Qui trình sử dụng bài tập giáo dục học trong giờ học thảo luận ở trường đại học

Giáo dục học (GDH) là bộ môn khoa học cơ bản thuộc lĩnh vực khoa học xã hội,

việc sử dụng bài tập trong dạy học môn Giáo dục học nhằm tổ chức cho sinh viên nắm

vững các vấn đề lý luận về dạy học và giáo dục ở trường phổ thông, rèn luyện các kỹ

năng nghề, góp phần vào việc hình thành phát triển nhân cách của người giáo viên tương

lai. Tuy nhiên, để sử dụng bài tập Giáo dục học có hiệu quả, giáo viên cần nắm vững qui

trình thực hiện. Bài viết này chúng tôi đi sâu nghiên cứu và đưa ra qui trình sử dụng bài

tập Giáo dục học trong các giờ thảo luận, giúp giảng viên dạy ở các trường sư phạm có

thể tham khảo trong quá trình thực hiện, nhằm góp phần nâng cao chất lượng dạy học

môn học.

Qui trình sử dụng bài tập giáo dục học trong giờ học thảo luận ở trường đại học trang 1

Trang 1

Qui trình sử dụng bài tập giáo dục học trong giờ học thảo luận ở trường đại học trang 2

Trang 2

Qui trình sử dụng bài tập giáo dục học trong giờ học thảo luận ở trường đại học trang 3

Trang 3

Qui trình sử dụng bài tập giáo dục học trong giờ học thảo luận ở trường đại học trang 4

Trang 4

Qui trình sử dụng bài tập giáo dục học trong giờ học thảo luận ở trường đại học trang 5

Trang 5

Qui trình sử dụng bài tập giáo dục học trong giờ học thảo luận ở trường đại học trang 6

Trang 6

Qui trình sử dụng bài tập giáo dục học trong giờ học thảo luận ở trường đại học trang 7

Trang 7

pdf 7 trang xuanhieu 3360
Bạn đang xem tài liệu "Qui trình sử dụng bài tập giáo dục học trong giờ học thảo luận ở trường đại học", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Qui trình sử dụng bài tập giáo dục học trong giờ học thảo luận ở trường đại học

