Quy luật ba giai đoạn phát triển trong triết học thực chứng của Auguste Comte

Quy luật ba giai đoạn phát triển được xem là cơ sở lý luận cơ bản, đồng thời cũng là

phương pháp nghiên cứu và trình bày trong toàn bộ hệ thống triết học thực chứng của A. Comte.

Ông cho rằng, từng cá nhân cho đến cộng đồng và ở hầu khắp mọi lĩnh vực của tri thức của nhân

loại đều trải qua ba giai đoạn phát triển: thần học hay hư cấu; siêu hình hay trừu tượng; và khoa học

hay thực chứng. Dù có những hạn chế nhất định so với sự tiến bộ tư tưởng của nhân loại, nhưng

quy luật ba giai đoạn của A. Comte là một trong những triết lý vĩ đại được xây dựng ở thế kỷ XIX.

Quy luật ba giai đoạn phát triển trong triết học thực chứng của Auguste Comte trang 1

Trang 1

Quy luật ba giai đoạn phát triển trong triết học thực chứng của Auguste Comte trang 2

Trang 2

Quy luật ba giai đoạn phát triển trong triết học thực chứng của Auguste Comte trang 3

Trang 3

Quy luật ba giai đoạn phát triển trong triết học thực chứng của Auguste Comte trang 4

Trang 4

Quy luật ba giai đoạn phát triển trong triết học thực chứng của Auguste Comte trang 5

Trang 5

Quy luật ba giai đoạn phát triển trong triết học thực chứng của Auguste Comte trang 6

Trang 6

Quy luật ba giai đoạn phát triển trong triết học thực chứng của Auguste Comte trang 7

Trang 7

Quy luật ba giai đoạn phát triển trong triết học thực chứng của Auguste Comte trang 8

Trang 8

Quy luật ba giai đoạn phát triển trong triết học thực chứng của Auguste Comte trang 9

Trang 9

pdf 9 trang xuanhieu 5940
Bạn đang xem tài liệu "Quy luật ba giai đoạn phát triển trong triết học thực chứng của Auguste Comte", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Quy luật ba giai đoạn phát triển trong triết học thực chứng của Auguste Comte

