệ môi trường. Nếu doanh nghiệp không đáp ứng 
điều kiện môi trường thì sẽ không có đơn hàng. Do đó, doanh nghiệp rất cần sự vào cuộc hiệu 
quả của Nhà nước trong hoạch định chiến lược phát triển các khu công nghiệp theo chuỗi 
khép kín của ngành dệt may.Vấn đề nguồn cung nguyên liệu là thách thức không chỉ của 
ngành dệt may mà còn của nhiều ngành hàng khác. Nếu không bảo đảm quy tắc xuất xứ thì 
hàng hóa Việt Nam không được hưởng ưu đãi từ EVFTA. Vì vậy, cần phải có sự phối hợp để 
giải quyết vấn đề môi trường trong dệt, nhuộm, chứ không nên có quan điểm từ chối các dự 
án này. Còn về phía doanh nghiệp, để có thể trụ vững và mở rộng thị phần tại thị trường EU, 
doanh nghiệp dệt may Việt Nam không có cách nào khác là phải chủ động tìm hiểu thấu đáo 
về quy chuẩn, tiêu chuẩn pháp lý thị trường EU. 
Mặc dù, ngành sợi Việt Nam trong những năm gần đây phát triển có phần thuận lợi 
hơn, đó là do ngành đã tận dụng được lợi thế về chi phí đầu vào thấp, cụ thể là chi phí nhân 
công và tiền thuê đất. Đồng thời, nhu cầu sợi của thị trường thế giới có xu hướng tăng nhanh. 
Lượng sợi sản xuất trong nước chủ yếu được xuất khẩu sang các nước như Trung Quốc, Đài 
Loan, trong khi các doanh nghiệp dệt Việt Nam lại phải nhập khẩu nguyên liệu sợi từ nước 
ngoài. Điều đó có thể được coi là nghịch lý và chỉ được khắc phục khi có những giải pháp phù 
hợp nâng cao chất lượng sợi sản xuất trong nước. Thực tế những năm qua cho thấy, sợi sản 
xuất tại Việt Nam chưa đa dạng về chủng loại, chất lượng còn thấp và chủ yếu dùng vào sản 
xuất các sản phẩm có chất lượng trung bình nên chưa đáp ứng được nhu cầu của doanh nghiệp 
dệt may sản xuất sản phẩm cao cấp, đòi hỏi nhiều loại nguyên liệu sợi khác nhau với các loại 
nguyên liệu đầu vào đặc biệt, thiết bị sản xuất hiện đại. 
Bông, xơ, sợi đều là các nguyên phụ liệu quan trọng trong sản xuất vải. Tuy nhiên, 
Việt Nam hiện chỉ dừng lại ở khâu sản xuất sợi, rất ít các doanh nghiệp trong nước chủ 
chương sản xuất vải để phục vụ nhu cầu của ngành dệt may. Bên cạnh đó, doanh nghiệp Việt 
Nam chưa có đủ tiềm lực về tài chính để xây dựng nhà máy sản xuất nguyên phụ liệu phục vụ 
sản xuất. 
Hiện nay, mô hình tại các doanh nghiệp dệt may có vốn đầu tư nước ngoài có xu 
hướng tăng mạnh tại Việt Nam là thực hiện sản xuất khép kín từ việc tạo nguồn nguyên liệu 
 412 
đến khâu thành phẩm cuối cùng để xuất khẩu. Trên thực tế, để đón đầu cơ hội hưởng ưu đãi 
thuế xuất khẩu sang Liên minh Châu Âu, nhiều doanh nghiệp nước ngoài đã đẩy mạnh đầu tư 
xây dựng nhà máy sản xuất nguyên phụ liệu tại Việt Nam. 
4.2. Đánh giá khả năng đáp ứng quy tắc xuất xứ đối với hàng dệt may trong Hiệp định 
EVFTA của Việt Nam 
Như nội dung phân tích trên, quy định xuất xứ từ vải của EVFTA chính là thách thức 
lớn nhất của ngành dệt may Việt Nam khi các doanh nghiệp vẫn đang phải nhập phần lớn 
nguyên phụ liệu để phục vụ sản xuất, xuất khẩu. Đối với lĩnh vực may mặc, hình thức sản 
xuất hàng may mặc tại Việt Nam chủ yếu là gia công. Như vậy, may xuất khẩu lệ thuộc quá 
lớn vào nguồn nguyên, phụ liệu nhập khẩu, trong đó chủ yếu không phải từ các nước thành 
viên của EVFTA hay Hàn Quốc là nước duy nhất đáp ứng quy tắc xuất xứ về nhập khẩu 
nguyên liệu dệt may, tỷ trọng chỉ chiếm dưới 16% tính đến giữa năm 2019. Nguồn cung 
nguyên phụ liệu của Việt Nam hiện nay còn phụ thuộc quá nhiều vào thị trường Trung Quốc. 