Qui trình sử dụng bài tập giáo dục học trong giờ học thảo luận ở trường đại học
ạo đức nghề nghiệp và những kỹ năng sƣ phạm cần thiết. 
Để thực hiện mục tiêu giáo dục đại học, giảng viên (GV) cần tổ chức các hoạt 
động sƣ phạm theo hƣớng phát huy hứng thú, tính tích cực của SV trong học tập. Một 
trong những con đƣờng cơ bản là thông qua luyện tập các bài tập Giáo dục học (BT 
GDH), đặc biệt là các bài tập trong giờ học thảo luận. Vấn đề đặt ra là sử dụng các bài 
tập Giáo dục học trong giờ thảo luận theo qui trình nào sẽ đạt đƣợc kết quả tối ƣu? 
2. ĐẶC ĐIỂM BÀI TẬP GIÁO DỤC HỌC 
- BT GDH nhằm tổ chức cho SV nắm vững các vấn đề lý luận về dạy học và giáo 
dục ở trƣờng phổ thông, rèn luyện các kỹ năng nghề nhƣ: kỹ năng định hƣớng vấn đề, 
kỹ năng giải quyết vấn đề, kỹ năng ứng xử sƣ phạm...., kỹ năng lựa chọn, vận dụng và 
phối hợp các phƣơng pháp dạy học và giáo dục hiệu quả. 
- BT GDH mang tính chất nghiên cứu, hƣớng SV có ý thức quan sát, phân tích 
những hiện tƣợng giáo dục trong cuộc sống hàng ngày, hình thành và phát triển năng 
lực nghiên cứu khoa học cho SV. 
1
 TS. Khoa Tâm lý – Giáo dục, Trường Đại học Hồng Đức 
TẠP CHÍ KHOA HỌC, TRƢỜNG ĐẠI HỌC HỒNG ĐỨC - SỐ 17. 2014 
6 
- BT GDH nhằm góp phần vào việc hình thành và phát triển nhân cách của ngƣời 
giáo viên tƣơng lai thông qua việc rèn luyện nghiệp vụ sƣ phạm hoặc trong các hội thi 
nghiệp vụ sƣ phạm. 
- BT GDH vừa phản ánh những vấn đề giáo dục phổ thông, vừa mang bản chất 
của giáo dục đại học, đó là quá trình nhận thức và thực hành độc đáo của SV do GV tổ 
chức, điều khiển và hƣớng dẫn theo một chƣơng trình, mục tiêu xác định. 
Hiện nay, tại các trƣờng đại học đang thực hiện việc đào tạo theo hệ thống tín chỉ. 
Việc tổ chức dạy học đại học thƣờng có các loại giờ học: Giờ học lý thuyết, Giờ học 
thảo luận/ xêmina, Giờ làm việc nhóm, Giờ tự học, tự nghiên cứu. 
Với việc chuyển đổi phƣơng thức đào tạo từ niên chế sang hệ thống tín chỉ thì thời 
gian tự học của SV đƣợc tăng hơn so với phƣơng thức đào tạo cũ và đƣợc tính theo 
công thức qui đổi 1 giờ lý thuyết = 2 giờ thảo luận/xêmina = 3 giờ tự học. 
Trong bài viết này, chúng tôi tập trung đi sâu nghiên cứu và đƣa ra qui trình sử 
dụng bài tập môn Giáo dục học trong các giờ xêmina/thảo luận– Đây là giờ học đƣợc sử 
dụng nhiều nhất khi lên lớp nhằm tích cực hoá hoạt động của SV trong học tập, tự học. 
Tuy nhiên, trong các tài liệu Giáo dục học hiện nay, loại giờ học này chƣa đƣợc đề cập 
nhiều, điều này làm cho các giáo viên trẻ gặp những khó khăn trong quá trình lên lớp. 
Thảo luận, xêmina là một hình thức học tập cơ bản, đóng vai trò quan trọng trong quá 
trình dạy học ở đại học. Đây là lúc ngƣời học tự suy ngẫm, tự tìm tòi, vận dụng tri thức và 
tập dƣợt nghiên cứu khoa học. SV thực sự là chủ thể, là trung tâm của quá trình dạy học. 
Mục đích của loại giờ học này nhằm giúp SV củng cố các tri thức lý thuyết, tăng 
cơ hội vận dụng các kiến thức lí luận vào thực tế, rèn luyện kỹ năng lập luận, biện giải 