Quy luật ba giai đoạn phát triển trong triết học thực chứng của Auguste Comte
i ba giai đoạn 
thần học, siêu hình và thực chứng ở giai 
đoạn thần học. Giai đoạn này cũng như các 
giai đoạn khác, A. Comte không xác định 
thời gian bắt đầu và kết thúc cụ thể của nó, 
bởi ông nhận thấy rằng ở từng giai đoạn 
dường như đều có mầm mống của tư tưởng 
thực chứng. Theo đó, ông chỉ cho rằng nó 
bắt đầu cùng với thời điểm khởi đầu của nền 
văn minh nhân loại và phát triển đạt đến 
đỉnh điểm vào khoảng thế kỷ thứ XII, thời 
kỳ cực thịnh của các nhà nước tôn giáo ở 
Châu Âu. Theo ông, “Bái vật giáo là nền 
tảng của triết học thần học, thần thánh hóa 
mọi thực thể hoặc hiện tượng, nó thu hút sự 
quan tâm của con người thời nguyên thủy, 
và nó vẫn có thể duy trì thông qua tất cả các 
biến đổi của nó cho đến giai đoạn cuối cùng 
(hiện đại)” [8, tr.547]. Từ đó, có thể thấy 
rằng, đối với A. Comte, bái vật giáo là hình 
thức đầu tiên của tư tưởng con người, bởi vì 
nó phù hợp với nhu cầu tinh thần của con 
người trong thời thơ ấu. Hơn nữa bái vật 
giáo cũng làm thoả mãn nhu cầu về mặt cảm 
xúc của người nguyên thủy khi mà ở thời 
điểm xúc cảm vượt lên trên so với lý trí. 
Từ bái vật giáo chuyển sang đa thần giáo 
trong giai đoạn thần học là một bước phát 
triển tự nhiên thuộc về bản chất của con 
người, theo A. Comte, bởi vì thuộc tính 
bẩm sinh của con người là có thể quan sát 
so sánh, trừu tượng và khái quát. Vì vậy 
theo lẽ đương nhiên, con người thời nguyên 
thuỷ đã dần quan sát thấy nhiều điểm tương 
đồng của các hiện tượng, từ đó đi đến sự 
khái quát và tìm kiếm sự liên quan đến 
những quan niệm thần học tương ứng và 
đây chính là nguyên nhân đưa đến sự biến 
đổi từ bái vật giáo sang đa thần giáo [8, 
tr.558-559]. A. Comte cũng cho rằng: 
“Trong số các giai đoạn của triết lý thần 
học đều là tạm thời, thì đa thần giáo là giai 
đoạn bền vững nhất; trong khi nhất thần 
giáo là ngắn nhất để chấm dứt hoàn toàn 
chế độ thần học, nó được trang bị tốt nhất 
để hướng dẫn nền văn minh của nhân loại 
thông qua sự chuyển đổi từ cổ đại sang triết 
học hiện đại” [8, tr.562]. 
Theo A. Comte, có ba hình thức của đa 
thần giáo thời cổ, đầu tiên là thần quyền đa 
thần (theocratic polytheism) thể hiện ở chế 
độ thần quyền của Ai Cập, nơi nó nhờ vị trí 
địa lý ưu đãi cho sự phát triển trí tuệ và 
đẳng cấp tăng lữ sở hữu độc quyền về 
quyền lực và trí tuệ. Thứ hai và thứ ba là 
quân đội đa thần (military polytheism) ở Hy 
Lạp và La Mã [9, tr.589]. Chế độ quân đội 
đa thần Hy Lạp đại diện cho sự phát triển 
rực rỡ của trí tuệ con người, ở chế độ này 
xuất hiện một tầng lớp những nhà tư tưởng 
độc lập không thuộc tầng lớp tăng lữ, tầng 
lớp chính giữ vai trò phát triển những tư 
tưởng tinh hoa của nhân loại. Ở chế độ này, 
A. Comte cho rằng, khoa học toán học và 
Khoa học xã hội Việt Nam, số 11 - 2019 
 40 
thiên văn cũng đã đạt được một số mặt thực 
chứng của nó [8, tr.593]. Đối với chế độ 
quân đội đa thần La Mã, thể hiện đầy đủ 