Bên cạnh đó nguồn cung trong nước thì lại yếu, không đáp ứng được tiêu chuẩn xuất khẩu 
sang EU nên chủ yếu xuất khẩu sang các nước khác như: Trung Quốc, Đài Loan, Đó là hạn 
chế lớn nhất đối với ngành dệt may Việt Nam khi tìm giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu sang thị 
trường EU trong bối cảnh EVFTA được thực thi. 
 Đối với hàng dệt may có xuất xứ cộng gộp 
Đối với hàng dệt may có xuất xứ cộng gộp, nguồn nguyên liệu vải nhập khẩu đáp ứng 
được quy tắc xuất xứ vẫn còn thấp. Hiện tại, Hàn Quốc là nước duy nhất áp dụng được quy 
tắc xuất xứ cộng gộp. Hàn Quốc hiện cũng là thị trường nhập khẩu vải cũng như nguyên phụ 
liệu lớn của nước ta trong những năm gần đây, chỉ xếp sau Trung Quốc về kim ngạch xuất 
khẩu. Tuy nhiên, vải nhập khẩu từ Trung Quốc chiếm tỷ trọng quá lớn trong kim ngạch nhập 
khẩu vải của Việt Nam, chiếm trên 50%. Trong khi đó, thị trường Hàn Quốc chỉ chiếm dưới 
16%. Dự kiến khi Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam - EU chính thức có hiệu lực thì 
nguồn cung nguyên phụ liệu từ Hàn Quốc cũng sẽ tăng để đáp ứng nhu cầu của thị trường 
EU. EU là thị trường rất lớn, tiềm năng vẫn chưa được khai thác sâu, chính vì vậy các doanh 
nghiệp Việt Nam cần có sự chuẩn bị kĩ lư ng từ khâu nguyên liệu đầu vào đến chất lượng 
hàng hóa. Có như vậy, hàng dệt may Việt Nam mới có khả năng thâm nhập sâu và có lợi thế 
cạnh tranh trên thị trường EU. 
 Đối với hàng dệt may có xuất xứ thuần túy 
 Đối với hàng dệt may có xuất xứ thuần túy, nguồn nguyên liệu vải trong nước hiện 
chưa đáp ứng được nhu cầu và chất lượng của thị trường. Ngành công nghiệp sản xuất vải 
may mặc của Việt Nam vẫn chưa phát triển, các doanh nghiệp chủ yếu chỉ dừng lại ở khẩu 
sản xuất sợi, rất ít doanh nghiệp có đủ tiềm lực tài chính để xây dựng nhà máy với công nghệ 
sản xuất vải đủ tiêu chuẩn phục vụ ngành công nghiệp may mặc. Các doanh nghiệp sản xuất 
vải thì chưa đáp ứng được chất lượng sản xuất hàng may mặc. Đây là một nhược điểm lớn 
 413 
trong việc cung ứng nguyên phụ liệu dệt may đáp ứng quy tắc xuất xứ của EVFTA của các 
doanh nghiệp Việt Nam. 
Có thế thấy, cơ hội khi EVFTA có hiệu lực là rất lớn đối với ngành dệt may, nhưng 
khả năng đáp ứng của doanh nghiệp Việt Nam thì còn hạn chế, chưa thể khai thác tối đa 
tiềm năng của thị trường, đặc biệt là đáp ứng quy định xuất xứ để tận dụng ưu đãi thuế 
quan, đẩy mạnh xuất khẩu. Hiện nay, một số các doanh nghiệp FDI từ nước ngoài đang có 
xu hướng đầu tư vào Việt Nam trong ngành dệt may với mô hình sản xuất đa dạng. Dự 
kiến đây sẽ là một nguồn cung lớn nguyên liệu vải để phục vụ xuất khẩu hàng dệt may của 
Việt Nam. Trong thời gian tới, Việt Nam cần có những giải pháp cụ thể để tăng nguồn 
cung ứng nguyên phụ liệu cần thiết cho ngành dệt may, nhằm đáp ứng tốt các quy tắc xuất 
xứ của EVFTA. Có như vậy thì Việt Nam mới khai thác triệt để lợi thế mà EVFTA đem 
lại cho ngành dệt may Việt Nam. 
5. Kết luận và kiến nghị 
Cho đến nay, trở ngại lớn nhất của hàng dệt may Việt Nam khi xuất khẩu sang thị 
trường EU là khâu nguyên liệu đầu vào do chưa đáp ứng được quy tắc xuất xứ trong EVFTA. 
Cụ thê là nguồn nguyên liệu vải chủ yếu nhập từ Trung Quốc, nguyên liệu vải trong nước thì 
chưa đảm bảo chất lượng do công nghệ còn lạc hậu, chưa đồng bộ. Chính vì thế, trước thềm 
EVFTA có hiệu lực, Việt Namcần có những biện pháp cụ thể nhằm thay đổi cơ cấu nguồn 
nguyên phụ liệu sao cho phù hợp với quy tắc xuất xứ của EVFTA, kịp thời nắm bắt nhu cầu 
của thị trường EU. 