và bảo vệ các quan điểm, ý kiến cá nhân, kỹ năng chia sẻ, hợp tác, tạo sức ép tích cực 
cho ngƣời học.... 
Nội dung giờ học thảo luận thƣờng đƣợc GV giao trƣớc để SV tự nghiên cứu, tìm 
tòi, tranh luận công khai trƣớc và trong các giờ xêmina. GV đóng vai trò là ngƣời 
hƣớng dẫn, điều khiển (Hoặc cũng có thể giao cho một nhóm nào đó thực hiện vai trò 
này), tổng kết (điều chỉnh, bổ sung), đánh giá kết quả thực hiện của mỗi nhóm. 
Hiệu quả của giờ học thảo luận phụ thuộc vào các yếu tố: Nội dung của vấn đề 
(tính thời sự, tính hấp dẫn, tính độc đáo, khả năng liên hệ thực tế....), cách thức điều 
khiển của GV, mức độ chuẩn bị và tính tích cực của SV. 
3. QUI TRÌNH SỬ DỤNG BT TRONG GIỜ HỌC THẢO LUẬN NHƢ SAU 
Giai đoạn 1: Lựa chọn BT, chủ đề thảo luận (TL) 
Để thực hiện giai đoạn 1, trƣớc hết ngƣời nghiên cứu cần: 
TẠP CHÍ KHOA HỌC, TRƢỜNG ĐẠI HỌC HỒNG ĐỨC - SỐ 17. 2014 
7 
Bước 1: Nghiên cứu mục tiêu của giờ học thảo luận/xêmina 
Mục tiêu của mỗi giờ thảo luận/xêmina đƣợc xác định trên cơ sở: 
+ Mục tiêu của bài học/chƣơng học 
+ Nội dung lý thuyết của các bài học trƣớc đó 
Căn cứ vào chƣơng trình giảng dạy môn học, GV soạn giáo án và thiết kế các vấn 
đề thảo luận thành những đơn vị kiến thức thông qua các tiểu module, giao nhiệm vụ cụ 
thể cho mỗi nhóm, xác định mục tiêu nhóm SV đạt đƣợc trong mỗi tiểu module. Mức 
độ hoàn thành nhiệm vụ của mỗi nhóm là cơ sở xác định mục tiêu của giờ thảo luận đã 
đạt ở mức độ nào. 
Bước 2: Lựa chọn BT, các chủ đề thảo luận 
GV nên lựa chọn các vấn đề thảo luận phản ánh những nội dung trọng tâm trong 
chƣơng trình môn học nhƣng có sự mở rộng, gắn với thực tiễn. Việc lựa chọn vấn đề thảo 
luận căn cứ vào: Mục tiêu và nội dung bài học/chƣơng học; mối quan hệ giữa các BT/ chủ 
đề thảo luận; quỹ thời gian cho phép; trình độ nhận thức của SV và khả năng của GV; các 
điều kiện cơ sở vật chất để tổ chức thảo luận nhƣ: Không gian lớp học, số lƣợng SV tham 
gia thảo luận, nguồn tài liệu, các phƣơng tiện dạy học khác. 
Bước 3: GV giao nhiệm vụ thảo luận cho tập thể, nhóm, hướng dẫn các nhóm SV 
thực hiện các nhiệm vụ thảo luận, tra cứu các nguồn tài liệu tham khảo 
- Số lƣợng SV trong mỗi nhóm là cơ sở để GV giao nhiệm vụ, thông thƣờng ngƣời 
ta chia từ 7 – 10 SV/nhóm. 
- GV giới thiệu các nguồn tài liệu để SV có thể tra cứu, thực hiện nhiệm vụ. 
- Để thực hiện các BT, chủ đề thảo luận có kết quả, GV cần hƣớng dẫn SV 
phƣơng hƣớng thực hiện các BT nhƣ sau: 
+ Đọc kỹ BT, chủ đề thảo luận, phân loại dạng BT, phân tích xác định các dữ kiện 
đã cho và yêu cầu thực hiện, tìm mối liên hệ giữa yêu cầu của BT và các dữ kiện. 
+ SV định hƣớng phƣơng hƣớng thực hiện các BT, chủ đề thảo luận, dự kiến cần 
vận dụng kiến thức, kỹ năng, kinh nghiệm nào, các nguồn tài liệu cần tham khảo. 
+ Nhóm trƣởng tiến hành phân công nhiệm vụ cho từng thành viên, thống nhất 
giữa các thành viên thời gian hoàn thành nhiệm vụ. 
+ Mỗi SV tiếp nhận nhiệm vụ, chủ động nghiên cứu, đọc và thu thập các thông tin 