nhất của một chế độ chính trị dựa vào quân 
đội, tất cả các mặt của đời sống đều được tổ 
chức cho một mục tiêu của một đế chế có 
tham vọng bành trướng toàn cầu. 
Tin rằng không có gì ngẫu nhiên trong 
lịch sử, tất cả mọi thứ đều theo một thiết kế 
đã được định trước nhất định, nó được tiến 
hoá từ một tổ chức trước đó, vì thế A. 
Comte cho rằng, nhất thần luận cũng được 
hình thành trên đà phát triển của đa thần 
giáo Hy Lạp và La Mã. Rõ ràng rằng, đối 
với trường hợp của Hy Lạp, do người Hy 
Lạp quá mệt mỏi trước sự rối loạn và tính 
khí thất thường của các vị thần trong thần 
thoại của họ nên họ có xu hướng giảm dần 
các đấng siêu nhiên thành một vị thần trung 
tâm. Đối với trường hợp của La Mã, do yêu 
cầu cần thiết phải thay thế nhiều giáo phái 
dị giáo bằng một tôn giáo chung, đông nhất 
để có thể thu hút mọi đối tượng. Sự phát 
triển và thành công của nhất thần giáo được 
thể hiện ở các nhà nước Công giáo của 
Châu Âu thế kỷ thứ XII, sự thành công 
quan trọng là những giá trị về mặt đạo đức. 
Theo ông, cơ cấu tổ chức và hệ thống đạo 
đức của chính thể thực chứng về sau này sẽ 
cơ bản giống như Công giáo, nhưng sẽ 
được thành lập trên cơ sở của trí tuệ cao 
hơn và không có tình trạng phân chia giữa 
triết học tự nhiên và đạo đức [11, tr.648]. 
3.2. Giai đoạn siêu hình 
A. Comte cho rằng: “Giai đoan siêu hình 
chỉ là một biến tướng của giai đoạn thần 
học, tư tưởng tin rằng, thay vì vin vào một 
đấng siêu nhiên, thì lại vin vào sức mạnh 
trừu tượng, các thực thể thật (nghĩa là, trừu 
tượng được nhân vị hoá hay còn gọi là siêu 
nghiệm) vốn có trong mọi tồn tại, có khả 
năng sản sinh ra mọi hiện tượng. Những gì 
được gọi là giải thích các hiện tượng thì, 
trong giai đoạn này, chỉ là gán cho nó một 
thực thể tương ứng với nó” [8, tr.26]. A. 
Comte phân giai đoạn siêu hình thành hai 
thời kỳ chính: thứ nhất, từ thế kỷ XIV đến 
hết thế kỷ XV, đây là giai đoạn nổi lên các 
“phong trào phê phán mang tính tự phát” 
[8, tr.640]; thứ hai từ thế kỷ XVI cho đến 
hết thế kỷ thứ XVIII, đây là thời kỳ mà các 
tư tưởng mang tính phê bình và cách mạng 
trở nên quan trọng, nó giúp cho việc thủ 
tiêu hoàn toàn hệ thống cũ. “Trong đó sự vô 
tổ chức đã diễn ra dưới ảnh hưởng ngày 
càng tăng của những học thuyết tiêu cực và 
mở rộng dần dần sang các ý tưởng xã hội, 
và chỉ ra xu hướng đổi mới của xã hội hiện 
đại” [8, tr.640]. A. Comte cho rằng, thời kỳ 
thứ hai này có hai hình thức tôn giáo giữ 
địa vị thống trị là Tin lành (Protestantism) 
và Tự nhiên thần luận (Deism). 
Thời kỳ từ thế kỷ XVI đến giữa thế kỷ 
XVII là giai đoạn Tin lành thống trị với xu 
hướng tự do tư tưởng và hành động, nó trở 
thành nền tảng phủ định tư tưởng của hệ 
thống siêu hình. A. Comte chia thời kỳ này 
thành ba giai đoạn: giai đoạn của học thuyết 
Luther, giai đoạn của học thuyết Calvin và 
giai đoạn của học thuyết Socinus nhằm 
chống lại học thuyết ba ngôi 
(Antitrinitarianism, Nontrinitarianism) 
[8, tr.664-665]. 
Thời kỳ từ giữa thế kỷ XVII đến hết thế 