Thứ nhất là nhóm giải pháp nâng cao nguồn cung trong nước. 
Trước hết, Cần hoàn thiện quy hoạch đồng bộ các vùng trồng các loại cây công nghiệp 
phục vụ ngành công nghiệp dệt may như cây bông, cây đay, v.v. Bên cạnh đó, hệ thống cung 
cấp giống, vật tư, hướng dẫn kỹ thuật canh tác và thu mua sản phẩm từ các loại cây công 
nghiệp dệt may cần được xây dựng và tổ chức thực hiện theo đúng tiêu chuẩn, có kế hoạch 
thu mua đồng bộ trong từng vùng cũng như cả nước. Từ đó góp phần nâng cao chất lượng 
nguồn nguyên liệu đầu vào cho ngành dệt và nâng cao khả năng đáp ứng tiêu chuẩn, quy tắc 
xuất xứ của EVFTA. 
Tiếp theo là khuyến khích người dân trồng cấy các loại cây công nghiệp phục vụ 
ngành dệt may thông qua chính sách hỗ trợ vốn, kỹ thuật và đảm bảo bao tiêu đầu ra. Đồng 
thới, các tổ chức khuyến nông cần tăng cướng hướng dẫn, mở các lớp đào tạo người dân trồng 
có quy hoạch và đúng kỹ thuật. 
Cuối cùng là hoàn thiện và triển khai xây dựng các khu liên hợp sản xuất dệt may, các 
nhà máy sản xuất sợi, vải đạt tiêu chuẩn, có hệ thống kỹ thuật công nghệ hiện đại phù hợp với 
quy định của EVFTA và CPTPP, trước mắt là thông qua thu hút FDI từ các nhà đầu tư từ các 
quốc gia có lợi thế như Hàn Quốc, EU. 
 414 
Để góp phần thực hiện thành công các biện pháp trên, các doanh nghiệp và người dân 
Việt Nam cần nâng cao hơn nữa nhận thức về tầm quan trọng của việc đảm bảo các quy định 
về tiêu chuẩn chất lượng, môi trường khi tham gia sản xuất hàng dệt may theo quy định của 
các thị trường thành viên EVFTA. 
Thứ hai là nhóm giải pháp chuyển hướng nguồn nhập khẩu nguyên phụ liệu. 
Các cơ quan quản lý của ngành Công thương và Hiệp hội Dệt may Việt Nam cần tư 
vấn và hỗ trợ tìm kiếm đối tác giúp các doanh nghiệp sản xuất hàng may mặc trong nước 
chuyển hướng nhập khẩu nguồn nguyên phụ liệu từ Trung Quốc dần sang nhập khẩu nguyên 
phụ liệu từ EU, Hàn Quốc để đáp ứng yêu cầu về quy tắc xuất xứ trong EVFTA. Đồng thời, 
các doanh nghiệp cần chủ động tăng cường công tác nghiên cứu thị trường, tìm kiếm các nhà 
môi giới, các doanh nghiệp xuất khẩu vải từ EU, Hàn Quốc để nhập khẩu vải. 
TÀI LIỆU THAM KHẢO 
1. Đoàn Trần (2019), ―Ngành Dệt may Việt Nam: Từng bước chủ động nguồn nguyên 
liệu‖, Thời báo Ngân hàng điện tử, https://thoibaonganhang.vn/nganh-det-may-viet-nam-
tung-buoc-chu-dong-nguon-nguyen-lieu-90362.html (Truy cập 05/12/2019). 
2. Tổng cục Hải quan (2020), Thống kê xuất nhập khẩu hàng hóa Việt Nam, 
https://www.customs.gov.vn/Lists/ThongKeHaiQuan/SoLieuThongKe.aspx?&Group=S%E1
%BB%91%20li%E1%BB%87u%20th%E1%BB%91ng%20k%C3%AA (Truy cập 
02/01/2020). 
3. Trung tâm WTO và hội nhập, Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam 
(2016), Tóm lược Hiệp định Tương mại tự do Việt Nam – Liên minh Châu Âu (EVFTA), 
 (Truy cập ngày 25/12/2019). 
4. Trung tâm WTO và hội nhập, Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam 
(2017), EVFTA và ngành dệt may Việt Nam, 
lieu/2 (Truy cập ngày 25/12/2019). 
5. Trung tâm WTO và hội nhập, Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam 
(2019), ―EVFTA tạo cơ hội mới cho doanh nghiệp Việt Nam khi quan hệ với EU‖, 
trong-quan-he-voi-eu (Truy cập ngày 25/12/2019). 
6. Trung tâm WTO và hội nhập, Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam 
(2018), Quy tắc xuất xứ trong các FTA mà Việt Nam là thành viên. 

File đính kèm:

  • pdfquy_tac_xuat_xu_doi_voi_hang_det_may_theo_evfta_va_kha_nang.pdf