có liên quan đến BT, chủ đề thảo luận, viết báo cáo tóm tắt kết quả thực hiện. 
+ Nhóm trƣởng tập hợp nhóm, tổ chức thảo luận, thống nhất kết quả thực hiện các 
nhiệm vụ, làm biên bản báo cáo kết quả bài thảo luận trƣớc khi lên lớp. 
TẠP CHÍ KHOA HỌC, TRƢỜNG ĐẠI HỌC HỒNG ĐỨC - SỐ 17. 2014 
8 
Bước 4: Lập kế hoạch thảo luận 
Hiệu quả của giờ thảo luận đạt ở mức nào phụ thuộc vào nhiều yếu tố: Dự kiến 
tiến trình thảo luận, sự chuẩn bị của ngƣời điều khiển thảo luận, thời gian và không gian 
thảo luận, ý thức, thái độ của ngƣời học trong giải quyết các BT, chủ đề thảo luận; các 
điều kiện tổ chức thảo luận, xây dựng các tiêu chí đánh giá bài thảo luận (biên bản thảo 
luận, kết quả thực hiện, điểm thƣởng với những nhóm SV trình bày xuất sắc, khuyến 
khích SV sử dụng công nghệ thông tin trong báo cáo). 
Giai đoạn 2: Tiến hành thảo luận 
Bước 5: GV nhắc lại mục tiêu, yêu cầu của giờ học thảo luận, các BT, chủ đề thảo 
luận của mỗi nhóm SV. 
Trƣớc khi tiến hành thảo luận, GV nhắc lại chủ đề thảo luận, yêu cầu thảo luận, 
thời gian báo cáo của mỗi nhóm nhằm định hƣớng sự tập trung chú ý của SV vào giờ 
học, hình thành tâm thế của SV sẵn sàng cho giờ thảo luận. 
Bước 6: GV cử nhóm báo cáo kết quả bài thảo luận 
Sự thành công của một giờ thảo luận phụ thuộc nhiều vào năng lực của ngƣời tổ 
chức. Do vậy, căn cứ vào các BT, chủ đề đã giao trƣớc đó (Ít nhất 1 tuần), nhiệm vụ 
thực hiện của mỗi nhóm, quỹ thời gian cho phép, GV thông báo trình tự nội dung thảo 
luận, lựa chọn nhóm báo cáo cho từng module. GV cần lƣu ý, các vấn đề thảo luận cần 
đƣợc sắp xếp theo một trật tự logic chặt chẽ. Hình thức lựa chọn nhóm báo cáo nhƣ sau: 
- GV khuyến khích các nhóm đăng ký báo cáo. Nếu trong cùng một module, nhiều 
nhóm đăng ký, GV có thể lựa chọn theo hình thức bốc thăm. Sau kết quả bốc thăm, một 
nhóm báo cáo, các nhóm còn lại tham gia đóng góp ý kiến. 
- Nếu SV không mạnh dạn đăng ký báo cáo kết quả bài thảo luận, GV có thể chỉ 
định bất kỳ một nhóm báo cáo, các nhóm khác tập trung lắng nghe, góp ý kiến. 
- GV và các nhóm SV lắng nghe kết quả thực hiện của nhóm báo cáo. 
- Sau buổi thảo luận, tất cả các nhóm đều phải nộp lại biên bản thảo luận cho GV 
Bước 7: Trao đổi giữa các nhóm về vấn đề thảo luận. 
Để giờ thảo luận có chất lƣợng, ngoài việc mỗi nhóm SV cần chuẩn bị bài thảo 
luận của nhóm mình trƣớc khi lên lớp, SV cần nghiên cứu và chuẩn bị nội dung thảo 
luận của các nhóm khác. Dựa trên kết quả trình bày của nhóm báo cáo, các nhóm thảo 
luận còn lại đƣa ra những nhận xét, bổ sung, đánh giá. Ở bƣớc này nhóm báo cáo cần 
tập trung, lắng nghe góp ý của các nhóm, tiếp thu những ý kiến góp ý hợp lý. Nếu giữa 
các nhóm không cùng quan điểm thì mỗi nhóm cần có những biện giải để bảo vệ quan 
điểm lập luận của nhóm. Qua thảo luận, mỗi SV sẽ bộc lộ khả năng hiểu biết, tính sáng 
tạo của bản thân trong những hoạt động chung. 
TẠP CHÍ KHOA HỌC, TRƢỜNG ĐẠI HỌC HỒNG ĐỨC - SỐ 17. 2014 
9 
Trong trƣờng hợp thảo luận chƣa có sự thống nhất giữa các nhóm thì GV cần điều 