kỷ XVIII là giai đoạn tự nhiên thần luận giữ 
vai trò thống trị. Ở đây, A. Comte cũng chia 
thời kỳ này thành ba giai đoạn: (1) Giai 
đoạn của những tư tưởng phản đối lại nhất 
thần giáo đã được hệ thống hoá vào giữa 
thế kỷ XVII, được tuyên truyền vào đầu thế 
kỷ XVIII và áp dụng nó vào trong chính trị 
Nguyễn Thành Nhân 
 41 
nửa cuối thế kỷ XVIII; (2) Giai đoạn thống 
trị về mặt tư tưởng của các văn sĩ và các 
luật sư, họ như là những người lãnh đạo của 
xu hướng cách mạng này. Họ chính là 
những người tuyên truyền tích cực mở 
đường cho tinh thần giải phóng. A. Comte 
cho rằng “Voltaire chính là một trong 
những tuyên truyền viên tốt nhất” [8, 
tr.653]. Ngoài ra ông còn đề cao vai trò của 
Diderot và Rousseau. Đặc biệt là Diderot 
được A. Comte rất ngưỡng mộ, bởi nỗ lực 
của Diderot muốn thống nhất các xu hướng 
trí tuệ khác nhau của thời đại trong bộ Bách 
khoa toàn thư. Ông cho rằng, với công trình 
bộ Bách khoa toàn thư do Diderot chủ biên 
đã “đóng vai trò là trung tâm cho những nỗ 
lực khác biệt nhất, và là cống hiến cho sự 
xuất hiện một hệ thống triết học để tổng 
hợp những suy đoán còn rời rạc” [8, tr.679]; 
(3) Giai đoạn của chủ nghĩa vô thần. Theo 
M.Pickering, “Mặc dù A. Comte thừa nhận 
rằng chủ nghĩa vô thần là một giai đoạn 
cuối không thể thiếu để chuẩn bị cho giai 
đoạn thực chứng. Tuy nhiên, theo ông chủ 
nghĩa vô thần là một triết lý hoàn toàn tiêu 
cực, nó không có sự đóng góp của niềm tin 
tôn giáo vào sự tiến hoá chung của nhân 
loại. Và hơn nữa người vô thần thường tin 
vào một loại phiếm thần luận siêu hình, nó 
khác xa tinh thần của chủ nghĩa thực 
chứng” [11, tr.654]. 
3.3. Giai đoạn thực chứng 
Đây là giai đoạn phát triển cao nhất của lịch 
sử tư tưởng nhân loại, mục đích cuối cùng 
là nhằm tái thiết một trật tự xã hội ổn định 
và phát triển. A. Comte cho rằng: “Trong 
giai đoạn thực chứng, tư tưởng con người 
đã từ bỏ việc sau khi tìm kiếm một cách vô 
ích các khái niệm tuyệt đối, về nguyên nhân 
đầu tiên và mục đích cuối cùng của vũ trụ 
hay những nguyên nhân sâu xa của các hiện 
tượng, mà chỉ chú tâm vào chính những 
hiện tượng đó để nghiên cứu về những quy 
luật của chúng - đó là những tương quan bất 
biến giữa chúng” [8, tr.26]. Theo A. Comte, 
giai đoạn thực chứng bắt đầu từ thời cổ đại, 
“đặc biệt là kể từ những công trình nghiên 
cứu của Aristotle và trường phái Alexandria 
và sau thời kỳ giới thiệu khoa học tự nhiên 
vào Tây Âu của người Ả Rập” [8, tr.29]. 
Nhưng nếu xét một cách hợp lý hơn thì nó 
bắt đầu từ thế kỷ thứ XVI “khi tư tưởng 
nhân loại trở nên xao động bởi châm ngôn 
tri thức là sức mạnh của Bacon, các quan 
niệm của Descartes và những khám phá của 
Galileo”[8, tr.29]. 
Để đạt đến được giai đoạn thực chứng 
thật sự thì bốn bộ phận cấu thành nền văn 
minh hiện đại phải lần lượt đạt đến trình độ 
thực chứng của nó trước. “Công nghiệp đến 
đầu tiên trong thời hiện đại và giúp đỡ để 
tiếp sinh lực cho những bộ phận còn lại mà 
đầu tiên là nghệ thuật, sau đó là khoa học 