chỉnh kịp thời để buổi thảo luận không rơi vào tình trạng lan man, không có hồi kết. 
Giai đoạn 3: Đánh giá kết quả thực hiện BT/ chủ đề thảo luận của mỗi nhóm 
GV nhận xét kết quả bài thảo luận của nhóm báo cáo (Chuẩn bị, kết quả bài thảo 
luận so với yêu cầu, thái độ hợp tác giữa các thành viên trong nhóm), thái độ làm việc 
của các nhóm khác. Trên cơ sở đó, GV cho điểm nhóm báo cáo và nhận xét tinh thần 
làm việc của các nhóm khác. Nếu nhóm nào có cùng chủ đề thảo luận mà kết quả bài 
thảo luận tốt hơn nhóm báo cáo cần đánh giá, cho điểm để khuyến khích SV thực hiện 
trong các hoạt động chung. 
- GV chuyển sang BT/ chủ đề thảo luận tiếp theo. 
4. MINH HỌA VIỆC VẬN DỤNG QUI TRÌNH SỬ DỤNG BÀI TẬP GIÁO 
DỤC HỌC TRONG GIỜ HỌC THẢO LUẬN 
Dựa trên qui trình về sử dụng BT trong giờ thảo luận, chúng tôi cụ thể hoá việc sử 
dụng BT Giáo dục học trong giờ thảo luận nhƣ sau: 
Chủ đề thảo luận: Sƣu tầm các câu ca dao, tục ngữ về vai trò của yếu tố di truyền, 
môi trƣờng, giáo dục trong sự hình thành và phát triển nhân cách. Dựa vào cơ sở lí luận 
Giáo dục học, hãy nhận xét, đánh giá những câu đã lựa chọn. 
4.1. Mục tiêu SV cần đạt 
4.1.1. Mục tiêu kiến thức: Sau khi thảo luận xong module này, SV sẽ: 
Khẳng định đƣợc vai trò của các yếu tố: Di truyền, môi trƣờng, giáo dục trong sự 
hình thành và phát triển nhân cách. 
4.1.2. Mục tiêu kĩ năng: Vận dụng lí luận để giải quyết các BT thực hành, qua đó 
làm sáng tỏ vai trò của các yếu tố: di truyền, môi trƣờng, giáo dục. 
4.1.3. Mục tiêu thái độ: Có ý thức chú trọng đến vai trò của yếu tố di truyền, môi 
trƣờng, GD trong công tác dạy học, giáo dục đạo đức cho HS. 
- Xây dựng kế hoạch rèn luyện nhân cách bản thân. 
4.2. Thời gian thực hiện: 1 tiết. 
4.3. Phƣơng pháp dạy học: 
Thảo luận nhóm, vấn đáp, kiểm tra, đánh giá kết quả thực hiện các BT/ chủ đề 
thảo luận của mỗi nhóm. 
4.4. Các tiểu module 
- Module 1: Sƣu tầm các câu ca dao, tục ngữ phản ánh vai trò của yếu tố di 
TẠP CHÍ KHOA HỌC, TRƢỜNG ĐẠI HỌC HỒNG ĐỨC - SỐ 17. 2014 
10 
truyền trong sự hình thành và phát triển nhân cách (NC). Nhận xét, đánh giá những 
câu ca dao, tục ngữ này. 
- Module 2: Sƣu tầm các câu ca dao, tục ngữ phản ánh vai trò của yếu tố môi 
trƣờng trong sự hình thành và phát triển NC. Nhận xét, đánh giá những câu ca dao, 
tục ngữ này. 
- Module 3: Sƣu tầm các câu ca dao, tục ngữ phản ánh vai trò của yếu tố giáo dục 
trong sự hình thành và phát triển NC. Nhận xét, đánh giá những câu ca dao, tục ngữ này. 
4. 5. Thực hiện bài dạy: 
Hoạt động của GV Hoạt động của SV 
Giai đoạn 1: Lựa chọn BT, chủ đề TL để 
tạo thành một hệ thống BT.(Giai đoạn này 
được thực hiện trước khi GV lên lớp). 
 - Xác định mục tiêu SV cần đạt 
- Lựa chọn BT, chủ đề thảo luận phù hợp 
với MT của bài học, chƣơng học. 
 - Dự kiến thời gian: 1 tiết, ĐK để tổ chức. 
- Định hƣớng nội dung thảo luận cho 
nhóm 
(Tuỳ thuộc vào số lƣợng lớp đông hay ít 
để phân công nhiệm vụ cho mỗi nhóm). 
Nhóm 1: Thực hiện tiểu module 1. 
Nhóm 1: Thực hiện tiểu module 2 
Nhóm 1: Thực hiện tiểu module 3. 
Nếu số nhóm thảo luận nhiều hơn có thể 1 
số nhóm cùng thực hiện một module. 
- Giới thiệu các nguồn học liệu tham khảo 
(ca dao, tục ngữ Việt Nam) 
- Chuẩn bị các phƣơng tiện DH phục vụ 
cho bài dạy (nếu có). 
Giai đoạn 1: SV chuẩn bị 
- Xác định mục tiêu bản thân cần đạt, 
nghiên cứu nội dung thảo luận theo yêu 
cầu của GV. 
 - Nhóm SV tiếp nhận các chủ đề thảo 
luận theo yêu cầu của GV. 
- Phân công nhiệm vụ cho từng thành 
viên trong nhóm, xác định thời gian hoàn 
thành 
- Nghiên cứu các nguồn tài liệu có liên 
quan đến chủ đề thảo luận. 
- Dự kiến hình thức báo cáo, có thể sử 
dụng CNTT trong báo cáo kết quả thực 
hiện. 
- SV chuẩn bị các vấn đề thắc mắc 
Giai đoạn 2: Tổ chức thảo luận 
- Trước hết, GV nhắc lại vấn đề thảo luận, 
mục đích, yêu cầu SV cần đạt 
- Tiến hành thảo luận: 
Module 1: 
Giai đoạn 2: Tổ chức thực hiện 
- SV tiếp thu mục đích, yêu cầu của buổi 
thảo luận. 
- Tiến hành thảo luận: 
Module 1: 
TẠP CHÍ KHOA HỌC, TRƢỜNG ĐẠI HỌC HỒNG ĐỨC - SỐ 17. 2014 
11 
+ GV thông báo nhóm báo cáo, thời gian 
báo cáo (5 – 10 phút)/nhóm. 
+ Kết quả thảo luận của mỗi nhóm có 
minh chứng kèm theo (biên bản thảo luận, 
phân công nhiệm vụ thảo luận cho từng 
nhóm). 
+ Trao đổi, nhận xét, đánh giá của cá 
nhân, nhóm thảo luận còn lại. Các nhóm 
TL khác có thể nêu lên những thắc mắc, 
câu hỏi để nhóm báo cáo trả lời. 
- GV nhận xét kết quả thực hiện bài thảo 
luận của nhóm báo cáo: 
+ GV tổng kết lại vai trò của yếu tố di 
truyền trong sự hình thành và phát triển 
nhân cách: Di truyền tạo ra sức sống trong 
trong bản chất tự nhiên của con ngƣời, tạo 
khả năng cho ngƣời đó hoạt động có kết 
quả trong một số lĩnh vực nhất định, tuy 
nhiên di truyền không quyết định giới hạn 
tiến bộ của con ngƣời. Những điều kiện tự 
nhiên ban đầu đóng vai trò là tiền đề vật 
chất của sự phát triển tâm lí, nhân cách. 
 + GV nhận xét, đánh giá, cho điểm kết 
quả bài thảo luận của nhóm báo cáo. 
+ GV triển khai thảo luận module 2, 3 
Hình thức thực hiện: Tƣơng tự nhƣ 
module 1 
Giai đoạn 3: GV đánh giá kết quả bài 
thảo luận, chuyển sang BT/ chủ đề thảo 
luận tiếp theo. 
- GV đánh giá về ý thức, thái độ, kết quả 
thực hiện bài thảo luận của các nhóm. 
+ Đại diện SV/nhóm trình bày cụ thể 
những câu ca dao, tục ngữ phản ánh vai 
trò của yếu tố di truyền trong sự hình 
thành và phát triển nhân cách. Vận dụng 
lí luận GDH, đánh giá các câu ca dao 
trên đúng hay sai, giải thích? 
+ Lắng nghe nhận xét, góp ý kết quả bài 
thảo luận của cá nhân hoặc nhóm thảo 
luận khác đƣa ra. 
+ Trả lời, giải thích những thắc mắc mà 
nhóm thảo luận khác nêu lên. Nhóm báo 
cáo có thể biện giải để bảo vệ quan điểm 
lập luận của nhóm. 
- SV tự nhận xét kết quả bài thảo luận: 
+ Tự nhận xét, đánh giá kết quả bài thảo 
luận của nhóm. 
+ Tiếp thu góp ý của GV và hoàn thiện 
BT thảo luận 
Giai đoạn 3: Tự đánh giá kết quả học 
tập. 
- SV tự đánh giá kết quả bài thảo 
luận/nhóm 

File đính kèm:

  • pdfqui_trinh_su_dung_bai_tap_giao_duc_hoc_trong_gio_hoc_thao_lu.pdf