và cuối cùng là triết học” [11, tr.655]. A. 
Comte tin rằng, chính công nghiệp là nền 
tảng của nền văn minh hiện đại vì vậy nó 
phải được phát triển đầu tiên hết, hơn nữa 
công nghiệp liên quan đến những gì gọi là 
dễ dàng nhất, cụ thể nhất và đáp ứng được 
những nhu cầu vật chất thực tế của đa số 
người dân. Kế đến là nghệ thuật, bởi sau 
nhu cầu vật chất thì vấn đề hợp lý phải là 
nhu cầu nghệ thuật. 
4. Kết luận 
Quan điểm của A. Comte về sự phát triển 
của tư tưởng nhân loại trải qua ba giai đoạn 
từ thần học, siêu hình rồi đến thực chứng, 
Khoa học xã hội Việt Nam, số 11 - 2019 
 42 
tồn tại như là một quy luật, do đó ông gọi 
nó là quy luật về ba giai đoạn. Để chứng 
minh cho sự tồn tại của quy luật này, trong 
Giáo trình triết học thực chứng, ông còn 
chỉ ra quy luật này nó hiện diện trong từng 
cá nhân cho đến cộng đồng và ở hầu khắp 
mọi lĩnh vực của tri thức con người, trong 
mỗi khoa học, kể cả triết học, thậm chí nó 
“cũng ứng nghiệm cả trong lĩnh vực chính 
trị” [5, tr.288]. Theo tác giả Lưu Phóng 
Đồng,“sự phát triển trí tuệ của một cá nhân 
là một loại minh chứng đối với quy luật đó” 
[1, tr.89]. A. Comte cho rằng, nếu một 
người nào đó có thể sống mà không chết 
sớm cũng đều trải qua ba giai đoạn phát 
triển trí tuệ tương ứng là thần học, siêu hình 
và thực chứng, nó không chỉ là một minh 
họa mà còn là một bằng chứng gián tiếp của 
quá trình phát triển tư tưởng con người nói 
chung. Ông viết: “Bây giờ, mỗi người 
chúng ta đều nhận thức được rằng, nếu anh 
ta nhìn lại lịch sử của chính mình, rằng anh 
ta là một nhà thần học trong thời thơ ấu của 
mình, một nhà siêu hình học trong thời 
thanh thiếu niên của mình và một nhà triết 
học tự nhiên trong thời trưởng thành. Tất cả 
mọi người, khi người ấy có một độ tuổi 
nhất định thì họ có thể xác minh điều này 
cho chính mình” [8, tr.27]. 
Như vậy, có thể thấy rằng, đối với A. 
Comte thế giới cổ đại và thời trung cổ, đại 
diện cho giai đoạn thần học, trong khi đại 
diện cho thời kỳ khai sáng là giai đoạn siêu 
hình, còn ở thời đại của ông chính là sự 
khởi đầu của giai đoạn thực chứng. Mặc dù 
ông đưa ra nhiều dẫn chứng để chứng minh, 
nhưng đó chỉ là một số ví dụ miêu tả mang 
tính hiện tượng chưa phản ánh chính xác 
quy luật của sự phát triển. Điều này cho 
thấy quy luật ba giai đoạn phát triển của A. 
Comte đề xuất có sự gượng ép một cách 
nhất định, mang tính phiến diện và duy tâm 
[6, tr.144]. 
Mặc dù quy luật ba giai đoạn phát triển 
của A. Comte có những hạn chế nhất định, 
khá xa lạ và trở nên lạc hậu so với sự tiến 
bộ của tư tưởng nhân loại ngày nay, nhưng 
đây là một trong những tư tưởng triết lý vĩ 
đại được xây dựng ở thế kỷ XIX và được 
giới học thuật thừa nhận. Thông qua đó ông 
đã đề xuất một cách nhìn mới về tiến trình 
lịch sử tư tưởng nhân loại và xã hội loài 
người, khẳng định quá trình phát triển 
không ngừng từ thấp đến cao. Thông qua 
cách trình bày học thuyết, với việc chỉ ra 
trong từng giai đoạn tồn tại bên trong nó 
những tư tưởng đối lập, đấu tranh và kế 
thừa lẫn nhau, cho thấy lý luận về ba gia 
đoạn phát triển của A. Comte đã đến gần 
với phép biện chứng hơn. 
Nếu xem xét một cách chi tiết, một số 
luận điểm do ông đề xuất cho đến nay vẫn 
còn giá trị. Như việc, ông cho rằng, người 
trí thức hiện đại vẫn có thể trở lại thời kỳ 
bái vật giáo để đáp ứng nhu cầu tinh thần 
của họ, khi họ hi vọng hay sợ hãi, họ có xu 
hướng nhân cách hoá và tôn thờ những vật 
thể mà nó thu hút được tình cảm của họ. Về 
điểm này A. Comte là một trong những nhà 
tư tưởng kiệt xuất của thời đại, khi ông chỉ 
ra rằng bái vật giáo không chỉ là hình thức 
riêng có của thời đại nguyên thuỷ, mà còn 
hiện diện ở cả thời hiện đại, nó không phải 
lúc nào cũng đại diện cho một loại ý thức 
sai hay một loại tư duy phi lôgíc. Có thể 
thấy rằng, bất kỳ một học thuyết nào đều có 
những giá trị và hạn chế, vì vậy việc nghiên 
cứu và tìm ra những giá trị của nó là một 
Nguyễn Thành Nhân 
 43 
yêu cầu cần thiết đối với công tác nghiên 
cứu lý luận hiện nay. 
Tài liệu tham khảo 
[1] Lưu Phóng Đồng (2004), Giáo trình hướng tới 
thế kỷ XXI - Triết học phương Tây hiện đại, 
Nxb Lý luận chính trị, Hà Nội. 
[2] Đỗ Minh Hợp (2014), Lịch sử triết học phương 
Tây, t.3, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. 
[3] Morichère, B. (2010), Triết học Tây phương từ 
khởi nguyên đến đương đại, Nxb Văn hóa 
thông tin, Hà Nội. 
[4] Mai Sơn (2007), 101 triết gia, Nxb Tri thức, 
Hà Nội. 
[5] Stumpt, S. E. (2004), Lịch sử triết học và các 
luận đề, Nxb Lao động, Hà Nội. 
[6] Đinh Ngọc Thạch, Nguyễn Trọng Nghĩa, Doãn 
Chính (2013), Các khuynh hướng chủ đạo 
trong tiết học phương Tây hiện đại, Đề tài 
khoa học cấp Đại học Quốc gia Tp. Hồ 
Chí Minh. 
[7] Wahl, J. (2006), Lược sử triết học Pháp, Nxb 
Văn hoá thông tin, Hà Nội. 
[8] Comte, A. (1856), The Positive Philosophy, 
Canvil Blanchard, New York. 
[9] Copleston, F. C. (1993), History of Philosophy, 
Vol. IX, Doubleday, New York. 
[10] Mazlish, B. (2006), “A. Comte”, Encyclopedia of 
Philosophy, Vol.2, Thomson Gale, New York. 
[11] Pickering, M. (1993), A. Comte: An 
Intellectual Biography, Vol.1, Cambridge 
University Press, Cambridge. 
[12] Pickering, M. (2009), A. Comte: An 
Intellectual Biography, Vol.2, Cambridge 
University Press, Cambridge. 
[13] Schmaus, W. (1982), “A reappraisal of 
Comte’s Three-states Law”, History and 
Theory, 21(2). 
[14] Bourdeau, M. (2014), “A. Comte”, The 
Stanford Encyclopedia of Philosophy. 
https://plato.stanford.edu/entries/comte/, truy 
cập ngày 19 tháng 8 năm 2019. 
[15]  
10a.html, truy cập ngày 19 tháng 8 năm 2019. 
[16]  
truy cập ngày 19 tháng 8 năm 2019 
17]  
auguste/plan_des_travaux/plan_des_travaux.ht 
ml, truy cập ngày 19 tháng 8 năm 2019. 
[18] https://vi.wikipedia.org/wiki/Auguste_Comte. 
[19] https://en.wikipedia.org/wiki/Auguste_Comte. 
[20] https://fr.wikipedia.org/wiki/Auguste_Comte. 

File đính kèm:

  • pdfquy_luat_ba_giai_doan_phat_trien_trong_triet_hoc_thuc_chung.pdf